hiệu quả chương trình, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo kế hoạch đã xác định.
Quản lí GDQP-AN là quản lí các cơ sở GDĐT tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; quản lí cán bộ, GV (tuyển dụng, làm việc, bồi dưỡng đào tạo, chế độ chính sách...); quản lí CSVC, PTDH; quản lí dạy và học...chất lượng môn GDQP -AN.
1.3. ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÍ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG -AN NINH CHO SINH VIÊN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Đặc điểm GD cho SV trong tình hình mới
Sinh viên là lực lượng tiêu biểu của thế hệ trẻ, là lực lượng tri thức tương lai của đất nước; là lực lượng trung tâm, là cầu nối với các tầng lớp trí thức trong các trường ĐH, CĐ, các viện nghiên cứu và các địa bàn dân cư; là một lực lượng quan trọng trong đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” của địch. Quá trình dân chủ hoá, xã hội hoá GDĐT cà ng cao thì định hướng giá trị của SV ngày càng rõ và càng phát triển.
Vì vậy, SV là một trong những đối tượng mà các thế lực phản động quốc tế tìm mọi cách lợi dụng để tuyên truyền, kích động, lôi kéo nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo lo ạn lật đổ của chúng.
Trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sẽ tiến hành đối với Việt Nam, chúng coi lĩnh vực chính trị tư tưởng là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá. Chúng đưa ra quan điểm về con đường “dân tộc” đi lên xây dựng xã hội văn minh do trí thức, SV thanh niên làm nòng cốt nhằm tác động vào giới trẻ để khuyến khích, kích động họ đấu tranh đòi “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” và đẩy mạnh hoạt động chiến tranh tâm lí làm nảy sinh tư tưở ng mơ hồ, lệch lạc trong HS,SV. Chúng tìm mọi cách lợi dụng chính sách mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, giao lưu văn hoá của Đảng, Nhà nước ta như giao lưu giảng dạy giữa các trường ĐH trong nước với nước ngoài để tuyên truyền, kích động, lôi kéo SV. Chúng tập trung phá hoại
việc giảng dạy lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường ĐH, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; đồng thời lợi dụng những yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí và những hiện tượng tiêu cực của một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, đảng viên, kích động gây mất lòng tin của SV vào Đảng, Nhà nước và CNXH, phủ nhận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng. Dùng học bổng và tài trợ du học nước ngoài để mua chuộc, lôi ké o SV, dưới danh nghĩa các tổ chức phi chính phủ tài trợ trực tiếp học bổng cho SV không thông qua nhà trường, các tổ chức của ta dưới danh nghĩa tài trợ cho “SV học giỏi, SV nghèo vượt khó”… Mặt khác, thông qua hoạt động tôn giáo mê tín dị đoan để từng bước mê hoặc SV, tăng cường xâm nhập vào các trường ĐH để móc nối quan hệ và truyền đạo trái phép. Lợi dụng danh nghĩa hoạt động từ thiện tổ chức gặp mặt SV dưới nhiều hình thức nhằm phá hoại tổ chức SV và đoàn thanh niên trong các trường ĐH.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới - 2
- Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới - 3
- Giáo Dục Quốc Phòng -An Ninh Cho Sinh Viên
- Nội Dung Quản Lí Giáo Dục Quốc Ph Òng - An Ninh Cho Sinh Viên Các Trường Đại Học
- Phương Pháp Nghiên Cứu Sản Phẩm Hoạt Động Của Sinh Viên
- Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới - 8
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Về kinh tế, chúng lợi dụng khó khăn của SV trong đời sống học đường,
thông qua một số tổ chức liên doanh với nước ngoài, các tổ chức kinh tế tư nhân bằng các chế độ đãi ngộ (học bổng, lương, thưởng,…) để lôi kéo SV tham gia làm việc cho họ ngay từ khi còn ngồi học trên gi ảng đường các trường ĐH.
Nét nổi bật trong hoạt động “diễn biến hoà bình” của địch đối với SV các trường ĐH là kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền xuyên tạc, xúi dục, kích động với câu nhử, mua chuộc bằng vật chất (tiền) để dẫn SV từ chỗ mơ hồ về chính trị, sa ngã về lối sống, manh động và cực đoan trong hành động, từ đó tạo thành lực lượng gây ngòi nổ cho các âm mưu chống phá Đảng, chống phá chính quyền các cấp.
Với thủ đoạn trên lĩnh vực QP, AN, các thế lực thù địch lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực QP, AN và đối với lực lượng vũ trang. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, các thế lực thù địch chủ trương vô hiệu hoá sự lãnh đạo của
Đảng với luận điểm “phi chính trị hoá” quân đội. Đối với công an nhân dân, chúng chia rẽ mối quan hệ giữa công an với nhân dân và lợi dụng hợp tác chống khủng bố, tội phạm quốc tế để can thiệp vào công việc nội bộ, phá vỡ thế tr ận AN nhân dân, nền QP toàn dân.
Từ những âm mưu, thủ đoạn trên, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, dự báo đúng thủ đoạn, quy mô, địa điểm và thời gian. Nắm vững nguyên tắc xử lí trong đấu tranh chống bạo loạn lật đổ (nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, sử dụng lực lượng và phương thức đấu tranh phù hợp, không để lan rộng kéo dài). Hoạt động đấu tranh, xử lí bạo loạn luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, cơ quan quân sự và công an làm tham mưu và thống nhất hành động cho các lực lượng tham gia. Kịp thời phân hoá, cô lập và đấu tranh kiên quyết với bọn đầu sỏ, cực đoan, giáo dục vận động những người dân lầm đường, lạc lối.
- Tác động từ sự biến động của thế giới và khu vực tới GDQP-AN
Ngày nay, các hoạt động GDQP-AN cho SV được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những diễn biến mới rất phức tạp. Cách mạng khoa học kĩ thuật tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sự phát triển của nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu và đang tiển triển rất mạnh mẽ. Các thế lực thù địch đang từng ngày, từng giờ tìm mọi cách để chống phá cách mạng Việt Nam nhằm lật đổ chế độ XHCN trên đất nước chúng ta.
Trong một vài thập kỷ tới, những biến đổi về kinh tế, chính trị, QP, AN trên thế giới. khu vực và sự thay đổi về âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch trong và ngoài nước sẽ tác động mạnh đến công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, nhất là sau khi Việt Nam hội nhập với ASEN, WTO và vai trò trở thành thành viên không chính thức của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta vẫn tiếp
tục phát triển. Chúng ta vẫn giữ vững chính trị-xã hội, tăng trưởng kinh tế sẽ nhanh hơn, cao hơn, chủ quyền AN, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Tình hình này làm cho cán bộ, SV thêm tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó việc nâng cao giác ngộ ý thức bảo vệ Tổ quốc, ý thức QP, AN và tích cực trong các hoạt động xây dựng nền QP toàn dân, AN nhân dân tạo môi trường thuận lợi để đổi mới và nâng cao chất lượng GDQP - AN.
Những diễn biến phức tạp của đời sống quốc tế cả về chính trị, kinh tế quân sự, GDQP-AN vừa tạo cơ hội, vừa làm nảy sinh những thách thức mới đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta. Từ đó làm cho nhận thức của cán bộ, SV về mối quan hệ tác động qua lại giữa chính trị, kinh tế và QP, AN được nâng lên một tầm cao mới. Đó là điều kiện khách quan để tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng GDQP-AN cho các đối tượng.
Tuy nhiên, tình hình trên cũng làm xuất hiện những tác động tiêu cực tới ý
thức QP, AN của một bộ phận không nhỏ của cán bộ, HS,SV về sự mất cảnh giác, mơ hồ trong nhận thức, coi thường kẻ thù, ngại học tập môn GDQP -AN.
Tình hình thế giới và khu vực tác động tới việc xác định nội dung, chuẩn bị lực lượng và tổ chức triển khai GDQP-AN. Dự báo đúng và nắm vững tình hình tác động của các điều kiện khách quan là cơ sở để các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước xác định đúng đối tượng, đối tác, làm căn cứ cho việc xây dựng chiến lược quân sự, QP, AN cho các giai đoạn sát thực, phù hợp. Từ đó có kế hoạch phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc được chi tiết hoá thành các kế hoạ ch bộ phận. Trong đó GDQP-AN là một bộ phận không thể thiếu. Đây chính là cơ sở khoa học-chính trị-pháp lý để hoạch định chiến lược, đổi mới toàn diện nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức GDQP-AN trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhất là việc cập nhật các nội dung có liên quan trực tiếp đến GDQP-AN trong bối cảnh mới.
Tuy nhiên, những biến động về chính trị, kinh tế, quân sự, QP, AN không phải không tác động tiêu cực đến GDQP -AN. Thực tiễn cho thấy đã có những biểu hiện nhiệm vụ GDQP-AN không bảo đảm chất lượng diễn ra ở một số cơ sở, có không ít cán bộ, đảng viên ở các cơ quan Đảng và Nhà nước -những người có trách nhiệm liên quan đến GDQP -AN nói chung và cho HS,SV nói riêng, không nhận thức đầy đủ bản chất cùng những khía cạnh phức tạp của tình hình liên quan tới GDQP-AN. Xu hướng xuất hiện những nhận thức không đầy đủ về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới.
Tác động của thế giới, khu vực tới điều kiện vật chất của GDQP-AN. Sau
khi Việt Nam ra nhập WTO tình hình thế giới và khu vực tiếp tục tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam đã tạo ra cả cơ hội và thách thức mới. Kinh tế tăng trưởng, nhà nước có điều kiện đầu tư toàn diện cho GDQP -AN từ CSVC, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đến đổi mới chính sách, tất cả đã tạo cơ sở vững chắc cho đổi mới, tăng cường quản lí, nâng cao chất lượng hơn nữa để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, những biến động của tình hình thế giới, khu vực và những âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng của các thế lực thù địch có tác động tiêu cực đến việc bảo đảm các điều kiện của GDQP-AN cho HS,SV. Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là sự thiếu quan tâm chăm lo của các cấp, các ngành đến đảm bảo các điều kiện vật chất, tài chính, môi trường thuận lợi cho GDQP-AN, coi các hoạt động QP, AN là của cơ quan quân sự và công an. Mặt khác sự xuống cấp về văn hóa lối sống cũng làm cho một bộ phận giảng viên thờ ơ với nhiệm vụ quan trọng này.
- Tác động của những thành tựu phát t riển kinh tế-xã hội ở nước ta đến GDQP-AN
Bối cảnh kinh tế-xã hội trong nước có nhiều biến động, Việt Nam gia nhập WTO và xu thế hội nhập quốc tế mạnh đã đem lại cho GD Việt Nam nhiều cơ
hội và thách thức, đòi hỏi phải GD toàn diện cho SV, trong đó GDQP -AN cho SV chiếm vị trí quan trọng. Tình hình đó đã đặt ra những cơ hội và thách thức đối với công tác GDQP-AN cho SV các trường ĐH.
Những tác động tích cực: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục phát triển trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, CNH, HĐH được đẩy mạnh. Đây là cơ sở bảo đảm định hướng XHCN cho các nội dung GDQP-AN, bảo đảm cho GDQP-AN kế thừa tinh hoa văn hoá nghệ thuật QP, AN, nghệ thuật QS Việt Nam và chủ động tiếp thu, học hỏi tinh hoa nghệ thuật QS, AN nước ngoài, đặ c biệt là nghệ thuật QS của chiến tranh hiện đại. Kinh tế đất nước phát triển sẽ tạo điều kiện CSVC kỹ thuật, tài chính thuận lợi cho đổi mới GDQP-AN, tạo điều kiện thuận lợi để các lực lượng tham gia GDQP -AN nâng cao trình độ...
Sự phát triển kinh tế nước ta đòi hỏi đổi mới nội dung chương trình
GDQP-AN phải phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, đổi mới nội dung chương trình, hình thức, phương pháp GDQP -AN theo hướng hiện đại.
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tư ởng, lý luận của Đảng, là hệ tư tưởng giữ vai trò thống trị trong xã hội ta; là cơ sở tư tưởng, lý luận cách mạng khoa học cho việc đổi mới GDQP-AN. Đồng thời, đổi mới GDQP-AN được tiến hành trong điều kiện hệ thống chính trị từ tiếp tục được củng cố vững chắc. Đây là chỗ dựa, là điều kiện, tiền đề cho đổi mới GDQP -AN đạt chất lượng, hiệu quả tốt.
Cơ cấu xã hội -giai cấp nước ta trong những năm tới sẽ biến đổi nhanh, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng là cơ sở, nền tảng để tăng cường công tác GDQP-AN cho HS,SV và hệ thống giáo dục quốc dân.
Các thang giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội có sự thay đổi. Những thang giá trị xã hội, chuẩn mực cũ kìm hãm sự năng động, sáng tạo, kìm hãm sự
phát triển của sức sản xuất xã hội từng bước bị loại bỏ. Thế hệ thanh niên hiện nay ít bị ảnh hưởng của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, họ đang thể hiện sự năng động, sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế -xã hội. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, HS,SV hiện nay là cơ sở để họ tiếp thu tốt những kiến thức QP, AN hiện đại.
Tác động của những hạn chế, yếu kém: Nước ta vẫn ở tình trạng nước nghèo, kém phát triển và đang tụt hậu xa với nhiều nước trong khu vực và th ế giới. Tình trạng này có liên quan đến việc củng cố, nâng cao tiềm lực QP, AN nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ Tổ quốc XHCN, thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN cho HS,SV, các trường THPT đến ĐH. Từ đó có thể nảy sinh những nhận thức không thống nhất về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và GDQP-AN ở cán bộ, HS,SV.
Tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường trong điều kiện Việt Nam gia
nhập WTO. Chịu tác động từ mặt trái của cơ chế thị trưòng, từ sự phân công lao động trong WTO, một bộ phận lực lượng tham gia GDQP-AN chỉ chăm lo vun vén cho lợi ích cá nhân, không tích cực học tập nâng cao trình độ, đầu tư nghiên cứu đổi mới hình thức, phương pháp GDQP -AN. Chất lượng, hiệu quả GDQP - AN vì thế sẽ có nguy cơ bị giảm sút. Do bị tác động bởi các mặt trá i của cơ chế thị trường mà kinh phí, CSVC, trang thiết bị đầu tư cho GDQP-AN bị một số người lợi dụng tham ô, tham nhũng, gây mất mát, hư hao.
Mặt trái của cơ chế thị trường, của hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã, đang và sẽ kích th ích lối sống hưởng thụ, tiêu xài chạy theo đồng tiền. Lối sống này đang phát triển trong một bộ phận lớp trẻ và tỷ lệ HS,SV, phạm tội cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, trộm cướp có xu hướng tăng lên. Điều đó ảnh hưởng xấu đến ý thức QP, AN, bảo vệ Tổ quốc của H S,SV, dễ làm cho họ sao nhãng nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ít quan tâm đến lợi ích quốc gia dân tộc, coi GDQP-AN là không cần thiết.
Cơ cấu xã hội -giai cấp trong thời kỳ quá độ vốn đã phức tạp, khi Việt Nam gia nhập WTO thì lại càng phức tạp hơn, các doanh ngh iệp nhà nước cổ phần hoá mạnh; kinh tế tư nhân phát triển; đảng viên được làm kinh tế tư nhân, giai cấp nông dân có thể bị thua thiệt nhiều trong hội nhập kinh tế quốc tế (mất đất, đi làm thuê...). Điều đó làm cho cơ cấu xã hộ -giai cấp trong đội ngũ cán bộ, HS,SV, cũng trở nên phức tạp và không thuần nhất; dẫn đến sự khác biệt về tư tưởng, tâm lý, lối sống, nhận thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường và những biến đổi cơ cấu xã hội -giai cấp ở trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế càng dễ làm cho ý thức QP, AN, bảo vệ Tổ quốc của HS,SV bị giảm sút, lựa chọn xu hướng nghề nghiệp ít thuận lợi cho việc GDQP-AN.
Tác động của tình hình tội phạm và một số tệ nạn xã hội. Hiện nay, tệ quan liêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, nếu không được khắc phục sẽ gây nên hậu quả rất lớn đối với sự tồn vong của chế độ xã hội, tới nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và GDQP -AN. Ý thức QP, AN, ý thức bảo vệ Tổ quốc của một bộ phận cán bộ, HS,SV có khả năng bị suy giảm trước những tác động tiê u cực xã hội, nhất là tệ tham nhũng. Niềm tin vào bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới, vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN cũng đang đứng trước thử thách bởi sự dao động và tình cảm cách mạng bị phai nhạt ở một số cán bộ, HS,SV. Đây là những vấn đề mà GDQP-AN trong thời gian tới phải quan tâm tìm giải pháp phù hợp để khắc phục.
Tác động của những hạn chế trong hệ thống chính trị xã hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị các cấp còn nhiều yếu kém sẽ ảnh hưởng xấu đến sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện GDQP-AN trong hệ thống GD quốc dân. Đáng lưu ý là ở một số nơi, hệ thống chính trị không hoặc ít phát huy tác dụng đối với việc GDQP-AN. Một bộ phận không nhỏ cán bộ trong hệ thống này còn yếu kém về năng lực và phẩm chất, thiếu quan tâm tới chỉ đạo GDQP-AN.