Khảo Sát Tính Cấp Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất



5


Năng lực hoạt động xã hội

Tham gia hoạt động chính trị, xã hội






Quản lý và phối hợp với gia đình học

sinh






Trách nhiệm trong cộng đồng






Hoạt động xã hội cho HS







6

Nội dung và tiều chí đánh giá

ngoài


Các hoạt động khác ngoài khung năng lực






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 19


ii. Hình thức đánh giá GV

- Đánh giá theo thông tin đăng ký thực hiện nhiệm vụ năm học của GV so với khung năng lực làm chuẩn.

- Sử dụng các kết quả, thành tích của GV trong năm học, các minh chứng cụ thể về kết quả đó để đánh giá thành tích của GV.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ bộ môn trong việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đánh giá đối với GV.

- Tổ chức đánh giá thông qua phiếu điều tra, phiếu thăm dò, trao đổi trực tiếp, thu thập thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau để đánh giá khách quan về GV.

iii. Tổ chức đánh giá GV, tổ chuyên môn

- GV tự đánh giá qua phiếu hỏi dựa trên các tiêu chí đã đưa ra theo khung năng lực

- GV đánh giá chéo nhau thông qua các phiếu hỏi như trên.

- Tổ trưởng tổ bộ môn đánh giá ĐNGV trong tổ thông qua phiếu đánh giá từng GV trong tổ dựa trên các tiêu chí theo khung năng lực đã xây dựng.

- CBQL nhà trường đánh giá tổ bộ môn, ĐNGV từng tổ bộ môn thông qua các tiêu chí, kết quả GV tự đánh giá, ĐNGV đánh giá chéo nhau, các minh chứng, kết quả thực hiện theo đăng kí thực hiện nhiệm vụ của tổ bộ môn, ĐNGV trong tổ.

- Công khai thông báo kết quả đánh giá, xếp loại GV trong toàn trường. Nếu GV không đồng ý kết quả, GV có thể có ý kiến phản hồi về tổ bộ môn cũng như CBQL nhà trường để được xem xét lại quá trình đánh giá.

iv. Kết luận đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đăng kí của GV

- Từ kết quả đánh giá, xếp loại GV, nhà trường cũng như tổ bộ môn có thể làm căn cứ để so sánh GV đó có hoàn thành được nhiệm vụ năm học đã đăng kí.

- Quá trình đánh giá GV trên có thể giúp CBQL nhà trường, tổ trưởng tổ bộ môn cũng như bản thân GV đánh giá được những mặt mạnh, điểm yếu, những thiếu hụt năng lực so với khung năng lực chuẩn của một GV trường THPT chuyên hiện nay, từ đó có kế hoạch điều chỉnh quá trình công tác, học tập, bồi dưỡng để nâng cao năng lực.

v. Sử dụng kết quả đánh giá GV

- Sử dụng kết quả đánh giá GV để xếp loại GV có đạt yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ năm học hay không dựa trên các tiêu chí và bản đăng kí nhiệm vụ của GV hàng năm.

- Dựa vào kết quả điều tra giúp CBQL nhà trường, tổ trưởng tổ bộ môn phân loại được chất lượng ĐNGV, từ đó có kế hoạch định hướng, qui hoạch phát triển ĐNGV và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc, thực hiện các chính sách cho GV đánh giá, ngoài ra giúp CBQL nhà trường kịp thời chỉ đạo điều chỉnh các hoạt động quản lí phát triển ĐNGV nhằm đạt mục tiêu đề ra.

- Kết quả đánh giá về tổ bộ môn, ĐNGV trong tổ có thể giúp tổ trưởng tổ bộ môn nắm bắt điểm còn hạn chế trong tổ để có kế hoạch khắc phục những hạn chế đó. Ngoài ra, giúp tổ trưởng phân loại được GV trong tổ, đề xuất, cử GV còn yếu đi học tập kinh nghiệm cũng như bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Kết quả xếp loại, đánh giá GV hàng năm giúp nhà trường thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ chính sách đối với GV, đồng thời cũng là thành tích chung của toàn trường.

- Trực tiếp giúp GV tự đánh giá năng lực của mình đang ở đâu, yếu kém những điểm nào so với yêu cầu của khung năng lực GV trường THPT chuyên, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng, đề xuất được đi bồi dưỡng, học tập để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chuyên môn.

- Giúp ĐNGV hiện có, đặc biệt là những GV trẻ tuổi nâng cao nhận thức về vai trò và sứ mạng của mình tại trường THPT chuyên để có những kế hoạch tự học, phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân.

- Giúp CBQL, tổ trưởng tổ bộ môn theo dõi được vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của GV trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tôn vinh được những GV xứng đáng và nhắc nhở những GV còn nhiều yếu kém.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có sự quan tâm của các cấp quản lý từ Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ về công tác phát triển ĐNGV trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực.

- Có sự đầu tư cơ sở vật chất, tài chính trong việc đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là chính sách đãi ngộ, các điều kiện giảng dạy đáp ứng được yêu cầu để GV an tâm thực hiện những biện pháp phát triển chuyên môn, năng lực.

- Công khai kế hoạch, mục tiêu, tiêu chuẩn, tiêu chí, kết quả và chính sách về việc kiểm tra, đánh giá GV trong toàn trường để GV làm căn cứ tự đánh giá bản thân.

- Mỗi GV có nhận thức trách nhiệm về vai trò và sứ mệnh của bản thân tại trường THPT chuyên, từ đó thực hiện tốt công tác tự đánh giá, tự học, thực hiện nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Theo định hướng quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, dựa trên các nguyên tắc về tính đồng bộ, thực tiễn, khả thi, kế thừa và phát triển bền vững, tác giả đề xuất 6 biện pháp về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, gồm:

Biện pháp 1. Tổ chức xây dựng Khung năng lực GV trường THPT chuyên dựa theo Chuẩn nghề nghiệp

Biện pháp 2. Lập kế hoạch, tuyển dụng GV trường THPT chuyên trên cơ sở vị trí việc làm và yêu cầu công việc

Biện pháp 3. Sử dụng, phát huy năng lực của GV cốt cán để phát triển thành chuyên gia trong nhà trường

Biện pháp 4. Tổ chức bồi dưỡng GV trường THPT chuyên theo yêu cầu khung năng lực và đổi mới giáo dục

Biện pháp 5. Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc và tự phát triển cho ĐNGV trường THPT chuyên

Biện pháp 6. Thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo Khung năng lực GV trường THPT chuyên

Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện như sau:


Biện pháp 6


Biện pháp 1

Biện pháp 5 Biện pháp 2


Biện pháp 4 Biện pháp 3


Sơ đồ 3.4: Mối quan hệ giữa các biện pháp

Về mối quan hệ giữa các biện pháp, biện pháp số 1 về xây dựng Khung năng lực cho GV trường THPT chuyên là nhân tố trọng tâm và quan trọng nhất, là điều kiện cần, đóng vai trò cốt lõi và tiền đề cho các giải pháp còn lại. Khi biện pháp 1 được triển khai và hoàn thiện, tức Khung năng lực của GV được coi là khung cốt lõi cho việc quản lý và phát triển GV thì việc lập quy hoạch phát triển GV mới có thể triển khai dựa trên việc khảo sát và đánh giá năng lực thực tại của từng GV trong nhà trường, từ đó mới có thể giúp CBQL nhà trường tiến hành phân công, sử dụng và phát huy thế mạnh của từng GV theo đúng chuyên môn và năng lực của GV. Đối với những GV có năng lực dạy chuyên sâu trong tương lai hay những GV còn yếu về nhiều tiêu chí theo đánh giá trong khung năng lực, khi đó CBQL có thể tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho những GV này dựa trên cơ sở kế thừa các kinh nghiệm của những GV có nhiều kinh nghiệm tại trường hay các chuyên gia được trường mời về giảng dạy, cũng như có thể cử những GV như trên đi học cao hơn để hoàn thiện những mặt còn yếu ngoài nhà trường. Song song với tất cả các công việc trên là việc thực hiện chính sách, tạo môi trường và động lực làm việc cho GV để họ chuyên tâm trong công việc.

Mối quan hệ của Biện pháp 2 về việc Lập kế hoạch, tuyển dụng GV trường THPT chuyên trên cơ sở vị trí việc làm và yêu cầu công việc đối với các biện pháp khác là Biện pháp 2 được thực hiện sau khi Biện pháp 1 được hoàn thiện và áp dụng Biện pháp 6 về việc đánh giá GV theo khung năng lực. Khi đó CBQL nhà trường sẽ lập được kế hoạch sử dụng, phát huy năng lực của GV hiện có và tiến hành bồi dưỡng những GV còn yếu về các năng lực khác.

Trong việc Sử dụng, phát huy năng lực của GV cốt cán để phát triển thành chuyên gia trong nhà trường (Biện pháp 3) và Tổ chức bồi dưỡng GV trường THPT chuyên theo yêu cầu khung năng lực và đổi mới giáo dục (Biện pháp 4), kết hợp với Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc và tự phát triển cho ĐNGV trường THPT chuyên (Biện pháp 5) là những việc luôn luôn song hành với nhau, vì sau khi đánh giá được năng lực của từng GV theo khung năng lực, kế hoạch quản lý phát triển GV được triển khai thì việc phân công nhiệm vụ, sử dụng GV được tiến hành cùng với đó là việc bồi dưỡng, đào tạo, học hỏi kinh nghiệm giữa các GV là điều tối quan trọng trong trường THPT chuyên, đặc biệt là việc học hỏi kinh nghiệm trong việc dạy chuyên sâu.

Như vậy, trong suốt quá trình tổ chức thực hiện, vai trò của CBQL nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn là chủ thể quản lý có tính quyết định, thể hiện ở tâm huyết, ý chí tạo ra một quá trình thống nhất là liên tục về nhận thức, các nguồn lực, điều kiện về thời gian, không gian để tổ chức thực hiện. Vì vậy, không nên xem nhẹ biện pháp nào, tất cả sáu biện pháp tạo nên mối liên hệ mật thiết, đan xen hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau thành một hệ thống thống nhất, quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác với nhau. Mỗi biện pháp có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến công tác phát triển GV trường THPT chuyên.

3.4. Khảo nghiệm, thử nghiệm sư phạm

3.4.1. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1.1. Mục đích khảo sát

Nhằm thu thập thông tin của các CBQL các cấp, CBQL nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, ĐNGV về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục tại một số trường THPT chuyên của các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã được đề xuất, trên cơ sở đó giúp chúng tôi điều chỉnh một số nội dung, cách thức triển khai chưa hiệu quả và phù hợp; khẳng định độ tin cậy của các biện pháp được nhiều người đánh giá cao.

3.4.1.2. Đối tượng khảo sát

- Các chuyên gia và những nhà quản lý nhà nước gồm Sở Nội vụ, phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT: 13 người. CBQL trường THPT chuyên: 20 người. Tổ trưởng tổ chuyên môn: 46 người. GV trường THPT chuyên: 100 người. Tổng cộng: 179 người.

3.4.1.3. Nội dung và phương pháp khảo sát

1. Nội dung khảo sát

- Các biện pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc phát triển GV trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực đáp ứng đổi mới giáo dục hiện nay hay không.

- Các biện pháp được đề xuất có khả thi đối với việc quản lý phát triển GV trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực trong các trường THPT chuyên hiện nay hay không.

2. Phương pháp khảo sát

Thiết lập nội dung trưng cầu ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất qua hai hình thức: trao đổi, phỏng vấn trực tiếp và dùng phiếu hỏi. Các mức độ đánh giá và tính điểm gồm:

Mức độ

Điểm đạt được

Mức độ

Điểm đạt được

Rất cấp thiết

4 điểm

Rất khả thi

4 điểm

Cấp thiết

3 điểm

Khả thi

3 điểm

Ít cấp thiết

2 điểm

Ít khả thi

2 điểm

Không cấp thiết

1 điểm

Không khả thi

1 điểm

- Đợt 1: Khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp các CBQL gồm: những nhà quản lý nhà nước tại Sở Nội vụ, CBQL phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT: 10 người; CBQL trường THPT chuyên: 10 người; Tổ trưởng tổ chuyên môn: 19 người. Tổng 39 người.

- Đợt 2: Khảo sát thông qua phiếu hỏi gồm: CBQL trường THPT chuyên: 20 người; Tổ trưởng tổ chuyên môn: 46 người; GV trường THPT chuyên: 100 người. Tổng 166 người.

3.4.1.4. Kết quả khảo sát

Kết quả tính toán ý kiến đánh giá của n = 179 mẫu được trưng cầu về mức cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển GV trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp


Các biện pháp và nội dung đánh giá


SL/tỉ lệ %

Mức độ đánh giá

Tính cấp thiết

Tính khả thi

1

2

3

4


Thứ

bậc

1

2

3

4


Thứ

bậc


Biện pháp 1

SL

5

33

60

81


3.21


3

9

21

60

89


3.28


3

%

2.79

18.4

33.5

45.3

5.03

11.7

33.5

49.7


Biện pháp 2

SL

4

23

99

53


3.12


5

10

45

70

54


2.94


6

%

2.23

12.8

55.3

29.6

5.59

25.1

39.1

30.1


Biện pháp 3

SL

11

32

76

60


3.03


6

14

45

32

88


3.08


5

%

6.15

17.9

42.5

33.5

7.82

25.1

17.9

49.1


Biện pháp 4

SL

2

27

48

102


3.40


1

7

27

42

103


3.35


1

%

1.12

15.1

26.8

57

3.91

15.1

23.5

57.5


Biện pháp 5

SL

17

24

44

94


3.20


4

14

26

44

95


3.23


4

%

9.5

13.4

24.6

52.5

7.82

14.5

24.6

53.0


Biện pháp 6

SL

9

21

51

98


3.33


2

2

12

86

79


3.35


1

%

5.03

11.7

28.5

54.7

1.12

6.7

48

44.1


Theo số liệu thống kê trong bảng trên, tác giả tính toán để xác định điểm trung bình về tính cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp với chuẩn đánh giá như sau:

- Mức 1: Không cấp thiết/ không khả thi: 1 ≤ X ≤ 1,75;


- Mức 2: Ít cấp thiết/ ít khả thi: 1,75 < X ≤ 2,5;


- Mức 3: Cấp thiết/ khả thi: 2,5 < X ≤ 3,25;


- Mức 4: Rất cấp thiết/ rất khả thi: 3,25 < X ≤ 4,0;

Căn cứ vào thông tin qua hai đợt khảo sát, cùng với kết quả đánh giá tại bảng trên, có thể nhận xét, so sánh độ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất như sau:

Biện pháp 1. Tổ chức xây dựng Khung năng lực GV trường THPT chuyên dựa theo Chuẩn nghề nghiệp đạt mức 3 về tính cấp thiết với X = 3,21, và đạt mức 4 về tính rất khả thi với X = 3,28;

Biện pháp 2. Lập kế hoạch, tuyển dụng GV trường THPT chuyên trên cơ sở vị


trí việc làm và yêu cầu công việc đạt mức 3 về tính cấp thiết và khả thi với X lần lượt là 3,12 và 2,94;

Biện pháp 3. Sử dụng, phát huy năng lực của GV cốt cán để phát triển thành


chuyên gia trong nhà trường đạt mức 3 về tính cấp thiết và khả thi với X lần lượt là 3,03 và 3,08;

Biện pháp 4. Tổ chức bồi dưỡng GV trường THPT chuyên theo yêu cầu khung


năng lực và đổi mới giáo dục đạt mức 4 về tính rất cấp thiết và rất khả thi với X lần lượt là 3,40 và 3,35;

Biện pháp 5. Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc và tự phát triển cho


ĐNGV trường THPT chuyên đạt mức 3 về tính cấp thiết và khả thi với X lần lượt là 3,20 và 3,23;

Biện pháp 6. Thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo Khung năng lực GV trường


THPT chuyên đạt mức 4 về tính rất cấp thiết và rất khả thi với X lần lượt là 3,33 và 3,35;

Tính tương quan giữa các biện pháp đề xuất:

Bảng 3.3: Đánh giá tính tương quan giữa các biện pháp đề xuất



TT


Các biện pháp và nội dung đánh giá

Tính

cấp thiết

Tính khả thi

Hiệu số thứ bậc D = x –

y


D2


X

Thứ bậc x


X

Thứ bậc y


1

Tổ chức xây dựng Khung năng lực

GV trường THPT chuyên dựa theo Chuẩn nghề nghiệp


3.21


3


3.28


3


0


0


2

Lập kế hoạch, tuyển dụng GV trường

THPT chuyên trên cơ sở vị trí việc làm và yêu cầu công việc


3.12


5


2.94


6


-1


1


3

Sử dụng, phát huy năng lực của GV

cốt cán để phát triển thành chuyên gia trong nhà trường


3.03


6


3.08


5


1


1


4

Tổ chức bồi dưỡng GV trường THPT

chuyên theo yêu cầu khung năng lực và đổi mới giáo dục


3.40


1


3.35


1


0


0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024