Điều Kiện, Phương Tiện Trong Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh


tâm và hiểu các em, đối xử công bằng với các em, là người bạn tâm tình của các em, qua đó nắm bắt được diễn biến tâm lí của các em.

Với vai trò đó giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cô và trò, giữa các thành viên trong tập thể, giữa tập thể lớp với tổ chức Đoàn thanh niên, với hội cha mẹ học sinh. Như vậy việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh, tạo cho các em tự tin hơn khi gặp các tình huống trong cuộc sống, cùng với hành trang tri thức các em vững bước vào tương lai. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần vào việc phát triển giáo dục nói chung và giáo dục giá trị sống nói riêng.

Tổ chức Đoàn thanh niên: Là nơi đoàn kết, tập hợp thanh niên, tham gia các hoạt động tập thể. Đoàn có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục lí tưởng xã hội chủ nghĩa cho đoàn viên, giáo dục luật pháp, lối sống, nếp sống, giáo dục về khoa học kỹ thuật công nghệ, về dân số, sức khỏe, môi trường. Giáo dục về phát huy, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử dân tộc, tự hào với các thế hệ cha anh đi trước từ đó có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và cả cộng đồng.

Bên cạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng Đoàn còn tổ chức nhiều phong trào hành động cách mạng cụ thể, thiết thực đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ. Các phong trào hành động cách mạng của Đoàn là nơi để tuổi trẻ nhà trường xây dựng cho mình nền tảng giá trị sống vững chắc rèn luyện kỹ năng cho đoàn viên thanh niên, khơi dậy trong đoàn viên thanh niên tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ, dám nhận những nhiệm vụ khó khăn, dám đón nhận sự hy sinh gian khổ từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của người thanh niên với cộng đồng xã hội. Bằng các hoạt động tích cực và các phong trào hành động cách mạng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực sự là nơi để tuổi trẻ nhà trường rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Học sinh: Tham gia vào các hoạt động thông qua hoạt động dạy học hoặc sinh hoạt tập thể dưới sự hướng dẫn, tổ chức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội được những giá trị phổ quát của xã


hội, biến thành những giá trị đặc trưng của bản thân mỗi học sinh, giúp cho các em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp với bản thân và đáp ứng mong đợi của cộng đồng, xã hội.

1.3.6. Điều kiện, phương tiện trong giáo dục giá trị sống cho học sinh

Hoạt động giáo dục giá trị sống cần có điều kiện về sân chơi, phòng học, hội trường, phòng chức năng, các thiết bị, đồ dùng dạy học, nguồn lực tài chính và thời gian.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Sân chơi: Để hoạt động giáo dục giá trị sống diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả thì sân chơi cũng đóng vai trò quan trọng. Do đó, các trường cần bố trí khu vực dành cho tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống, không trùng với khu vực dạy học môn thể dục và giáo dục quốc phòng, đảm bảo sân chơi sạch sẽ bằng cách phân công học sinh trực và nhân viên phục vụ làm vệ sinh, trồng nhiều cây xanh, cây cảnh nhằm tạo quang cảnh xanh, sạch, đẹp.

Phòng học, hội trường, phòng chức năng: Đây là một trong những điều kiện cần thiết cho tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống. Vì vậy, lãnh đạo các trường cần đảm bảo đủ số lượng các phòng học trên cho số lượng học sinh và giáo viên theo kế hoạch của nhà trường. Ban giám hiệu các trường cần quan tâm trang trí đẹp và vệ sinh sạch, trang bị đầy đủ dụng cụ trong từng phòng như âm ly, loa, đầu video, đàn, màn hình, dụng cụ thể thao, đồng thời có phân công người phụ trách để hỗ trợ giáo viên và kiểm tra, duy tu, sửa chửa để phục vục tốt và lâu dài cho các hoạt động. Trong trường hợp thiếu các phòng chức năng, lãnh đạo các trường cần tích cực tham mưu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long trong việc đầu tư xây dựng.

Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 6

Các thiết bị, đồ dùng dạy học: Hoạt động giáo dục GTS rất cần có các thiết bị, đồ dùng dạy nhằm đảm bảo điều kiện tổ chức và tăng tính hấp dẫn của hoạt động. Trong khi kinh phí dành cho hoạt động không nhiều thì việc GV cần có ý tưởng sáng tạo, tìm tòi các phương tiện phù hợp với điều kiện của lớp, của trường là rất cần thiết. Về phía nhà trường ngoài việc tận dụng những CSVC hiện có để phát huy hiệu quả giáo dục của hoạt động, cần phải tiết kiệm, cân đối nguồn ngân sách được giao hàng năm để mua sắm thêm CSVC, tài liệu cho hoạt động, đồng thời


tranh thủ sự hỗ trợ của hội PHHS, của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, hỗ trợ cho hoạt động này.

Nguồn lực tài chính: Hầu hết các hoạt động diễn ra trong nhà trường đều có liên quan chặt chẽ đến nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính là nguồn “năng lượng” nuôi dưỡng và duy trì các hoạt động GD, trong đó có hoạt động GDGTS. Nguồn lực tài chính bao gồm: Ngân sách do Nhà nước cấp theo quy định và xã hội hóa. Như vậy, nếu nguồn lực tài chính trong nhà trường đảm bảo đầy đủ cho các hoạt động GD, thì hoạt động GDGTS cho HS được thực hiện phong phú, đa dạng. Ngược lại, nếu nguồn lực tài chính hạn chế thì các hoạt động GDGTS cho HS bị thu hẹp lại.

Thời gian: Các trường cần sắp xếp, bố trí thời gian hợp lí, khoa học cho cán bộ, giáo viên tổ chức các hoạt động GDGTS và cho học sinh tham gia trên cơ sở kế hoạch của từng giáo viên và của nhà trường.

1.3.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giá trị sống

Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động GDGTS cho HS. Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống của Ban giám hiệu tập trung vào 4 hình thức lồng ghép giáo dục giá trị sống: Môn học, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động của Đoàn thanh niên và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Để thực hiện tốt quá trình kiểm tra, đánh giá, hiệu trưởng nhà trường cần thống nhất nội dung kiểm tra, nhiệm vụ của từng thành viên, qua kiểm tra nắm bắt chính xác tiến độ thực hiện kế hoạch, đánh giá số lượng, chất lượng, phát hiện sai sót, lệch lạc, tìm nguyên nhân, từ đó điều chỉnh, uốn nắn cho phù hợp. Hình thức kiểm tra nên linh hoạt, có thể kiểm tra qua quan sát, các kênh thông tin từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn TN, học sinh... Sau mỗi tháng, mỗi học kì trong các cuộc họp giao ban, họp hội đồng giáo dục, nội dung giao ban, họp hội đồng của Hiệu trưởng có nội dung kiểm điểm, nhận xét, đánh giá và triển khai nội dung hoạt động GDGTS trong tháng, mỗi học kì.


1.4. Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS trung học phổ thông

Quản lí hoạt động giáo dục GTS là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới các đối tượng quản lí, nhằm đưa hoạt động giáo dục GTS đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Quản lí hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THPT là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lí lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục GTS nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.

Căn cứ vào các yếu tố cấu trúc của HĐGDGTS cho HS THPT, công tác quản lí HĐGDGTS cho HS THPT bao gồm các nội dung sau:

1.4.1. Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông

Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông là hình thành hệ thống những giá trị sống cho học sinh THPT, đáp ứng yêu cầu giáo dục học sinh.

Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THPT là nâng cao hiểu biết về các giá trị sống, biết tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại và dân tộc, bao gồm 12 giá trị sống là tôn trọng, yêu thương, đoàn kết, trung thực, tự do, trách nhiệm, khiêm tốn, hòa bình, tự do, hạnh phúc, giản dị, khoan dung.

1.4.2. Phân cấp trong quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông

Phân cấp quản lí là xác định phạm vi “quản lí được” cho mỗi cấp sao cho công việc hoặc hoạt động được giao cho cấp nào đó quản lí là phù hợp nhất, có lợi nhất, đạt hiệu quả quản lí cao nhất; thực hiện sự phân công, phân chia trách nhiệm giữa các tổ chức cùng cấp hoặc giữa các cấp quản lí đảm bảo tính nhất quán, tính phối hợp đồng bộ, tính hệ thống liên tục, phát huy đầy đủ chức năng của tổ chức, từng cấp quản lí; chuyển giao một số quyền hạn cho các cấp, các ngành, các tổ chức để họ đủ quyền lực thực hiện trách nhiệm được phân công (Viện Khoa học Giáo dục, 1999).

Từ các quan niệm về phân cấp quản lí trong GD của các nhà khoa học, tác giả luận văn có thể hiểu trong hoạt động GDGTS cho HS THPT được phân cấp quản lí như sau:


Sở GD-ĐT: Phòng Giáo Dục Trung Học và Phòng Chính Trị Tư Tưởng

Sở GD-ĐT ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc thực hiện, xây dựng nội dung lồng ghép GDGTS và thống nhất thực hiện trong toàn tỉnh, tổ chức tập huấn cho CBQL và giáo viên, tổ chức hội thảo chuyên đề và dự giờ theo cụm để các trường trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các trường (lồng ghép vào các đợt kiểm tra của Sở GD).

Ban giám hiệu

Ban giám hiệu vừa có vai trò quản lí, vừa có vai trò lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo và quản lí các hoạt động dạy học giáo dục trong trường giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy đối với người quản lí cần phải trang bị cho mình cách nhìn đúng về chương trình giáo dục. Để làm được điều này, người lãnh đạo và quản lí phải không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư nghiên cứu và đưa ra được kế hoạch cũng như chiến lược phát triển phù hợp với đơn vị trường mình trong đó cần chú trọng đến đội ngũ giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng như kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh. Để làm được điều này nhà quản lí phải xây dựng cho mình những tổ chức lớn mạnh trong nhà trường, trong đó Tổ chuyên môn và Đoàn thanh niên là hai lực lượng giáo dục quan trọng của nhà trường. Tổ chuyên môn cần quan tâm đến công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Đoàn thanh niên là nội dung của các hoạt động tập thể. Có như vậy người quản lí mới xây dựng được một môi trường giáo dục có chất lượng về học tập cũng như rèn luyện về đạo đức, tạo ra những lớp học sinh có văn hóa, biết quý trọng tri thức cũng như những giá trị nhân văn của thế giới và dân tộc.

Tổ chuyên môn

Căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường, Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm, chỉ đạo cho giáo viên đưa nội dung GDGTS lồng ghép vào tiết học, bài học của môn học, thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ theo quy định, kiểm tra,


đánh giá việc lồng ghép nội dung GDGTS của GV. Trong nhận xét, đánh giá tiết dạy của giáo viên theo các tiêu chí quy định, tổ chuyên môn cần xây dựng thêm tiêu chí đánh giá về nội dung và phương pháp GDGTS cho HS được lồng ghép vào tiết dạy.

Giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên và cha mẹ học sinh Giáo viên

Giáo viên có trách nhiệm quản lí các hoạt động GDGTS cho HS được lồng ghép vào các tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, các tiết dạy học trên lớp. Đồng thời, phối hợp với Đoàn Thanh niên và cha mẹ HS trong hoạt động GDGTS cho HS THPT.

Để quản lí việc GDGTS cho HS lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các tiết dạy học trên lớp một cách hiệu quả, giáo viên cần xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, đồng thời phải tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của HS ngay sau kết thúc mỗi tiết sinh hoạt, tiết dạy. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá, giáo viên sẽ điều chỉnh biện pháp GDGTS cho HS.

Cán bộ Đoàn thanh niên

Cán bộ Đoàn Thanh niên là quản lí các hoạt động GDGTS cho HS ở trường THPT thông qua các hoạt động: GD truyền thống, văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan,... và chương trình rèn luyện đoàn viên. Đồng thời, quản lí sự phối hợp giữa Đoàn thanh niên với LLGD khác trong GDGTS cho HS THPT.

Để quản lí hiệu quả hoạt động GDGTS cho HS, ngoài việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, Đoàn Thanh niên cần tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả mà các em tham gia các hoạt động. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá đó, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch nhằm mang lại hiệu quả cho hoạt động GDGTS ở HS.

Cha mẹ học sinh

Cha mẹ HS có trách nhiệm theo dõi và rèn luyện các GTS của HS hàng ngày thông qua các mối qua giữa các thành viên trong gia đình. Phối hợp với nhà trường, các đoàn thể ngoài xã hội để quản lí hoạt động GDGTS cho các em. Qua đó, cha mẹ sẽ hiểu được GTS của con cái và có cách thức GD và rèn luyện GTS cho các em.


1.4.3. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông

Nội dung quản lí lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông gồm những nội dung sau:

* Quản lí lồng ghép nội dung giáo dục giá trị sống vào các môn học

Giáo viên bộ môn là người trực tiếp truyền thụ tri thức khoa học bộ môn cho HS nên giữ vai trò hết sức quan trọng trong công tác giáo dục GTS cho học sinh. Các GTS của HS được hình thành qua các môn học là do giáo viên bộ môn tổ chức thực hiện. Việc lồng ghép GDGTS cho HS của giáo viên bộ môn qua tiết dạy trên lớp được thể hiện: 1) Xác định mục tiêu GDGTS, lựa chọn nội dung trong bài giảng để lồng ghép GDGTS cho HS, lựa chọn trong hệ thống phương pháp dạy học, phương pháp GD để xây dựng phương pháp GDGTS phù hợp; 2) Kiểm tra cơ sở vật chất và điều kiện để tổ chức hoạt động GDGTS cho HS đạt kiệu quả; 3). Tổ chức lồng ghép hoạt động GDGTS cho HS qua tiết dạy trên lớp; 4).Đánh giá kết quả về GDGTS của học sinh qua tiết dạy.

Quản lí hoạt động GDGTS cho HS bằng qua hình thức lồng ghép vào môn học là sự tác động của Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và GV, bằng kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá, nhằm định hướng, hình thành và rèn luyện cho học sinh những GTS cần thiết, phù hợp với các yêu cầu của xã hội..

Quản lí lồng ghép nội dung GDGTS vào các môn học bao gồm các nội dung: 1). Quản lí việc lập kế hoạch giảng dạy của GV bộ môn; 2). Quản lí việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV bộ môn: Quản lí thời khóa biểu của GV, quản lí các lớp do GV phụ trách; 3). Quản lí việc thao giảng, dự giờ của GV bộ môn; 4). Quản lí hoạt động phối hợp giữa GV bộ môn với các LLGD khác trong GDGTS cho HS; 5). Quản lí việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên bộ môn.

Để quản lí tốt hoạt động GDGTS lồng ghép vào việc lồng ghép vào môn học, Ban giám hiệu cần tổ chức thực hiện các hoạt động như sau: Triển khai trong toàn thể GV tổ chức lồng ghép hoạt động GDGTS vào môn học trong nhà trường; tổ chức tập huấn, hội thảo để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên bộ môn; phân cấp quản lí cho tổ trưởng, tổ phó thống kê việc tích hợp giáo dục


GTS vào từng chương, từng bài cụ thể; tổ chức làm điểm, rút kinh nghiệm chung và triển khai đại trà; Ban giám hiệu chỉ đạo cho tổ trưởng tổ chuyên môn theo dõi, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện hoạt động GDGTS lồng ghép vào môn học; tổ chức hoạt động thao giảng, dự giờ; kiểm tra sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh niên; kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh bằng nhiều hình thức.

* Quản lí lồng ghép nội dung giáo dục giá trị sống vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, là người tổ

chức cho các em các hoạt động tập thể. Giáo viên chủ nhiệm chính là vị thủ lĩnh tinh thần, làm điểm tựa để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo, biết học hết mình và chơi hết mình. Một tập thể lớp năng động sẽ tạo ra rất nhiều thành viên năng động và sáng tạo. Ngoài ra người giáo viên chủ nhiệm cần sáng tạo để tích hợp giáo dục giá trị sống trong các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt lớp theo một kịch bản linh hoạt.

Việc lồng ghép GDGTS cho HS của giáo viên chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt lớp được thể hiện: 1). Xác định mục tiêu của tiết sinh hoạt chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch giáo dục GTS phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm; 2). Lựa chọn nội dung sinh hoạt chủ nhiệm trong tuần để lồng ghép nội dung GDGTS cho HS, chọn phương pháp GD phù hợp để xây dựng phương pháp GDGTS cho từng nội dung cụ thể; 3). Kiểm tra, đánh giá thi đua kết quả rèn luyện của học sinh để có hình thức biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể làm tốt, đồng thời đôn đốc, nhắc nhở, phê bình những cá nhân và tập thể thực hiện chưa tốt thi đua trong học tập, trong hoạt động tập thể.

Quản lí lồng ghép nội dung GDGTS vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm bao gồm: 1). Quản lí kế hoạch công tác chủ nhiệm của GV, bao gồm: nội dung, hình thức, chỉ tiêu, giải pháp; 2). Quản lí tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp của giáo viên; 3). Quản lí hoạt động tham gia thi đua hàng tuần, tháng của GV chủ nhiệm; 4). Quản lí sự phối hợp giữa GV chủ nhiệm với phụ huynh, đoàn thể, GV bộ môn trong GD HS; 4). Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá của GV chủ nhiệm.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí