3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cần phải quan tâm tới các điều kiện sau:
- Bản thân người Hiệu trưởng luôn ý thức được công tác nâng cao năng lực nhận thức về giới tính và công tác GDGT là hoạt động cần thiết, thường xuyên trong cả năm học.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch GDGT một cách khoa học, mang tính giáo dục cao, đảm bảo đầy đủ thiết bị, dụng cụ, mô hình cho giáo viên giảng dạy phù hợp với nội dung giáo dục giới tính của từng khối, từng lớp học; tổ chức các hoạt động GDGT trong nhà trường một cách hệ thống, chặt chẽ, có hiệu quả và đồng bộ.
- Huy động được kinh phí từ các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phục vụ việc mua tài liệu, tổ chức các cuộc thi, các buổi thảo luận, tham quan…
- Tiếp tục phối hợp hiệu quả và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhà khoa học, chuyên gia GD, chuyên gia tâm lý, y tế… trên địa bàn để giáo dục giới tính cho học sinh có hiệu quả và đi vào chiều sâu.
3.2.2. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giới tính cho cán bộ, giáo viên trường THCS
3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Có thể nói, nhìn chung đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì chưa được đào tạo bài bản chuyên môn, nghiệp vụ về GDGT cho HS. Đây là vấn đề đặt ra cho đội ngũ giáo viên đang kiêm nhiệm công tác giảng dạy GDGT ở các cơ sở giáo dục trong cả nước. Do vậy, để có những cán bộ, giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục giới tính, đòi hỏi các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói chung và GDGT nói riêng cho đội ngũ giáo viên. Bồi dưỡng những giáo viên nòng cốt trong GDGT, gửi giáo viên đi các lớp bồi dưỡng về giáo dục giới tính học đường của các cấp giáo duc, để GV có thêm nhiều kiến thức, nắm vững về hoạt động GDGT cho HS. Đây sẽ là một trong những động lực đưa hoạt động GDGT trong nhà trường đi vào hoạt động nền nếp và mang lại hiệu quả tốt đẹp.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Chỉ Đạo Hoạt Động Giáo Dục Giới Tính Của Trường Thcs Nông Trang
- Thống Kê Hoạt Động Của Các Tổ Chức, Cơ Quan Tham Gia Gd Kỹ Năng Sống
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giới Tính Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở Nông Trang
- Tổ Chức Tốt Việc Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Các Lực Lượng Xã Hội Trong Hoạt Động Giáo Dục Giới Tính Cho Học Sinh
- Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Gdgt Cho Học Sinh Trường Thcs Nông Trang, Thành Phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ
- Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 15
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
* Về nội dung
Thứ nhất, Ban Giám hiệu nhà trường nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tổng thể cho công tác đào tạo - bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động GDGT cho đội ngũ GV của trường theo từng kỳ học, năm học.
Đây là công việc rất quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác GD GT của nhà trường. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải xây dựng cụ thể, tỷ mỉ, xác định mục tiêu, nội dung, hình thức GDGT trong điều kiện của nhà trường. Từ đó khảo sát nhu cầu bồi dưỡng GDGT của giáo viên: GV cần nắm chắc những kiến thức về GDGT như thế nào, vận dụng và lồng ghép trong giảng dạy GDGT làm sao để các em HS hiểu về GDGT.
Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng bồi dưỡng và điều kiện bồi dưỡng của trường.
Thứ hai, sau đó cần cử những GV chủ chốt tham gia các khóa học về đào tạo GDGT (chủ yếu là giáo viên Sinh học và GDCD, Ngữ văn, giáo dục thể chất…) của các cấp giáo dục, để họ có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết cho hoạt động này. Sau khi lĩnh hội các kiến thức GDGT, đây sẽ là những GV nòng cốt trực tiếp bồi dưỡng kiến thức về GDGT cho cán bộ, giảng viên nhà trường và học sinh.
Thứ ba, nhà trường nên tổ chức tập huấn theo định kỳ ít nhất 4 lần/năm về GDGT cho cán bộ, giảng viên vào đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học và trong hè. Hoặc vào những thời gian thích hợp.
Thứ tư, tổ chức tập huấn đột xuất cho GV khi nhà trường có những chuyên đề về GDGT cho HS của trường. Tạo điều kiện cho GV cập nhật những thông tin, tin tức mới nhất về GDGT trong học đường.
Thứ năm, thường xuyên tập huấn, rèn luyện kĩ năng giáo dục giới tính cho giáo viên phù hợp với sự phát triển của xã hội.
* Cách thực hiện:
Xây dựng một hệ thống phiếu khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng, nội dung, phương pháp, kĩ năng giáo dục giới tính cho học sinh THCS để từng giáo viên trong trường xác định được nội dung, nhiệm vụ của mình trong công tác GDGT.
Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng, lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, địa điểm bồi dưỡng. Biên soạn tài liệu bồi dưỡng, chuẩn bị mọi nguồn lực bồi dưỡng.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Công tác đào tạo - bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV của các nhà trường cũng phải được tiến hành thường xuyên trong mỗi năm học, Hiệu trưởng sẽ chỉ đạo và giao nhiệm vụ riêng cho các tổ bộ phận tạo điều kiện để giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng GDGT.
Nhà trường cần có một nguồn tài chính (có thể là trong ngân sách tiết kiệm chi hoặc do nguồn xã hội hóa) để hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong công tác GDGT.
3.2.3. Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế trong nhà trường
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp này là nâng cao chất lượng việc giảng dạy lồng ghép các nội dung GDGT trong chính khóa thông qua việc tăng cường áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực và tăng thêm thời gian cho các nội dung GDGT trong các môn Sinh học, Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân.
Xây dựng được kế hoạch cụ thể về GDGT trong nhà trường thông qua lồng ghép và tích hợp các môn học chiếm ưu thế và tổ chức thực hiện kế hoạch GDGT thông qua các buổi thực hành (ngoại khóa, dã ngoại, câu lạc bộ) của những môn học chiếm ưu thế về GDGT, tích hợp nội dung giáo dục giới tính thông qua thực hiện nội dung môn học.
Tiếp tục đưa nội dung giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vào nội dung giáo dục cơ bản của trường THCS thông qua việc dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa có liên quan như: Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý, Ngữ văn, Gáo dục thể chất… và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Về nội dung
Chỉ đạo tổ chuyên môn xác định nội dung giáo dục giới tính cần tích hợp
thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế, đưa những nội dung GDGT hợp lý vào các bài giảng.
Xây dựng quy trình nội dung tích hợp GDGT đối với từng môn học cụ thể: Ví dụ như trong môn sinh học lớp 8 và lớp 9 sẽ lồng ghép nội dung GDGT về giữ vệ sinh cơ thể và quan hệ bạn bè trong tuổi dậy thì.
Xác định các phương pháp dạy học, nhất là dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm, từ đó xây dựng hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp trong dạy học tích hợp và lồng ghép GDGT: GV sử dụng giáo án Powerpoint với các video và hình ảnh sinh động; hay xây dựng tình huống GDGT cụ thể và phân vai cho HS thực nghiệm…
Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả môn học và kết quả giáo dục giới tính cho học sinh THCS.
Phân tích những thuận lợi, khó khăn, điều kiện, khả năng của trường (về nhân lực, cơ sở vật chất,…) để thực hiện GDGT.
* Cách thực hiện:
- Chỉ đạo giáo viên soạn giáo án bài giảng các môn văn hóa sao cho vừa đảm bảo đủ nội dung chương trình, vừa có sự đổi mới về phương pháp, hình thức giảng dạy, trong đó phải lồng ghép, tích hợp nội dung GDGT vào bài giảng, đảm bảo cho học sinh tiếp cận bài học một cách hứng thú và tích cực.
Chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học có tích hợp nội dung giáo dục giới tính bằng nhiều hình thức khác nhau: Thi tìm hiểu, tổ chức câu lạc bộ môn học, thi xử lý tình huống vv…
Nhà trường căn cứ vào hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn,… của các ngành, các cấp về công tác GDGT làm định hướng chính để xây dựng kế hoạch hoạt động GDGT.
- Nội dung một bản kế hoạch gồm các vấn đề sau: Dự định các mục tiêu GDGT cần đạt được, nội dung hoạt động, hình thức và biện pháp thực hiện có hiệu quả GDGT, phân công người thực hiện, thời gian thực hiện, điều kiện thực hiện,…
- Phổ biến kế hoạch (có thể bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi) cho CBGV, NV trong trường để họ nắm bắt được các nội dung cơ bản của kế hoạch giúp họ chủ động sắp xếp, bố trí thời gian, công sức, trang thiết bị, …
- Phân công cho những người có khả năng, phù hợp với tính chất công việc (nhất là giáo viên Sinh học, GDCD, ngữ văn, giáo viên có nhiều kinh nghiệm, giáo viên chủ nhiệm) trong GD đạo đức HS, có nhiều đổi mới về phương pháp GD để thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- Giao cho bộ phận chức năng chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy về GDGT. Căn cứ vào thực tế điều kiện của trường, lên danh mục các trang thiết bị sẵn có, đồng thời huy động từ các nguồn trong và ngoài nhà trường chuẩn bị phương án sử dụng cho từng hoạt động.
- Đưa ra thời gian hợp lý cho từng hoạt động cần: Căn cứ vào tính chất, nội dung hoạt động, vào khả năng của người thực hiện, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như kinh phí cho hoạt động.
- Trong khi chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch, cần phải tổ chức giám sát. Hoạt động này phải được thực hiện từ đầu cho đến khi kết thúc hoạt động nhằm giúp Hiệu trưởng nắm bắt được tiến trình kế hoạch diễn ra như thế nào, chỗ nào không phù hợp thì điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Giám sát cũng là cách để động viên, khích lệ, nhắc nhở người thực hiện tiến tới đạt mục tiêu.
- Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ thành công sau khi đã được đánh giá kết quả thực hiện. Tăng cường kiểm tra, giám sát kế hoạch bài giảng của giáo viên có tích hợp nội dung giáo dục giới tính để giúp giáo viên hoàn thiện năng lực giáo dục giới tính.
Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm đối với các giờ dạy học tích hợp nội dung giáo dục giới tính.
Thu thập thông tin phản hồi các tiết giảng tích hợp và lồng ghép GDGT từ học sinh để đánh giá hiệu quả của giờ dạy.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch lồng ghép, tích hợp GDGT vào các môn học văn hóa trong nhà trường đạt hiệu quả cần phải có những điều kiện sau:
Hiệu trưởng nhà trường phải am hiểu và nắm chắc nội dung GDGT, nắm vững lý luận về lập kế hoạch nói chung, lập kế hoạch GD nói riêng, từ đó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch GDGT cho học sinh.
Căn cứ vào chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về công tác GDGT; căn cứ nhiệm vụ năm học, vào kết quả công tác này ở năm học trước.
Hiệu trưởng phải nắm vững thực tế tình hình chất lượng đội ngũ trong nhà trường, tình hình tài chính, khả năng, điều kiện,… của trường có thể đáp ứng cho việc thực hiện kế hoạch. Trưởng bộ môn phải nắm vững nội dung chương trình môn học và nội dung giáo dục giới tính cần tích hợp để chỉ đạo giáo viên bộ môn thực hiện.
Giáo viên phải có năng lực dạy học tích hợp và có kĩ năng lựa chọn vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp.
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp nội dung giáo dục giới tính
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp
Theo kết quả điều tra HS bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp các em cho thấy, đa số các em thích tiếp thu các kiến thức GDGT ở trường thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp. Do vậy, mục tiêu của biện pháp này là thu hút tất cả các em học sinh của nhà trường tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể, từ đó hình thành trong các em thái đội tích cực với hoạt động này. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh có môi trường trải nghiệm thực tế về thái độ, hành vi giới tính cho phù hợp.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Nội dung thực hiện:
BGH nhà trường phải xác định các chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và nội dung giáo dục giới tính cần triển khai, đối tượng khối lớp thực hiện. Các nội dung giáo dục giới tính cần triển khai là giáo dục tình bạn, tình yêu, giáo dục đạo đức giới tính, giáo dục nhu cầu giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục hành vi văn hóa, luật bình đẳng giới vv…
Cụ thể gồm các nội dung như sau:
- Giáo dục về tuổi dậy thì và sức khỏe sinh sản, những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì: hiện tượng kinh nguyệt, phóng tinh; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục của nam và của nữ.
- Giáo dục về sự thụ tinh, thụ thai; phân biệt tình bạn và tình yêu; hiểu biết sâu sắc giá trị của tình bạn, tình yêu; ý thức về giới tính, những xao động tình cảm của tuổi mới lớn. Tình dục an toàn và hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn: hậu quả về kinh tế và hậu quả về sức khỏe; hiểu biết những thất bại về tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm.
- Giáo dục bạn trai sự hiểu biết cần thiết về phái nữ, biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh tự kiềm chế để chứng minh một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở.
- Giáo dục kỹ năng phòng vệ trước áp lực nội tại từ hai phía, đặc biệt là giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái khi bị tấn công hoặc xâm hại tình dục (Tham khảo phần phụ lục bài tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục của Tổng phụ trách Đội nhà trường).
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, những ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình.
- Một số nội dung liên quan tâm lý giới tính tuổi mới lớn sẽ là cẩm nang cần thiết giúp các em học sinh tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện mình, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng trước cám dỗ của bản thân.
Xây dựng nội dung kế hoạch thực hiện lồng ghép giáo dục giới tính của nhà trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. (Tham khảo phần phụ lục kế hoạch ngoại khóa giáo dục giới tính trong học sinh THCS trường Nông Trang, năm học 2019-2020)
Lựa chọn phương pháp, hình thức hiệu quả nhất để tổ chức thực hiện GDGT
* Cách thực hiện
Chỉ đạo việc lập kế hoạch tổ chức các hoạt động GDGT cho học sinh trong nhà trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Kế hoạch phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên; căn cứ vào kết quả của năm học trước và tình hình thực tiễn của nhà trường trong năm học mới.
Căn cứ vào nội dung giáo dục giới tính cần giáo dục cho học sinh THCS và chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thiết kế kế hoạch giáo dục. Kế hoạch cần lưu ý tới các điều kiện cụ thể như: con người, tài chính, cơ sở vật chất…để xây dựng nội dung hoạt động phong phú, lôi cuốn nhiều học sinh tham gia, có tính GD cao.
Kế hoạch giáo dục giới tính cần thể hiện rõ nội dung: Chủ đề hoạt động, mục tiêu hoạt động, nội dung giáo dục giới tính thông qua các hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động vv… tiêu chí đánh giá kết quả.
Chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và cách thức tích hợp nội dung giáo dục giới tính, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp nội dung giáo dục giới tính sau đây:
Tổ chức cho HS nghe nói chuyện về tâm sinh lý lứa tuổi, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Người nói chuyện phải là những chuyên gia giáo dục, tâm lý, bác sĩ, các chuyên viên GD phụ trách công tác GDGT….Mục đích các buổi nói chuyện là giúp các em nhận biết kiến thức sâu hơn về tâm sinh lý lứa tuổi, sức khỏe, kỹ năng ứng xử với các tình huống về giới trong thực tiễn.
Tổ chức hội thi thuyết trình, hùng biện trong phạm vi toàn trường nhằm tìm ra các tuyên truyền viên tích cực cho công tác này. Hội thi này vừa tạo được không khí thi đua, tìm hiểu và sự tham gia của các thành viên trong lớp học nhằm chọn cử đại diện tham gia, vừa rèn cho các em khả năng thuyết trình, phát triển ngôn ngữ nói.
Thi sáng tác tranh ảnh, viết văn, thơ, soạn kịch bản đề tài GDGT.
Thi hái hoa dân chủ vào các ngày lễ kỹ niệm, lồng ghép để HS tìm hiểu về GT, GDGT.
Tổ chức Câu lạc bộ giúp bạn cùng tiến trong nhà trường.
Lập địa chỉ thư điện tử hoặc mở hòm thư kín tại trường tư vấn sức khoẻ, giới tính, tình bạn, giải đáp những thắc mắc của HS về sức khỏe, giới tính,…
Bố trí tủ sách riêng về GT, GDGT trong thư viện trường để các em tự đọc, nghiên cứu. Để tủ sách này thực sự hấp dẫn các em, nhà trường cần có kế hoạch bổ sung liên tục các tài liệu có liên quan thông qua các hình thức mua, sưu tầm, huy động sự quyên góp từ HS, CBQL, GV, NV,… Dán panô, áp pich, tờ rơi, tranh ảnh cổ động,... do chính HS trong trường vẽ đề tài này.
Kêu gọi sự ủng hộ của CMHS về vật chất, tinh thần để thực hiện các hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao và an toàn.
Mỗi hình thức có những ưu điểm và tồn tại khác nhau, khi chỉ đạo, hiệu