Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Gdgt Cho Học Sinh Trường Thcs Nông Trang, Thành Phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

rất cần thiết. Bởi vì ai cũng cho rằng hoạt động GDGT sẽ hiệu quả hơn khi có chính giáo viên giảng dạy có đủ hiểu biết, trình độ về chủ đề truyền đạt. Còn biện pháp “Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh” chỉ có 56% CBQL, GV coi là rất cần thiết và còn tới 9 % coi là không cần thiết.

Mức độ khả thi, với thang điểm: rất khả thi: 3 điểm; khả thi: 2 điểm; ít khả thi: 1 điểm.

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho học sinh trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ


Stt


Biện pháp quản lý GDGT

Mức độ khả thi


Tổng


TB


Xếp bậc

RKT

KT

KKT

SL

%

SL

%

SL

%

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhà trường về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh.


70


70


26


26


4


4


266


2.66


3

2

Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giới tính cho cán bộ, giáo viên


72


72


28


28


0


0


272


2.72


1

3

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế.


70


70


30


30


0


0


270


2.7


2

4

Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp nội dung giáo dục giới tính.


66


66


28


28


6


6


260


2.60


5

5

Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh


66


66


30


30


4


4


262


2.62


4










2.66


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 14

Từ bảng 3.2 ta thấy, cả năm biện pháp đề xuất đều có trên 90% số người được hỏi cho là khả thi và rất khả thi với trung bình = 2.66. Trong đó: 72 % CBQL, GV cho rằng biện pháp “Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giới tính cho cán bộ, giáo viên” là rất cần thiết và nó đứng thứ 1/5 biện pháp cũng tương ứng với mức độ cần thiết của biện pháp này. Biện pháp “Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế” được đánh giá là khả thi thứ hai với 70% cho là rất khả thi và 30% cho là khả thi, vì họ cho rằng để GDGT cho học sinh hiệu quả thì học sinh phải được học trong nhà trường từ các bài giảng của thầy cô, vì như thế mới có thể kiểm tra mức độ thấu hiểu bài của học sinh.

* Nhận xét chung:

Hầu hết các đối tượng được trưng cầu ý kiến đều cho rằng 5 biện pháp mà tác giả đưa ra là cần thiết và có tính khả thi cao cho dù ở các mức độ khác nhau nhưng đều có tác dụng trong việc quản lý hoạt động GDGT cho học sinh THCS Nông Trang nói riêng và thành phố Việt Trì nói chung. Tuy nhiên vẫn còn từ 2-9% số được hỏi cho rằng các biện pháp đưa ra là không cần thiết và không khả thi. Đây là một thách thức cho CBQL các nhà trường trong thời gian tới làm thế nào tiếp tục cải tiến và sử dụng các phương pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc quản lý hoạt động GDGT cho học sinh đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra của cấp học.

Tiểu kết chương 3

Để tăng cường công tác giáo dục giới tính cho học sinh THCS đòi hỏi hệ thống quản lý giáo dục nhà trường phải có sự quan tâm sát sao và thiết thực tới công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính của giáo viên và các tổ chức giáo dục.

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS trên địa bàn phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã được tiến hành triển khai dựa trên những cơ sở lý luận về giáo dục giới tính và thực tiễn triển khai thực hiện quản lý hoạt động giáo dục giới tính của nhà trường trong những năm vừa qua.

Trong bối cảnh mới triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống dựa vào khung lý thuyết kết hợp với khảo sát thực trạng và đưa ra được 05 biện pháp GDGT cho các em học sinh trường THCS Nông Trang. Các biện pháp qua khảo nghiệm cho thấy có mối quan hệ biện chứng, thống nhất trong thực hiện Quản lý hoạt động GDGT ở trường THCS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Giáo dục giới tính có quan hệ mật thiết với quá trình giáo dục xã hội góp phần giáo dục định hướng nhân cách con người phát triển toàn diện.

Giáo dục giới tính bao gồm giáo dục sức khoẻ, sinh sản giáo dục về tính dục, giáo dục về tình yêu, hôn nhân và gia đình, về sự sinh sản, giáo dục đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính, giáo dục thái độ, hành vi tôn trọng đối với những người khác giới.

Quản lý giáo dục giới tính ở trường THCS đòi hỏi hiệu trưởng phải thực hiện đồng thời bốn chức năng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục giới tính đã đề ra. Hiệu trưởng trường THCS là người lập kế hoạch giáo dục giới tính của trường, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.

Qua nghiên cứu thực trạng việc quản lí giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tác giả rút ra kết luận sau đây:

Về quan điểm của đội ngũ giáo viên:

Các hình thức giáo dục giới tính chưa sinh động và phù hợp với tình hình thực tiễn. Giáo dục giới tính được tổ chức thực hiện ở hầu hết các trường trung học cơ sở nhưng chưa thống nhất về hình thức, nội dung, khối lớp, thời gian giảng dạy.

Thái độ học tập của học sinh khi được giáo dục giới tính là tốt. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên tham gia giảng dạy giáo dục giới tính khi thực hiện còn mang tính tự phát, các kiến thức truyền thụ phần lớn từ kinh nghiệm bản thân và đa số giáo viên chưa được tập huấn hay đào tạo chuyên môn về giáo dục giới tính; Giáo viên còn e ngại khi giảng dạy những chủ đề nhạy cảm.

Đội ngũ cán bộ giáo viên ở các trường trung học cơ sở tại phường Nông Trang nói riêng, thành phố Việt Trì nói chung chưa nhạy bén với các vấn đề giáo dục tiến bộ, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Giáo viên còn e ngại khi trực tiếp giảng dạy các vấn đề nhạy cảm. Nhu cầu tìm hiểu của học sinh về các vấn đề về giới tính là rất lớn, nhưng

chưa được tổ chức giảng dạy giáo dục giới tính một cách nghiêm túc và đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện.

Đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động giáo dục này còn thiếu nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng (phần lớn chưa được đào tạo-bồi dưỡng) nên việc thực hiện còn mang tính tự phát.

Thực trạng quản lý triển khai giáo dục giới tính:

Việc tích hợp giáo dục giới tính qua giảng dạy đã được thực hiện ở trường THCS Nông Trang nói riêng và thành phố Việt Trì nói chung. Tuy nhiên hiện nay nó chưa được sự quan tâm đúng mức của cán bộ quản lý các trường (Hiệu trưởng + các Phó hiệu trưởng trường THCS), các hoạt động giáo dục giới tính trong nhà trường THCS chưa được triển khai giáo dục một cách có hệ thống, chặt chẽ và đồng bộ.

Công tác lập kế hoạch giáo dục giới tính ở trường THCS trên địa bàn phường Nông Trang thành phố Việt Trì đã triển khai tuy nhiên chưa toàn diện, chưa bao quát các hoạt động, kế hoạch giáo dục giới tính qua sinh hoạt tập thể của học sinh chưa được coi trọng.

Cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục giới tính còn hạn chế về năng lực và kĩ năng giáo dục, hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác chỉ đạo chưa toàn diện chưa quan tâm được tất cả các nội dung giáo dục giới tính và các hoạt động giáo dục giới tính.

Công tác kiểm tra chưa tạo động lực cho hoạt động giáo dục giới tính phát triển hiệu quả.

Cán bộ quản lý giáo dục các cấp ở địa phương chưa chủ động vận dụng các nguồn tạo kinh phí cho hoạt động giáo dục giới tính. Các tổ chức xã hội trong nhà trường chưa tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động giáo dục giới tính trong nhà trường.

Dựa trên khung lý thuyết và kết quả khảo sát thực trạng, tác giả luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp giáo dục giới tính cho học sinh THCS. Các biện pháp luận văn đề xuất, qua kết quả khảo nghiệm có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, hỗ trợ và tác động cho nhau trong thực hiện mục tiêu giáo dục giới tính ở

trường THCS. Các biện pháp đề xuất được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi qua việc xin ý kiến chuyên gia và có thể áp dụng trong thực tiễn quản lý giáo dục giới tính ở trường THCS.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục giới tính ở trường THCS Nông Trang nói riêng và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nói chung trong thời gian tới, chúng tôi có một số khuyến nghị đối với các cấp như sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Đưa giáo dục giới tính thành nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, việc giảng dạy nội dung này cần được bắt đầu trước khi học sinh nữ và học sinh nam bước vào giai đoạn dậy thì.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược về bình đẳng giới; tăng cường hoạt động của hệ thống các Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm trong các cơ sở giáo dục.

- Cần tiếp tục ban hành các văn bản, qui định hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện nội dung chương trình chính khóa và ngoại khóa phù hợp với từng lứa tuổi, cân đối thời gian một cách hợp lý giữa yêu cầu nhiệm vụ học tập với nhiệm vụ GDGT cho học sinh.

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh tìm hiểu các kiến thức GDGT, Bộ GDĐT biên soạn thêm các tài liệu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh là điều hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay.

- Bổ sung một định mức giáo viên bộ môn tâm lý làm công tác GDGT (cho một trường hoặc một cụm trường) để giải quyết khó khăn về nhân sự GDGT hiện nay cho các trường.

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ

Tham mưu với UBND tỉnh để khắc phục những vấn đề về cơ sở vật chất, các chính sách hỗ trợ giáo dục cho đội ngũ CBQL và giáo viên tham gia giáo dục giới tính ở các trường. Trước mắt cần khuyến khích mọi người tham gia tốt hoạt động giáo dục giới tính.

Đối với chương trình giáo dục giới tính trong nhà trường cần đưa vào nội

dung, kế hoạch thường xuyên hàng năm bằng nhiều hình thức để giúp cho đội ngũ giáo viên hiểu và nắm chắc các kỹ năng cơ bản trong GDGT, bắt kịp xu thế phát triển chung của xã hội hiện nay.

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên trong mỗi năm học và trong dịp hè hàng năm các chuyên đề về giáo dục giới tính cho giáo viên, các phương thức tích hợp, nội dung tích hợp vào từng môn học, nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể để nâng cao hiểu biết về giới tính cho giáo viên.

Xây dựng các trang website có nội dung giáo dục giới tính cho trẻ từ 10 -15 tuổi cho phụ huynh, giáo viên tham khảo.

2.2. Đối với UBND thành phố Việt Trì

Cần có phương án bổ sung chế độ chính sách cho CBQL - GV tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức cũng như phương pháp trong hoạt động GDGT.

Cần có chế độ chính sách ưu đãi đối với giáo viên nữ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia tốt vào hoạt động GDGT.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho các nhà trường để thực hiện GDGT có hiệu quả hơn.

2.3. Đối với phòng Giáo dục thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Chỉ đạo các trường THCS xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động GDGT ở các trường THCS. Chỉ đạo trường THCS thực hiện giáo dục giới tính qua môn học chiếm ưu thế và qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Cần xây dựng chương trình tập huấn; chọn lọc; hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng cho những giáo viên phù hợp tham gia giảng dạy môn học giáo dục giới tính của địa phương.

Cần tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành, các cấp để có những chủ trương phù hợp với điều kiện hiện nay cho công tác giáo dục nói chung và GDGT nói riêng.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi đua khen thưởng, chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính ở các trường THCS, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh.

2.4. Đối với trường THCS Nông Trang

Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cha mẹ học sinh về giáo dục giới tính và quán triệt việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS.

Phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục giới tính đề ra.

Giáo viên cần phải thường xuyên hoàn thiện năng lực giáo dục giới tính cho học sinh THCS, tích cực tích hợp nội dung giáo dục giới tính qua dạy học môn học chiếm ưu thế, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể.

Chủ động triển khai thực hiện mục tiêu nội dung giáo dục giới tính cho học sinh phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi./.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2023