Hình Thức Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Hs Trung Học Phổ Thông


người trên trái đất đều thống nhất với nhau trong thế giới hòa bình, tôn trọng và hạnh phúc.

Nội dung chương trình GDGTS cho học sinh THPT cũng được xây dựng trên 12 giá trị cốt lõi này. Đó là:

Tôn trọng

Tôn trọng trước hết là tự trọng, là biết rằng tự bản thân mình có giá trị. Bẩm sinh con người là vốn quý giá. Một phần của lòng tự trọng là biết về các phẩm chất của mình. Tôn trọng bản thân là hạt giống để sự tự tin lớn lên. Khi biết tôn trọng bản thân, ta mới có thể biết tôn trọng người khác. Nhận biết giá trị của bản thân và trân trọng giá trị của người khác chính là cách thức để ta nhận được sự tôn trọng (Trịnh Thu Hương, 2014, p.27).

Yêu thương

Tình yêu là giá trị làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. Tình yêu là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành và bền vững nhất. Yêu thương có nghĩa là tôi có thể trở thành người tử tế, biết quan tâm và thông hiểu người khác. Yêu thương người khác cũng đồng nghĩa với việc mong muốn những điều tốt đẹp đến với họ. Yêu thương là biết lắng nghe và chia sẻ. Giáo dục giá trị yêu thương cho các em học sinh đặc biệt đối với lứa tuổi THPT sẽ giúp các em vượt qua tính vị kỉ, chỉ biết mỗi bản thân mình để đồng cảm, chia sẻ với mọi người xung quanh từ đó định hướng phát triển nhân cách cao đẹp (Trịnh Thu Hương, 2014, p.27).

Đoàn kết

Đoàn kết là sự hòa thuận. Đoàn kết được tồn tại nhờ việc chấp nhận và hiểu rõ giá trị của mỗi người, cũng như biết đánh giá đúng sự đóng góp của họ đối với tập thể. Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng. Đoàn kết mang đến tinh thần hợp tác, nâng cao lòng nhiệt tình và làm cho bầu không khí trở nên ấm áp. Chỉ cần một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng cũng có thể khiến cho mối đoàn kết bị đổ vỡ. Việc ngắt lời, gây cản trở người khác, đưa ra những lời phê bình, chỉ trích liên tục và thiếu tính xây dựng… sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ. Đoàn kết là nền tảng của sự phát triển bền vững. Có đoàn kết mới có dân chủ.


Trong xu thế hội nhập hiện nay của thế giới, đoàn kết lại càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng hướng tới một sự phát triển bền vững. Cần giáo dục giá trị Đoàn kết cho học sinh để các em hiểu được ý nghĩa của tinh thần đoàn kết và tự biết xây dựng cho mình tinh thần đoàn kết trong tập thể. Biết đoàn kết là các em đã biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông và tôn trọng người khác (Trịnh Thu Hương, 2014, p.31).

Trung thực

Trung thực có nghĩa là không có sự khác biệt giữa tư tưởng, lời nói với việc làm và khiến cho mọi người gần nhau hơn. Trung thực làm cho cuộc sống trở nên toàn vẹn hơn vì bên trong và bên ngoài chúng ta là một hình ảnh phản chiếu. Khi trung thực con người cảm thấy trong sáng và nhẹ nhàng. Một người trung thực và chân chính thì xứng đáng được tin cậy. Trung thực với bản thân và với mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có nghĩa là ta đang gieo niềm tin trong lòng người khác và xứng đáng nhận được sự tin yêu. Khi sống trung thực, một người có thể học và giúp đỡ người khác biết cách trao tặng. Đôi khi lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực và sự bất lương. Người sống trung thực sẽ biết thế nào là đủ và không tham lam. Giáo dục cho các em học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng giá trị và cách sống trung thực chính là chúng ta đã cho các em cái nền tảng cho các mối quan hệ tốt đẹp sau này (Trịnh Thu Hương, 2014, p.28).

Tự do

Tất cả mọi người đều có quyền tự do. Trong sự tự do ấy, mỗi người phải có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do của những người khác. Tự do có thể bị hiểu lầm là một điều gì đó không có giới hạn, tức là cho phép mình làm những gì tôi muốn, bất cứ khi nào tôi cần và bất cứ người nào tôi thích. Cách hiểu này mang tính chất đánh lừa và dễ dẫn người ta đến việc lạm dụng sự lựa chọn. Chúng ta chỉ thật sự cảm thấy tự do khi các quyền được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân bằng với lương tâm. Lứa tuổi THPT là lứa tuổi đang có sự biến chuyển mạnh mẽ về tâm sinh lí, các em đang rất mong được thoát khỏi những khuôn khổ và chuẩn mực, đòi hỏi sự tự do cho bản thân. Giáo dục giá trị Tự do cho các em học sinh THPT sẽ giúp các em có nhận thức đúng đắn về sự tự do, tránh sự tác động xấu dẫn đến


những hành vi tiêu cực vì chưa nhận thức được giới hạn của sự tự do (Trịnh Thu Hương, 2014, p.30).

Trách nhiệm

Nếu chúng ta muốn được hòa bình, chúng ta phải có trách nhiệm sống bình yên. Muốn có một thế giới hài hòa chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc thiên nhiên. Một người được coi là có trách nhiệm khi người đó đồng ý góp phần để gánh vác công việc chung với những thành viên khác. Người có trách nhiệm luôn sẵn lòng đóng góp công sức của mình. Trách nhiệm không phải là điều ràng buộc chúng ta mà nó tạo điều kiện để ta có được những gì ta mong muốn. Người có trách nhiệm là người biết thế nào là công bằng và thấy rằng mỗi người đều nhận được phần của mình. Sống có trách nhiệm là một giá trị vô cùng quan trọng cần giáo dục cho các em học sinh, đây là một phẩm chất không thể thiếu của người công dân. Trách nhiệm với chính bản thân mình, trách nhiệm với gia đình và xã hội (Trịnh Thu Hương, 2014, p.30).

Khiêm tốn

Khiêm tốn cho phép bản thân ta trưởng thành với phẩm giá và lòng chính trực mà không cần đến những bằng chứng thể hiện bên ngoài. Khiêm tốn giúp người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái tim người khác. Việc gây ấn tượng, lấn át hoặc hạn chế tự do của người khác nhằm mục đích chứng tỏ bản thân mình sẽ chỉ làm giảm bớt trải nghiệm nội tâm về giá trị, phẩm cách và bình an trong tâm hồn. Giáo dục giá trị sống khiêm tốn cho các em học sinh THPT là giáo dục các em cách nói năng dịu dàng, ăn mặc giản dị, không khoác loác, khoe khoang, biết lắng nghe người khác (Trịnh Thu Hương, 2014, p.28).

Hòa bình

Hòa bình không đơn giản chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta sống hòa thuận và sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người đều cảm thấy bình yên ở trong lòng thì hòa bình sẽ ngự trị khắp nơi trên thế giới. Thanh bình không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính là ta vẫn giữ được lòng bình an giữa những biến động, hỗn loạn của cuộc đời. Bình an có được khi mọi tư tưởng, tình cảm và ước muốn của con người đều trong sáng. Những nội dung chính liên


quan đến chủ đề hòa bình được giáo dục cho học sinh THPT có thể mang lại cho các em sự khước từ bạo lực để sống khoan dung, độ lượng, chia sẻ với mọi người, quan tâm và tôn trọng lẫn nhau. (Trịnh Thu Hương, 2014, p.26).

Khoan dung

Khoan dung là tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, sự đa dạng giữa người với người thông qua sự hiểu biết lẫn nhau. Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt đó. Khoan dung đối với những điều không thuận lợi trong cuộc sống là biết cho qua đi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tục tiến lên. Người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điều tích cực trong mọi tình huống là người có lòng khoan dung. Hạt giống khoan dung và yêu thương cần được gieo mầm trong mảnh đất tâm hồn của các em học sinh để các em biết động lòng trắc ẩn và biết tha thứ cho những sai lầm của người khác (Trịnh Thu Hương, 2014, p.28).

Hợp tác

Tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì mục đích chung. Một người biết hợp tác cần biết thể hiện và đóng góp vì sự phát triển của cá nhân và tập thể, biết lắng nghe ý kiến của tập thể. Một người biết hợp tác thì sẽ nhận được sự hợp tác. Người có tinh thần hợp tác là người có tâm hồn trong sáng, luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mọi người cũng như công việc. Khi hợp tác, ta cần phải biết điều gì là cần thiết. Đôi khi ta cần đưa ra ý tưởng nhưng có lúc ta cần phải gác qua một bên ý tưởng của mình. Lúc này, ta giữ vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, nhưng vào lúc khác, ta cần phải đi theo (Trịnh Thu Hương, 2014, p.29).

Hạnh phúc

Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn con người. Hạnh phúc sẽ mỉm cười khi lòng ta tràn ngập hy vọng và sống có mục đích. Khi tâm hồn bình yên và giàu tình yêu thương, hạnh phúc sẽ tự nhân lên. Khi mong muốn những điều tốt lành đến với mọi người, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc tràn ngập con tim. Những lời nói tốt đẹp về mọi người mang lại sự hạnh phúc về nội tâm. Những hành động trong sáng và quên mình sẽ đem đến hạnh phúc. Giá trị cốt lõi của con người là sự bình an. Chừng nào chúng ta chưa trải nghiệm được sự bình an thì chúng ta chưa cảm


nhận được thế nào là sự hạnh phúc. Giáo dục giá trị sống hạnh phúc cho các em học sinh THPT sẽ giúp các em biết trân trọng những gì mình đang có, hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ bé chứ không phải là những ước vọng cao siêu. Từ sự cảm nhận về hạnh phúc của bản thân sẽ giúp các em biết mang đến hạnh phúc cho người khác (Trịnh Thu Hương, 2014, p.29).

Giản dị

Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo. Giản dị là biết trân trọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống. Giản dị là sự trân trọng vẻ đẹp bên trong và nhận ra giá trị của tất cả mọi người, ngay cả những người được xem là xấu xa, tồi tệ. Giản dị giúp chúng ta biết giảm thiểu những chi tiêu không cần thiết. Nó giúp ta nhận ra rằng một khi các nhu cầu cơ bản của chúng ta được đáp ứng, đủ để ta có một cuộc sống thoải mái thì bất kỳ sự thái quá và thừa thãi nào cũng có thể dẫn tới tình trạng hư hỏng và lãng phí (Trịnh Thu Hương, 2014, p.30).

1.3.3. Hình thức giáo dục giá trị sống cho HS trung học phổ thông

Hiện nay có nhiều hình thức giáo dục giá trị sống cho HS tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương, tác giả luận văn chỉ nêu 4 hình thức sau:

Giáo dục giá trị sống thông qua việc lồng ghép các nội dung GDGTS vào các môn học.

Một trong những hình thức quan trọng nhất để giáo dục giá trị sống cho học sinh là đưa việc giáo dục các giá trị sống vào các môn học như Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí, Sinh học...,Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp có nội cung chương trình, có phương tiện và phương pháp hiện đại, do một đội ngũ các nhà sư phạm đã được đào tạo bài bản thực hiện. Nhà trường là môi trường giáo dục thuận lợi, có tập thể học sinh cùng nhau học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Trong nhà trường, học sinh được tiếp thu những khái niệm đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ, những quy tắc, chuẩn mực xã hội thông qua các môn học. Nếu trong nội dung môn học không chứa đựng các giá trị, thì có thể thiết kế các bài học cơ bản về các giá trị cần giáo dục với bản chất và các khía cạnh biểu hiện đa dạng của từng giá trị trong cuộc sống. Dạy học là hình thức giáo dục chủ động, có hiệu quả, giúp thế hệ trẻ hiểu và đưa các giá trị sống vào thực tế.


Giáo dục giá trị sống thông qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm

Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trên lớp là thay mặt nhà trường quản lí tập thể HS theo sự phân công của Ban giám hiệu. Tổ chức cho học sinh tham gia tiết sinh hoạt chủ nhiệm là hoạt động giáo dục quan trọng của nhà trường. Tập thể là một tập hợp nhiều cá nhân cùng hoạt động theo một mục đích tốt đẹp. Trong cuộc sống tập thể, các cá nhân cùng nhau hoạt động, tinh thần đoàn kết, tinh thần thân ái, tinh thần hợp tác cộng đồng được hình thành, bản thân học sinh cũng ý thức được những giá trị sống cơ bản đồng thời biết cách đưa những giá trị sống ấy vào cuộc sống sinh hoạt tập thể, hình thành phẩm chất nhân cách tốt phù hợp với cộng đồng. Giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị của Thanh niên Việt Nam, là nơi để đoàn viên, thanh niên HS rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy năng lực của mỗi cá nhân. Trong nhà trường, Đoàn Thanh niên tổ chức GD truyền thống, GD đạo đức, các hoạt động về văn hóa, văn nghệ và thể thao nhằm tạo điều kiện cho HS phát huy năng khiếu cá nhân và thư giãn sau những giờ học trên lớp. Tham gia với các hoạt động do Đoàn Thanh niên tổ chức HS có điều kiện giao lưu, gặp gỡ bạn bè trong cùng khối lớp và bạn bè trong và ngoài trường. Đây chính là môi trường để HS thể hiện chính mình, khẳng định mình trước bạn bè trong và ngoài trường. Do đó, có thể nói tham gia với các hoạt động của Đoàn Thanh niên, HS sẽ giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn. Như vậy, hoạt động của Đoàn Thanh niên là môi trường để các em HS có điều kiện giao tiếp với nhiều người, thông qua đó các em tự điều chỉnh hành vi của mình, từ đó GTS của các em được rèn luyện, hình thành và phát triển ngày càng tốt hơn.

Giáo dục giá trị sống cho HS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn, nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động GD trong giờ học trên lớp. Nó là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp và công tác GD HS ngoài lớp.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng, có thể xác định đây cũng là một trong những hình thức GDGTS hiệu quả cho HS THPT. Hoạt động này, gắn bó chặt chẽ với các hình thức GD qua dạy học trên lớp, giúp HS không những


củng cố, mở rộng những tri thức mà còn hình thành được thái độ tình cảm, rèn luyện được hành vi, GTS thông qua các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp cụ thể: thi tìm hiểu, thuyết trình theo chủ đề, xử lí tình huống, các hoạt động tham quan dã ngoại, các hoạt động văn hóa, nghệ nghệ và thể thao, xâm nhập thực tế sẽ giúp cho học sinh tiếp cận với thực tế, đi sâu vào một chủ đề, các tình huống thực tiễn trong đời sống. Những hoạt động này thường thu hút và gây hưng phấn trong HS, tạo điều kiện để HS hình thành và rèn luyện các GTS theo những cách thức phù hợp. Vì vậy, giáo viên cần kết hợp lồng ghép việc GDGTS với các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách thích hợp và hiệu quả.

Những hình thức GDGTS

Người thực hiện hoạt động GDGTS

GVBM

GVCN

Đoàn TN

Cha mẹ HS

Thông qua việc lồng ghép các nội dung

GDGTS vào các môn học


x




Thông qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm


x



Thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên




x


Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

x

x

x


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 5


1.3.4. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho HS trung học phổ thông Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác, phối hợp, thống nhất của giáo viên và HS trong hoạt động trong hoạt động dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học (Trần Thị Hương, 2015).

Có nhiều phương pháp dạy học, nhưng tác giả luận văn chọn 5 phương pháp để nghiên cứu, bao gồm: Phương pháp đàm thoại, phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, phương pháp trực quan.


Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của nhà GD và người được GD, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo cùa nhà GD nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ GD phù hợp với mục đích GD (Trần Thị Hương, 2015).

Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ chọn 6 phương pháp giáo dục như sau: Phương pháp nêu gương, phương pháp trách phạt, phương pháp kể chuyện, phương pháp giao việc, phương pháp thi đua, phương pháp luyện tập thói quen.

Tóm lại, trong GDGTS cho HS THPT, có nhiều phương pháp dạy học và phương pháp GD, nhưng không có phương pháp nào là vạn năng. Vì vậy, LLGD trong nhà trường cần phải lựa chọn phương pháp dạy học, phương pháp GD phù hợp để thực hiện hoạt động GDGTS cho HS thì mới mang lại hiệu quả.

1.3.5. Lực lượng giáo dục và HS trong hoạt động giáo dục giá trị sống

Giáo viên bộ môn: Tích hợp GDGTS vào môn học. Từ kiến thức lí thuyết của bài giảng đến thực tế cuộc sống là quãng đường khá xa, một giờ học trên lớp chỉ có 45 phút, vì vậy để tích hợp được nội dung giáo dục giá trị sống vào bài giảng, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn phải linh hoạt khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trò cùng tích cực làm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để học sinh nhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng xã hội.

Giáo viên chủ nhiệm: Là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào tạo và quản lí học sinh, kiêm nhiệm vụ cố vấn học tập nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học, là một trong những đội ngũ chủ chốt của trường làm công tác giáo dục học sinh. Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục giá trị sống cho học sinh, người giáo viên chủ nhiệm phải vừa là thầy vừa là bạn của các em học sinh. Để có thể tổ chức được việc giáo dục giá trị sống thì người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm, có tình yêu thương con người biết quan

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí