Các biện pháp quản lý HĐTH của HSDTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ được thực hiện giúp cho HS trong các nhà trường có được nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn, biết cách tổ chức thực hiện việc tự học một cách khoa học và hiệu quả; giúp cho đội ngũ nhà giáo nâng cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, chủ động thực hiện đổi mới PPDH theo hướng hiệu quả tích cực “lấy người học làm trung tâm”; phát huy tính chủ động tự giác, tích cực học tập của các em; nhà trường thực hiện hết vai trò trong cộng đồng, xã hội thực hiện tốt phương châm xã hội hóa giáo dục.
Để phát huy được những tác dụng và thực hiện có hiệu quả các biện pháp, CBQL và GV các nhà trường cần tập trung cao độ sự thống nhất, đoàn kết vượt qua khó khăn, thực hiện tốt quan điểm “tất cả vì học sinh thân yêu”, vì sự tiến bộ và trưởng thành của các em HS, hướng đến một nền giáo dục phát triển bền vững và toàn diện.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đối với Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ năm 2018 cần thực hiện việc biên soạn, cải tiến theo hướng tinh giản vững chắc, tập trung vào hệ thống cốt lõi cơ bản trong SGK ở cấp học nhằm khuyến khích năng lực tự học của HS. Quan tâm hơn đến vấn đề giảm tải nội dung, tránh những bất cập giữa thời gian và khối lượng kiến thức, giữa thời gian học và thời gian nghỉ ngơi của HS. (Ví dụ cần xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài học, phần bài tập trong SGK theo hướng đổi mới nhằm phát triển năng lực HS, tuy nhiên cần theo cách đơn giản, dễ đón nhận để thúc đẩy HS học tập; tránh việc phức tạp hóa vấn đề gây áp lực với HS).
2.2. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh
Có chính sách nhằm động viên, khuyến khích HS như : hỗ trợ chi phí học tập, tặng học bổng cho HS nghèo là DTTS có tinh thần vượt khó, đạt thành tích cao nhờ tự học.
97
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng kế hoạch, chương trình tập huấn, bồi dưỡng GV đổi mới PPDH theo hướng thúc đẩy HS tự học, tự nghiên cứu.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Thcs Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh
- Biện Pháp 5: Chỉ Đạo, Kiểm Tra Việc Đầu Tư, Mua Sắm, Sử Dụng Cơ Sở Vật Chất Có Hiệu Quả, Tạo Môi Trường Và Điều Kiện Thuận Lợi Nhằm Đáp
- Biện Pháp 6: Xây Dựng Kế Hoạch Và Tổ Chức Thực Hiện Tốt Công Tác Phối Hợp Với Các Lực Lượng Giáo Dục Trong Và Ngoài Nhà Trường, Tạo Sự Đồng
- Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 15
- Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 16
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
2.4. Đối với UBND huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
- Quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng CSVC, tạo các nguồn lực cho các trường học để đáp ứng nhu cầu dạy - học cũng như các hoạt động học tập theo hướng đổi mới, chú trọng vào HĐTH nhằm ổn định và tạo đà để ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
- Mở các lớp học tiếng dân tộc tại huyện; tạo điều kiện cho CB, GV tham gia, thuận lợi cho công tác quản lý, dạy học trong trường có HS DTTS.
- Quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho những HS DTTS con em gia đình chính sách, hộ nghèo, giúp các em có điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian tham gia học tập, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương.
2.5. Đối với CBQL các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
- Bằng những việc làm cụ thể và nhiều hình thức khác nhau để tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về môi trường giáo dục và tầm quan trọng của HĐTH trong HS, GV và các lực lượng có liên quan khác. Đặc biệt quan tâm việc vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho PHHS để HS được tạo điều kiện tốt nhất về học tập và thời gian tự học.
- Coi trọng công tác quản lý HĐTH của HS, xác định là một nội dung, nhiệm vụ của các nhà QLGD, trong đó đưa việc xây dựng chương trình và KHTH vào quy chế hoạt động chuyên môn của trường.
- Tăng cường CSVC như phòng học, xây dựng phòng truyền thống, phòng đọc, thư viện theo hướng hiện đại; tìm nguồn đầu tư để mua thêm SGK và tài liệu tham khảo.
- Tăng cường bồi dưỡng GV, tích cực nghiên cứu, đổi mới PPDH, có quy định bắt buộc GV ngoài việc lên lớp còn tham gia hướng dẫn và quản lý HĐTH của HS.
98
- Chú trọng công tác kiểm tra đánh giá HĐTH của HS, có nhiều hình thức động viên khen thưởng, kịp thời biểu dương, nêu gương đối với những GV điển hình và những HS có nhiều thành tích, tiến bộ trong học tập và tự học.
2.6. Đối với giáo viên
- Tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyên môn ; tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức về phương pháp dạy tự học, quan tâm đối tượng HS và thực hiện đúng yêu cầu trong quá trình dạy học trong nhà trường.
- Tham gia quản lý HĐTH của HS, chấp hành đúng sự phân công của BGH và có những giải pháp linh hoạt, thiết thực giúp HS DTTS có kỹ năng học, tự học hiệu quả.
- Tổ chuyên môn có kế hoạch quản lý chất lượng soạn giảng của GV theo đúng hướng dạy học tích cực.
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Khánh Bằng (1994), Phương pháp tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê Khánh Bằng (2001), Học cách học trong thời đại ngày ngay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (1998), "Tấm gương tự học của Bác", Báo GD - TĐ, số 5.
4. Đặng Quốc Bảo (2001), Tự học - Vấn đề bức thiết của cán bộ quản lý, của mọi người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo (2015), Quản lý tài chính trong giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Bài giảng cơ sở khoa học quản lý, Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Chính (2015) (Chủ biên), Quản lý chất lượng trong giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
10. Nguyễn Dân (1997), "Cần tạo ra năng lực tự học và phong trào tự học", Báo GD - TĐ chủ nhật, số 41.
11. Vũ Cao Đàm (1976), Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
12. Đảng bộ huyện Hoành Bồ (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ huyện Hoành Bồ lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2015-2020), Quảng Ninh.
13. Nguyễn Văn Đạo (1984), Tự học là kinh nghiệm suốt đời của mỗi con người. Tự học - tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Hồng Giang (2014), Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS huyện Đan Phượng, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Hà Nội.
100
15. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo, Bùi Hiền (chủ biên) (2001),
Từ điển Giáo dục học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
16. Ronald Gross (2015), Học tập đỉnh cao, Nxb Lao động, Hà Nội.
17. Phạm Minh Hạc (2010), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
18. Phùng Đức Hải (1991), "Về đặc điểm tâm lý học sinh phổ thông trung học miền núi", Tạp chí NCGD.
19. Trần Bá Hoành (1998), "Vị trí tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục - đào tạo", Tạp chí NCGD, số 7.
20. Lê Văn Hồng (2007), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
21. Đặng Thành Hưng (1998), "Học tập và tự học: Nhu cầu thiết yếu để phát triển toàn diện con người trong điều kiện xã hội CNH - HĐH", Kỷ yếu Hội thảo cơ sở khoa học của sự phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH - HĐH, thành phố Hồ Chí Minh.
22. Trần Thị Hương (2012), Bài giảng chuyên đề quản lý hoạt động dạy học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
23. Lê Thị Huyền (2014), Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS dân tộc thiểu số ở trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Hà Nội.
24. Dương Thị Thanh Huyền (2013), Quá trình dạy tự học và phương pháp dạy tự học cho sinh viên - Bộ môn Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Nha Trang, Nha Trang.
25. Đặng Xuân Hải (2014), Quản lý hệ thống GDQD và quản lý nhà trường của hệ thống GDQD, Hà Nội.
26. Nguyễn Trọng Hậu (2015), Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục, Hà Nội.
27. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Viện KHGD, Hà Nội.
28. Trần Kiều (Chủ biên) (1997), Đổi mới PPDH ở trường THCS, Viện KHGD, Hà Nội.
101
29. Nguyễn Kỳ (1999), "Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực trong giáo dục",
Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 2.
30. Nguyễn Kỳ (2001), Giúp trẻ tự học nên người, Nxb Thanh niên - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
31. Nguyễn Hiến Lê (1992), Tự học - một nhu cầu của thời đại, Thành phố Hồ Chí Minh.
32. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa (Chủ biên) (2012), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số, Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015) (Chủ biên), Quản lý giáo dục - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
34. Phan Trọng Luận (1995), "Tự học - một chìa khóa vàng của giáo dục",
Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2.
35. Giáo trình Triết học Mác Lê-nin (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh (1947), Sửa đổi lối làm việc, Nxb Sự thật, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (1957), Bàn về học tập, Nxb Sự thật, Hà Nội
38. Hồ Chí Minh (1960), Phát huy tinh thần cầu học, cầu tiến bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội.
39. Phạm Hoài Minh (2014), Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông miền Tây tỉnh Yên Bái, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Thái Nguyên.
40. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
41. Lưu Xuân Mới (2003), Rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên Đại học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
42. Hà Thế Ngữ (1987), Giáo dục học - tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
43. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. N.A. Rubakin (1946), Tự học như thế nào?
45. Ngô Quang Sơn (2009), "Một số giải pháp phát triển mô hình trường tiểu học và THCS có nội trú dân nuôi", Tạp chí khoa học Giáo dục, số 45.
102
46. Ngô Quang Sơn (2009), "Phát triển giáo dục cho các dân tộc rất ít người đến năm 2015 - Thực trạng và giải pháp cơ bản", Tạp chí khoa học Giáo dục.
47. Nguyễn Phú Trọng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
48. Phạm Văn Thuần (2014), Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trong giáo dục, Hà Nội.
49. Vũ Văn Tảo (2001), "Học và dạy cách học", Tạp chí Tự học.
50. Đào Xuân Thành (2009), Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh các trường THCS huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Hà Nội.
51. Nguyễn Thị Phương Thảo (2014), Đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc ít người, học sinh có nhu cầu đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Trang thông tin điện tử - Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Nghệ An.
52. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Học và dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
53. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Quá trình dạy - tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
54. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
55. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
56. Thủ tướng Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ban hành ngày 14/1/2011 về công tác dân tộc, Hà Nội.
57. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2014 và năm 2015, Hà Nội.
58. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn trên phạm vi cả nước, Hà Nội.
103
59. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, Hà Nội.
60. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Hà Nội.
61. Từ điển Tiếng Việt (2010), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
104