Tổ Chức Tốt Việc Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Các Lực Lượng Xã Hội Trong Hoạt Động Giáo Dục Giới Tính Cho Học Sinh

trưởng cần nhấn mạnh việc lực chọn hình thức nào cho phù hợp với nội dung, với tâm lý HS, với khả năng và điều kiện thực tế của trường, lớp. Tất nhiên việc lực chọn phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản như: chuyển tải và khắc sâu được kiến thức, tác dụng GD cao, hấp dẫn và lôi cuốn tất cả HS.

Ngoài các hình thức trên, Hiệu trưởng cũng nên quan tâm chỉ đạo GV và Đoàn, Đội tổ chức các Câu lạc bộ em yêu thích (các môn văn hoá, năng khiếu, thể dục,…), các sân chơi theo các chương trình truyền hình (chiếc nón kì diệu, vượt qua thử thách, rung chuông vàng,..), tìm hiểu khoa học, tìm hiểu văn hóa Phú Thọ, giao lưu văn hoá, văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao, vệ sinh trường lớp, khu dân cư,.… Những hoạt động này sẽ thu hút sự ham mê, gắn bó của các em với nhà trường, kích thích sự tìm tòi, hiểu biết, khám phá thế giới của lứa tuổi THCS. Đây cũng là một con đường gián tiếp giúp các em gần gũi với chủ đề của đề tài này.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện thành công và có hiệu quả biện pháp này cần quan tâm tới các điều kiện sau:

- Người xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động GDGT ngoài giờ lên lớp phải am hiểu lý thuyết về các hình thức hoạt động và vận dụng một cách sáng tạo, khéo léo vào thực tế. Muốn vậy, Hiệu trưởng phải tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho CBQL, GV, CNV trong trường về các hình thức hoạt động ngoại khóa.

Bố trí được thời gian biểu, nhất là vào các ngày lễ kỷ niệm để các hoạt động này được thực hiện thường xuyên, có nền nếp.

Các trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí phải được trang bị đầy đủ thì mới tổ chức được các hình thức hoạt động ngoại khóa khác nhau nhằm thu hút HS tham gia.

3.2.5. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Tham gia công tác GD học sinh không chỉ có GV mà còn rất nhiều lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Lực lượng GD trong nhà trường là Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh,… Lực lượng GD ngoài nhà trường bao gồm: gia đình, chính quyền địa phương, công an, Hội phụ nữ, y tế, Mặt trận Tổ

quốc, Hội chữ thập đỏ, … Mục tiêu của biện pháp này là huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng vào công tác GDGT cho học sinh.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung thực hiện

Thống nhất các lực lượng về mục tiêu, nội dung giáo dục giới tính cho học sinh THCS. Để có những công dân phát triển hội nhập toàn cầu theo xu hướng hiện đại của thế giới đương đại, thì nhiệm vụ của giáo dục vô cùng quan trọng, song song với việc trang bị cho các em học sinh những tri thức khoa học cơ bản, tri thức nghề nghiệp thì một nội dung vô cùng cần thiết đó là cung cấp cho các em học sinh những tri thức hiểu biết về tâm sinh lý, các vấn đề về giới tính của chính mình, từ đó giúp các em học sinh hình thành thái độ và kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử, thái độ lịch sự văn minh đúng chuẩn mực. Đó cũng chính là nội dung quan trọng nhất của giáo dục giới tính hiện nay.

Thống nhất về kế hoạch, cách thức triển khai các hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS.

Thống nhất về các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS và trách nhiệm của mỗi lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh THCS.

Thống nhất về các nguồn lực cần huy động trong giáo dục giới tính cho học sinh THCS.

* Cách thực hiện

- Phối hợp các lực lượng GD trong nhà trường:

Việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên là một vấn đề quan trọng. Vấn đề này cần được sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội. Song trường học là một kênh quan trọng và hiệu quả nhất nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức và kỹ năng sống toàn diện để các em có được sự phát triển toàn diện cân đối cả tri thức, thể chất lẫn tinh thần, góp phần xây dựng một thế hệ tương lai tự tin sẵn sàng hội nhập sự phát triển chung của toàn thế giới.

+ Phối hợp với tổ chức CĐ trường: Phải tăng cường phối hợp với tổ chức CĐ để phát huy sức mạnh của tổ chức này trong công tác GDGT cho học sinh.

Nguyên tắc phối hợp: cộng tác trên cơ sở tôn trọng chức năng, nhiệm vụ, vai trò của nhau, không được làm ảnh hưởng lẫn nhau, vì nhiệm vụ GD chung.

Phối hợp với Công đoàn bằng các nội dung sau:

Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi công đoàn viên – mỗi CBQL,GV, CNV trong nhà trường về GT, công tác GDGT.

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác GDGT cho công đoàn viên là GV.

Thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành: “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm việc theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,… Mục đích việc thực hiện các cuộc vận động này là khích lệ, động viên CBQL,GV, CNV trong trường sống và làm việc mẫu mực, là tấm gương sáng cho HS noi theo, đồng thời có trách nhiệm với HS, yêu thương, quan tâm, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, những biểu hiện bất thường của các em để kịp thời giúp đỡ, hướng dẫn các em vượt qua những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập,…

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” một cách cụ thể trong nội dung GDGT. Nhà trường và Công đoàn cần tổ chức những buổi giao lưu giữa các lực lượng trong nhà trường về công tác GDGT, tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề vế giới, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, GD giới tính, tình bạn khác giới tuổi vị thành niên,…

Để việc phối hợp có hiệu quả, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, động viên, khen thưởng, nhắc nhở kịp thời để Công đoàn hoạt động một cách linh hoạt, chủ động. Ngược lại, Công đoàn cần thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình phối hợp, chủ động công việc, thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình vận dụng vào thực tế công tác GDGT.

+ Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Trong nhà trường, Đoàn, Đội là nơi Ban giám hiệu nhà trường phối hợp để tổ chức thực hiện các phong trào. Đoàn, Đội hoạt động tốt, hiệu quả sẽ góp phần quan trọng việc tổ chức thi đua học tập, rèn luyện tốt cho HS. Do vậy, nhiệm vụ GDGT cho học sinh không nằm ngoài nhiệm vụ của Đoàn, Đội. Khi phối kết hợp với Đoàn, Đội, Hiệu trưởng cần quan tâm một số nội dung sau:

Chỉ đạo Đoàn, Đội xây dựng kế hoạch theo chủ đề năm học, trong đó đưa GDGT thành một nội dung hoạt động của Đoàn, Đội. Trong nội dung này, Đoàn, Đội phải thể hiện cụ thể: mục tiêu, công việc cụ thể, thời gian thực hiện, phân công người phụ trách, biện pháp, tổng kết, đánh giá,,…theo tháng, học kì, năm học. Nội dung GDGT cho học sinh phải trở thành một tiêu chí để đánh giá chi đội, liên đội.

Chỉ đạo Đoàn, Đội thực hiện các hình thức GD khác nhau, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm thu hút tất cả HS ở các khối lớp tham gia.

Chỉ đạo các hoạt động của công tác Đoàn - Đội có tính chất “điểm”. Thông thường mỗi học kì nên tổ chức một hoạt động với quy mô toàn trường, tạo thành một phong trào thi đua giữa các lớp nhằm thu hút và gây ấn tượng cho HS, đồng thời để GV và HS các lớp rút kinh nghiệm cho hoạt động GDGT ở lớp mình.

Chỉ đạo Đoàn, Đội giao lưu với liên đội trường bạn trong cụm nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm GDGT lẫn nhau.

- Phối hợp với các lực lượng GD khác ở ngoài nhà trường:

Quá trình hình thành nhân cách HS không chỉ trong phạm vi nhà trường mà chịu sự chi phối của các mối quan hệ xã hội. Một mình nhà trường không thể đủ để giúp các em phát triển nhân cách theo hướng tích cực mà nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài xã hội để chung tay GD các em.

Cụ thể gồm các lực lượng dưới đây:

+ Gia đình HS: Gia đình có rất nhiều thuận lợi trong việc GD con cái. Gia đình là nơi hàng ngày, hàng giờ, từ bé đến lớn và thậm chí là cả cuộc đời các em sinh sống, gần gũi nên gia đình là người hiểu rất rõ tâm lý, tính cách, tâm tư, tình cảm. Mặt khác, trong gia đình có sự đa dạng về giới tính, tuổi tác, công việc, trình độ, hiểu biết, kinh nghiệm sống,… nên có nhiều thuận lợi để GD các em. Với những yếu tố như vậy, gia đình thực sự là một môi trường GD quan trọng đối với HS. Việc đánh giá vai trò của GD gia đình như trên không chỉ trên lý thuyết mà thực tế qua trao đổi với CBQL,GV, HS cho thấy một số nguyên nhân HS có hiểu biết lệch lạc về giới tính chính là sự thiếu hiểu biết về giới, giới tính của các thành viên trong gia đình học sinh. Nắm chắc vai trò và tầm quan trọng của GD gia đình, nhà trường phải coi việc phối hợp chặt chẽ với gia đình là một biện pháp quan trọng

trong các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho học sinh. Để hoạt động phối hợp này phát huy tối đa hiệu quả, nhà trường phải liên lạc thường xuyên với gia đình HS, tư vấn cho gia đình về giới tính và phương pháp GDGT, quản lý con theo thời khóa biểu của trường. Nếu HS có những hành vi, lời nói, thái độ không bình thường (Ví dụ: bỏ học, trốn tiết, sử dụng tiền không đúng mục đích…), nhà trường bằng mọi cách phải thông tin với gia đình, cùng gia đình tìm hiểu nguyên nhân, thống nhất mục đích, hành động, nội dung, phương pháp GD. Nhà trường có kế hoạch họp PHHS ngay từ đầu năm học và qua đó hướng dẫn cho CMHS những cách thức để liên lạc giữa nhà trường và gia đình có hiệu quả như thông qua: Điện thoại, thông qua hệ thống phát thanh của phường thông qua các Website của nhà trường...Sự phối hợp này càng chặt chẽ, đồng bộ thì kết quả GDGT cho học sinh càng có hiệu quả cao.

+ Phối hợp với cơ quan y tế: Trong công tác GDGT cho học sinh, ngành y tế hỗ trợ các nhà trường một số nội dung sau:

Nhà trường tổ chức cho HS nghe nhân viên y tế tuyên truyền, tư vấn cho các em cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên, giải đáp những thắc mắc về sinh lý lứa tuổi,…

Tổ chức để các chuyên gia y tế hướng dẫn GV nội dung GD sức khỏe cho HS, hướng dẫn nhân viên y tế trường học nâng cao những kĩ năng, nghiệp vụ y tế nhằm chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho HS trong trường.

+ Phối hợp với cơ quan công an: Trong công tác GDGT cho học sinh, cơ quan công an hỗ trợ các nhà trường một số nội dung sau: Tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức trong phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người. Giúp các em tìm hiểu về luật Chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luật bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực trong gia đình…

+ Phối hợp với cơ quan thông tin, tuyên truyền (báo chí, đài phát thanh, cơ quan văn hóa thông tin): Các cơ quan này sẽ hỗ trợ tích cực việc đưa tin, tuyên truyền một cách rộng rãi không chỉ cho HS mà toàn thể nhân dân địa phương các kiến thức liên quan về giới, bình đẳng giới và công tác GDGT.

Các nội dung thông tin cơ bản là:

Giới, giới tính, giáo dục giới tính, bình đẳng giới trong xã hội hiện đại.

Các chủ trương, văn bản pháp luật, chính sách về bình đẳng giới, GDGT của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chính quyền các cấp.

Nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác GDGT đồng thời phê phán những hành vi, thái độ xấu.

Các nội dung thông tin, tuyên truyền này sẽ giúp các tầng lớp nhân dân và HS nâng cao nhận thức về giới, giới tính góp phần hỗ trợ nhà trường GDGT cho học sinh.

+ Phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể địa phương: Ngoài Mặt trận tổ quốc, ở các địa phương hiện nay còn rất nhiều tổ chức, đoàn thể như:

Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên,… Các cá nhân trong những tổ chức này rất phong phú về tuổi tác, ngành nghề, nhiều người có kinh nghiệm và hiểu biết, có uy tín, được nhân dân địa phương nể phục và tin theo. Các lực lượng này có mặt hàng ngày khắp mọi ngõ xóm, là “tai, mắt” của nhân dân. Với thế mạnh của riêng mình họ sẽ hỗ trợ đắc lực công tác GD học sinh hay chính là con, cháu của họ một cách tích cực và hữu hiệu nhất. Do vậy, khi Hiệu trưởng quan tâm phối hợp với các lực lượng này sẽ hình thành một mạng lưới GD rộng khắp, mọi lúc, mọi nơi, mọi người trên địa bàn mình phụ trách, tạo thế giáo dục kiềng ba chân (gia đình - nhà trường- xã hội) vững chắc và hiệu quả.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện thành công biện pháp phối hợp các lực lượng GD, Hiệu trưởng cần quan tâm các điều kiện sau:

Các lực lượng GD đều có nhận thức và thái độ quan tâm tới công tác GDGT cho học sinh;

Thống nhất cụ thể các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDGT với các lực lượng, các tổ chức bên ngoài nhà trường;

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm từng tổ chức, Hiệu trưởng phối kết hợp để chỉ đạo các lực lượng này phát huy thế mạnh của riêng mình;

Xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc thường xuyên với các lực lượng nòng cốt tham gia GDGT, kịp thời phục vụ việc phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng;

Nhà trường, cụ thể là Hiệu trưởng phải đứng ở vị trí trung tâm điều phối hoạt động của các lực lượng GD; GDGT cho học sinh chỉ đạt hiệu quả và mục tiêu mong muốn khi có sự phối hợp đồng bộ cả ba lực lượng: gia đình - nhà trường - xã hội.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu sự đánh giá của các chuyên gia giáo dục giới tính về tính cần thiết của các biện pháp.

- Kiểm định tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

3.3.2. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến của 100 CBQL, GV, PHHS trường THCS Nông Trang thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

3.3.3. Nội dung khảo sát

* Nhận thức về mức độ cần thiết của 5 biện pháp GDGT trong nhà trường THCS đã đề ra:

- Rất cần thiết: Ký hiệu RCT

- Cần Thiết: Ký hiệu CT

- Không cần thiết: Ký hiệu KCT

* Nhận thức về mức độ khả thi của 5 biện pháp GDGT trong nhà trường THCS đã đề ra:

- Rất khả thi: Ký hiệu RKT

- Khả thi: Ký hiệu KT

- Không khả thi: ký hiệu KKT

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Phỏng vấn

3.4.5. Khảo nghiệm

Mức độ cần thiết với thang điểm: Rất cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 2 điểm; ít cần thiết: 1 điểm

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho học sinh trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ


Stt


Biện pháp quản lý GDGT

Mức độ cần thiết


Tổng


TB


Xếp bậc

RCT

CT

KCT

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhà trường về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh.


66


66


32


32


2


2


264


2.64


3


2

Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giới tính cho cán bộ, giáo viên trường THCS


71


71


29


29


0


0


271


2.71


2


3

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế.


75


75


25


25


0


0


275


2.75


1


4

Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp nội dung giáo dục giới tính.


58


58


37


37


5


5


253


2.53


4


5

Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh


56


56


35


35


9


9


247


2.47


5










2.62


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 13

Từ bảng 3.1 ta thấy, cả năm biện pháp đề xuất đều có trên 90% số người được hỏi cho là cần thiết và rất cần thiết với tỷ lệ trung bình = 2.62. Trong đó: 75 % CBQL, GV cho rằng biện pháp “Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế.” là

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2023