Thực Trạng Chỉ Đạo Hoạt Động Giáo Dục Giới Tính Của Trường Thcs Nông Trang

Kết quả khả sát cho thấy: Tất cả các nội dung của kế hoạch được tiến hành thường xuyên ở mức độ trung bình, không cao từ 56 đến 65%. Tiến hành thường xuyên nhất là nội dung về phân công cụ thể công việc cho từng tổ chức, cá nhân giáo viên (65%). Còn lại các nội dung khác đều làm chưa thường xuyên ở mức cao, cao nhất là nội dung về có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các lực lượng khác, khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác khích lệ hoạt động GDGT với (44%). Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về giáo dục giới tính chưa được cán bộ quản lý quan tâm thường xuyên 100% ý kiến đánh giá.

Như vậy, tất cả các nội dung công việc trong kế hoạch GDGT của hiệu trưởng nhà trường đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức trung bình, chưa thực hiện thường xuyên đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên về giáo dục giới tính. Vì vậy trong thời gian tới Hiệu trưởng nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch quản lý tổ chức thực hiện GDGT chi tiết cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và GDGT nói riêng trong nhà trường.

Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn, tác giả nhận thấy trường THCS Nông Trang chưa nghiên cứu áp dụng các Chỉ thị, Nghị định, Nghị quyết, Văn bản hướng dẫn của cấp trên đối với việc giáo dục các vấn đề về giới tính nhằm cụ thể hoá kế hoạch thực hiện GDGT ở các trường THCS. Từ thực tế kế hoạch hoạt động giáo dục DS-SKSS vị thành niên nói chung và giáo dục giới tính nói riêng trong những năm qua, có thể thấy nhà trường chưa có kế hoạch hoạt động chủ động, tích cực nhằm góp phần giáo dục các em học sinh bậc THCS - những người chủ tương lai của đất nước có những nhận thức đúng, rèn luyện kỹ năng sống tốt và có những hành vi ứng xử đẹp hướng tới mục tiêu bình đẳng giới trong một xã hội văn minh. Có thể nói rằng việc triển khai giáo dục giới tính trong nhà trường phổ thông bậc THCS thật sự cần thiết và để có hiệu quả cao cần tiến hành nhanh chóng, cụ thể hóa bằng kế hoạch ngay từ mỗi đầu năm học bằng những hình thức phong phú, đa dạng với sự phối hợp đồng bộ giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể trong nhà trường.

2.3.2.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính của trường THCS Nông Trang

a. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục giới tính thông qua các môn học chiếm ưu thế

Việc thực hiện GDGT được lồng ghép chương trình ở môn GDCD và môn Sinh

học, trường THCS Nông Trang hiện đã và đang triển khai. Nhưng hiện nay, chưa có một hình thức đánh giá nào về hiệu quả của việc quản lý vấn đề này. Tác giả tiến hành nghiên cứu khảo sát CBQL, GV và học sinh nhằm làm rõ hơn nội dung này, đồng thời giúp cung cấp thêm một số dữ kiện để đánh giá nội dung giáo dục giới tính trong nhà trường. Kết quả khảo sát được trình bày với các mức đánh giá đạt hiệu quả (ĐHQ); bình thường (BT); không hiệu quả (KHQ) trong bảng dưới đây.

Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục giới tính trong chương trình môn GDCD

Nội dung chỉ đạo lồng ghép GDGT

trong dạy học

Mức độ %

CBQL và GV

Học sinh

ĐHQ

BT

KHQ

ĐHQ

BT

KHQ

Luật bình đẳng giới

60

40

0

58

42

0

Phòng chống các tệ nạn xã hội

56

44

0

62

48

0

Phòng chống lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS


62


48


0


66


34


0

Các vấn đề về định kiến giới, phân biệt giới


66


34


0


45


55


0

Phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ vị thành niên


0


0


0


0


0


0

Đạo đức giới tính

56

44

0

40

60

0

Nhu cầu giới tính

0

0

0

0

0

0

Giáo dục hành vi văn hóa

0

0

0

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 9


Việc lồng ghép GDGT trong dạy học được thể hiện trong các bài có nội dung tương ứng ở bảng trên. Qua khảo sát, giáo viên bộ môn GDCD đã thực hiện đầy đủ 100% nội dung các bài giảng theo quy định của ngành GD.

Để xem xét nội dung giảng dạy lồng ghép GDGT đạt hiệu quả đến đâu, tác giả đã trực tiếp dự giờ của một số giáo viên, và thấy rằng tiết dạy cũng không khác gì so với tiết dạy bình thường về các bước lên lớp, nội dung giảng dạy vẫn chưa có sự thoát ly khỏi sách giáo khoa, chưa chú trọng nội dung giáo dục giới tính, nhất là

quan hệ nam nữ để phòng tránh bệnh tật lây qua đường tình dục, tệ nạn xã hội, căn bệnh HIV/AIDS. Nhìn chung việc thực hiện chương trình lồng ghép GDGT ở môn GDCD của giáo viên đứng lớp là khá tốt và nghiêm túc và bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác GDGT.

Theo đánh giá của 200 học sinh thì với các bài trên trong môn GDCD, các em cũng đã học được những kiến thức ban đầu về GT thông qua chủ đề các bài học, tuy nhiên cũng chỉ có từ 40 đến 66% cho là đã tiếp thu và hiểu được mục đích yêu cầu của từng bài, còn trên 40% cho là học các bài này cũng bình thường như bao bài khác, không tiếp thu được gì về GDGT.

Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng chỉ đạo GDGT thông qua việc thực hiện chương trình môn Sinh học lớp 8 và 9 (các bài có nội dung GDGT)

Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục giới tính trong chương trình môn Sinh học cấp THCS


Tên bài

Mức độ %

CBQL và GV

HS


Thường xuyên

Chưa thường xuyên

Chưa thực hiện


Thường xuyên

Chưa thường xuyên

Chưa thực hiện

Cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ


40


60


0


55


45


0

Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai nhi


55


45


0


52


48


0

Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai


42


58


0


40


60


0

Các bệnh lây qua đường tình dục, đại dịch HIV/AIDS, thảm họa của loài người


62


38


0


65


35


0

Phát sinh giao tử và thụ thai

60

40

0

58

42

0

Cơ chế xác định giới tính

65

35

0

64

36

0

Tác hại của mang thai ngoài ý muốn

40

60

0

55

45

0

Theo bảng 2.14 cho thấy các bài có lồng ghép GDGT trong môn sinh học đã được giáo viên triển khai đầy đủ và tỉ lệ ghi nhận của giáo viên và học sinh về mức độ thực hiện được của các bài học không có sự chênh lệch quá lớn.

Trong đó bài “Cơ chế xác định giới tính” được cả GV và HS đánh giá là thường xuyên vì đây là vấn đề mà giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống còn với HS thì đây là vấn đề mà các em quan tâm cần khám phá đời sống hàng ngày.

Với bài “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai” chỉ có 42% GV và 40% HS trả lời là dạy và học thường xuyên còn lại 60% cho rằng chưa thường xuyên, vì GV cho rằng bài này quá tế nhị cho nên đã dạy sơ sài, lướt qua nên học sinh không có ấn tượng và không ghi nhớ được nhiều sau bài học.

Đặc biệt vấn đề tác hại của mang thai ngoài ý muốn chưa được giáo viên quan tâm thường xuyên tích hợp trong nội dung giảng dạy môn Sinh học là tương đối cao, chiếm 60%.

Qua kết quả điều tra và phỏng vấn thì giáo viên môn Sinh học, GDCD hầu như giảng dạy GDGT thông qua chương trình chính khóa thì tiết dạy được thực hiện một cách sơ sài, dạy qua loa vì thường những bài thuộc môn Sinh nằm ở cuối chương trình lớp 8, đề thi học kỳ thường không hỏi những vấn đề này, lại rơi vào giai đoạn thi, thi xong lo thực hiện điểm số rồi kết thúc năm học, BGH ít quan tâm kiểm tra việc thực hiện chương trình giai đoạn này. Vì vậy giáo viên dạy lướt qua không đào sâu.

Tác giả đã trao đổi ý kiến về vấn đề này với chuyên viên tâm lý học đường của nhà trường, nêu ý kiến: “Nội dung giáo dục giới tính chưa được tách bạch thành môn học hoặc chương trình chuyên biệt mà vẫn còn lồng ghép vào các bộ môn khác như “sức khỏe” hay “sinh học”. Thời điểm bắt đầu học khá trễ (đầu năm lớp 5) và không liên tục (lớp 5, lớp 8, lớp 11)… Số tiết/bài quá ít, chỉ khoảng 8 tiết (lớp 5), 5 bài ở lớp 9, còn bậc THPT thì lồng ghép. Nội dung mang tính giới thiệu, phân tích sơ bộ hơn là giáo dục cả về mặt tâm lý lẫn kỹ năng cho học sinh”.

b. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục giới tính thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Với mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là: Nâng

cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, tích lũy kinh nghiệm giao tiếp và hoạt động tập thể… HĐGDNGLL được thực hiện với thời gian 3 tiết/ tuần (bao gồm 1 tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, 1 tiết sinh hoạt lớp cuối tuần và 1 tiết do nhà trường sắp xếp sao cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mỗi trường) theo kế hoạch mà Bộ GD&ĐT ban hành đã chỉ rõ: Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa” [3]. Để đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện GDGT thông qua HĐGDNGLL của hiệu trưởng trong trường THCS Nông Trang thành phố Việt Trì, tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ thực hiện các nội dung kết quả thu được như sau:

Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo GDGT thông qua HĐGDNGLL



Stt


Nội dung

Mức độ thực hiện

Thường xuyên

Chưa thường xuyên

Chưa thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giáo dục tình bạn, tình yêu

30

70

13

30

0

0

2

Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên

28

65

15

35

0

0

3

Giáo dục đạo đức giới tính

20

46

13

54

0

0

4

Giáo dục nhu cầu giới tính

18

42

25

58

0

0

5

Giáo dục hành vi văn hóa giới tính

25

58

18

42

0

0

6

Giáo dục thực hiện bình đẳng giới

28

65

15

35

0

0


7

Giáo dục phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục


25


58


18


42


0


0

8

Giáo dục phòng tránh các tệ nạn xã hội

34

79

9

21

0

0

9

Phòng tránh lạm dụng tình dục

14

33

16

37

13

30

10

Loại bỏ định kiến về giới, phân biệt giới.

15

35

20

47

8

18

11

Tác hại của mang thai ngoài ý muốn

8

18

28

65

7

17

12

Các nội dung khác

0

0

0

0

0

0

Từ kết quả khảo sát nêu trên cho thấy các nội dung giáo dục giới tính được chỉ đạo thực hiện thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách thường xuyên chiếm tỷ lệ cao đó là các nội dung sau: Giáo dục phòng tránh các tệ nạn xã hội chiếm 79% ý kiến đánh giá tiến hành thường xuyên. Giáo dục tình bạn, tình yêu chiếm 70% ý kiến đánh giá tiến hành thường xuyên. Giáo dục thực hiện bình đẳng giới chiếm 65 % ý kiến đánh giá tiến hành thường xuyên. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên chiếm 65 % ý kiến đánh giá tiến hành thường xuyên.

Các nội dung giáo dục đạo đức giới tính, giáo dục nhu cầu giới tính, giáo dục phòng tránh bệnh lây lan qua đường tình dục, giáo dục phòng tránh lạm dụng tình dục, giáo dục tác hại của mang thai ngoài ý muốn vv… chưa được quan tâm chỉ đạo lồng ghép thường xuyên qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mặc dù đây là những nội dung giáo dục rất quan trọng và giữ vai trò cơ bản trong giáo dục giới tính cho học sinh THCS vì vậy nhà trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì cần có những biện pháp chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc thực hiện các nội dung giáo dục giới tính qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Khi được hỏi về hiệu quả của những buổi sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp, em Trần Thị Kim Thanh - học sinh lớp 8b cho biết: “Gia đình em có đến 3 anh trai, chỉ mình em là con gái nên khi có những thắc mắc thầm kín, em rất ngại chia sẻ. Khi được tuyên truyền tại nhà trường, em hiểu hơn về tâm, sinh lý lứa tuổi và cũng mạnh dạn trao đổi cùng người thân. Em hy vọng, nhà trường có thêm nhiều buổi tư vấn về SKSS vị thành niên, thành niên để chúng em biết cách tự bảo vệ bản thân”.

Còn em Nguyễn Thành Long - học sinh lớp 9a chia sẻ: “Nhờ sự tư vấn nhiệt tình như người thân trong gia đình của các thầy cô mà em mạnh dạn chia sẻ những thắc mắc của mình. Từ đó, em có nhận thức đúng đắn trong tình yêu, tình bạn khác giới, có lối sống lành mạnh và khả năng bảo vệ mình trước những nguy cơ tác động tiêu cực đến sức khỏe và tâm, sinh lý lứa tuổi”.

Em Nguyễn Thu Trang - lớp 8b chia sẻ: "Nhiều kiến thức về sức khoẻ sinh sản khá "nhạy cảm" nên em rất ngại chia sẻ với bố mẹ, thầy cô nhưng thông qua những buổi nói chuyện cởi mở như thế này, em đã hiểu biết hơn về kiến thức sức

khoẻ sinh sản, giáo dục giới tính. Đặc biệt, thời gian gần đây, các vụ xâm hại tình dục được đăng tải thông tin trên mạng làm chúng em rất lo sợ. Tuy nhiên, sau khi tham gia chương trình GDGT ngoài giờ lên lớp, em đã biết thêm các cách phòng tránh xâm hại, quấy rối tình dục, cách "khoá tay", chống trả khi gặp kẻ xấu có ý định xâm hại tình dục".

Như vậy, có thể thấy rằng: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Nông Trang về GDGT tương đối là đa dạng và phong phú. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về GDGT giúp học sinh biết vận dụng những tri thức về GDGT đã học để để giải quyết các vấn đề liên quan đến GDGT do thực tiễn đời sống đặt ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. Từ đó rèn luyện cho chính các em học sinh những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hóa về giới và giới tính, những thói quen trong học tập, lao động, nhận xét, đánh giá, hòa nhập với bạn khác giới và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác. Tạo tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng cho các em học sinh, xây dựng nhân cách của con người Việt Nam trong thời đại mới.

Do đó, muốn thu hút học sinh tham gia đầy đủ các HĐGDNGLL về GDGT, nhà trường cần phải thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

c. Thực trạng chỉ đạo phối hợp các lực lượng để giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng việc phối hợp của hiệu trưởng với các lực lượng tham gia công tác GDGT cho học sinh chúng tôi sử dụng phiếu điều tra các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh niên. “Xin bạn vui lòng cho biết thực trạng công tác chỉ đạo của hiệu trưởng trong việc phối hợp các lực lượng tham gia công tác GDGT học sinh THCS ?” Tính theo tỷ lệ %, kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 2.16.

Bảng 2.16. Thực trạng công tác chỉ đạo của hiệu trưởng trong việc phối hợp các lực lượng tham gia công tác GDGT học sinh THCS


TT


Lực lượng

Mức độ thực hiện (%)

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ

1

Đoàn đội

40

60

0

2

Giáo viên chủ nhiệm

85

15

0

3

Giáo viên bộ môn

40

54

6

4

Tập thể lớp

15

55

30

5

Hội cha mẹ học sinh

0

40

60

6

Hội khuyến học

0

22

78

7

Nhân viên nhà trường

0

35

65

8

Gia đình học sinh

0

24

76

9

Chính quyền nơi cư trú

0

11

8

10

Trung tâm y tế thành phố

20

30

0

11

Công an thành phố

10

35

0

12

Chuyên gia tâm lý và giáo dục SKSS

15

40

0

Qua số liệu điều tra bảng 2.16 cho thấy hiệu trưởng trường THCS Nông Trang đã quan tâm đến việc chỉ đạo và phối hợp các lực lượng tham gia quản lí GDGT học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số lực lượng mà hiệu trưởng chưa quan tâm tới công tác phối hợp trong công tác GDGT, dẫn đến một thực tế là chỉ có bảy lực lượng chủ công trong việc GDGT học sinh ở các nhà trường: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ quản lí nhà trường và Đoàn đội, phòng dân số, công an thành phố, chuyên gia tâm lý. Có tới hơn 60% số người được hỏi cho rằng hội cha mẹ học sinh, chính quyền nơi cư trú, gia đình học sinh chưa phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu nhà trường GDGT cho học sinh. Điều này dẫn tới không có sự phối hợp chặt chẽ trong việc GDGT khiến cho chất lượng của công tác này không đạt hiệu quả. Một số tổ chức chưa thực sự vào cuộc như hội cha mẹ học sinh, chính quyền nơi cư trú, gia đình học sinh, hội khuyến học. Do không phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng này mà việc GDGT cho học sinh chưa hiệu quả.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 10/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí