Mức Độ Thực Hiện Và Mức Độ Đáp Ứng Yêu Cầu Của Nội Dung Gdhn



Bảng 2.4. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu của nội dung GDHN



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Mức độ đáp

ứng yêu cầu

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng


1

Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống

nghề nghiệp gia đình


2.38


0.775


2


2.01


0.594


5


2

Tìm hiểu thông tin một số nghề ở địa

phương


2.21


0.470


5


2.33


0.473


1

3

Thông tin thị trường

lao động

2.08

0.575

6

2.13

0.465

4


4

Tìm hiểu hướng đi

sau khi tốt nghiệp THCS dân tộc nội trú


2.23


0.607


4


2.01


0.636


5

5

Tổ chức tư vấn hướng

nghiệp

2.30

0.513

3

2.15

0.485

3

6

Lập kế hoạch nghề

nghiệp tương lai

2.56

0.594

1

2.25

0.586

2

Trung bình chung

2.29


2.14


Khoảng điểm số

Thỉnh thoảng

Đáp ứng một phần

yêu cầu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 9

Căn cứ vào kết quả khảo sát, người nghiên cứu nhận thấy phần mức độ thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp chỉ được thực hiện ở mức độ vừa phải. Điểm trung bình chung của khảo sát là 2.29 điểm số này tương ứng với mức chia khoảng thỉnh thoảng. Điều này cho thấy hiện nay các trường thực hiện những nội



dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh chưa thực sự tốt. Nội dung hướng nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp của các em. Thông qua các nội dung giáo dục hướng nghiệp học sinh có thể nhận thức được năng lực của bản thân phù hợp như thế nào đối với các yêu cầu của nghề nghiệp mà các em có dự định lựa chọn. Ngoài ra cũng thông qua hoạt động này mà học sinh có thể xác định được nhu cầu sử dụng lao động của nghề mà các em sẽ chọn. Đó là những yếu tố mà nội dung giáo dục hướng nghiệp cần định hình cho học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động này. Nhưng kết quả khảo sát cho thấy các nội dung này chỉ được thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng. Mức độ này chưa thể có những tác động sâu sắc và đầy đủ đến nhận thức chọn nghề của học sinh hiện nay.

Phần mức độ đáp ứng yêu cầu có điểm trung bình là 2.14 điểm số này nằm trong khoảng đáp ứng một phần yêu cầu. Từ kết quả của phần mức độ thực hiện đã phân tích ở trên cho thấy mức độ đáp ứng yêu cầu các nội dung giáo dục hướng nghiệp hiện nay tại các trường dân tộc nội trú thì kết quả khảo sát đáp ứng yêu cầu là hoàn toàn hợp lý. Với việc thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp như hiện nay thì hiệu quả của công tác này sẽ chưa thực sự làm cho học sinh hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn nghề cho bản thân thông qua công tác giáo dục và tư vấn tại nhà trường. Đây là yếu tố mà các nhà quản lý và giáo viên cần chú ý, nhằm nâng cao và cải thiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp cho các em.

Kết quả khảo sát bảng 2.4 cho thấy có những kết quả trong hoạt động giáo dục đáng ghi nhận như nội dung giáo dục nhằm giúp học sinh tìn hiểu được năng lực của bản thân đối với nghề nghiệp các em lựa chọn. Kết quả của mức độ đáp ứng yêu cầu nội dung tìm hiểu thông tin một số nghề ở địa phương có chuyển biến tích cực. Từ đó giúp học sinh lập kế hoạch học tập rèn luyện nhằm phấn đấu phù hợp với các yêu cầu nghề nghiệp mà các em định lựa chọn. Tuy nhiên còn có một số nội dung giáo dục hướng nghiệp hiện nay được thực hiện chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Cần có những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường triển khai các nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau trong các hoạt động của nhà trường, để đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp đến với các em một cách thiết thực nhất.



Đối với Nội dung giáo dục hướng nghiệp qua các ý kiến những người trực tiếp giảng dạy hướng nghiệp là Hiệu trưởng và GV của 4 trường được hỏi đều có chung ý kiến là: Đa số các trường hiện nay nội dung giảng dạy môn hướng nghiệp chủ yếu theo sách giáo viên môn hướng nghiệp 9, dạy theo 9 chủ đề trong sách với thời lượng 1 tiết/ tháng, GV cho rằng chưa nắm vững chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp, thông tin về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước chưa kịp thời, nhu cầu về thị trường lao động đa số giáo viên không nắm rõ, GV ít tìm hiểu về hoàn cảnh và truyền thống nghề nghiệp của gia đình học sinh, quá trình lập kế hoạch nghề nghiệp tương lai của học chưa có cơ sở khoa học, tổ chức định hướng nghề và tư vấn nghề cho học sinh chưa đi vào chiều sâu, tổ chức cho HS khối 9 đi tham quan các cơ sở dạy nghề và trường TCCN chưa được thường xuyên.

2.3.3. Hình thức giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc mang lại hiệu quả cho hoạt động này. Nếu các hình thức được vận dụng một cách sáng tạo, phong phú và đa dạng thì hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp sẽ được nâng cao rất nhiều. Dưới đây là kết quả khảo sát hiệu quả của việc vận dụng hình thức vào GDHN cho học sinh.



Bảng 2.5. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu của hình thức GDHN cho HS (khảo sát CBQL&GV cùng học sinh)


STT


Các hình thức

Mức độ thực hiện

Mức độ đáp

ứng yêu cầu

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

1

Lồng ghép vào

môn học

CBQL

2.35

0.479

1

2.24

0.582

3

HS

1.73

0.717

4

2.12

0.774

1


2

Lồng ghép vào

tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp

CBQL

2.15

0.66

3

2.36

0.622

1

HS

1.89

0.723

3

1.80

0.761

4


3

Lồng ghép vào

hoạt động của Đoàn Thanh niên

CBQL

2.02

0.508

4

2.35

0.479

2

HS

2.03

0.694

2

2.00

0.786

3


4

Lồng ghép vào

hoạt động ngoài giờ lên lớp

CBQL

2.24

0.567

2

2.15

0.66

4

HS

2.05

0.826

1

2.09

0.732

2

Trung bình chung

CBQL

2.19


2.28


HS

1.92

2.00

Khoảng điểm số

CBQL

Thỉnh thoảng

Đáp ứng một phần

yêu cầu

HS

Phần mức độ thực hiện có điểm trung bình chung là 2.19 điểm số này chỉ tương đương mức độ lựa chọn thỉnh thoảng. Nghĩa là các hình thức mà người nghiên cứu khảo sát được sử dụng không thường xuyên và mức độ đáp ứng yêu cầu chỉ ở mức Đáp ứng một phần yêu cầu. Hình thức được sử dụng nhiều nhất là lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào các môn học tuy nhiên hiệu quả của hình thức này nhận được là không cao, điểm trung bình khảo sát chỉ 2.24. Đây là hình thức được các giáo viên quan tâm sử dụng nhiều vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức này



thì các nội dung cần chuyển tải của hoạt động giáo dục hướng nghiệp bị phụ thuộc vào thời lượng của môn học chính và phụ thuộc vào sự quan tâm của giáo viên bộ môn. Nên đây là hình thức được vận dụng nhiều nhưng hiệu quả mang lại không đáng kể. Ngoài ra, nội dung lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm có kết quả thực hiện khá cao TB = 2.36 mặc dù mức độ thực hiện theo đánh giá là không nhiều.

Kết quả khảo sát bảng 2.5 cho thấy các hình thức giáo dục hướng nghiệp được giáo viên và các bộ phận liên quan sử dụng hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung giáo dục hướng nghiệp và hiệu quả của các hình thức này còn có những hạn chế nhất định. Các nhà quản lý, giáo viên cần vận dụng những hình thức giáo dục hướng nghiệp một cách cụ thể và có hiệu quả hơn nhằm giúp các em lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân.

Bảng 2.5 là kết quả khảo sát học sinh về mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu về các hình thức giáo dục hướng nghiệp hiện nay. Kết quả khảo sát cho thấy các hình thức giáo dục hướng nghiệp đang thực hiện được học sinh đánh giá không cao. Đặc biệt là lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp vào các môn học. Kết quả đánh giá nội dung này trung bình chỉ 1.73 nghĩa là theo các em sự lồng ghép giáo dục hướng nghiệp vào các môn học chỉ được giáo viên thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng. Tuy nhiên, hiệu của của của sự lồng ghép giáo dục hướng nghiệp lại khá cao TB =

2.12. Nội dung lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm cũng có kết quả tương tự TB

= 1.89 tương ứng với mức độ thực hiện ở mức thỉnh thoảng.

Từ kết quả khảo sát bảng 2.5 người nghiên cứu nhận thấy các hình thức giáo dục hướng nghiệp hiện nay được thực hiện với mức độ chưa cao, kết quả đạt được chưa phù hợp với vai trò của môn học đối với sự tác động vào nhận thức lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.

Ông HT2 trường THCS dân tộc nội trú huyện Mỹ Xuyên hiện nay cho biết giáo dục hướng nghiệp ở trường giáo viên có thực hiện theo các hình thức lồng ghép giáo dục hướng nghiệp qua các môn văn hoá (môn vật lí, môn sinh học, môn công nghệ, môn hóa học, giáo dục hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông, giáo dục hướng nghiệp qua sinh hoạt hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá.



Tùy theo môn có môn lồng ghép nhiều như (Học nghề phổ thông, Môn sinh học, môn công nghệ) có môn lồng ghép ít là những môn còn lại. Giáo viên là lực lượng trực tiếp có ảnh hưởng rất lớn để định hướng nghề cho học sinh thế nhưng hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao nhiều giáo viên ít hoặc không quan tâm đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường chỉ phó thác cho giáo viên chủ nhiệm.

GVCN ở các trường có chung ý kiến là Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan các trường đào tạo nghề, các cơ sở sản xuất truyền thống tại địa phương chưa thường xuyên, Giáo dục hướng nghiệp lại nặng sách vở, hình thức, nên học sinh không có được trải nghiệm.

2.3.4. Phương pháp giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

Phương pháp giáo dục hướng nghiệp đóng vai trò rất qua trọng trong việc chuyển tải các nội dung. Học sinh chỉ có thể hiểu và nhận thức đúng đắn các nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua các phương pháp dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhận thức được các yêu cầu của hoạt động định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Bảng 2.6 là kết quả khảo sát về mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu các phương pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu của các phương pháp GDHN


STT


Các phương pháp

Mức độ thực hiện

Mức độ đáp

ứng yêu cầu

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

1

Phương pháp đàm

thoại

2.32

0.762

3

2.18

0.485

8

2

Phương pháp

thuyết trình

2.21

0.406

6

2.24

0.582

5



STT


Các phương pháp

Mức độ thực hiện

Mức độ đáp

ứng yêu cầu

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

3

Phương pháp giải

quyết vấn đề

2.09

0.596

9

2.36

0.622

1

4

Phương pháp nhóm

nhỏ

2.20

0.591

7

2.35

0.479

2

5

Phương pháp trực

quan

2.25

0.524

5

2.15

0.66

9

6

Phương pháp nêu

gương

2.55

0.580

1

2.02

0.508

10

7

Phương pháp trách

phạt

2.44

0.662

2

2.24

0.567

5

8

Phương pháp kể

chuyện

2.01

0.580

11

2.33

0.616

3

9

Phương pháp giao

việc

2.32

0.467

3

2.3

0.606

4

10

Phương pháp thi

đua

2.15

0.546

8

2.02

0.508

10

11

Phương pháp luyện

tập thói quen

2.03

0.615

10

2.24

0.567

5

Trung bình chung

2.23


2.22


Khoảng điểm số

Thỉnh thoảng

Đáp ứng một phần yêu cầu

Kết quả khảo sát hai nội dung về các phương pháp sử dụng trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho thấy, đa số các phương pháp người nghiên cứu khảo sát đều được sử dụng. Nhưng mức độ sử dụng không cao dẫn đến hiệu quả của các phương pháp còn



nhiều hạn chế. Điểm trung bình chung của phần mức độ thực hiện là 2.23 điểm số này nằm trong khoang chia khoảng ở mức độ sử dụng các phương pháp là thỉnh thoảng. Như vậy, có thể thấy quá trình thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp, giáo viên và các bộ phận liên quan vận dụng nhiều phương pháp khác nhau, chứ không chú tâm vào sử dụng một phương pháp cụ thể nào cả. Cách vận dụng này có điểm lợi thế là cách thức chuyển tải phong phú, đa dạng phù hợp với nhiều đặc điểm nhận thức của đối tượng, nhưng cũng có nhiều nhược điểm là mất thời gian và không có phương pháp nào được sử dụng khi phương pháp đó thực sự có hiệu quả cao. Với mức độ vận dụng các phương pháp như khảo sát của bảng 2.6 người nghiên cứu cho rằng các phương pháp nên được sử dụng một cách linh hoạt tùy vào từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Giáo viên nên chú trọng vận dụng một phương pháp khi xác định đó là phương pháp có hiệu quả nhất. Nội dung khảo sát mức độ thực hiện các phương pháp ở bảng 2.6 cho thấy phương pháp nêu gương thường được giáo viên sử dụng nhất điểm trung bình 2.55. Đây là phương pháp hiệu quả nếu biết vận dụng một cách sáng tạo. Học sinh sẽ dễ cảm nhận hơn nếu đó là những con người thật việc thật. Phương pháp ít sử dụng nhất là phương pháp kể truyện, điểm trung bình 2.01 điểm số khá thấp cho thấy sự vận dụng phương pháp này không được thường xuyên khi tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng yêu cầu có sự tương quan với mức độ khảo sát. Điểm trung bình chung của các nội dung này là 2.22 điểm số này tương ứng với khoảng lựa chọn đáp ứng một phần yêu cầu về các phương pháp sử dụng và khá tương đồng với điểm số 2.23 của phần mức độ thực hiện. Như vậy, mức độ đáp ứng yêu cầu của các phương pháp sử dụng trong khi giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hoàn toàn phù hợp với mức độ vận dụng phương pháp trong hoạt động này.

Từ kết quả khảo sát bảng 2.6 người nghiên cứu nhận thấy; đa số các giáo viên đều vận dụng các phương pháp tương đối đa dạng vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng yêu cầu của các phương pháp còn nhiều hạn chế và chưa mang lại kết quả cao.

Ông HT2 trường THCS dân tộc nội trú huyện Long Phú cho biết thêm ở trường hiện nay tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giảng dạy môn hướng nghiệp

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí