giới năm 2006 quy định nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế; lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bên cạnh các quy định kể trên, nhà nước Việt Nam đã ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật khác nhằm bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong hoạt động chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, theo Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí; phụ nữ nhiệm HIV được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS và được tạo điều kiện tiếp cận với các biện pháp lây nhiệm HIV từ mẹ sang con (Điều 35).
Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chưng trình chăm sóc sức khỏe nhằm vào đối tượng ưu tiên là phụ nữ, trong đó bao gồm chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010; Chiến lược Dân số giai đoạn 2001-2010; Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình đến năm 2010… Ngoài ra, để đảm bảo hộ trợ chăm sóc sức khỏe, Nhà nước còn ban hành Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Luật Hoạt động chữ thập đỏ năm 2008…
Để bảo đảm sự tuân thủ trên thực tế các quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong chăm sóc y tế, Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 xác định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm: 1) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới; 2) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.
2.1.6. Bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Tương ứng với nội dung Điều 16 CEDAW, Điều 63 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định phụ nữ bình đẳng với năm giới về phương diện gia đình.
Cụ thể hóa quy định trên của Hiếp pháp, Điều 2 Luật HNGĐ năm 200 khẳng định nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng và nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con bao gồm giữa con trai và con gái. Điều 19 Luật này quy định, vợ, chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Các điều tiếp theo cụ thể hóa quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong những vấn đề như: lựa chọn nơi cư trú (Điều 20); lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 22); lựa chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 23); sở hữu, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung và riêng (Điều 27, 28, 32, 33); thừa kế tài sản của nhau (Điều 31); chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, đại diện cho con cái, quản lý, định đoạt tài sản riêng của con cái và bồi thường những thiệt hại do con cái gây ra (các Điều 34, 36, 37, 38, 39, 40, 45, 46); xin ly hôn, chia tài sản và trách
nhiệm với con cái sau khi ly hôn (các Điều 85, 92, 94, 95, 97, 98, 99)…
Cũng liên quan đến quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân – gia đình, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 23-3-2002 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật HNGĐ đối với các dân tộc thiểu số quy định những biện pháp nhằm từng bước xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu không có lợi cho phụ nữ của các dân tộc thiểu số bằng hai hình thức: Thứ nhất, vận động, xóa bỏ các phong tục tập quán bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân – gia đình, và thể hiện sự phân biệt đối xử với con trai và con gái (các Điều 10, 13). Thứ hai, nghiêm cấm thực hành các tập quán như: 1) buộc người vợ góa, chồng góa phải lấy 1 người khác trong gia
đình chồng cũ, vợ cũ mà không được sự đồng ý của người đó (Điều 6); 2) Thách cưới mang tính gả bán và các hành vi cản trở việc kết hôn hoặc xâm phạm đến nhân phẩm người phụ nữ (Điều 9); 3) Phân biệt đối xử giữ các con (Điều 13); 4) Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ chồng ly hôn (Điều 15)… Những quy định này đi vào đời sống sẽ góp phần từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với nếp sống lành mạnh, đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trên cơ sở những quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình và các luật khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Nhằm Khắc Phục Những Khuyết Tật Của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay
- Tính Tương Thích Với Các Văn Bản Pháp Luật Quốc Tế Mà Việt Nam Đã Tham Gia, Ký Kết Và Phê Chuẩn
- Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Trong Lĩnh Vực Lao Động, Việc Làm
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Pháp Luật, Thực Hiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Ở Việt Nam Và Nguyên Nhân Của Chúng
- Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Ở Việt Nam Hiện Nay
- Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Trong vấn đề sức khỏe sinh sản, Pháp lệnh dân số năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) nêu rõ, vợ và chồng có quyền bình đẳng trong việc quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa lần sinh con phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập, nuôi dạy con. Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16-9-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lênh dân số nghiêm cấm những hành vi lựa chọn giới tính, thai nhi và đe dọa xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc toàn con gái (Điều 9, 10).
Ngoài ra, Luật Bình đẳng giới năm 2006 (Điều 18) cũng quy định vợ, chồng bình đẳng với nhau trong các quan hệ hôn nhân và gia đình. Điều 18 cụ thể hóa quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trên lĩnh vực hôn nhân – gia đình, trong đó bao gồm các khía cạnh như: sở hữu, sử dụng tài sản chung; lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
Để bảo đảm sự tuân thủ trên thực tế các quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân – gia đình, Điều 41 Luật Bình đẳng giới năm 2006 xác định những hành vi vi phạm pháp luật có liên quan, bao gồm: 1. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham
gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính; 2. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới; 3. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính; 4. Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính; 5. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.
2.1.7. Bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ
Tương ứng với nội dung Điều 13 CEDAW, Điều 63 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định phụ nữ bình đẳng với nam giới về phương diện văn hóa, xã hội.
Cụ thể hóa quy định trên của Hiếp pháp, Điều 16 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao; bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin. Bên cạnh đó nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực này còn thể hiện trong các văn bản pháp luật như Luật Điện ảnh, Luật Thể dục, thể thao năm 2006, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 19-8-1999 của Chính phủ quy định về chính sách thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực thể thao, văn hóa…
Cũng nhằm cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, Điều 15 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định, nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận ứng dụng khoa học và công nghệ cũng như trong việc tiếp cận các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế. Nghiên cứu bình đẳng giới cũng được thực hiện trong các luật và chính sách hiện hành trên lĩnh vực này như: Luật Giáo dục năm 2005, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, Luật Dạy nghề năm 2006, Luật Công nghệ cao năm 2009…
Để bảo đảm sự tuân thủ trên thực tế các quy định vê quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 xác định những hành vi vi phạm pháp luật liên quan, bao gồm: 1) Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới; 2) Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới; 3) Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức. Để bảo đảm sự tuân thủ trên thực tế về quyền bình đẳng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, Điều 40 Luật Bình đẳng giới năm 2006 xác định những hành vi vi phạm pháp luật liên quan, bao gồm: 1) Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ; 2) Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.
Những quy định về bình đẳng nam nữ trong các văn bản pháp luật là nền móng cho việc xây dựng các chính sách/chiến lược phát triển của Việt Nam. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2006-2010 là những chính sách quốc gia thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng và lồng ghép giới vào các chương trình và phát triển.
2.2. Những ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong pháp luật, thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện
2.2.1. Những ưu điểm của pháp luật, thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam
Nghiên cứu quy định pháp luật (và chính sách) về bình đẳng giới và bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam cho thấy những ưu điểm tổng quát sau: với
truyền thống bình đẳng giới, Nhà nước Việt Nam đã sớm xây dựng được hệ thống pháp luật khá đầy đủ về bảo vệ quyền phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, nhất là sau khi tham gia Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women - CEDAW).
Trong lịch sử Hiến pháp, pháp luật của nước ta đã thể hiện khá rõ các khía cạnh về giới và chính sách bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ, và được phổ biến, triển khai rộng khắp trong hệ thống chính trị và xã hội. Hiến pháp năm 1946 quy định tại Điều thứ 1: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”; và Điều thứ 9: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Sau nhiều lần bổ sung và sửa đổi trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Điều 63 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau…”[36]. Cũng trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), từ Điều 49 đến Điều 74 quy định rõ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó, quy định quyền bình đẳng nam, nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Tương tự, các bộ luật, pháp lệnh có liên quan đến giới và bình đẳng giới, bảo vệ quyền phụ nữ được ban hành và thực hiện, như: Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Bầu cử ĐBQH, Luật Bầu cử ĐBHĐND, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật HNGĐ, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Giáo dục, Luật Khoa học và Công nghệ,
Luật sở hữu trí tuệ, Luật Báo chí, Luật Phòng, chống ma túy, Luật cán bộ, công chức, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh dân số, pháp lệnh phòng chống mại dâm, Luật Cư trú, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Quốc tịch.... Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định tương đối đầy đủ về bảo vệ quyền phụ nữ thông qua các quy định về quyền bình đẳng nam nữ, nam và nữ ngang nhau về mọi mặt kinh tế, chính trị, lao động, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế và gia đình… Điều đó chứng tỏ sự quan tâm toàn diện của Đảng, Nhà nước ta đến vấn đề giới và thực hiện chính sách bình đẳng giới trong hệ thống chính trị.
Đặc biệt, Hiến pháp năm 2003 với những sửa đổi, bổ sung và phát triển thể hiện tầm quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có cả quyền của phụ nữ. Theo đó, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; nam, nữ có quyền kết hôn , ly hôn, hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Đặc biệt, Điều 26 Hiến pháp nhấn mạnh: Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Đây là văn kiện pháp lý – chính trị nền tảng cho quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ.
Quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền phụ nữ gắn liền với quy định của Công ước CEDAW. Công ước CEDAW - Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women - CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn và thông qua ngày 18-12-1979. Công
ước có hiệu lực từ tháng 9-1981. Việt Nam là nước thứ 6 trên thế giới ký Công ước (29-7-1980) và là nước thứ 35 phê chuẩn Công ước (19/3/1982). Có thể nói, CEDAW vào Việt Nam không gặp nhiều trở ngại lớn. Điều này không phải nước nào cũng có được, bởi lẽ nó liên quan đến rất nhiều yếu tố. CEDAW vào Việt Nam sau khi đất nước đã thống nhất và bình đẳng giới không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam. Nói một cách khác, Việt Nam có sẵn cơ sở kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận CEDAW.
Sau khi tham gia Công ước CEDAW, Việt Nam đã tích cực nội luật hóa quy định của Công ước về bảo vệ quyền phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Biểu hiện tập trung nhất ở Luật Bình đẳng giới năm 2006. Luật này được xây dựng theo hướng tiếp cận các nguyên tắc, quy định của Công ước. Đây là văn bản luật mang tính nguyên tắc chung nhất về bảo vệ phụ nữ, bảo vệ bình đẳng giới ở Việt Nam.
Có thể nói, kể từ khi Nhà nước ban hành Hiến pháp năm 1946 đến nay, sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện nam, nữ bình quyền, vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam ngày càng đạt được những thành tựu về bình đẳng giới. Hơn 28 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Việt Nam không ngừng vươn lên phát triển về mọi mặt và ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, phụ nữ Việt Nam luôn vững vàng, cùng sát cánh với nam giới nỗ lực thi đua, phấn đấu và đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trên thực tế, đã có nhiều phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thành công. Việt Nam hiện dẫn đầu các nước châu Á và đứng thứ 18 trên thế giới về tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội; số lượng nữ chủ tịch và tương đương, phó chủ tịch cấp tỉnh tăng 50% so với nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ nữ ngày càng tăng trong Ủy ban nhân dân các cấp; cấp tỉnh tăng từ 6,4% (nhiệm kỳ 1999-2004) lên 8,61% (nhiệm kỳ 2004-2011);