Kế toán hợp nhất kinh doanh từ chuẩn mực đến thực tiễn - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

----------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI KẾ TOÁN HỢP NHẤT KINH DOANH TỪ CHUẨN MỰC 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI :


KẾ TOÁN HỢP NHẤT KINH DOANH TỪ CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN


Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Yến Hoa Lớp : Anh 1

Khóa : 46

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Kim Anh


Hà Nội, 5/2011


MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về hợp nhất kinh doanh và các phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh 4

1.1 Tổng quan về hợp nhất kinh doanh 4

1.1.1 Khái niệm hợp nhất kinh doanh 4

1.1.2 Sự cần thiết và lợi ích từ hợp nhất kinh doanh 10

1.1.2.1 Lợi ích giảm chi phí 10

1.1.2.2 Lợi ích từ giảm rủi ro 11

1.1.2.3 Lợi ích từ tận dụng tài sản vô hình 11

1.1.2.4 Các lợi ích khác 12

1.1.3 Phân loại hợp nhất kinh doanh 12

1.1.3.1 Theo cấu trúc hợp nhất 12

1.1.3.2 Theo tính chất của sự hợp nhất 15

1.1.3.3 Theo hình thức hợp nhất 16

1.2 Các phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh được sử dụng trên thế giới 18

1.2.1 Kế toán theo phương pháp cộng vốn 19

1.2.1.1 Đặc điểm chung 19

1.2.1.2 Tiêu chuẩn để áp dụng phương pháp cộng vốn 20

1.2.1.3 Phương pháp kế toán 21

1.2.2 Kế toán theo phương pháp mua 22

1.2.2.1 Đặc điểm chung 22

1.2.2.2 Tiêu chuẩn để áp dụng phương pháp mua 24

1.2.2.3 Phương pháp kế toán 24

CHƯƠNG 2: Thực trạng kế toán hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam 26

2.1 Căn cứ pháp lý đối với hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam 26

2.1.1 Điều 152 - Hợp nhất doanh nghiệp – Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 quy định như sau 26

2.1.2 Điều 22 Nghị định số 43/2010/NĐ – CP ngày 15/04/2010 hướng dẫn về đăng ký kinh doanh như sau 27

2.1.3 Điều 17 - Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp và liên doanh giữa các doanh nghiệp – Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004 28

2.2 Chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam 29

2.2.1 Nội dung của chuẩn mực VAS 11 29

2.2.1.1 Xác định hợp nhất kinh doanh 29

2.2.1.2 Phương pháp kế toán 30

2.2.2 Thông tư hướng dẫn số 21/2006/TT-BTC (20/03/2006) 35

2.2.2.1 Đối với trường hợp hợp nhất kinh doanh hình thành quan hệ công ty mẹ

- công ty con 36

2.2.2.2 Đối với trường hợp hợp nhất kinh doanh không hình thành quan hệ công ty mẹ - công ty con 41

2.3 Nhận xét đánh giá chuẩn mực VAS 11 45

2.3.1 Một số điểm so sánh giữa VAS 11 và IFRS 3 46

2.3.2 Ưu điểm của VAS 11 49

2.3.3 Hạn chế của VAS 11 50

2.4 Thực trạng kế toán hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam từ 2005 đến nay 52

2.4.1 Hiện trạng hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam từ 2005 đến nay 52

2.4.2 Tổng quan về thực trạng kế toán hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam (2005-nay) 55

3.3 Ví dụ về kế toán hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam 57

3.3.1 Trường hợp không hình thành quan hệ công ty mẹ - công ty con 57

3.3.2 Trường hợp hình thành quan hệ công ty mẹ - công ty con 62

CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam 69

3.1 Định hướng nhằm hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh 69

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam 70

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam 72

3.3.1 Giải pháp về phía nhà nước 72

3.3.1.1 Đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật: 73

3.3.1.2 Đối với cơ chế quản lý các doanh nghiệp 74

3.3.2 Đối với việc ban hành chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh 76

3.3.3 Về nội dung chuẩn mực 79

3.4 Giải pháp đối với các doanh nghiệp 83

3.4.1 Tổ chức công tác kế toán 83

3.4.2 Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao 84

Kết luận 86

Danh mục các bảng biểu, sơ đồ


STT

Tên bảng biểu

Ghi chú

1.

Hình 1 – Mô hình hợp nhất kinh doanh theo chiều ngang

Trang 13

2.

Hình 2 – Mô hình sáp nhập pháp lý

Trang 16

3.

Hình 3 – Mô hình hợp nhất pháp lý

Trang 17

4.

Hình 4 – Mô hình mua lại doanh nghiệp

Trang 18

5.

Bảng 1 - Sự khác nhau của VAS 11 và IFRS 3

Trang 47


6.

Bảng 2 – Số thương vụ hợp nhất kinh doanh và tổng giá trị các thương vụ mỗi năm (từ 2005 đến 2010)


Trang 52


7.

Bảng 3 – Số liệu liên quan đến tỷ lệ chuyển đổi cố phiếu Mirae Fiber và cổ phiếu Mirae


Trang 58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Kế toán hợp nhất kinh doanh từ chuẩn mực đến thực tiễn - 1


Danh mục các từ viết tắt


Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

Chú thích

C.P

Cổ phần


T.S

Tài Sản


M&A

Mergers and Acquisitions

Mua bán và sáp nhập

WTO

World Trade Organization

Tổ chức kinh tế thể giới


IFRS

International Financial Reporting Standards

Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính

IAS

International Accounting Standards


Chuẩn mực kế toán quốc tế

APB

Accounting Principles Board

Uỷ ban soạn thảo chuẩn mực

kế toán (Mỹ)


Lời mở đầu


1. Lý do chọn đề tài


Từ rất sớm, các giao dịch hợp nhất kinh doanh đã được hình thành trên thế giới và trở thành xu thế tiêu biểu ở các nền kinh tế thị trường tại các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản ... Nhiều nhận định đều cho rằng hợp nhất kinh doanh là một phần tất yếu của bất cứ nền kinh tế lành mạnh nào và là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp. Hợp nhất kinh doanh được biết đến chủ yếu qua các thương vụ Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp(Mergers and Acquisitions - M&A). Thị trường M&A diễn ra mạnh mẽ và song hành với những giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng. Thế kỉ XXI, trước sức ép cạnh tranh từ thị trường ngày một tăng, chúng ta đã và đang chứng kiến một làn sóng M&A mới với hình thức đa dạng và quy mô ngày một tăng.

Tại Việt Nam, hợp nhất kinh doanh vẫn còn là hoạt động khá mới mẻ. Hành lang pháp lý với hợp nhất kinh doanh đang trong quá trình được hoàn thiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế đáng kể. Tuy vậy, các thương vụ hợp nhất kinh doanh đang diễn ra ngày một sôi động và hứa hẹn sự bùng nổ trong thời gian tới.

Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã ra nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO, hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa trên thế giới. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp, là các hạt nhân quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Đồng thời các doanh nghiệp này cũng đứng trước những thử thách mới và các yêu cầu khắt khe trong quá trình quản lý, điều hành


doanh nghiệp. Do đó, hơn bao giờ hết vai trò của kế toán – một trong những công cụ quản lý quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp - cần được nâng cao và đòi hỏi có được sự quan tâm đúng mực từ các cấp Nhà nước cũng như từ các doanh nghiệp riêng biệt.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, em đã chọn đề tài: “ Kế toán hợp nhất kinh doanh: từ chuẩn mực đến thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu khóa luận


+ Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu các vấn đề liên quan trực tiếp đến hợp nhất kinh doanh và kế toán hợp nhất kinh doanh

+ Mục tiêu cụ thể: hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề cơ bản về hợp nhất kinh doanh dưới góc độ kế toán doanh nghiệp; đánh giá đúng thực trạng tình hình kế toán hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam. Từ đó có thể đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện khung pháp lý cũng như công tác kế toán hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu là các văn bản pháp lý liên quan đến hợp nhất kinh doanh, kế toán hợp nhất kinh doanh và việc tuân thủ các quy định pháp lý trong hợp nhất kinh doanh.

Phạm vi nghiên cứu: tình hình hợp nhất kinh doanh và kế toán hợp nhất kinh doanh từ 2005 đến nay.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí