Quản Lí Sự Phối Hợp Giữa Nhà Trường Và Gia Đình Trong Giáo Dục Hướng Nghiệp



khảo sát mức độ thực hiện là 2.41 mức độ đáp ứng yêu cầu 2.37. Nội dung quản lý phân luồng học sinh sao khi tốt nghiệp điểm TB = 2.40. Điểm số cho thấy BGH đã thực hiện tốt việc phân loại học sinh theo những tiêu chí phù hợp với năng lực của các em nhằm chuẩn bị cho các em có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình ở cấp học cao hơn. Tuy nhiên, việc tìm hiểu hoàn cảnh và truyền thống nghề nghiệp gia đình học sinh rồi từ đó tư vấn, định hướng cho các em có những lựa chọn nghề cho tương lai phù hợp lại chưa được quan tâm nhiều. Hay công tác thăm dò khuynh hướng chọn nghề của học sinh cuối cấp cũng không dược thực hiện bài bản.

Kết quả khảo sát các nội dung quản lí giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa cho thấy; Ngoài một số kết quả đạt được thì còn một số bất cập trong công tác quản lí như quản lí tìm hiểu hoàn cảnh và truyền thống nghề nghiệp gia đình TB = 2.32, Quản lý tổ chức tìm hiểu thông tin thị trường lao động TB = 2.32. Đây là những nội dung khảo sát đánh giá thấp phần mức độ thực hiện kết quả thực hiện.

2.4.6. Quản lí sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục hướng nghiệp

Việc lựa chọn nghề nghiệp hiện nay của học sinh chủ yếu xuất phát từ gia đình, nhà trường chỉ đóng vai trò định hướng. Nếu nhà trường phối hợp chặt chẽ và có biện pháp giáo dục phù hợp với gia đình thì việc lựa chọn nghề nghiệp của các em sau khi kết thúc chương trình giáo dục cấp THCS sẽ có nhiều hiệu quả hơn. Bảng 2.15 là kết quả khảo sát các nội dung quản lí giáo dục hướng nghiệp phối hợp giữa nhà trường và gia đình.


Bảng 2.15. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu về thực trạng quản lí sự phối hợp

STT

Nội dung

Mức độ

thực hiện

Mức độ đáp

ứng yêu cầu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 12




Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng


1

Ban giám hiệu quản lí kế hoạch phối hợp giữa nhà

trường và PHHS


2.35


0.479


4


2.4


0.492


1


2

Ban giám hiệu quản lí sự phối hợp giữa LLGD với PHHS Đoàn Thanh niên với các tổ chức ngoài nhà

trường


2.28


0.539


5


2.36


0.564


4


3

Ban giám hiệu quản lí kế hoạch phối hợp giữa GVCN

và PHHS


2.49


0.502


1


2.23


0.593


5


4

Ban giám hiệu quản lí nội

dung phối hợp giữa GVCN và PHHS


2.48


0.502


2


2.39


0.491


3


5

Ban giám hiệu quản lí sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

với PHHS


2.44


0.499


3


2.40


0.492


1

Trung bình chung

2.41


2.36


Khoảng điểm số

Thường xuyên

Đáp ứng được

yêu cầu

Kết quả khảo sát cho thấy; phần mức độ thực hiện được đánh giá ở mức thường xuyên điểm TB = 2.41. Phầm mức độ đáp ứng yêu cầu TB = 2.36 đạt mức nhận định đáp ứng được yêu cầu. Nội dung được đánh giá cao nhất trong công tác quản lí là việc Ban giám hiệu đôn đốc các bộ phận triển khai các nội dung giáo dục hướng nghiệp cho gia đình thông qua nhiều hình thức khác nhau. Điểm trung bình đánh giá 2.49.mức độ đáp ứng của nội dung này lại có kết quả khá thấp 2.23. Như vậy, mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm của BGH nhà trường và các bộ phận có liên quan



nhưng do nhiều yếu tố khác nhau nên kết quả của hoạt động này nhận được là không cao. Ngoài ra nội dung quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh về thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp cũng nhận được sự quan tâm đáng kể, trung bình là 2.48.

Điểm trung bình chung mức độ thực hiện là 2.41 điểm số này nằm trong định khoảng thường xuyên. Mức độ đáp ứng yêu cầu có điểm trung bình chung là 2.36 với điểm trung bình này thì kết quả đạt được theo nhận định là đáp ứng được yêu cầu. Như vậy từ kết quả khảo sát người nghiên cứu nhận định công tác quản lí sự phối hơp hoạt động giữa gia đình và nhà trường trong hoạt động giáo dục định hướng nghiệp hiện nay là khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn những nội dung như; phối hợp hoạt động nhiều lực lượng tham gia, đoàn thanh niên, hội phụ huynh, gia đình học sinh cần được xem xét về nội dung, phương pháp thực hiện cho có hiệu quả hơn.

2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cũng như những hoạt động quản lí khác, đều có những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quá trình quản lí. Dưới đây là kết quả khảo sát về các ảnh hưởng đến hoạt động quản lí của hai đối tượng là cán bộ quản lí và giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

2.5.1. Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp của ban giám hiệu‌

Ban giám hiệu đóng vai trò chỉ đạo triển khai, điều khiển điều chỉnh và kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các lực lượng tham gia. Quá trình thực hiện hoạt động quản lí sẽ có những yếu tố khách quan ảnh hưởng tác động đến kết quả quản lí. Bảng 2,16 là kết quả khảo sát các yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lí của BGH nhà trường đối với HĐ GDHN cho HS.

Bảng 2.16. Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lí của ban giám hiệu



Stt


Nội dung

Tạo thuận lợi

Gây khó khăn

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

Thứ hạng

1

Nhận thức của lực lượng

giáo dục

3.32

0.837

1

3.12

0.672

1

2

Năng lực của giáo viên và

cán bộ Đoàn Thanh niên

3.11

0.785

4

3.11

0.679

2

3

Đặc điểm tâm lý của học

sinh

2.86

0.937

8

2.92

0.645

9


4

Sự phối hợp giữa lực lượng giáo dục bên trong nhà

trường


2.64


0.866


9


3.00


0.707


4

5

Điều kiện, phương tiện

trong nhà trường

2.99

0.866

7

2.96

0.675

6

6

Cơ quan quản lí giáo dục

3.06

0.735

6

2.96

0.687

6

7

Cha mẹ học sinh

3.07

0.817

5

2.97

0.675

5

8

Môi trường xã hội bên

ngoài nhà trường

3.23

0.662

2

2.96

0.675

6


9

Mối quan hệ giữa HS với

những người bên ngoài gia đình và nhà trường


3.12


0.832


3


3.04


0.607


3

Trung bình chung

3.04



3.00



Khoảng điểm số

Vừa

Vừa


Theo kết quả khảo sát tại bảng 2.16 thì nội dung được cho gây ảnh hưởng đến công tác quản lí của hiệu trưởng là nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp điểm TB = 3.32. Các ý kiến đều cho đây là yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả của hoạt động điểm TB = 3.12. Nội dung môi trường xã hội cũng có ảnh



hưởng trực tiếp đến công tác quản lí. Xu hướng chuyển dịch nhu cầu nghề nghề nghiệp thường xuyên dịch chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, nhà quản lí phải biết nắm bắt và dự báo chính xác các nhu cầu tuyển dụng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nằm định hướng tốt cho các em khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Đây cũng là vấn đề khó khăn cho nhà quản lí. Vì có những ngành nghề có vòng đời tuyển dụng rất ngắn cũng có những ngành nghề vòng đời tuyển dụng lại dài. Ngoài ra mối quan hệ giữa những người có ảnh hưởng đến nghề nghiệp của các em tương đối phong phú và đa dạng. Nhà quản lí phải nắm bắt được tâm tư nguyện vọng thực sự của các em để rồi từ đó gắn kết với thực trạng nghề nghiệp để các em có lựa chọn phù hợp.

Kết quả khảo sát phần các yếu tố tạo thuận lợi điểm trung bình 3.04 điểm số này nằm trong khoang chia khoảng với mức độ ảnh hưởng theo đánh giá ở mức vừa. Điểm trung bình khảo sát mức độ gây khó khăn 3.00 các nội dung này được đánh giá gây khó khăn ở mức Vừa.

Như vậy kết quả khảo sát các nội dung ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng và các bộ phận có liên quan được đánh giá ở mức vừa phải. Mức độ trên cho thấy cần có biện pháp khắc phục những yếu tố gây khó khăn trong hoạt động quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng và các lực lượng tham gia.

2.5.2. Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp của giáo viên‌

Giáo viên và các bộ phận liên quan là người trực tiếp thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Nên những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động này là tương đối nhiều và phức tạp. Bảng 2.17 là kết quả khảo sát các yếu tố ảnh khách quan cũng như chủ quan đến giáo viên và các lực lượng khác khi thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

Bảng 2.17. Các yếu tố chủ quan và khác quan ảnh hưởng đến công tác quản lí HĐGDHN của giáo viên



STT


Nội dung

Tạo thuận lợi

Gây khó khăn

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

1

Nhận thức của lực lượng

giáo dục

3.00

0.657

6

3.42

0.710

1

2

Năng lực của giáo viên và

cán bộ Đoàn Thanh niên

2.99

0.65

7

3.39

0.719

2

3

Sự quản lí của Ban giám

hiệu

3.03

0.681

5

3.21

0.764

5

4

Đặc điểm tâm lí của học

sinh

2.85

0.75

9

3.08

0.756

7


5

Sự phối hợp giữa lực lượng giáo dục bên trong

nhà trường


2.83


0.698


10


3.26


0.733


3

6

Điều kiện, phương tiện

trong nhà trường

2.95

0.68

8

2.99

0.713

9

7

Cơ quan quản lí giáo dục

3.08

0.709

4

3.03

0.688

8

8

Cha mẹ học sinh

3.13

0.783

3

3.09

0.707

6

9

Môi trường xã hội bên

ngoài nhà trường

3.28

0.797

2

3.26

0.724

3


10

Mối quan hệ giữa HS với những người bên ngoài

gia đình và nhà trường


3.29


0.841


1


2.98


0.707


10

Trung bình chung

2.98


3.18


Khoảng điểm số

Vừa

Vừa

Nội dung được xem vừa tạo thuận lợi và vừa gây khó khăn cho hoạt động quản lý của giáo viên về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là những người có quan hệ mật thiết với học sinh ở ngoài nhà trường. Điều này hoàn toàn hợp lý vì hầu hết các lựa chọn nghề nghiệp của học sinh hiện nay chủ yếu xuất phát từ ông, bà, cha, mẹ và các đối tượng ảnh hưởng khác. Nếu giáo viên nắm bắt và tranh thủ được các mối quan hệ này thì việc định hướng nghề nghiệp cho các em thuận lợi hơn rất nhiều. Ngoài ra,



nếu giáo viên không quan tâm mà chỉ chú trọng thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp theo chương trình mà bỏ qua những yếu tố này thì hiệu quả nhận được sẽ không cao. Hay môi trường và thị trường lao động, cũng như sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở các địa phương cũng ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tư vấn nghề nghiệp.

Kết quả khảo sát những yếu tố tạo thuận lợi và những yếu tố gây khó khăn ở bảng 2.17 đều nhận được sự đồng tình khá cao của những người tham gia khảo sát. Phần yếu tố tạo thuận lợi điểm trung bình chung là 2.98 điểm số này tương đương nhận định ảnh hưởng thuận lợi vừa. Phần yếu tố gây khó khăn có điểm trung bình chung là 3.18 điểm số tương đương nhận định mức gây khó khăn vừa. Như vậy những nội dung mà người nghiên cứu khảo sát về sự ảnh hưởng đến công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đều có ảnh hưởng nhất định. Căn cứ vào đây giáo viên và các bộ phận có liên quan có thể phát huy thuận lợi và khắc phục những khó khăn nhằm thực hiện thành công công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.



Kết luận chương 2‌

Chương 2 là kết quả khảo sát thực trạng và phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hiện nay ở các trường THCS dân tộc nội trú

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy; về nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hiện còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, cũng còn không ít những người tham gia giáo dục hướng nghiệp chưa thực sự hiểu biết hết tầm quan trọng của hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chọn nghề của các em. Về nội dung, phương pháp, hình thức sử dụng trong giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa đạt như yêu cầu mong muốn. Về các lực lượng tham gia cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp đồng thời có biện pháp nâng cao chất lượng các buổi giáo dục hướng nghiệp ngoại khóa cũng như giáo dục lồng ghép vào môn học. Về các điều kiện hỗ trợ, cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, kinh phí đáp ứng nhu cầu về công tác hướng nghiệp và tất cả các mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan như trường dạy nghề, doanh nghiệp địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các buổi giáo dục hướng nghiệp

Đối với các trường hiện nay công tác quản lí các hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo khảo sát của tác giả thì nhận được thì kết quả khá tốt ở một số nội dung như; Quản lý hoạt động GDHN lồng ghép vào môn học, quản lý HĐGDHN qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm, quản lý HĐGDHN thông quan hoạt động của Đoàn Thanh niên, quản lý HĐGDHN thông qua các giờ ngoại khóa. Tuy nhiên về công tác quản lí còn có 6 hạn chế như sau: Nhận thức của các lực lượng giáo dục về công tác hướng nghiệp cho học sinh chưa đúng với mục tiêu đã đề ra; về việc đổi mới nội dung lồng ghep giáo dục hướng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa chặt chẽ về định hướng nghề nghiệp cho học sinh; sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường về xác định năng lực và xu hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa chặt chẽ; cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp tại các trường chưa đầy đủ; công tác kiểm tra

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023