Khái Quát Về Giáo Dục Các Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Bình Tân


Dân số, toàn huyện là 93.679 người (Theo Chi Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2010), dân số đa số là người Kinh với 92.900 người, người Hoa và người Khơmer có hàng trăm người.

Về tôn giáo, Phật giáo hơn 36.000 người; Hòa Hảo hơn 15.000 người.

2.1.2. Khái quát về giáo dục các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân

* Khái quát các trường THPT huyện Bình Tân

Trên địa bàn huyện Bình Tân có 02 trường THPT: Tân Qưới, Tân Lược, và 01 trường THCS&THPT: Mỹ Thuận.

Trường THPT Tân Quới được thành lập cách đây 30 năm, nằm ngay trung tâm huyện Bình Tân. Trường đã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015. Mặc dù là trường nằm ở vị trí trung tâm và đạt chuẩn quốc gia nhưng chất lượng học lực và hạnh kiểm trong những năm gần đây của trường THPT Tân Quới có chiều hướng giảm. Học sinh giỏi các cấp có số lượng rất ít so với các trường THPT trong huyện. Trường THPT Tân Lược tọa lạc ở xã Tân Lược, cách trung tâm huyện 5km. Hàng năm, hơn 65% HS của trường đỗ vào các trường đại học. Bằng những giải pháp quản lí hiệu quả và quyết tâm của đội ngũ CBQL,GV, cùng với sự hỗ trợ của phụ huynh, tỷ lệ tốt nghiệp THPT nhiều năm đạt 100%, nhiều học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh bỏ học và học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu còn cao. Trường THCS-THPT Mỹ Thuận là trường duy nhất có 02 cấp học của huyện, được thành lập vào năm 2011. Trường được xây dựng khang trang với diện tích rộng. Chất lượng học lực và hạnh kiểm của trường không ổn định, điểm tuyển sinh lớp 10 thấp, ít có học sinh giỏi các cấp, tỷ lệ tốt nghiệp THPT không cao. Hướng tới, trường sẽ tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Nhìn chung, các trường THPT và THCS-THPT huyện Bình Tân có vị trí địa lí cách xa trung tâm tỉnh Vĩnh Long, chất lượng tuyển sinh lớp 10 thấp, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực và hạnh kiểm trung bình, yếu còn cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và học sinh giỏi các cấp không đồng đều giữa các trường.

* Đặc điểm, tình hình đội ngũ CBQL, GV các trường THPT huyện Bình Tân


- Về đội ngũ CBQL: Hiện tại, hầu hết các trường THPT huyện Bình Tân có số lượng CBQL đủ số lượng theo quy định. Tổng số CBQL của 03 trường THPT huyện Bình Tân là 10 người. Trong đó, tỷ lệ CBQL nữ chiếm 10% (01/10). Độ tuổi trung bình của CBQL các trường này là 41. Tất cả CBQL đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (100% có trình độ đại học). Có 02 CBQL trình độ đạt trên chuẩn, chiếm tỷ lệ 20%. Tất cả CBQL ở các trường đều qua khóa huấn luyện về nghiệp vụ quản lí, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra và lí luận chính trị. Có 4 CBQL là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và công tác thanh tra, kiểm tra của ngành (Nguồn thống kê smax GD Vĩnh Long-7/2018).

- Về đội ngũ GV: Hiện nay, tổng số GV của các trường THPT huyện Bình Tân có 176 GV, trong đó nữ chiếm (91/176) 51,7%. Tất cả GV của các trường đều đạt chuẩn đào tạo. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Ban giám hiệu các trường cùng với sự nỗ lực của GV, nên tỷ lệ GV đạt trên chuẩn là 29/176: 16.47%. Hầu hết GV các trường THPT huyện Bình Tân tâm huyết với nghề, tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao kỹ năng sư phạm (Nguồn thống kê smax GD Vĩnh Long-7/2018).

* Đặc điểm, tình hình HS của các trường THPT huyện Bình Tân

Bảng 2.1. Số lượng HS và lớp học


Năm học

Tổng số HS

Số lớp học

Ghi chú

2015-2016

2097

60


2016-2017

2275

65


2017-2018

2358

70


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 8

(Nguồn thống kê smax GD Vĩnh Long-7/2018)

So với năm học 2015-2016, năm học 2017-2018, số lượng HS và số lớp của các trường THPT huyện Bình Tân tăng khá nhanh. Trong 03 năm qua, số HS của các trường tăng: 261 HS; số lớp tăng 10 lớp. Trong các trường THPT huyện Bình Tân, trường THPT Tân Quới là đơn vị có quy mô HS lớn nhất (959 HS, 29 lớp), trường THCS-THPT Mỹ Thuận có quy mô HS thấp nhất (477 HS, 14 lớp).

- Về kết quả GD hai mặt của HS trong năm học 2017-2018 như sau:


Bảng 2.2. Kết quả học tập của học sinh



Năm học


Số HS

Học lực (%)

Giỏi (%)

Khá

(%)

TB (%)

Yếu

(%)

Kém

(%)

2015-2016

2097

481

22.94%

858

40.92%

627

29.9%

128

6.1%

3

0.14%

2016-2017

2275

542

25.85%

998

47.59%

667

31.81%

68

3.24%


2017-2018

2358

487

23.22%

1067

50.88%

733

34.96%

70

3.34%

1

0.05%

(Nguồn thống kê smas GD Vĩnh Long-7/2018)

Qua bảng số liệu thống kê về học lực cho thấy, trong 03 năm qua, tỷ lệ HS khá, giỏi chiếm tỷ lệ cao và có tính ổn định. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh có xếp loại học lực yếu, kém còn nhiều và chưa giảm. Qua đó, cho thấy, các trường cần có nhiều chủ trương, chỉ đạo hoạt động dạy học để kéo giảm học sinh yếu, kém.

Bảng 2.3. Kết quả hạnh kiểm của học sinh


Trường

Số HS

Hạnh kiểm (%)

Tốt (%)

Khá (%)

TB (%)

Yếu (%)

2015-2016

2097

1901

90.65%

169

8.06%

27

1.29%



2016-2017

2275

2161

94.99%

111

4.88%

3

0.13%


2017-2018

2358

2267

96.14%

88

3.73%

3

0.13%


(Nguồn thống kê smas GD Vĩnh Long-7/2018)

Qua bảng số liệu thống kê, cho thấy, trong 03 năm qua, tỷ lệ HS có hạnh kiểm tốt tăng, không có HS có hạnh kiểm yếu kém. Số học sinh có xếp loại hạnh kiểm TB giảm. Điều đó chứng tỏ, nhà trường đã có nhiều giải pháp trong tổ chức


GD, rèn luyện hạnh kiểm cho HS. Hay có thể nói cách khác, HS đã có ý thức trong phấn đấu rèn luyện về hạnh kiểm.

Đa số HS các trường THPT huyện Bình Tân thường trú tại 11 xã của huyện Bình Tân. Ngoài ra, còn có một bộ phận HS đến từ các xã lận cận của huyện Lai Vung, Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mang lại cho HS nhiều tiện ích trong học tập nhưng củng có những mặt hạn chế như nghiện games, nói dối nhau hay nói xấu nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, tình hình sử dụng ma túy trong thanh thiếu niên có khuynh hướng tăng và đã ảnh hưởng đến HS. Một số phụ huynh học sinh do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ít quan tâm giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS.

* Hoạt động GD của các trường THPT huyện Bình Tân

Các trường THPT huyện Bình Tân đã tổ chức giảng dạy đầy đủ nội dung, chương trình các môn học theo quy định theo Điều lệ của trường trung học và trường trung học có nhiều cấp học. Để nâng cao chất lượng GD, các trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trong từng năm học. Theo đó, các tổ chuyên môn, đoàn thể, GV cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường trong hoạt động của mình. Hoạt động thao giảng, dự giờ được các trường duy trì thường xuyên, liên tục nhằm giúp GV trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy. Các hội thảo chuyên đề về chuyên môn, về công tác chủ nhiệm cũng được các trường chú trọng, qua đó giúp GV trao đổi, cập nhật, bổ sung kiến thức và kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.

Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục và thể thao luôn được các trường quan tâm, HS ủng hộ và nhiệt tình hưởng ứng, phụ huynh HS đồng tình. Hoạt động phong trào là sân chơi bổ ích cho HS sau những giờ học tập mệt nhọc, căng thẳng trên lớp. Cũng qua các hoạt động này, góp phần GD HS về đạo đức, về thẩm mỹ, về đoàn kết, về tình bạn bè, tình yêu,… , đồng thời đây cũng là môi trường định hướng, hình thành và phát triển các GTS cho HS.


2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng‌

Đánh giá trung thực và khách quan về thực trạng hoạt động và QL hoạt động GDGTS cho HS các trường THPT huyện Bình Tân, nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng quản lí hoạt động này tại các trường THPT huyện Bình Tân.

2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng‌

Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải GDGTS cho HS của CBQL, GV và cán bộ Đoàn Thanh niên ở các trường THPT huyện Bình Tân.

Thực trạng về tổ chức các hoạt động GDGTS cho HS thông qua hoạt động GD trên lớp, hoạt động của Đoàn Thanh niên, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động GD trong gia đình ở các trường THPT huyện Bình Tân.

Thực trạng các biện pháp quản lí về GDGTS cho HS của các LLGD tại các trường THPT huyện Bình Tân.

2.2.3. Mẫu nghiên cứu thực trạng‌

Đối tượng, số lượng: Điều tra 80 CBQL,GV, và 80 HS của 03 trường THPT huyện Bình Tân.

Trường THPT

CBQL

Giáo viên

Học sinh

Tân Quới

03

20

30

Mỹ Thuận

04

20

20

Tân Lược

02

31

30

Tổng cộng

09

71

80

Đối tượng, số lượng: Phỏng vấn 09 CBQL


TT

Chức vụ - Đơn vị

Kí hiệu

Ghi chú

1

Hiệu trưởng – THPT Tân Quới

CBQL1


2

Phó hiệu trưởng - THPT Tân Quới

CBQL2


3

Phó hiệu trưởng - THPT Tân Quới

CBQL3


4

Hiệu trưởng – THPT Mỹ Thuận

CBQL4


5

Phó hiệu trưởng – THPT Mỹ Thuận

CBQL5


6

Phó hiệu trưởng – THPT Mỹ Thuận

CBQL6



7

Phó hiệu trưởng – THPT Mỹ Thuận

CBQL7


8

Hiệu trưởng – THPT Tân Lược

CBQL8


9

Phó hiệu trưởng - THPT Tân Lược

CBQL9



2.2.4. Mô tả các công cụ nghiên cứu

Công cụ nghiên cứu bao gồm: Phiếu hỏi và phiếu phỏng vấn.

* Các phiếu hỏi

Phiếu dành cho CBQL và GV (phiếu 1) gồm 02 phần, 14 câu. Phiếu dành cho HS (phiếu 2) gồm 07 câu.

Cả 02 phiếu hỏi này được trình bày ở phần phụ lục.

* Phiếu phỏng vấn

Phiếu phỏng vấn có 08 câu được trình bày ở phần phụ lục.

2.2.5. Quy ước xử lí thông tin Điểm trung bình‌

Mức độ đồng ý

Hoàn toàn không đồng

ý

Không đồng Ý


Phân vân


Đồng ý


Rất đồng ý

Điểm TB:

1.00 – 1.80

Điểm TB:

1.81 - 260

Điểm TB:

2.61 - 3.40

Điểm TB:

3.41 - 4.20

Điểm TB:

4.21 - 5.0


Mức độ thuận lợi và khó khăn

Không

Ít

Vừa

Nhiều

Điểm TB:

1.00 - 1.75

Điểm TB:

1.76 -2.50

Điểm TB:

2.51 - 3.25

Điểm TB:

3.26 - 4.00


Mức độ thực hiện

Mức độ đáp ứng

Không

làm

Thỉnh

thoảng

Thường

xuyên

Không đáp

ứng yêu

Đáp ứng

một phần

Đáp ứng

yêu cầu





cầu

yêu cầu


Điểm TB:

1.00 - 1.66

Điểm TB:

1.67 – 2.33

Điểm TB:

2.34 – 3.00

Điểm TB:

1.00 – 1.66

Điểm TB:

1.67 – 2.33

Điểm TB:

2.34 – 3.00

Tương quan: Tương quan Pearson (ở mức ý nghĩa 0,5% và 1,0%)


Hệ số tương quan có giá trị

Mức độ tương quan

0.0 RP< 0.3

Yếu

0.3 RP< 0.5

TB

0.5 RP< 0.7

Tương đối chặt

0.7 RP< 0.9

Chặt

0.9 RP< 1.0

Rất chặt

Bảng đánh giá độ tin cậy Cronback’s Alpha


Cronback’s Alpha

Mức độ

α ≥ 0.9

Rất tin cậy

0.7 ≤ α < 0.9

Tin cậy

0.5 ≤ α < 0.7

Chấp nhận được

0.3 ≤ α < 0.5

Xấu

α < 0.3

Không thể chấp nhận


2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long‌

Thực trạng quản lí HĐGDGTS cho HS THPT tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long được nghiên cứu theo tiếp cận các nội dung của quản lí, phân tích ở 2 khía cạnh: mức độ thường xuyên và mức độ đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc quản lí, được trình bày từ kết quả tổng quát đến kết quả cụ thể. Ngoài ra, các kết quả cũng được trình bày theo nhóm ý kiến của CBQL và GV, HS, phụ huynh HS. Hệ số tương quan Pearson được sử dụng để tìm hiểu tương quan giữa mức độ thường xuyên (TX) và mức độ đáp ứng (ĐƯ) của các công việc quản lí.

Đánh giá đô tin cậy của các phiếu hỏi, tác giả dùng thang độ tin cậy Cronback’s Alpha. Kết quả cụ thể như sau:



Đối tượng

Phiếu hỏi dành cho CBQL&GV

Phiếu hỏi dành cho HS

Phiếu hỏi về sự

cần thiết và tính khả thi

Độ tin cậy

0.988

0.989

0.978

Qua kết quả cho thấy độ tin cậy ở mức rất tin cậy, α> 0.9.

2.3.1. Thực trạng nhận thức của các lực lượng giáo dục và học sinh về mục đích giáo dục giá trị sống‌

Mục đích của GDGTS cho HS THPT là nhằm định hướng, hình thành và phát triển các GTS, góp phần phát triển toàn diện nhân cách. Kết quả khảo sát nhận thức của các LLGD và HS về mục đích GDGTS tại các trường THPT huyện Bình Tân trình bày qua bảng sau:

Bảng 2.4. Mức độ đồng ý của CBQL,GV, phụ huynh và HS về mục đích GDGTS cho HS


TT


Mục đích GDGTS cho HS THPT


Đối tượng

Điểm trung bình

%

Đồng ý

& rất đồng ý


1


Hình thành cho các em những giá trị sống

CBQL,GV

3.52

48.8

Phụ huynh

3.48

36.3

HS

3.41

42.6


2

Giúp các em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp

CBQL,GV

3.52

48.8

Phụ huynh

3.40

31.3

HS

3.30

38.8


3


Đáp ứng mong đợi của cộng đồng, xã hội

CBQL,GV

3.48

36.3

Phụ huynh

3.17

33.8

HS

3.21

36.3


4

Tạo niềm tin và hình thành nhân cách sống cao đẹp

CBQL,GV

3.41

42.6

Phụ huynh

3.07

27.6

HS

3.33

28.8

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí