Tổng Thu Nhập Quốc Dân Gdp Giai Đoạn 2015-2019 (Theo Giá 2010)

1.3.3. Khí hậu

Thái Nguyên nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng khí hậu vẫn thể hiện rõ nét kiểu khí hậu bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông như các huyện miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên, rõ rệt hơn cả là sự thể hiện hai mùa theo chế độ mưa ẩm trong năm là mùa mưa (nóng, ẩm, mưa nhiều, thường bắt đầu từ tháng 5 tới cuối tháng 10) và mùa ít mưa (lạnh, khô, thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). Với sự phân hóa mùa rõ rệt như vậy, tạo sự phong phú trong phân hóa cảnh quan theo mùa, cộng thêm sự phân hóa địa hình tạo ra những kiểu cảnh quan theo các bậc địa hình khác nhau, hấp dẫn du khách.

Lượng mưa trung bình hàng năm 1.941,5 mm và phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, khoảng 1.765 mm (chiếm 91% tổng lượng mưa cả năm). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình khoảng 372,2 mm.

1.3.4. Thủy văn

Nguồn nước tự nhiên trên địa bàn huyện khá phong phú nhưng phân bố không đều. Ngoài các sông, suối, còn có mạch nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi. Võ Nhai có hai con sông nhánh thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, được phân bố ở phía Bắc và phía Nam huyện.

Sông Nghinh Tường có chiều dài 46 km, bắt nguồn từ dãy núi của vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa, rồi đổ ra sông Cầu.

Sông Rong bắt nguồn từ xã Phú Thượng, chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long, sang địa phận huyện Bắc Giang và đổ về sông Thương.

Suối Vũ Chấn gồm nhiều nhánh khe, bắt nguồn từ các dãy núi của xã Vũ Chấn, có chiều dài khoảng 23km. Suối này chảy qua thác Nậm Dứt về Thần Sa.

Với hệ thống sông suối phong phú kết hợp với địa hình núi đá vôi tạo cho Võ Nhai những cảnh quan sơn thủy, hữu tình như: Hang phượng hoàng, suối mỏ gà, thác mưa rơi...

1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu

1.4.1. Đặc điểm kinh tế

Mức độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và tương đối ổn định trong những năm qua, đặc biệt là các năm 2018 và 2019, qua đó nền kinh tế Võ Nhai đã có bước phát triển khá, tương đối ổn định trên tất cả các khu vực kinh tế.

Bảng 1.2. Tổng thu nhập quốc dân GDP giai đoạn 2015-2019 (theo giá 2010)


Chỉ số

Đvt

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng GDP

Tỷ đồng

1658.2

1713.8

1796

1988.2

2300.6

Tốc độ tăng trưởng

%

2.5%

3%

5%

11%

16%

Nông lâm, ngư nghiệp

Tỷ đồng

697.2

733

776.5

794.5

847.6

Công nghiệp, xây dựng

Tỷ đồng

596.1

573.6

581.3

682.1

804.8

Dịch vụ

Tỷ đồng

364.9

407.2

438.2

511.6

648.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 4

Nguồn: Cục thống kê qua các năm

Qua bảng 1.2 ta thấy, tổng thu nhập quốc dân GDP đạt được hơn 2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế đạt 16%. Giá trị của các khu vực kinh tế tăng liên tục qua các năm, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp và thương mại có bước tăng trưởng đáng khích lệ.

Xuất phát từ tính chất tổng hợp của kinh doanh du lịch nên có thể thấy sự phát triển và xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch nói chung và DLST nói riêng. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có và các chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp, kết quả thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng dự án và quy mô vốn đăng ký.

Bảng 1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Võ Nhai giai đoạn (2015-2019)


Cơ cấu kinh tế

Đvt

2015

2016

2017

2018

2019

100

100

100

100

100

Nông, lâm, ngư nghiệp


%

33.0

31.05

30.90

30.45

28.49

Công nghiệp xây dựng

30,35

33.00

32.00

32.50

33.41

Dịch vụ

36.65

36.95

37.10

37.15

38.19

Nguồn: Cục thống kê qua các năm

Lĩnh vực công nghiệp: Tạo môi trường thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Phát triển sản xuất công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; tiếp tục thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Trúc Mai, cụm công nghiệp Cây Bòng.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tự xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đã được phê duyệt. Quản lý, khai thác và sử dụng tốt các nguồn vốn phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng. Tập trung chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng các dự án, công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững cụ thể như

khu dân cư số 1, khu dân cư số 3, chợ Đình Cả, cụm công nghiệp Cây Bòng, Hồ sinh thái, khu công viên cây xanh, điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng...

1.4.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội

Võ Nhai in đậm dấu ấn văn hoá – lịch sử của đất nước trong suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước. Nơi đây cũng là địa danh mang nhiều nét đặc sắc của dòng văn học dân gian với các thể loại phong phú như ca dao, vè đặc biệt là các làn điệu dân ca như hát then, múa kèn vv.... Các tác phẩm dân gian này được lưu truyền qua bao thế hệ và tạo nên một bản sắc riêng của văn hóa Võ Nhai.

Ngoài ra, những nét đặc sắc, độc đáo của văn hóa các dân tộc miền núi gắn liền với các hệ sinh thái tự nhiên là cơ sở quan trọng để hình thành các điểm, tuyến DLST kết hợp du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, góp phần tăng thêm tính hấp dẫn cho các điểm, tuyến du lịch.

Nhờ tăng trưởng kinh tế nên đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện đáng kể, đặc biệt các miền núi cao, đồng bào dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm đi rõ rệt, hiện nay chỉ còn dưới 13.88% hộ nghèo và phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo sẽ tiếp tục giảm.

Bảng 1.4. Bảng phân bố dân số trung bình ở nông thôn và thành thị

(Đơn vị: người)


Phân bố

2015

2016

2017

2018

2019

Nông thôn

62.944

63.365

63.371

63.580

63.980

Thành thị

3.730

3.750

3.766

3.780

3.891

Nguồn: Cục thống kê qua các năm

Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng. Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn (tỷ lệ dân nông thôn chiếm 86,9% tổng số dân của huyện) và các vùng đồng xâu, vùng đồi núi, trung du. Trong khi đó, vùng núi phía Tây chiếm hơn 2/3 diện tích nhưng dân cư thưa thớt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động DLST ở các tỉnh miền núi.

Về giáo dục cho đến nay, tất cả các xã, phường đã được phổ cập tiểu học và chống mù chữ. Số học sinh các cấp học ngày càng tăng. Chất lượng dạy và học từng bức được nâng cao. Tuy công tác giáo dục thời gian qua cũng đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhưng huyện cũng đang đứng trước nhiều thách thức về cơ sở vật chất kĩ thuật, về chất lượng đào tạo, nhất là ở khu vực miền núi. Vì thế, trong định hướng phát triển của mình, Võ Nhai đã chú trọng mục tiêu phát triển giáo dục chất lượng toàn diện

nhằm phát huy hơn nữa truyền thống hiếu học của địa phương nhìn chung, Võ Nhai có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp phát triển đồng bộ, đây là những thuận lợi để thúc đẩy Võ Nhai phát triển kinh tế toàn diện, trong đó có ngành du lịch.

1.4.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của huyện luôn được quan tâm củng cố.

- Về giao thông: Võ nhai có Quốc lộ 1B đi qua, nối liền Thái Nguyên với Lạng Sơn. Từ Võ Nhai có thể dễ dàng qua thành phố Thái Nguyên về thủ đô Hà Nội hoặc ngược lên phía Bắc, qua Lạng Sơn để sang Trung Quốc. Quốc lộ 1 B chạy dọc theo địa bàn huyện là tuyến đường huyết mạch thể thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của huyện Võ Nhai. Ngoài 28 km thuộc tuyến quốc lộ 1 B, Võ Nhai hiện có 23,5 km tỉnh lộ, 8 tuyến đường huyện lộ với tổng chiều dài 98,9 km, và hơn 80 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 486 km, đáp ứng nhu cầu giao thông phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa và thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các vùng lân cận.

- Mạng lưới điện, nước

+ Về mạng lưới điện: 173/173 xã đã có lưới điện quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế

- Về cấp nước: Với địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi nên việc cấp nước sạch cho mục đích sinh hoạt tại các xã của huyện Võ Nhai còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều xã ở vùng xâu vùng xa vẫn sử dụng nước từ các khe suối, nước mưa...làm nước sinh hoạt.

- Hệ thống thông tin liên lạc:

Mạng lưới thông tin liên lạc của Vùng tương đối đa dạng, phát triên nhanh, nhất là trong những năm gần đây và bước đầu đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống, trong đó có du lịch. Đáng chú ý hơn cả là mạng lưới bưu chính, viễn thông (điện thoại, mạng phi thoại và mạng truyền dẫn).

- Cơ sở lưu trú , dịch vụ ăn uống:

Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm đầu tư của địa phương quan tâm nên số lượng cơ sở lưu trú trong huyện đã tăng lên. Tính đến năm 2019, toàn huyện có 8 cơ sở lưu trú và khoảng 20 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các cơ sở này chủ yếu tập trung ở khu vực hang phượng hoàng. Tuy nhiên, các cơ sở tại đây chủ yếu là các nhà khách, nhà nghỉ, cửa hàng ăn uống kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ và chịu tác động

của thời tiết khá lớn. Các công ty lữ hành thiếu và yếu...; hoạt động quảng bá sản phẩm chưa được đầu tư.

Bảng 1.5. Danh sách các cơ sở lưu trú đang hoạt động tại Võ Nhai


STT

Tên cơ sở

lưu trú

Địa chỉ

Quyết định công nhận

của Sở VHTT&DL

1

Nhà nghỉ Gia Bảo II

TT Đình Cả

Có QĐ

2

Nhà nghỉ Thúy Lâm

Nà Khao


3

Nhà nghỉ Hương Trà

Phượng Hoàng


4

Nhà nghỉ Huyền Linh

Phượng Hoàng


5

Nhà nghỉ Gia Bảo I

Mỏ Gà

Có QĐ

6

Nhà nghỉ Long Đại

Đồng Chăn

Có QĐ

7

Nhà nghỉ Hùng Hưng

Làng Kèn


8

Nhà nghỉ Phượng

Phượng Hoàng

Đang thẩm định

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Võ Nhai

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch sinh thái và giải pháp khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Võ Nhai.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch của huyện trong phạm vi không gian giới hạn địa giới hành chính là huyện Võ Nhai. Đề tài cũng chú trọng tính liên kết không gian du lịch của Huyện với các khu vực lân cận có tiềm năng du lịch như huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) và huyện Bắc Sơn ( Lạng Sơn).

- Phạm vi thời gian: Số liệu của luận văn được lấy từ năm 2015 đến năm 2019.

2.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài

Luận văn tiến hành nghiên cứu về các nội dung sau:

- Xác định các tiềm năng các tài nguyên và đánh giá tiềm này cho phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.

- Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.

- Các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch sinh thái phục vụ cho định hướng phát triển du lịch sinh thái.

2.4. Quan điểm nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này có rất nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau như:

(1) Phương pháp tiếp cận phát triển bảo vệ

Bảo vệ môi trường là vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái bởi môi trường không những là điều kiện để diễn ra các hoạt động du lịch mà còn là yếu tố quyết định sự hấp dẫn du lịch đó. Nếu như du lịch phát triển được là nhờ sự hấp dẫn du lịch thì môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển này, đặc biệt là trong xu hướng phát triển du lịch bền vững. Vì vậy khi nghiên cứu, tìm hiểu về du lịch cần phải đứng trên phương diện tiếp cận phát triển và bảo vệ.

(2) Cơ chế phân tích nguvên nhân và hậu quả của một vấn đề, phát hiện mâu thuẫn, thiếu sót.

Để có thể đánh giá tài nguyên du lịch Võ Nhai có thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, luận văn cần đưa ra các vấn đề, mâu thuẫn, thiếu sót đã và đang ảnh hưởng dến phát triển du lịch tại đây từ đó đưa ra các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch.

(3) Cơ chế tiếp cận thực tiễn, có sự tham gia của các bên liên quan.

Với vấn đề hiện tại tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận thực tiễn, có sự tham gia của cộng đồng trong đó tác giả chọn cách tiếp cận là “Phát triển du lịch có sự tham gia của các bên có liên quan”. Đó được hiểu là cách tiếp cận có sự tham gia của các bên như: khách du lịch, nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý tài nguyên cùng tham gia để thử nghiệm những cái mới. Trong đó vai trò chính thuộc về UBND huyện những người đang bảo tồn các tài nguyên du lịch vật thể, phi vật thể, sở hữu và quản lý các tài nguyên du lịch tự nhiên. Nhà nghiên cứu sẽ trợ giúp về mặt khoa học cho cán bộ quản lý là người thúc đẩy tiến trình thử nghiệm. Trong cả 3 đối tượng trên cùng thử đi tìm “những cái mới” phù hợp với điều kiện. Những cái mới đó là ý tưởng về công nghệ, hoặc mới về các tổ chức quản lý, mới về điều kiện áp dụng và được lựa chọn để thử nghiệm. Do đó việc phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia thúc đẩy, sự kết hợp có tính sáng tạo này để phát huy nội lực nhằm cải thiện sản xuất và quản lý tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở Võ Nhai.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát được sử dụng để quan sát và thu thập các thông tin du lịch như: (Cơ sở lưu trú, điểm du lịch, giao thông, cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, vv), và tìm hiểu về văn hóa bản địa.

Các địa điểm tiến hành thực địa gồm: Hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, Di tích Thần Sa, Rừng Khuôn Mánh, Hang Huyện.

+ Quan sát tham dự: thông qua thực hiện đề tài tác giả được trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa ở Võ Nhai, từ đó đưa ra những cảm nhận, ý kiến cá nhân về đối tượng nghiên cứu. Trong các chuyến điền dã, tác giả đã tham dự chương trình du lịch sinh thái tại địa phương.

+ Quan sát không tham dự: tác giả đã thực hiện quan sát hiện trạng, biểu hiện của đối tượng nghiên cứu để từ đó đưa ra nhận xét định tính. Tác giả thực hiện hành tại

các điểm du lịch, cơ quan quản lý du lịch địa phương, chính quyền địa phương và các công ty có chương trình du lịch liên quan đến du lịch Võ Nhai.

2.5.2. Phương pháp điều tra xã hội học

Công cụ điều tra sử dung trong phương pháp này là bảng hỏi:

a. Bảng hỏi

- Với khách du lịch: Bảng hỏi được dùng để thu thập số liệu về các tiêu chí để đánh giá như Rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình hay kém thuận lợi. Ngoài ra còn để đánh giá tính hấp dẫn, an toàn, liên kết giữa các điểm du lịch này. Bảng hỏi gồm co 100 bản trong đó có 90 bản là dành cho du khách nội địa, 10 bản dành cho du khách quốc tế).

Tất cả các bảng hỏi này được tiến hành điều tra vào khoảng thời gian 11/2019.

(Chi tiết bảng hỏi được đính kèm ở phần phụ lục của luận văn).

- Với các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý: Tác giả thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu 50 người trong đó với 2 chuyên gia, còn lại bảng hỏi cho nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch để đưa ra các nhận định và cách đánh giá cùng với các tiêu chí đánh giá của đề tài. (chi tiết phiếu hỏi được thể hiện ở phục lục 2).

b. Phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp điều tra, nghiên cứu hiệu quả nhằm thu thập thông tin liên quan đến các điểm Du lịch ở Võ Nhai như: tính hấp dẫn, tính an toàn, tính liên kết, sức chứa của các địa chủ lưu trú của huyện. Phương pháp này được tác giả luận văn áp dụng với cộng đồng địa phương, quản lý về du lịch, các chuyên gia trong lĩnh vực, chính quyền địa phương, công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch. Mỗi đối tượng được phỏng vấn đều được xác định tiêu chí đầy đủ và phù hợp để phục vụ yêu cầu điều tra. Tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn sâu, trực diện, cá nhân trực tiếp phỏng vấn các đối tượng:

+ Chính quyền địa phương huyện Võ Nhai, các xã trong huyện, phòng văn hóa thông tin huyện Võ Nhai.

+ Các hộ gia đình xung quanh các địa danh du lịch trên.

+ Một số công ty lữ hành có chương trình du lịch văn hóa đến Võ Nhai.

+ Một số chuyên gia trong lĩnh vực quảng bá, xúc tiến du lịch.

+ Phỏng vấn khách du lịch đến Võ Nhai

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí