Thống Kê Hoạt Động Của Các Tổ Chức, Cơ Quan Tham Gia Gd Kỹ Năng Sống

Hàng năm nhà trường phối hợp với các cơ quan liên ngành của thành phố như: Công an thành phố, Trung tâm Y tế và Trung tâm Dân số - sức khỏe sinh sản, chuyên gia tâm lý giáo dục tổ chức tuyên truyền xoay quanh những thay đổi tâm, sinh lý tuổi dậy thì, nguy cơ mang thai ở tuổi vị thành niên, biện pháp tránh thai hiện đại, cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục, về sức khỏe sinh sản, xâm hại tình dục, bạo lực học đường, phòng tránh việc sử dụng chất kích thích, mua bán người trái phép. Số các em học sinh của nhà trường tham dự các hoạt động phối hợp này mỗi năm học trung bình được ít nhất 1 lần/1 nội dung. Việc phối hợp triển khai các nội dung GDGT của trường THCS Nông Trang bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp các em hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và các kĩ năng sống cơ bản về GDGT. Tất cả các hoạt động GDGT nhằm giúp các em nâng cao ý thức cảnh giác những trường hợp ảnh hưởng đến SKSS của bản thân, những giới hạn trong tình bạn khác giới và tránh xa những tệ nạn xã hội.

Trong 4 năm học 2016 - 2017 đến 2019 - 2020 nhà trường đã phối hợp với các tổ chức, đơn vị tổ chức tuyên truyền giáo dục giới tính, chăm sóc SKSS cho HS với số liệu cụ thể được phản ánh trong bảng 2.17 dưới đây.

Bảng 2.17: Thống kê hoạt động của các tổ chức, cơ quan tham gia GD kỹ năng sống



Stt


Tên tổ chức thực hiện

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020


Số buổi

Số học sinh tham gia


Số buổi

Số học sinh tham gia


Số buổi

Số học sinh tham gia


Số buổi

Số học sinh tham gia

1

Công an thành phố

2

1212

2

1223

2

1230

2

1243

2

Chuyên gia tâm lý giáo dục


3


1205


3


1218


4


1226


4


1240

3

Trung tâm y tế

0

0

2

420

2

610

2

620

4

Trung tâm dân số và sức khỏe sinh sản


1


416


2


428


3


832


3


740

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 10

Theo số liệu thống kê: Hàng năm nhà trường đều có sự phối hợp với các lực lượng Công an, Trung tâm Y tế, chuyên gia tâm lý... tổ chức các chương trình nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn những kỹ năng cơ bản về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục… cho các em học sinh nhà trường. Tuy vậy nội dung các chương trình này chủ yếu là tuyên truyền mang tính một chiều với hình thức thuyết trình về tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức trong phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người, sức khoẻ sinh sản vị thành niên .... Nhờ vậy, HS được tiếp cận thông tin chính thống và có sự hiểu biết nhất định để tự bảo vệ mình

Khi tác giả trao đổi vấn đề này với chuyên gia tâm lý giáo dục đến trường THCS Nông Trang: “Nhận thức của các nhà quản lý, giáo viên chưa đồng đều, thiếu ăn khớp với nhau, một bộ phận chưa thực sự xem trọng nội dung này dẫn đến cách thức tiếp cận, tổ chức các nội dung giáo dục giới tính chưa đồng bộ, thống nhất. Hệ quả là khi tổ chức chương trình hoặc mời chúng tôi báo cáo chuyên đề về giới tính thường ở trong tâm thế bắt buộc, như phụ huynh đề xuất, phòng GD khuyến khích, xã hội đang quan tâm và cả vì phong trào cũng không phải là hiếm”.

Vì vậy, việc dạy GDGT cho HS THCS trong một vài giờ đồng hồ chỉ là giải pháp tình thế, khó hình thành được kỹ năng ứng phó trước các tình huống có nguy cơ. Mà giáo dục giới tính là học hỏi suốt đời, hằng ngày, trong gia đình và nhà trường. Bộ GD&ĐT phải đưa môn này vào nhà trường thành môn chính thức. Giáo dục giới tính không thể nói vài lần là hết, mà phải có sự đồng hành của cả xã hội từ lúc trẻ bắt đầu đến trường cho đến khi có đủ kiến thức để tự bảo vệ hoặc chịu trách nhiệm về việc mình làm.

2.3.2.4. Thực trạng đánh giá kết quả triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS Nông Trang

Bảng 2.18. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả GDGT của BGH và GV nhà trường


Stt


Nội dung


ĐTKS

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Việc xây dựng kế hoạch HĐGDGT

BGH

0

0

2

66.6

1

34.4

0

0

GV

4

10

30

75

6

15

0

0

2

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGDGT

BGH

0

0

2

66.6

1

34.4

0

0

GV

3

7.5

28

70

9

22.5

0

0

3

Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDGT

BGH

0

0

2

66.6

1

34.4

0

0

GV

2

5

25

62

13

33

0

0

4

Việc kiểm tra, đánh giá, thực hiện kế hoạch GDGT

BGH

2

66.6

1

34.4

0

0

0

0

GV

6

15

20

50

14

35

0

0

Qua bảng 2.18: Tỉ lệ đánh giá ở mức độ thực hiện tốt còn thấp, thực hiện tốt các nội dung đánh giá chủ yếu tập trung ở những lớp chọn trong trường, là những lớp có truyền thống học giỏi, trò ngoan, học sinh tích cực tham gia về hoạt động Đoàn, Đội .... Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá kết quả GDGT của CBQL nhà trường nhiều khi vẫn mang tính hình thức, kế hoạch chưa cụ thể chi tiết, đôi khi còn chung chung, kiểm tra lấy lệ và chủ yếu là để xếp loại thi đua giữa các lớp. Chưa làm tốt việc đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho hoạt động GDGT ngày càng đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực.

Tìm hiểu hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giới tính của giáo viên, tác giả phỏng vấn giáo viên: cô Nguyễn Thị Thu Hương và thu được những thông tin sau: “Việc đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh chưa có công cụ đánh giá riêng, chưa có tiêu chí cụ thể, chưa được tiến hành một cách khoa học phần lớn mới chỉ tập trung đánh giá kết quả dạy học và rèn luyện của học sinh, thái độ tham gia hoạt động của học sinh, chưa đánh giá được nhận thức, thái độ và hành vi giới tính của học sinh THCS”.

2.3.2.5. Thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên tham gia giảng dạy về GDGT

Trong giáo dục giới tính cho đối tượng học sinh THCS, vai trò của chủ thể giáo dục rất quan trọng. Người thực hiện nhiệm vụ GDGT phải có đầy đủ những điều kiện như đã được đào tạo phù hợp, có tác phong đạo đức tốt, có lối sống gần gũi và hòa đồng với học sinh. Ở trường Nông Trang, chủ thể giáo dục được tiến hành nhằm đánh giá gián tiếp hiệu quả của công tác GDGT gồm có: giáo viên môn Sinh; giáo viên môn GDCD được phân công giảng dạy GDGT. Đây là yếu tố thuận lợi trong việc GDGT lồng ghép vào các tiết học Sinh và GDCD. Ngoài ra giáo viên làm Tổng phụ trách Đội và giáo viên là Bí thư Chi Đoàn cũng được phân công giảng dạy GDGT. Giáo viên Tổng phụ trách Đội và giáo viên là Bí thư Chi Đoàn chủ yếu giảng dạy GDGT qua các hoạt động tư vấn cho học sinh. BGH các trường thường phân công cho các giáo viên này gần gũi tìm hiểu tâm tư tình cảm của các học sinh “có vấn đề” về học lực và hạnh kiểm, có biểu hiện “yêu sớm” để hướng dẫn các em chuyên tâm vào nhiệm vụ học tập. Từ thực trạng trên, có thể nhận thấy việc phân công giáo viên thực hiện công tác GDGT đúng chuyên môn, tuy sự quan tâm đến hiệu quả của công tác này chưa cao.

Về công tác quản lý bài giảng, giờ giảng, bồi dưỡng của giảng viên giảng dạy GDGT, được thể hiện qua kết quả khảo sát dưới đây

* Quản lý việc chuẩn bị bài giảng dạy GDGT trên lớp và giờ GDGT trên lớp của giáo viên

Công tác quản lý chuẩn bị bài của giáo viên của nhà trường được đánh giá thông qua các tiêu chí về giáo án, thời khóa biểu, sổ đầu bài, việc dự giờ của ban giám hiệu, họp rút kinh nghiệm về công tác GDGT. Kết quả được trình bày trong bảng 2.19.

Bảng 2.19. Khảo sát các biện pháp quản lý việc chuẩn bài giảng dạy GDGT trên lớp và giờ GDGT trên lớp của giáo viên

Biện pháp quản lý

TS

SL

TL

Quản lý việc chuẩn bị bài trên lớp, ký duyệt giáo án định kỳ

43

27

62,8%

Quản lý giờ trên lớp của giáo viên thông qua thời khóa biểu, sổ đầu bài, dự giờ thăm lớp

43

22

51,2%

Ban giám hiệu dự giờ các tiết dạy có nội dung GDGT

43

23

53,5%

BGH tổ chức rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy các bài về GDGT

43

15

34,5%

Từ kết quả khảo sát cho thấy, để quản lý việc thực hiện chương trình BGH đã tổ chức quản lý việc chuẩn bị bài trên lớp, ký duyệt giáo án định kỳ, có 62.8% CBQL-GV xác nhận điều này. Tuy nhiên khi được hỏi về phương pháp kiểm tra duyệt giáo án thì cũng không khác gì ký duyệt giáo án các bài khác, các môn khác nghĩa là mang nặng hình thức, chủ yếu kiểm tra việc giáo viên có soạn giáo án. Vì vậy giáo án các bài dạy GDGT cũng chưa được đầu tư đúng mức, chưa chuẩn bị chu đáo về nội dung dạy học, tài liệu, tổ chức hoạt động để học sinh thật sự hứng thú với bài học. Khi lên lớp, BGH dự giờ chưa chú ý đến đặc trưng riêng của những bài dạy có nội dung GDGT. Giáo viên có kế hoạch giảng dạy, sổ báo giảng, có thực hiện đúng thời khóa biểu, ghi tên bài dạy vào sổ đầu bài (51.2% CBQL-GV nhận xét có thực hiện). Ban giám hiệu có dự giờ các tiết dạy có nội dung GDGT nhưng chỉ dự theo chương trình kiểm tra hàng năm (53.5% CBQL-GV nhận xét có thực hiện). Công tác rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy có thực hiện (34.5 % nhận xét có), nhưng chưa sâu, chưa chú ý nhắc nhở giáo viên về thái độ truyền thụ một vấn đề khoa học có tính “nhạy cảm”, giờ học chưa tự nhiên, chưa kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

* Quản lý công tác bồi dưỡng nội dung GDGT giáo viên

Công tác bồi dưỡng giáo viên trong GDGT luôn luôn là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Sự bồi dưỡng không chỉ mang tính chất cung cấp kiến thức mà còn phải đào tạo kỹ năng nói chuyện, kỹ năng nắm bắt tâm lý và tiến hành đào tạo lại định kỳ. Để đánh giá vấn đề này, tác giả tổ chức khảo sát việc tập huấn trên đối tượng CBQL và giáo viên nhà trường.

Bảng 2.20. Khảo sát về việc tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn về vấn đề GDGT


Thời gian tổ chức tập huấn

Tổng số

Tần số

Tỉ lệ

Một lần

43

6

13.9%

Hàng năm

43

4

9.3%

Đôi khi

43

26

60.5%

Chưa có

43

5

11.6%


Tỉ lệ chọn đôi khi (không định kỳ) tổ chức tập huấn nhiều nhất (60.5%) cách

tập huấn là thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán (nhóm trưởng nhóm Sinh, GDCD) của mỗi trường, sau đó thì các giáo viên này về triển khai lại trong đội ngũ giáo viên phụ trách bộ môn của trường mình. Đối với giáo viên cốt cán, 13.9% cho rằng 1 năm có tập huấn 1 lần, hai năm 1 lần là 9.3%.

Như vậy công tác tập huấn này tuy không tổ chức thường xuyên song các cấp quản lý giáo dục thể hiện có quan tâm có hướng dẫn và cập nhật cho giáo viên kiến thức cơ bản. Trong tình hình bùng nổ thông tin như hiện nay, cách thức và thời gian tập huấn như trên có thể chấp nhận được, điều quan trọng là giáo viên nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, của nhiệm vụ GDGT để giảng dạy đủ cho học sinh các bài mà chương trình có đề cập đến.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

Công tác truyền thông GDGT là một lĩnh vực mới với nhiều thử thách. Những cá nhân và tổ chức thực hiện công tác này cần khắc phục và vượt qua những khó khăn nhất định trong quá trình làm nhiệm vụ. Do vậy việc tìm hiểu những khó khăn gặp phải trong tư vấn cho các em học sinh THCS Nông Trang là một việc làm cần thiết để góp phần giải quyết tồn đọng, nâng cao chất lượng của chương trình GDGT.

Bảng 2.21. Khảo sát về nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn của nhà trường khi thực hiện giáo dục giới tính


Những khó khăn

Mức độ (%)

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

Kinh phí thực hiện

30

70

2

5

11

25

Giáo viên phụ trách

6

14

3

7

34

79

Thời gian

28

65

2

5

13

30

Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ

14

33

3

7

26

60

Chưa kiểm soát được các phương tiện thông tin truyền thông trong nhà trường

32

74

2

5

9

21

Khó khăn: Thiếu tài liệu, tâm lý e dè….

19

44

3

7

21

49

Trong số các khó khăn được nêu ra, chủ yếu là việc kiểm soát các phương tiện truyền thông và thu xếp thời gian hợp lý cho các hoạt động ngoại khóa, cùng với kinh phí hoạt động v.v ... ngoài ra tâm lý e dè trong giáo viên khi giảng dạy cũng là một khó khăn vì giáo viên đôi khi còn ngượng ngùng chưa thể tự tin giải thích đầy đủ cho học sinh các vấn đề về giới tính.

Khi trao đổi trực tiếp với các đối tượng được khảo sát, tác giả còn nhận thấy có những khó khăn chính trong quản lý hoạt động GDGT cho học sinh ở trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì là:

* Giáo viên: Chưa được đào tạo hay tập huấn nhiều về các chuyên đề GDGT. Trong quá trình tập huấn các phương pháp giảng dạy tích cực, giáo viên chưa được đề cập chuyên sâu nhằm lồng ghép các vấn đề này trong quá trình soạn giảng mà chỉ tập trung vào những kiến thức chuyên môn là chính, thời gian giảng dạy chính khóa cho những nội dung này là không có, nó chỉ được lồng ghép trong một số tiết ở các môn học như Sinh học, GDCD và lồng ghép trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp … Việc phân bố thời gian như trên dẫn đến, một mặt, các kiến thức về GDGT khó đảm bảo tính hệ thống; mặt khác, việc áp dụng các phương pháp giảng dạy cùng tham gia là rất khó khăn. Điều này là dễ hiểu bởi những nội dung GDGT được lồng ghép với các môn học kia. Đồng thời việc tổ chức thực hiện chưa đồng bộ về thời lượng và nội dung GDGT trong mỗi tháng.

* Quản lý hoạt động GDGT của nhà trường chưa được sự quan tâm thỏa đáng của các cấp quản lý

Ở trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì hiện nay việc giáo dục giới tính chưa được sự quan tâm đúng mức của cán bộ quản lý giáo dục nhà trường, lãnh đạo chỉ xem việc giáo dục giới tính cho học sinh là một việc thực hiện cho có để báo cáo theo yêu cầu của cấp trên. Do vậy, các hoạt động giáo dục giới tính trong nhà trường THCS chưa được quản lý chặt chẽ.

* Thời gian lên lớp bị hạn chế do sự quá tải của chương trình giáo dục hiện nay và thiếu thốn về cơ sở vật chất

Từ khi thực hiện Thông tư số 13/TT ngày 18/4/1988 của Bộ giáo dục về việc đưa chương trình GDDS nói chung và giới tính nói riêng vào nhà trường và chỉ

thị 13/CTLT ngày 4/7/1987 của Bộ GD và CĐGD Việt Nam về công tác DS- KHHGĐ và giáo dục Giới tính từ năm học 1988 - 1989 các đơn vị trường học đều được thành lập Ban DS-KHHGĐ đã đi vào hoạt động. Và từ đó, chương trình giáo dục dân số và giới tính được thực hiện cho đến nay nhưng ngày càng không được quan tâm cho lắm nhất là không được thực hiện tốt ở thời gian lên lớp do sự quá tải của chương trình giáo dục hiện nay và thiếu thốn về cơ sở vật chất như: thiếu phòng ốc, phương tiện giảng dạy,…

* Công tác kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục giới tính của nhà trường chưa được thực hiện thường xuyên

Từ khi có chỉ thị liên tịch số 11/CTLT ngày 25 tháng 9 năm 1992 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục dân số - KHHGĐ nói chung và giáo dục giới tính nói riêng đã phát triển nhiều ở các ngành học, bậc học và được thực hiện trong giai đoạn từ 1992-1995 đã đưa giáo dục dân số, giáo dục đời sống gia đình vào các ngành học cụ thể như ngành học phổ thông, bổ túc, sư phạm,… nhằm giáo dục học sinh dần có ý thức đầy đủ và tiến tới có hành vi đúng đắn về dân số, biết tổ chức đời sống gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau mỗi năm học, Sở GD&ĐT và các phòng giáo dục huyện, thị đã tổ chức kiểm tra và đánh giá hiệu quả công tác này. Tuy nhiên, từ năm 1996 đến nay, công tác này ngày càng bị mờ đi và không được quan tâm nhiều. Ban Giáo dục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình ở cấp Sở có phân công cụ thể nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao như việc tổng hợp, theo dõi và kiểm tra thực hiện ở các huyện thị chưa chú trọng đến công tác truyền thông, thông tin...

Ở cấp Phòng, có thành lập Ban này nhưng phần lớn chỉ tập trung vào việc thống kê các hoạt động chứ chưa chú trọng vào việc đề ra kế hoạch và kiểm tra thực hiện của các trường phổ thông trong phạm vi quản lý. Ở các trường trung học cơ sở có thành lập và tổ chức “Ban các vấn đề xã hội” ngay từ mỗi đầu năm học do Hiệu trưởng làm trưởng ban có kế hoạch và phương hướng hoạt động cụ thể cho từng năm học. Tuy nhiên, chưa có tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác này sau mỗi năm học. Trong quá trình thực hiện sau này chỉ tập trung tuyên truyền sơ sài vào các ngày chủ điểm về các vấn đề An toàn giao thông đường bộ, Chữ thập đỏ, Thế giới phòng chống AIDS… và chưa phù hợp với đặc thù tổ chức sư phạm của nhà trường bậc Trung học cơ sở.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 10/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí