Đối Với Các Cơ Quan Quản Lí Nhà Nước Về Giáo Dục Hướng Nghiệp


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ‌

1. Kết luận‌

Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý luận về quản lí hoạt động GDHN ở trường THPT, trong đó đã trình bày các khái niệm, các cơ sở lý thuyết cũng như đã phân tích các nội dung, chương trình, phương pháp GDHN theo quy định và xu hướng phát triển, đổi mới hiện nay. Trên cơ sở lý luận đó, tác giả đã vận dụng làm cơ sở của việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý GDHN ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.

Thực trạng quản lí công tác quản lý GDHN ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long đã được mô tả qua các khía cạnh từ nhận thức, đến việc xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động GDHN đến mức độ đạt mục tiêu GDHN đã được phân tích đánh giá cũng như hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, huy động xã hội hóa GDHN ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long chưa cao. Trong đó đã làm rõ giả thuyết ban đầu là công tác quản lý hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp đề ra, nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng hoạt động GDHN của CBQL (đạt 84%) và Giáo viên (đạt 82%), vẫn còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đạt 91%), tổ chức chỉ đạo (tỷ lệ tổ chức giảng dạy theo kế hoạch đạt 75%), công tác kiểm tra đánh giá thực hiện chưa đầy đủ (chưa đánh giá của học sinh bằng phiếu khảo sát để so sánh với tiêu chuẩn hay phương pháp kiểm tra đánh giá cụ thể xác thực mang lại kết quả rõ rệt). Kết quả mức độ đạt mục tiêu GDHN đã được phân tích đánh giá ở mức đạt khá, chưa đạt được mức độ hiệu quả tốt nhất do chưa có biện pháp quản lí hoạt động GDHN phù hợp và hiệu quả.

Căn cứ trên những nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài đã xây dựng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long như sau:


- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp, quản lý hướng nghiệp, cha mẹ, học sinh và các lực lượng giáo dục khác.

- Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp trong trường THPT.

- Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Tổ chức tư vấn nghề cho học sinh trong các trường THPT.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác hướng nghiệp và thực hiện tốt xã hội hóa hoạt động GDHN.

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 14

- Tăng cường trách nhiệm quản lí của hiệu trưởng về giáo dục hướng nghiệp

Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp cho thấy đa số các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Đây là cơ sở bước đầu khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất trên.

2. Khuyến nghị‌

2.1. Đối với các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục hướng nghiệp‌

Từ việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lí hoạt động GDHN, chúng tôi xin nêu lên một số kiến nghị như sau:

2.1.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo‌

- Cần phải xây dựng và thực thi một chiến lược, quy hoạch và những kế hoạch cụ thể, đào tạo một cách bài bản ở các trường đại học đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác hướng nghiệp, nhất là các trường sư phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch và triển khai bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ giáo viên đang làm công tác hướng nghiệp trong các trường THPT.

- Tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn khác là một chủ trương


đúng nhưng chưa có cơ chế nào để giám sát, đánh giá việc tích hợp ấy. Đồng thời giáo viên khi dạy tích hợp lại không có hiểu biết về hướng nghiệp nên hiệu quả không cao. Do đó, nên để nguyên nội dung chương trình GDHN và cách tổ chức hoạt động như trước đây (27 tiết/năm) và giao cho giáo viên chuyên trách làm công tác này thì việc nghiên cứu và giảng dạy mới chuyên sâu và hiệu quả.

- Ban hành các văn bản quy định trách nhiệm, quyền lợi cụ thể cho các cơ quan có liên quan đến việc triển khai chương trình giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông (Chương trình phối hợp giữa nhà trường với các trung tậm GDNN-GDTX, các cơ sở sản xuất ở các địa phương…)

- Ban hành cơ chế chính sách, chế độ phù hợp nhằm thúc đẩy công tác GDHN trong nhà trường phổ thông; tuyên truyền nâng cao nhận thức trong toàn thể nhân dân, xã hội hoá công tác hướng nghiệp, lôi cuốn sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác hướng nghiệp.

- Tăng cường hợp tác quốc tế và tiếp thu công nghệ mới về hoạt động hướng nghiệp nhằm kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các nước bạn đã quản lý hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh. Có cơ chế phân luồng mạnh cho học sinh sau THCS để được vào các trường đại học kỹ thuật, nghề nghiệp song song học kiến thức để học sinh có thể đạt trình độ chuyên môn sâu về kỹ thuật, tốt nghiệp là những kỹ sư giỏi, chuyên sâu.

2.1.2. Đối với UBND tỉnh, thành phố‌

Chỉ đạo cho ngành Giáo dục và Đào tạo quy hoạch, lập đề án nhằm nâng cao GDHN ở trường THPT. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông báo đài phát thanh, truyền hình…. thực hiện các chuyên mục tuyên truyền, bổ trợ GDHN như giới thiệu tấm gương khởi nghiệp, giới thiệu ngành nghề địa phương và cả nước,….

Cần quan tâm, xem xét hỗ trợ, duyệt kinh phí xây dựng cho các trường THPT xây dựng phòng tư vấn hướng nghiệp chuyên sâu cho học sinh. Bên


cạnh, cần có biên chế chính thức giáo viên làm công tác hướng nghiệp và đầu tư trang thiết bị phòng tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT. Có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các trường THPT với Trung tâm GDNN-GDTX để hoạt động có hiệu quả.

Chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tăng cường quản lí công tác GDHN để GDHN thực sự là công cụ hướng nghiệp cần thiết và hiệu quả của học sinh.

2.1.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long‌

Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, đặc biệt chú trọng đến công tác GDHN ở địa phương. Tham mưu tích cực với UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm triển khai có hiệu quả các yêu cầu cần và đủ để nâng cao chất lượng GDHN.

Cần quản lý chặt chẽ hoạt động dạy nghề phổ thông và GDHN cho học sinh THPT (kết hợp kiểm tra công tác GDHN trong các lần kiểm tra toàn diện trường).

Chỉ đạo sâu sát về công tác công tác quản lý GDHN đối với Ban giám hiệu trường. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo tăng cường quản lý công tác GDHN để GDHN thực sự là công cụ hướng nghiệp cần thiết và hiệu quả của học sinh. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện để chỉ đạo uốn nắn kịp thời.

2.2. Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh‌

2.2.1. Đối với Ban Giám hiệu các trường THPT‌

Cần tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phòng tư vấn hướng nghiệp và đầu tư trang thiết bị phòng tư vấn hướng nghiệp đầy đủ.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của giáo viên ý nghĩa và tầm quan trọng hoạt động GDHN cho học sinh. Xây dựng kế hoạch và thường xuyên kết hợp kiểm tra hoạt động chuyên môn với kiểm tra việc thực hiện GDHN ở nhà trường.


Trong trường hợp chưa có giáo viên được đào tạo chính quy về công tác hướng nghiệp, cần phân công giáo viên chuyên trách và tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên làm công tác GDHN. Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm GDHN ở các đơn vị bạn.

Đổi mới phương pháp dạy học hướng nghiệp qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, giúp học sinh tiếp thu sinh động, nhớ lâu hơn. Cập nhật thường xuyên các thông tin phục vụ công tác GDHN.

Có chế độ khen thưởng, khuyến khích động viên kịp thời giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp.

2.2.2. Đối với Trung tâm GDNN- GDTX‌

Phối kết hợp chặt chẽ với các trường THPT trên địa bàn để tổ chức tốt việc dạy nghề và hướng nghiệp cho học sinh. Đồng thời, kết hợp để phân luồng mạnh cho học sinh sau tốt nghiệp THCS.

Tham mưu với UBND thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo giúp đỡ để trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy cho đầy đủ, hiện đại, nhất là việc trang bị các thiết bị đo, các phần mềm, … phục vụ công tác tư vấn hướng nghiệp. Bên cạnh, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục.

2.2.3. Đối với các tổ chức đoàn thể và các lực lượng xã hội‌

Các tổ chức đoàn thể, đoàn thanh niên đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền tư vấn nghề cho thanh thiếu niên qua các buổi sinh hoạt đoàn, đội, tham quan dã ngoại ….

Lực lượng xã hội khác: nghệ nhân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề hỗ trợ tư vấn thanh thiếu niên cũng như tạo điều kiện cho các em tham quan và tìm hiểu nghề nghiệp trong tương lai. Có cơ chế nhận học sinh học giỏi ngay khi các em còn ở ghế nhà trường (năm cuối) để khuyến khích các em, đồng thời cũng hạn chế chi phí tuyển dụng doanh nghiệp.

2.2.4. Đối với gia đình học sinh‌

Thấu hiểu con em mình, luôn sẵn sàng hỗ trợ tạo điều kiện cho học


sinh có cơ hội tham gia học tập, tham quan theo kế hoạch GDHN của nhà trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn đồng hành với nhà trường quản lý tốt GDHN học sinh giúp các em định hướng ngành nghề phù hợp theo học lực, theo nguyện vọng và sở trường của mình; không áp đặt các em theo ý muốn của cha mẹ học sinh mà để các em lựa chọn theo định hướng của gia đình và hiệu quả hướng nghiệp của nhà trường./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. (2013). Nghị quyết số 29 -NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo. Hà Nội: Nxb Đại học quốc gia.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2013). Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11, 12; Đổi mới Giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học; Giáo dục hướng nghiệp qua giáo dục nghề phổ thông; Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớn học sinh cấp trung học phổ thông, Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006). Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông; Chỉ thị số 33/2003/CT- BGDĐT về việc “Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông”; Hướng dẫn tổ chức thực hiện môn Công nghệ, hoạt động giáo dục hướng nghiệp và hoạt động giáo dục nghề phổ thông năm học 2009- 2010 - Ban hành theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH số 7475/BGDĐT- GDTrH.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. (2006). Nghị định số 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục 2005.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. (2012). Quyết định số 711/QĐ- TTg về Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.

Đặng Bá Lãm, Nguyễn Tiến Hùng. (2012). Quản lí giáo dục ở nước ta trong bối cảnh phát triển kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, Tập bài giảng dành cho NCS. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Đoàn Chi (chủ biên). (1990). Sinh hoạt hướng nghiệp 10. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Lê Vân Anh. (1982). Một số ý kiến của N.C.Krupskaia về hướng nghiệp;


(1999). Vấn đề phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Hà Nội: Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2.

Lưu Xuân Mới, Phan Văn Sơn. (2000). Suy nghĩ về việc củng cố và phát triển hệ thống trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Hà Nội: Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.

Mạc Văn Trang. (2005). Giáo dục thái độ nghề nghiệp, một vấn đề cấp bách trong đào tạo nguồn nhân lực. Hà Nội: Tạp chí Giáo dục.

Ngô Đình Qua. (2006). Tài liệu nghiên cứu khoa học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hữu Châu. (2008). Chất lượng giáo dục. Những vấn đề lí luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Nguyễn Minh Đường. (2009). Liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp - Một xu thế thời đại. Tạp chí Khoa học giáo dục.

Nguyễn Thị Minh Hòa. (2007). Hướng nghiệp cho học sinh và vấn đề sử dụng nguồn nhân lực. Tạp chí khoa học giáo dục.

Nguyễn Tiến Đạt. (2007). Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới. Hà Nội: Nxb Giáo dục tập 1,2.

Nguyễn Tiến Hùng. (2010). Lí luận và thực tiễn phát triển hệ thống chịu trách nhiệm giáo dục. Tạp chí Khoa học giáo dục.

Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền. (2004). Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới. Nxb Đại học sư phạm.

Parsons, Frank. (1909). Choosing a vocation, Boston: Houghton Mifflin.

Phạm Huy Thụ. (1996). Hoạt động Lao động Hướng nghiệp của học sinh phổ thông Việt Nam, trường Cán bộ quản lí Giáo dục và Đào tạo.

Phạm Minh Hạc. (1999). Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Phạm Tất Dong (chủ biên) - Đặng Danh Ánh - Trần Mai Thu. (2006). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023