Tăng Cường Quản Lí Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Phục Vụ Cho Các Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Tại Các Trường Trung Học Cơ Sở Dân Tộc Nội



định hướng cho học sinh biết cách lựa chọn nghề phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện kinh tế của gia đình.

- Nội dung thực hiện

Lực lượng giáo dục trong nhà trường tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để cung cấp thông tin về nhu cầu nguồn lao động của địa phương, về thị trường lao động, những yêu cầu cơ bản khi tham gia thị trường lao động, những năng khiếu cần có khi lựa nghề nghiệp để phù hợp với bản thân.

- Cách thức thực hiện

Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu về khuynh hướng chọn nghề của học sinh để phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường tổ chức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với năng lực của học sinh.

Ban giám hiệu tổ chức giới thiệu và cung cấp thông tin các ngành nghề tại địa phương, khu vực và toàn quốc. Ngoài còn cung cấp các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp cần tuyển lực lượng lao động có tay nghề tại địa phương tham gia vào lao động sản xuất tại doanh nghiệp.

Ban giám hiệu chỉ đạo các lực lượng tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp xây dựng các phiếu hỏi trắc nghiệm để xác định năng lực và xu hướng chọn nghề của học sinh.

Ban giám hiệu chỉ đạo GVCN tìm hiểu về hoàn cảnh kinh tế gia đình của học sinh để tư vấn về con đường học tập và chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích trách lãng phí về thời gian và kinh phí của gia đình các em.


3.2.5. Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

- Mục đích thực hiện

Nhằm đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy và hoạt động GDHN. Nhà trường cần tạo điều kiện cho GV khai thác và sử dụng phương tiện, thiết bị, kỹ thuật hỗ trợ cho các hoạt động. Đồng thời giúp GV thuận lợi trong việc thực hiện các yêu cầu như: soạn bài, giảng bài, tổ chức các hoạt



động GDHN nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh và nâng cao ý thức trách nhiệm GV trong việc sử dụng các thiết bị, phương tiện và bảo quản cơ sở vật chất của của nhà trường.

- Nội dung thực hiện

Mua sắm các phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ học tập, tài liệu tham khảo, kết nối Internet, sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng phương tiên, thiết bị để phục vụ tổ chức các hoạt động GDHN và giảng dạy.

Xây dựng kế hoạch từng năm học và lâu dài về sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy học. Cân đối về tài chính để thường xuyên bổ sung mua sắm các tài liệu tham khảo cho thư viện, các thiết bị cần thiết phục vụ dạy học, đồng thời tu bổ, sửa chữa các thiết bị còn có thể sử dụng được cho hoạt động dạy và hoạt động giáo dục khác.

Huy động các lực lượng giáo dục và học sinh tham gia xây dựng thư viện, thiết bị bằng nhiều hình thức như: giáo viên và học sinh tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học. Đồng thời tích cực huy động các nguồn kinh phí khác, tăng cường xây dựng các mối quan hệ của nhà trường và tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm huy động tối đa các nguồn xã hội hóa, tranh thủ sự đóng góp ủng hộ của mạnh thường quân hỗ trợ cho nhà trường trong việc sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất và phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy học và hoạt động GDHN.

- Cách thức thực hiện

Ban Giám hiệu các trường xác định kế hoạch chiến lược lâu dài và những nhiệm vụ ưu tiên trước mắt để đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở nhà trường theo đúng quy định về cơ sở vật chất và thiết bị của trường PTDTNT, quản lý tốt cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị dạy học và HĐGDHN.

Để quản lí tốt các cơ sở vật chất và trang thiết nhằm tổ chức các các hoạt động giáo dục hướng nghiệp ban giám hiệu cần xây dựng các quy chế về sử dụng cơ sở vất chất, trang thiết bị tại đơn vị một cách chặt chẽ trách thất thoát lãng phí.

Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cần có nguồn tài chính, vì kinh phí từ ngân sách chi cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp rất ít. Nhà trường cần



sự hỗ trợ nguồn lực tài chính khác để phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp. Do đó, cần vận dụng công tác xã hội hoá cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp để có thêm kinh phí cho hoạt động.

Các trường cần tăng cường trang thiết bị công nghệ thông tin và khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục. Xây dựng nội quy sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học và hoạt động GDHN. Tăng cường quản lý và chỉ đạo các bộ phận liên quan hoạt động có hiệu quả và khai thác tối đa các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học. Đồng thời tổ chức mời các chuyên gia tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phương tiện, trang thiết bị cho đội ngũ GV, nhân viên. Bố trí đủ các cán bộ có chuyên môn làm công tác phụ tá thí nghiệm, thực hành.

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

- Mục đích thực hiện

Kiểm tra là một chức năng cơ bản của công tác quản lý, thông qua hoạt động kiểm tra, CBQL nắm rõ thông tin về việc thực hiện những kế hoạch, mục tiêu và đó đề ra những giải pháp động viên, giúp đỡ và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức thực hiện.

Kiểm tra công tác GDHN trong nhà trường là một hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động GDHN nhằm mục đích thu thập thông tin chính xác về thực trạng hoạt động GDHN của đơn vị củng như xác định các mức độ thực hiện, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp để tổ chức các hoạt động GDHN có hiệu quả.

Qua kiểm tra đánh giá, CBQL xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của những cá nhân hoặc tập thể tham gia tổ chức các hoạt động GDHN, qua đó CBQL sẽ tuyên dương khen thưởng những cá nhân hoặc tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và phê bình góp ý những cá nhân hoặc tập thể chưa làm tốt nhiệm vụ.

- Nội dung thực hiện

Kiểm tra chuyên môn gồm kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn, quy chế chuyên môn, thực hiện nền nếp chuyên môn và kết quả của GDHN.



CBQL ở các trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra từ đầu năm học, thực hiện kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ trong đơn vị. Thành phần được kiểm tra là những GV tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nhiệp như: giáo viên chủ nhiệm, GVBM, giáo viên giảng dạy môn hướng nghiệp, tổ tư vấn hướng nghiệp. Nội dung kiểm tra bao gồm: việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN, kiểm tra thực hiện tiết giảng dạy môn hướng nghiệp, kiểm tra việc lồng ghép GDHN thông qua môn học, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về GDHN. Ngoài ra, CBQL cần kiểm tra các cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động GDHN tại đơn vị.

- Cách thức thực hiện

Nhà trường thành lập ban kiểm tra nội bộ gồm: Hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệu trưởng làm phó ban và các tổ trưởng, Ban thanh tra nhân dân là thành viên. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra theo từng giai đoạn trong năm học, có thể là kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kì và kiểm tra theo chuyên đề, công bố kế hoạch kiểm tra các thành viên trong hội đồng sư phạm nắm rõ, để thực hiện kiểm tra có hiệu quả nhà trường cần xây dựng các tiêu chí đánh giá về tổ chức các hoạt động GDHN, kiểm tra về hồ sơ sách của giáo viên về tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên luôn phải chính xác, công bằng, khác quan, vì vậy để đánh giá hiệu quả công tác hoạt động giáo dục hướng nghiệp ban giám hiệu cần kiểm tra kế hoạch hoạt động của các lực lượng tham gia GDHN căn

cứ mức độ hoạt động của từng cá nhân để đánh giá hiệu quả các hoạt động GDHN.

Ngoài công tác kiểm tra chuyên môn của giáo viên ban giám hiệu thường xuyện kiểm tra về nội dung hình thức tổ chức các hoạt động GDHN.

Đê công tác tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả cao trong năm học ban giám hiệu phải thường tăng cường kiểm tra về cơ sở vật chất và bổ sung các trang thiết bị mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong công tác hướng nghiệp tại đơn vị. Ban Giám hiệu nhà trường thành lập bộ phận kiểm tra đánh giá, đó là những người có chuyên môn vững vàng, có phẩm chất và nhân cách tốt, nhiệt tình, có uy tín, có sức thuyết phục, luôn thể hiện sự khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh



giá. Mỗi trường cần phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá, thi đua rõ ràng, khen thưởng kịp thời để động viên những GV thực hiện tốt quy chế, nền nếp chuyên môn và đạt kết quả tốt trong giáo dục hướng nghiệp.

Tóm lại, 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS DTNT tỉnh Sóc Trăng mà tác giả trình bảy ở trên có vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động GDHN tại các trường THCS DTNT, mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vận dụng các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng khơi dậy và phát huy các nguồn lực cơ bản của nhà trường góp phần ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo học sinh người dân tộc thiểu số ở các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở Sóc Trăng theo mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục đã đề ra.

3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp‌

Các biện pháp quản lý hoạt động GDHN được tác giả nêu ra ở trên chính là các yếu tố khách quan có tác dụng thúc đẩy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động tổ chức GDHN cho học sinh. Mỗi biện pháp đều có ý nghĩa và vai trò quan trọng riêng, nhằm tác động mạnh mẽ vào quá trình giáo dục nói chung và giáo dục hướng nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình tác động các biện pháp không thể tách rời độc lập nhau mà chúng có mối quan hệ thống nhất với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Biện pháp tăng cường tuyên truyền về công tác giáo dục hướng nghiệp cho lực lượng giáo dục tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú là biện pháp quan trọng hàng đầu đóng vai trò nền tảng cho các biện pháp khác, bởi vì bản thân mỗi lực lượng giáo dục là một chủ thể của hoạt động nhận thức, do đó họ cần phải tự giác, tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động GDHN cho học sinh mới có hiệu quả. Nếu người làm công tác GDHN không nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa thì mọi biện pháp khác đều vô nghĩa.

Biện pháp tăng cường đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường đây là biện



pháp sau khi lực lượng giáo dục nhận thức đầy đủ về công tác hướng nghiệp cho học sinh thì yêu cầu cấp thiết nhất đối với giáo viên là đổi mới nội dung lồng ghép GDHN theo hướng phát huy năng lực của học sinh thông qua các môn học, trong quá trình lên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp, học sinh sẽ tích cực hoá các hoạt động đây là tiền đề rất quan trọng thúc đẩy tính tự giác, tìm tòi sáng tạo và rèn luyện kỹ năng để phù hợp với sở thích và năng lực của mình.

Các trường THCS dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng có nhiệm vụ nuôi và dạy con em người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, các em chủ yếu sống ở trường nhiều hơn ở gia đình, sau khi được các lực lượng giáo dục nhận thức đầy đủ về công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh thì lực lượng này cần tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình để thống nhất nhằm xác định năng lực của học sinh từ đó định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi các em tốt nghiệp THCS để các em có cơ sở khoa học để chọn nghề trong tương lai, phù hợp với nhu cầu lao động trong xã hội.

Ngoài ra còn có các biện pháp rất quan trọng nữa đó là tăng cường công tác quản lí cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và kiểm tra, đánh giá kết về công tác GDHN cho học sinh, đây là những biện pháp có tác dụng tích cực đối với hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDHN nói riêng của nhà trường Thông qua kiểm tra, đánh giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng làm công tác giáo dục hướng nghiệp hình thành động cơ, thái độ, thói quen, tinh thần trách nhiệm cao, giúp học sinh có năng lực xác định nghề nghiệp cho bản thân. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên có cơ hội kiểm nghiệm việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, trên cơ sở đó sẽ lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để tổ chức các hoạt động giáo dục chung cho toàn trường.

Tóm lại, sáu biện pháp quản lí hoạt động GDHN cho học sinh tại các trường THCS DTNT ở tỉnh Sóc Trăng mà tác giả trình bảy ở trên có vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động GDHN cho học sinh các trường THCS DTNT, mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thúc



đẩy nhau cùng phát triển. Thực hiện tốt các biện pháp quản lí trên sẽ có tác dụng khơi dậy và phát huy các nguồn lực cơ bản góp phần ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục cho người dân tộc thiểu số ở các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của Sóc Trăng theo mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục đã đề ra.

3.4. Sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất‌

3.4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp‌

Mục đích khảo sát

Việc khảo sát nhằm 2 mục đích chính:

Tìm hiểu tính cần thiết của các biện pháp đề xuất và tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDHN tại các trường THCS DTNT ở tỉnh Sóc Trăng.

Trên cơ sở đó giúp tác giả điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được CBQL cà GV đánh giá cao.

Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lí các trường THCS DTNT : 12 người; Giáo viên các trường THCS DTNT: 30 người; Tổng cộng có 42 người.

Nội dung khảo sát

- Các biện pháp được đề xuất có thật sự cần thiết trong việc quản lí hoạt động GDHN tại các trường THCS DTNT ở tỉnh Sóc Trăng không?

Trong điều kiện hiện nay, các biện pháp quản lí hoạt động GDHN tại các trường THCS DTNT ở tỉnh Sóc Trăng có khả thi không?

Phương pháp khảo sát

Trao đổi bằng bảng hỏi với 03 mức độ đánh giá:

- Không cần thiết; phân vân; cần thiết.

- Không khả thi; phân vân; khả thi.

3.4.2. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất‌

Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lí luận và phân tích thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động GDHN tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đề ra 6 biện pháp quản lí cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDHN ở các nhà trường. Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề



xuất, chúng tôi kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDHN tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng bằng phương pháp xin ý kiến của các cán bộ quản lí, giáo viên trong các trường THCS DTNT ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Khảo sát được thực hiện bằng cách trưng cầu ý kiến của 42 CBQL, GV các trường PTDTNT của Tỉnh về các biện pháp quản lí HĐGDHN ở các trường trung học cơ sở dân tộc trú ở tỉnh Sóc Trăng mà luận văn đã đề xuất; trực tiếp trao đổi với một số CBQL và GV xung quanh các nội dung khảo nghiệm và sử dụng toán thống kê để tổng hợp, phân tích kết quả khảo nghiệm.

Phiếu trưng cầu ý kiến về tính cần thiết có 3 mức độ: không cần thiết, phân vân, cần thiết; đánh giá tính khả thi có 3 mức độ: không khả thi, phân vân, khả thi.

Quy ước mã hóa số liệu: (3-1): 3= 0,66

Bảng 3.1. Quy ước mã hóa số liệu


Không

cần thiết

Phân vân

Cần thiết

Không khả

thi

Phân

vân

Khả thi

1 đến 1.66

Trên 1.66

đến 2.32

Trên 2.32

1 đến 1.66

Trên 1.66

đến 2.32

Trên 2.32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 14

- Phân tích kết quả khảo sát

Sau khi đã đưa ra các biện pháp quản lí HĐGDHN ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú ở tỉnh Sóc Trăng. Để tiến hành đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL chủ chốt và GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng có kết quả như sau.

Biện pháp 1: Tăng cường tuyên truyền về công tác giáo dục hướng nghiệp cho lực lượng giáo dục tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Bảng 3.2. Tăng cường tuyên truyền về công tác GDHN



STT


Các biện pháp

Tính cần thiết

Tính khả thi

%

Cần thiết

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

%

Khả thi

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí