Phát Triển Bền Vững Về Kinh Tế Đối Với Vùng Có Kcn


Chiyoda

Trong n c

và xu t kh u

Kane

Package

(KCNTL)

SWCC

(KCNTL)

Canon

(KCNTL)

Japan Seidai

(KCNNB)

Packer processing (KCNTL)

Sato

Spindex

(KCNNB)

(KCNTL)

(*)Ghi chú: - KCNTL: KCN Thăng Long

- KCNNB: KCN Nội Bài

Sơ đồ 2.4: Liên kết Canon và các doanh nghiệp khác trong KCN Thăng Long

Mặc dù vậy, trong số 29 KCN đã đi vào hoạt động của 51 KCN vùng KTTĐBB thì những mô hình liên kết cao như vậy chưa nhiều, đa số các KCN còn lại đều được xây dựng theo mô hình KCN tổng hợp giống như KCN Sài Đồng B, với rất nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Ngoại trừ một số ít nhà máy trong KCN này có mối liên kết như Orion-metal, Orion-Hanel, Daewoo-Hanel, Sil-Hanel… hầu hết các sản phẩm sản xuất trong KCN là các mặt hàng không liên quan đến nhau như: may mặc, thức ăn gia súc, sản xuất đồ trang sức, bánh kẹo… nên không thể hợp tác, phát huy được sức mạnh hợp tác của các doanh nghiệp. Nguyên nhân là do mục tiêu chính của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN là thu hút đầu tư càng nhanh càng tốt để nâng cao hiệu quả tài chính nên các doanh nghiệp trong mỗi KCN có thể thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, rất khó tạo liên kết kinh tế hoặc phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp trong cùng KCN.

Bài học từ hai mô hình KCN của Hà Nội cho thấy hiệu quả của mô hình KCN chuyên ngành hơn hẳn so với KCN tổng hợp. Cụ thể KCN Thăng Long được


xây dựng theo mô hình KCN chuyên ngành (máy móc, điện tử) đã chứng minh được hiệu quả kinh tế khi các doanh nghiệp đa phần đều có tình hình sản xuất ổn định, doanh thu ngày càng cao, thu hút được các dự án đầu tư lớn. Các doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các sản phẩm có thể cung cấp trao đổi với nhau (như ở sơ đồ trên). Mối quan hệ này sẽ giúp cho các các doanh nghiệp tạo được liên kết trong sản xuất, không những tiết kiệm chi phí sản xuất vì các công ty trong cùng KCN không phải tốn nhiều chi phí vận chuyển, mà còn kết hợp được sức mạnh hợp tác của các doanh nghiệp vì sự phát triển của mỗi doanh nghiệp trong chuỗi này đều có liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp còn lại; các công ty vệ tinh cung cấp thiết bị tốt, sẽ góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm công ty mẹ, và ngược lại sản phẩm của công ty mẹ tiêu thụ tốt lại thúc đẩy sự phát triển của các công ty vệ tinh.

k. Các chỉ số đánh giá tính hấp dẫn của KCN

Dựa trên kết quả điều tra của tác giả tại Diễn đàn phát triển Việt Nam [84], 2006 với các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN của Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và một số tỉnh phía Nam về về mức độ thỏa mãn các dịch vụ và điều kiện hoạt động trong các KCN, tác giả đã có một số điều chỉnh nhất định cho phù hợp với tình hình hiện tại năm 2009; trong đó kết quả được đánh giá thể hiện sự hài lòng của các doanh nghiệp với các tiêu chí cụ thể, được tính theo thang điểm từ 1 đến 5, với mức ý nghĩa: 1= Rất kém; 2 = kém; 3 = trung bình; 4 = khá; 5 = rất tốt. Nghĩa là, với điểm số càng cao, chứng tỏ mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ mà KCN cung cấp càng cao, và ngược lại. Kết quả này cho thấy:

(i) Chất lượng cấp điện (đánh giá dựa trên cả số lần bị cắt điện và cường độ dòng điện) cho thấy các doanh nghiệp tại Hà Nội đánh giá chất lượng cung cấp điện trong các KCN Hà Nội chỉ đạt 3,25 điểm. Hà Nội cùng với Hải Dương là hai địa phương các doanh nghiệp đánh giá chất lượng thấp nhất. Tuy nhiên, Bắc Ninh và Hưng Yên lại được các doanh nghiệp đánh giá tiêu chí này khá cao. Mặc dù vậy, có thể thấy với số điểm đạt được, chất lượng điện các tỉnh vùng KTTĐBB nói chung


chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình và khá.


Cấp điện Cấp nước

5,0

4,5

4,0

4,3

4,0

4,0

4,0

4,0

3,5

3,5

3,0

2,5

2,0

1,5

1,0

0,5

0,0

3,3

3,3

3,7

3,7

3,0

2,7

3,0

2,7

3,0

TP. HCM Đồng Nai Hải Hà Nội BR-VT Hưng Bình Đà Nẵng Bắc Ninh Dương Yên Dương


Hình 2.10: Đánh giá của các doanh nghiệp trong KCN về chất lượng cấp

điện và nước sản xuất


(ii) Chất lượng cấp nước trong các KCN của Hà Nội và Hưng Yên được các doanh nghiệp đánh giá khá cao, với mức 4,0 điểm. Tuy nhiên, Hải Dương lại bị đánh giá thấp với 2,7 điểm. Tính chung 4 tỉnh vùng KTTĐBB là 3,6; phía Nam cũng chỉ đạt 3,33 do chất lượng nước cung cấp chưa ổn định; nhiều trường hợp, thời điểm, KCN không đủ nước cung cấp cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN.

(iii) Chất lượng các dịch vụ hạ tầng trong các KCN vùng KTTĐBB nói chung được đánh giá khá cao. Trong đó, Hà Nội được các doanh nghiệp đánh giá cao 4,4 điểm, cao nhất cả nước trong khi chỉ tiêu này bình quân đối với các địa phương khác phía Bắc là 3,78, cao hơn so với các địa phương phía Nam với mức bình quân là 3,33. Cụ thể chúng ta xem hình 2.11 dưới đây:


5,0

4,5

4,0

3,5

3,0

2,5

2,0


4,4

4,0 4,0 4,0


3,0 3,4 3,7

2,5 2,3 2,7

2,0 2,3


4,0


4,3


3,7


3,0


1,5

1,0

2,0 2,3 2,5 3,0 3,0 3,0

3,0

3,3 3,3

0,5



0,0




BR-VT Hải Hà Nội TP. HCM Đồng Nai Bình

Đà Nẵng Bắc Ninh Hưng Yên


Dương Dương



Năng lực các ngành CN phụ trợ Hạ tầng trong KCN


Hạ tầng ngoài KCN



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững - 15


Hình 2.11: Đánh giá của các doanh nghiệp về Hạ tầng trong và ngoài KCN


(iv) Chất lượng hạ tầng ngoài KCN vùng KTTĐBB nói chung lại bị các doanh nghiệp đánh giá khá thấp, với kết quả 3,4, trong đó thấp nhất là Hải Dương 2,3 và Hà Nội 3,4. Mặc dù vậy kết quả này vẫn đạt cao hơn so với các địa phương vùng KTTĐPN với mức bình quân là 2,8 và Đà Nẵng là 3,4. Điều này cho thấy chất lượng hạ tầng ngoài KCN vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của các doanh nghiệp và cần được tiếp tục cải thiện. Điều này có thể nhận thấy qua sự quá tải về giao thông bên ngoài KCN trong giờ cao điểm; các dịch vụ xã hội cũng chưa theo kịp với đòi hỏi của người lao động, doanh nghiệp làm việc, kinh doanh trong các KCN Hà Nội.

(v) Năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ được coi là một trong các khâu yếu lớn nhất trong mắt các nhà sản xuất lớn về môi trường đầu tư nước ta nói chung. Điều này cũng được thể hiện trong kết quả điều tra này. Theo đó, năng lực của các ngành công nghiệp hỗ trợ các địa phương vùng KTTĐBB bị đánh giá khá thấp, đặc biệt là Hải Dương (2,3) và Hà Nội (2,5) và cao hơn là 2 tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên đều có chung kết quả là 3,3. Kết quả trên cũng khá tương đồng với các tỉnh khác thuộc khu vực phía Nam là Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai đều có


chung kết quả là 3,0.


(vi) Về khả năng tuyển dụng lao động qua đào tạo, điều tra của tác giả cho thấy đánh giá của các nhà đầu tư trong các KCN vùng KTTĐBB nói chung về chỉ số này không cao (hình 2.12). Trong đó, được đánh giá cao nhất là KCN của Bắc Ninh và Hải Dương cũng chỉ đạt điểm 3,7 và 3,6; trong khi Hà Nội là 3,1 và Hưng Yên là 2,7. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy việc tuyển dụng lao động qua đào tạo ở vùng KTTĐBB nói chung vẫn còn thuận lợi hơn so với các KCN vùng KTTĐPN. Điều này cũng phản ánh đúng tình trạng thiếu hụt lao động ở các tỉnh phía Nam trước khủng hoảng kinh tế, nơi có nhu cầu lao động rất lớn vượt quá khả năng về cung.

Hình 2.12 cũng cho thấy đánh giá của các doanh nghiệp về khả năng tuyển dụng lao động qua đào tạo ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM là không cao, thậm chí thấp hơn 1 số tỉnh khác trong khi đây là 2 trung tâm lớn nhất của cả nước về đào tạo, là nơi có nhiều trường đào tạo nghề, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Điều này có thể được hiểu là do các doanh nghiệp ở KCN Hà Nội, TP. HCM sử dụng các công nghệ sản xuất cao hơn nên yêu cầu của họ về chất lượng lao động đã qua đào tạo cũng cao hơn so với các địa phương khác, nơi mà lao động “qua” đào tạo không nhất thiết là lao động có trình độ, tay nghề cao. Lãnh đạo công ty TOHO, một doanh nghiệp chuyên chế tạo khuôn mẫu cho các ngành điện tử và xe máy tại KCN Thăng Long cho biết: “Do doanh nghiệp đầu tư công nghệ khá cao vào sản xuất và trong một thời gian dài không thể tuyển dụng được lao động đáp ứng nhu cầu vận hành hệ thống máy móc, nên Công ty đã phải liên kết với Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mở một số lớp công nhân lành nghề theo chương trình tiên tiến với sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản; các trang thiết bị thực hành và đội ngũ giảng viên của doanh nghiệp và đến từ nước này. Mặc dù vậy, chương trình này mỗi năm cũng chỉ đào tạo được khoảng 5 kỹ sư có thể đáp ứng nhu cầu thực tế của Công ty”. Điều này cho thấy ngay cả với Hà Nội,


trung tâm đào tạo của vùng KTTĐBB, dù có đội ngũ đông đảo lao động qua đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, nhất là đối với lao động có trình độ kỹ thuật cao.


Khả năng tuyển dụng LĐ qua đào tạo Giá nhân công

6,0

5,0

5,0

3,6

3,7

3,7

3,7

4,0

4,3

4,0

3,0

3,0


2,0


1,0

1,5

3,0

3,0

3,7

3,1

2,7

3,0

4,0

3,7

1,5

0,0

TP. Đồng Hải BR-VT Hà Nội Hưng Bình Đà Bắc

HCM Nai Dương Yên Dương Nẵng Ninh


Hình 2.12: Cung về lao động - Đánh giá từ phía các nhà đầu tư


(vii) Về giá nhân công, trên thực tế có sự chênh lệch khá lớn về mức giá tiền công bình quân giữa lao động qua đào tạo và lao động chưa qua đào tạo. Điều tra của tác giả chỉ đề cập đến đối tượng là lao động phổ thông hoặc chỉ qua đào tạo giản đơn. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa Hà Nội và các địa phương khác của vùng KTTĐBB; mức độ hài lòng của các doanh nghiệp trong các KCN vùng KTTĐBB nói chung, ngoại trừ Bắc Ninh đều ở mức 3,6 và 3,7 điểm (hình trên thể hiện: điểm càng cao, giá lao động càng rẻ). Kết quả này dường như thiếu logic vì theo suy luận thông thường giá lao động ở các thành phố lớn như Hà Nội phải cao hơn nơi khác vì các chi phí sinh hoạt ở đây cao hơn. Kết quả điều tra cũng cho thấy nhìn chung giá lao động trong các KCN vùng KTTĐBB có phần thấp hơn so với vùng KTTĐPN.

2.3.2.2. Phát triển bền vững về kinh tế đối với vùng có KCN


a. Đóng góp của KCN vào tăng trưởng kinh tế địa phương


(i) Đóng góp vào GTSX công nghiệp địa phương: Các KCN là động lực lớn thúc đẩy các hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của địa phương nơi nó đứng chân. Xét trên phương diện này có thể thấy về qui mô GTSX công nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN các tỉnh vùng KTTĐBB đã có đóng góp khá lớn vào địa phương mình. Trong đó Hà Nội là địa phương đứng đầu với 3.000 triệu USD; Vĩnh Phúc là 1.697 triệu USD, ít nhất là Quảng Ninh chỉ có 187 triệu USD. Xét về đóng góp trong GDP của Vùng, Hình 2.7 ở trên cho thấy tỷ lệ đóng góp đã tăng lên mạnh mẽ, từ chỗ chỉ chiếm 3,1% GDP vào năm 2000 đã tăng lên 7,94% năm 2004; 18,6% năm 2006 và lên đến 27,6% năm 2008.

Xét các đóng góp của các KCN vào kinh tế địa phương theo đơn vị sử dụng đất, có thể thấy mỗi ha đất KCN của địa phương đem lại GTSX công nghiệp gần 3,5 triệu USD cho Hà Nội, trên 3 triệu USD cho Vĩnh Phúc và thấp nhất là 737 nghìn USD cho Quảng Ninh. Số liệu cụ thể được trình bày tại bảng 2.8.

(ii) Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu: KCN của địa phương vùng KTTĐBB có đóng góp nhiều nhất là Hà Nội với giá trị 1.624 triệu USD và ít nhất cũng là Quảng Ninh với 136 triệu USD (năm 2008). Con số xuất khẩu này chiếm 26,5% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội, 9,2% xuất khẩu của Quảng Ninh và 45,8% giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Phúc. Mặc dù vậy, các con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với Đồng Nai, một tỉnh vùng KTTĐPN.

Bảng 2.8: Đóng góp của các KCN về GTSX và kim ngạch xuất khẩu một

số địa phương



Đa phương

Din tích đã cho thuê (ha)

t công nghip/đt tnhiên

Din tích đt thc chiếm (ha)


GTSX (Tr.USD)

Kim ngch Xut khu (Tr.USD)

GTSX/ ha (1000

USD/ha)

KN xut khu/ha (1000

USD/ha)

1

2

3

4=2/3*100

5

6

7=5/4

8=6/4

Hà Ni

593,9

68,9

862,3

3.000

1.624

3.479,2

1.883,4

Qung Ninh

161,1

63,5

253,7

187

136

737,7

536,5

Hi Dương

391,0

65,6

595,7

700

--

1.175,2

--


Vĩnh Phúc

354,2

64,5

549,6

1.697

164

3.087,7

298,2

Đng Nai

3.551,6

66,4

5.348,5

7.442

3.631

1.391,4

678,9

Nguồn: Tác giả xử lý từ [72]


Mỗi ha đất KCN đóng góp là gần 1,9 triệu USD xuất khẩu cho Hà Nội, gần 300 nghìn USD cho Vĩnh Phúc. Nếu so với Đồng Nai, một tỉnh vùng KTTĐPN thì GTSX và xuất khẩu tính trên 1 ha đất sử dụng chiếm tỷ lệ cao hơn.

Các con số này cho thấy đóng góp của các KCN vào phát triển kinh tế địa phương là khá tích cực và hiệu quả. Do vậy, nhiệm vụ của vùng những năm tới là cần đẩy nhanh việc thu hút đầu tư nhằm tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN hiện có của Vùng. Khi tỷ lệ lấp đầy KCN toàn vùng đạt trên 70% mới xem xét mở rộng các KCN cũ và phát triển thêm các KCN mới.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN

Trong những năm vừa qua, nhờ có đường lối phát triển kinh tế rộng mở, các yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất được cởi bỏ và sự phát triển mạnh mẽ của các KCN đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp của vùng KTTĐBB và cả nước nói chung, đặc biệt là các địa phương nơi có KCN.

Cùng với sự xuất hiện và đi vào hoạt động của các KCN luôn kéo theo sự hình thành các dịch vụ mới trên địa bàn phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người lao động cũng như các doanh nghiệp trong KCN. Trong đó, lĩnh vực phát triển nhất là dịch vụ cho thuê nhà trọ; tiếp đến là dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí và dịch vụ thương mại... Các ngành mới này không chỉ giúp tạo việc làm cho người lao động của địa phương mà còn giúp họ có thêm nguồn thu nhập hàng ngày, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Đối với vùng KTTĐBB, những năm từ 2000 đến nay đã có sự dịch chuyển về cơ cấu ngành kinh tế khá mạnh mẽ theo hướng phát triển. Cụ thể, tỷ trọng ngành công nghiệp đã tăng mạnh từ 37,1% năm 2000 lên 42,2% năm 2005 và 44,4% năm

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 24/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí