Ý Kiến Của Đội Ngũ Giáo Viên Về Các Hình Thức Gdgt Đã Triển Khai

Trong giáo dục giới tính phương pháp nghiên cứu trường hợp có vai trò quan trọng trong việc giáo viên đưa ra những trường hợp điển hình như mang thai tuổi học trò, hay tình yêu tuổi hồng, hiện tượng bị lạm dụng tình dục để giúp học sinh nhận thức, phòng tránh thì chưa được giáo viên quan tâm sử dụng thường xuyên, có giáo viên còn chưa sử dụng.

Qua khảo sát cho thấy việc sử dụng các phương pháp GDGT cho học sinh của giáo viên nhà trường vẫn chưa được thực hiện tốt. Trao đổi với CBQL và giáo viên các trường về nội dung này chúng tôi được biết thêm nguyên nhân mà giáo viên chưa thường xuyên thực hiện các phương pháp GDGT cho học sinh là do giáo viên có quá ít thời gian vì phải dạy văn hóa để đáp ứng cho các kỳ thi, các bài kiểm tra và một nguyên nhân nữa là do giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm với việc phải dạy lồng ghép GDGT vào các môn học.

* Về hình thức giáo dục giới tính

Để tìm hiểu về thực trạng các hình thức giáo dục giới tính đã triển khai ở trường THCS Nông Trang tác giả đã khảo sát đánh giá của CBQL và giáo viên về các hình thức GDGT đã triển khai trong các nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Ý kiến của đội ngũ giáo viên về các hình thức GDGT đã triển khai



Stt


Hình thức GDGT

Rất hiệu quả


Hiệu quả

Không hiệu quả

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Lồng ghép vào GDCD + Sinh học

28

65

15

35

0

0

2

Sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần

24

55

14

33.5

5

11.5

3

Hoạt động ngoại khóa

27

63

11

25.5

5

11.5

4

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

26

60.5

13

30.2

4

9.3

5

Mời báo cáo viên

26

60.5

15

35

2

4.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 8


Kết quả bảng 2.9 cho thấy:

Việc lồng ghép vào các môn GDCD-Sinh học: Có 100 % ý kiến giáo viên cho rằng việc giáo dục giới tính cho học sinh bậc THCS lồng ghép vào các môn học GDCD và Sinh học thì sẽ thu được kết quả khả quan. Qua phỏng vấn

trực tiếp một số giáo viên ở trường THCS Nông Trang đã cho biết thêm ở hình thức giáo dục này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong các hình thức tổ chức GDGT hiệu quả nhất.

Các hình thức 2,3,4 được giáo viên cho ý kiến với tỉ lệ từ 55% đến 63% cho rằng nên đưa GDGT vào các hình thức giáo dục này. Nhất là trong công tác đổi mới tổ chức các hình thức giáo dục sinh động và phù hợp với tình hình thực tiễn. Một số giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường qua trao đổi trực tiếp cho biết thêm: các hình thức tổ chức còn sơ sài, chưa có tính khoa học, thiếu kinh phí, còn phụ thuộc vào sự điều hành và hướng dẫn của cấp trên một cách thụ động, hướng dẫn đến đâu thực hiện đến đó, chưa chủ động trong tổ chức. Đó là nguyên nhân hoạt động đem lại hiệu quả giáo dục không cao và phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khách quan hơn chủ quan của bản thân mỗi cán bộ giáo viên khi tham gia giáo dục giới tính.

Qua kết quả khảo sát và tác giả trao đổi với các giáo viên nhà trường, thì thấy rằng, đội ngũ CBGV tại nhà trường chưa nhạy bén với những vấn đề giáo dục mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn mà làm chậm các vấn đề, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Việc tổ chức GDGT còn mang nặng tính cảm tính, chưa phù hợp với tình hình phát triển tâm sinh lý học sinh hiện nay. Việc giảng dạy lồng ghép ở các môn có liên quan như: môn Sinh học và GDCD ở khối 8-9, các phương pháp giảng dạy tích cực có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải các nội dung giáo dục giới tính. Bởi như chúng ta đã biết, đây là những vấn đề rất nhạy cảm, khó trình bày trước đông người.

Các phương pháp giảng dạy tích cực như: học theo nhóm, trò chuyện, giải quyết vấn đề... thì rất có hiệu quả. Chính vì vậy, dự án VIE 97/P13 đã xây dựng chuyên đề phương pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm trong giáo dục DS-SKSS vị thành niên nói chung và vấn đề giới tính nói riêng và đã tổ chức huấn luyện cho giáo viên các trường phổ thông. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. Việc giáo dục giới tính được lồng ghép trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm được phần lớn cán bộ giáo viên ở trường THCS Nông Trang đánh giá là tương đối hiệu quả với 88.5% được phần lớn các giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện bằng những kiến thức của bản thân (qua một số tài liệu và

kinh nghiệm sống) để giáo dục cho các em. Đây chỉ là một yếu tố tự phát, do vậy không thống nhất về hình thức, nội dung cũng như phương pháp giáo dục nên mang lại hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên đánh giá hoạt GDGT trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm của họ phát sinh do phát hiện một số học sinh của mình bước vào tình yêu trai gái quá sớm nên họ cố gắng giáo dục để hướng học sinh vào nhiệm vụ chính là học tập.

Mời báo cáo viên, quan điểm tán thành của giáo viên ở hình thức này khi được khảo sát có tỉ lệ cao (95.5%). Tuy nhiên bằng quan sát thực tế, tác giả nhận thấy hình thức này chưa được thực hiện thường xuyên.

Từ quan điểm của giáo viên về các hình thức giáo dục giới tính trên đây, tác giả nhận thấy việc tổ chức các hình thức giáo dục giới tính chưa có sự thống nhất, chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện về mặt nhân cách cho học sinh.

2.3.1.4. Đề nghị của giáo viên, phụ huynh và học sinh về tổ chức GDGT cho học sinh trường THCS Nông Trang trong bối cảnh hiện nay

* Đề nghị của giáo viên

Thực hiện GDGT theo khối, nam, nữ riêng, có giáo trình phù hợp với lứa tuổi, giới tính trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục cho học sinh nữ biết tự bảo vệ mình.

Sắp xếp chương trình và thời gian hợp lý, tăng thêm số tiết dạy GDGT. Trang bị tranh ảnh, tài liệu băng đĩa đầy đủ, dành một phòng nghe nhìn phục vụ công tác GDGT. Thường xuyên tổ chức chuyên đề, tư vấn về SKSS vị thành niên cho học sinh, phụ huynh, có thể tổ chức khoảng một lần/học kỳ.

Có giáo viên chuyên trách giảng dạy GDGT hoặc bác sĩ, chuyên gia tâm lý tư vấn về tâm lý để kịp thời giải tỏa những khúc mắc của học sinh về giới tính.

Tăng cường hoạt động ngoại khóa, nâng cao trách nhiệm của GVCN trong công tác GDGT.

Tăng thêm kinh phí cho giáo dục trong đó có qui định tỉ lệ % kinh phí dành cho GDGT.

Phòng GD cần chỉ đạo sâu sát cho các trường về nội dung và hình thức GDGT, tạo điều kiện cho các trường mở phòng tư vấn học đường.

Nhà nước cần có biện pháp kiểm tra các chương trình dành cho tuổi teen trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tránh cho học sinh tiêm nhiễm lối sống tự do buông thả của phương Tây. Tăng cường kiểm tra mạng internet ngăn chặn những trang web xấu, nội dung không lành mạnh làm ảnh hưởng tâm hồn tình cảm của trẻ.

* Đề nghị của phụ huynh

Phụ huynh đồng tình với việc GDGT cho học sinh nhưng đề nghị cần có giới hạn khi giảng dạy cho học sinh những vấn đề giới tính. Nội dung giáo dục phải thận trọng, chọn lọc, tránh làm cho học sinh ngộ nhận, tò mò, tự tìm hiểu, phải đảm bảo mục đích nhằm giúp học sinh phòng tránh những sai lầm.

Đề nghị mở phòng tư vấn cho học sinh, có thể tư vấn trực tiếp hoặc tư vấn qua điện thoại. Tư vấn thường xuyên cho cả học sinh và phụ huynh. Mời chuyên gia tư vấn tâm lý để học sinh có thể thoải mái trình bày những vấn đề các em thắc mắc vì con cái ngại nói với cha mẹ.

Đề nghị cung cấp tài liệu GDGT để học sinh hiểu rõ hơn những vấn đề mà bản thân còn thắc mắc, tránh sự tò mò tự tìm hiểu ở những trang web xấu.

Tổ chức các chuyên đề GDGT nam riêng, nữ riêng và thầy thì dạy cho nam; cô thì dạy cho nữ, tổ chức các sân chơi lành mạnh, giúp học sinh nhận thức và cảnh giác với hành vi xấu. Giáo dục theo từng mức độ, theo độ tuổi.

GDGT phải kết hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc và phong tục tập quán phương Đông.

Nhà trường nên đưa vào chương trình một môn học với phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm giúp học sinh hiểu được vấn đề giới tính một cách trong sáng và lành mạnh. Cần dành thời gian trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần để GVCN trò chuyện với học sinh về những vấn đề tâm sinh lý tuổi mới lớn.

Một số phụ huynh lại đề nghị nhà trường cần hạn chế thời gian về GDGT để các em lo bài vở và nếu học sinh muốn tìm hiểu thì các em sẽ hỏi giáo viên hoặc gia đình.

Qua các nội dung đề nghị trên, nhận thấy bên cạnh sự lo lắng về sự lớn lên của con em, e ngại con em phạm phải sai lầm, phụ huynh muốn học sinh tập trung vào việc học không muốn con bị phân tâm vào những việc khác.

* Đề nghị của học sinh

Đề nghị nhiều nhất của học sinh là “cần có phòng tư vấn học đường” (48.5

%), tiếp đến “tổ chức các buổi nói chuyện, câu lạc bộ…” (46.5%), “có môn học riêng cung cấp kiến thức về giới tính” (44%), “mời chuyên gia tư vấn tâm lý đến nói chuyện với học sinh” (40.5 %), cung cấp tài liệu, sách báo GDGT (35.5%). Ngoài ra có 2.5% có đề nghị khác như khuyến khích học sinh mạnh dạn trình bày, tổ chức sân chơi cho giới trẻ để các em được gặp gỡ, tìm hiểu bạn khác giới một cách trong sáng, lành mạnh. Giảm tải các môn học, mở các trang Web do các chuyên gia tâm lý, bác sĩ về SKSS thường xuyên giải thích, tư vấn cho tuổi học trò để các em chủ động về học tập kiến thức GDGT.

Bảng 2.10. Khảo sát những đề nghị của học sinh về công tác GDGT


Nội dung đề nghị

TS

SL

TL

Nên có môn học riêng cung cấp những kiến thức về giới tính ở lứa tuổi mới lớn.


200


88


44 %

Cung cấp nhiều tài liệu, sách báo GDGT cho HS tìm hiểu.

200

71

35.5 %

Tổ chức các buổi nói chuyện sinh hoạt câu lạc bộ… cho học sinh tham gia.


200


93


46.5%

Thường xuyên mời chuyên gia tư vấn tâm lý đến nói chuyện những vấn đề ở tuổi mới lớn.


200


81


40.5 %

Cần có phòng tư vấn học đường để giúp giải đáp mọi khúc mắc cho học sinh.


200


97


48.5 %

Đề nghị khác

200

5

2.5 %

2.3.1.5. Những khó khăn trong giáo dục giới tính

CBQL, GV chưa được đào tạo bài bản về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh, nhiều giáo viên còn e ngại khi giảng dạy về những vấn đề nhạy cảm.

Khi trao đổi với CBQL, GV nhà trường, một số cho rằng chỉ cần tập trung vào chuyên môn, vì thế họ hăng hái sáng tạo sư phạm với hoạt động GDGT, nhiều giáo viên coi GDGT như một thứ “gia vị” thêm vào hệ thống các môn học. Thiếu sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tăng cường GDGT.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường cho dù đã có đầu tư nhưng không chú trọng đến những thiết bị phục vụ cho hoạt động GDGT.

Kinh phí chi cho các hoạt động GDGT còn hạn hẹp, chưa tổ chức được nhiều buổi hoạt động ngoại khóa….

Hình thức tổ chức GDGT trong nhà trường còn đơn điệu, máy móc, chưa thực sự lôi cuốn học sinh tham gia…

Tóm lại: Trong khi chúng ta cần những động thái mạnh mẽ từ việc viết sách giáo khoa, lên chương trình GDGT với nội dung logic, đầy đủ và thiết thực thì bản thân mỗi người làm giáo dục cần là những lá cờ đầu trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức, kỹ năng, tâm lý giới tính cho học sinh trong khả năng có thể, ở mọi lúc, mọi nơi. Nhà trường căn cứ các chủ đề, chủ điểm tuần, tháng… để chủ động lồng ghép GDGT, biến GDGT thành những cuộc thi, những tờ báo tường, những buổi tuyên truyền sinh động, hấp dẫn…

2.3.2. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.3.2.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch giáo dục giới tính.

Về quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch GDGT, tác giả đã phỏng vấn cô giáo Lã Nhị Hà-Hiệu trưởng nhà trường, cô Hà cho biết, hàng năm căn cứ vào kế hoạch năm học do Phòng Giáo dục của thành phố ban hành, nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục cho cả năm học, trong đó có lồng ghép các nội dung của GDGT. Ban giám hiệu nhà trường chưa có kế hoạch tổ chức phân công và trực tiếp phụ trách, phối hợp cùng các đoàn thể trong nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện việc giáo dục giới tính trong nhà trường.

Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên của nhà trường đã cho biết thêm, nhiều năm liền chúng tôi chưa thấy có kế hoạch chung để thực hiện công tác giáo dục này, một số giáo viên bộ môn cho biết có đề nghị Ban giám hiệu đưa vào kế hoạch hoạt động hàng năm để giáo dục những chuyên đề về giới tính bằng việc tăng tiết khác buổi, tăng cường hoạt động ngoại khoá nhưng các đồng chí hiệu trưởng không đồng ý vì sợ tài chính không duyệt thừa giờ, cấp trên chưa có công văn hướng dẫn cụ thể ...

Tuy nhiên, qua trao đổi trực tiếp với CBQL và giáo viên của nhà trường trong các năm học gần đây, trường THCS Nông Trang đã chủ động tổ chức mời các

chuyên gia tư vấn (Bác sĩ, chuyên viên tư vấn của các trung tâm tư vấn về "SKSS - giới tính và tình dục", Đại học Hùng Vương) để nói chuyện chuyên đề về sự thay đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì cho các em học sinh ở khối 8-9; Hướng dẫn việc thực hiện vệ sinh cho nữ sinh, nhất là các em học sinh ở khối 6-7 và giáo dục về giới, giới tính cho học sinh nam, nữ khối lớp 8-9 nhằm nâng cao hiểu biết về các vấn đề tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu để học sinh có những hành vi đẹp và đúng đắn trong giao tiếp ứng xử và tránh được những hậu quả đáng tiếc của việc quan hệ không trong sáng trong tình bạn (tham khảo phụ lục số 5).

Để tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch quản lí GDGT cho học sinh THCS Nông Trang, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV các nhà trường về vấn đề này, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng lập kế hoạch quản lí GDGT cho học sinh



Stt


Kế hoạch

Mức độ

Điểm trung bình


Xếp bậc

Thường xuyên

Thi thoảng

Chưa làm

1

Giáo dục thông qua dạy học

25

9

9

2.4

2

2

Giáo dục thông qua hoạt động GDNGLL

19

13

11

2.2

3


3

Giáo dục thông qua hoạt động ngoại khóa


15


16


12


2.0


4

4

Qua sinh hoạt tập thể

4

15

24

1.5

5

5

Theo chủ đề, ngày lễ lớn

28

8

7

2.5

1


Qua bảng 2.11 tác giả thấy: việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDGT cho học sinh được thực hiện cho từng đợt thi đua và các ngày lễ lớn điểm trung bình cao nhất 2.5 xếp bậc 1, sau khi đó là đến xây dựng kế hoạch giáo dục giới tính qua dạy học các môn học chiếm ưu thế 2.4 xếp bậc 2, kế hoạch giáo dục giới tính qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp xếp bậc 3, điểm trung bình 2.2, kế hoạch giáo dục giới tính qua hoạt động ngoại khóa môn học 2.0, kế hoạch giáo dục giới tính qua sinh hoạt tập thể của học sinh hàng tuần 1.5 xếp cuối cùng như vậy kế hoạch GDGT cho học sinh qua sinh hoạt tập thể không được xây dựng thường xuyên.

Từ đó tác giả thấy rằng, việc kế hoạch hoá hoạt động quản lí GDGT cho học sinh trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì vừa chỉ tập trung cho các ngày lễ lớn và kế hoạch năm học, chưa chú trọng xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể qua từng nội dung hoạt động của nhà trường như thông qua dạy học môn học chiếm ưu thế, qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể vv... Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tăng cường kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh thông qua sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa vv…

2.3.2.2. Thực trạng công tác tổ chức để thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính cho trường THCS Nông Trang

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GDGT cho học sinh của hiệu trưởng đã triển khai, tác giả tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV các nhà trường, kết quả thu được như bảng 2.12:

Bảng 2.12. Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch GDGT cho học sinh



Stt


Kế hoạch

Mức độ (%)


Thường xuyên

Chưa thường xuyên

Chưa thực hiện

1

Phân công cụ thể công việc về hoạt động GDGT cho từng tổ chuyên môn, cá nhân giáo viên

65

35

0


2

Tạo điều kiện thuận lợi để GVCN, GV bộ môn thực hiện tốt nhiệm vụ GDGT


62


38


0


3

Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các lực lượng giáo dục khác trong hoạt động GDGT


56


44


0


4

Chuẩn bị mọi nguồn lực quan trọng và cần thiết để thực hiện GDGT


53


47


0


5

Nâng cao năng lực cho giáo viên trong hoạt động giáo dục giới tính


100


0


0

6

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở

58

42

0


7

Tổ chức khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác khích lệ hoạt động GDGT


56


44


0

8

Các biện pháp khác

0

0

0

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 10/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí