Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



GTS

Giá trị sống

GD

Giáo dục

GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDGTS

Giáo dục giá trị sống

HS

Học sinh

HĐGDGTS

Hoạt động giáo dục giá trị sống

KNS

Kỹ năng sống

LLGD

Lực lượng giáo dục

QL

Quản lí

THPT

Trung học phổ thông

PHHS

Phụ huynh học sinh

CMHS

Cha mẹ học sinh

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

BCH

Ban chấp hành

CSVC

Cơ sở vật chất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Số lượng học sinh và lớp học ………………………………….

47

Bảng 2.2. Kết quả học tập của học sinh ………………………………….

48

Bảng 2.3. Kết quả hạnh kiểm của học sinh …………………………........

48

Bảng 2.4. Mức độ đồng ý của cán bộ quản lí, phụ huynh và học sinh về

mục đích giáo dục giá trị sống cho học sinh................................................


53

Bảng 2.5. Mức độ thực hiện và đáp ứng trong thực hiện nội dung..............

54

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện và đáp ứng của các hình thức lồng ghép giáo

dục giá trị sống cho học sinh........................................................................


56

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện và đáp ứng trong thực hiện phương pháp.......

57

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện và đáp ứng của các lực lượng giáo dục trong

hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh...............................................


59

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện và đáp ứng của các điều kiện, phương tiện

trong hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh.....................................


60

Bảng 2.10. Mức độ thực hiện và đáp ứng của công tác kiểm tra, đánh giá

trong hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh......................................


62

Bảng 2.11. Mức độ đồng ý về các mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục giá

trị sống cho học sinh.....................................................................................


63

Bảng 2.12. Mức độ thực hiện và đáp ứng của các chủ thể quản lí trong hoạt

động giáo dục giá trị sống cho học sinh................................................


64

Bảng 2.13. Mức độ thực hiện và đáp ứng của việc quản lí hình thức lồng

ghép giáo dục giá trị sống cho học sinh vào môn học..................................


65

Bảng 2.14. Mức độ thực hiện và đáp ứng của việc quản lí hình thức lồng

ghép giáo dục giá trị sống cho học sinh vào tiết sinh lớp.............................


67

Bảng 2.15. Mức độ thực hiện và đáp ứng của việc quản lí hình thức lồng ghép giáo dục giá trị sống cho học sinh vào hoạt động của Đoàn Thanh

niên...............................................................................................................


69

ghép giáo dục giá trị sống cho học sinh vào hoạt động ngoài giờ lên lớp.................................................................................................................


71

Bảng 2.17. Những yếu tố tạo thuận lợi và gây khó khăn trong quản lí hoạt

động giáo dục giá trị sống cho học sinh.......................................................


72

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp đề xuất quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh………………………………………………………………................


101

Bảng 2.16. Mức độ thực hiện và đáp ứng của việc quản lí hình thức lồng


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục ngày nay được xem là nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới, giáo dục là lĩnh vực đầu tư ưu tiên phát triển hàng đầu.

Giáo dục giá trị sống (GDGTS) là một nội dung giáo dục chủ yếu, thường xuyên và liên tục trong các chương trình giáo dục của đa số các quốc gia trên thế giới nhằm hình thành cho thế hệ trẻ năng lực hành động thích ứng và làm chủ các tình huống trong cuộc sống. Trong văn bản “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, GDGTS cho học sinh (HS) là một trong những nội dung được Đảng và nhà nước quan tâm đặc biệt trong chương trình giáo dục ở tất cả các cấp học và các bậc học. Giáo dục giá trị sống là một quá trình liên tục, được bắt đầu từ những năm đầu tiên của cuộc đời và kéo dài trong suốt cuộc đời.

Hoạt động giáo dục giá trị sống (HĐGDGTS) cho học sinh tại các trường trung học phổ thông (THPT) Việt Nam là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng. Mục tiêu của hoạt động này là giúp HS có nhận thức đúng đắn về những giá trị sống cốt lõi, cần thiết cho cho sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nhân loại, có tình cảm, thái độ tích cực đối với những giá trị cốt lõi và phát triển những hành vi phù hợp với những giá trị sống cốt lõi. Nội dung giáo dục là những giá trị cần cho học sinh để trưởng thành. Hình thức tổ chức hoạt động này khá đa dạng và phong phú như: Tích hợp nội dung GDGTS vào các môn học, tổ chức các chuyên đề GDGTS, hoạt động Đoàn thanh niên kết hợp GDGTS. Kết quả của các nghiên cứu gần đây cho thấy có rất ít trường trung học phổ thông thực hiện HĐGDGTS một cách thường xuyên và hiệu quả, đa số các trường ít quan tâm đến hoạt động này nên kết quả đạt được về GTS của HS chưa cao.

Quản lí (QL) HĐGDGTS cho HS là một trong những nhân tố quyết định chất lượng HĐGDGTS. Bằng việc xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung GDGTS cho HS, xây dựng kế hoạch HĐGDGTS cho HS, tổ chức, phân công nhân sự thực hiện, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện, các nhà quản lí tác động trực tiếp đến


chất lượng HĐGDGTS cho HS và thúc đẩy cho sự hình thành hệ thống giá trị sống của HS trung học phổ thông, nó có liên quan chặt chẽ với công tác quản lí HĐGDGTS cho HS ở các cấp học, góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho HS. Vì vậy, nghiên cứu công tác quản lí HĐGDGTS cho HS tại các trường trung học phổ thông là việc làm cần thiết.

Thực tiễn quản lí HĐGDGTS cho HS tại các trường trung học phổ thông ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định. Nhìn chung, các LLGD đều nhận thức đúng những GTS cần thiết. Công tác phối hợp giáo dục với cha mẹ học sinh cũng đã thực hiện khá đều đặn theo học kỳ. Công tác xã hội hóa giáo dục trong GDGTS được quan tâm.

Tuy nhiên, công tác quản lí HĐGDGTS cho HS tại các trường trung học phổ thông này hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu như chưa có văn bản nào quy định và hướng dẫn thực hiện việc tổ chức và quản lí HĐGDGTS cho HS. Các hình thức giáo dục đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu của các LLGD và xã hội. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức HĐGDGTS cho HS chỉ dừng lại ở việc thông báo tình hình học tập và rèn luyện đạo đức theo học kỳ, chưa đi vào chiều sâu của việc rèn luyện hành vi và thói quen. Công tác đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, chủ yếu dành cho các hoạt động dạy học các bộ môn, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tổ chức HĐGDGTS cho HS.

Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, khảo sát và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lí hoạt động giáo dục cho học sinh các trường trung học phổ thông.


3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lí hoạt động GDGTS cho HS các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đã được các LLGD trong các trường thực hiện thường xuyên nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các LLGD về nhiều khía cạnh như: nội dung giáo dục, các hình thức giáo dục, phương pháp giáo dục, sự phối hợp giữa nhà trường và PHHS và việc kiểm tra, đánh giá HĐGDGTS.

Có nhiều nguyên nhân làm cho công tác này chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, trong đó các nguyên nhân chính là chưa có văn bản pháp lí quy định cụ thể về việc thực hiện GDGTS cho HS, nhận thức và năng lực của các LLGD ở các trường về GDGTS chưa đầy đủ, môi trường xã hội xung quanh học sinh chưa thuận lợi.

Nếu đề tài nghiên cứu đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống có tính khả thi thì hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị sống ở các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long sẽ được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống ở trường trung học phổ thông.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.


6. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung khảo sát thực trạng về mức độ thường xuyên và mức độ đáp ứng yêu cầu trong HĐGDGTS và quản lí HĐGDGTS cho HS; tập trung vào nghiên cứu các LLGD bên trong nhà trường; đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

- Về khách thể nghiên cứu: Đề tài tiến hành khảo sát cán bộ quản lí, giáo viên, và học sinh tại 03 trường THPT ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long; trong đó tập trung vào chủ thể quản lí là BGH.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc

Quan điểm hệ thống-cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu HĐGDGTS và QL HĐGDGTS như một hệ thống gồm: Mục đích, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức, phương pháp-biện pháp, các điều kiện. Các thành tố này có mối liên hệ biện chứng với nhau. HĐGDGTS là một hoạt động giáo dục, có mối liên quan với các hoạt động giáo dục khác trong trường THPT và là một bộ phận của hoạt động sư phạm ở trường THPT. HĐGDGTS trong trường THPT có mối liên hệ với HĐGDGTS của gia đình và xã hội. Quản lí HĐGDGTS cho HS ở các trường THPT được phân cấp từ cấp Bộ đến cấp trường THPT là một nội dung của quản lí trường THPT.

7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic

Quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu đề tài này là xem xét và phân tích HĐGDGTS và QL HĐGDGTS cho HS tại các trường THPT trong quá trình phát triển từ trước đến nay, và xem xét mối liên hệ có tính lôgic từ lí luận đến thực trạng để tìm ra giải pháp hiệu quả cho công tác QL HĐGDGTS cho HS.

7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài này là khảo sát, đánh giá thực trạng HĐGDGTS và QL HĐGDGTS cho HS THPT tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, từ đó, đề xuất những biện pháp QLHĐGDGTS cho HS. Những kết quả


nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn HĐGDGTS và quản lí HĐGDGTS cho HS THPT tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Phân tích, tổng hợp lí thuyết

Phương pháp này dùng để phân tích, phân loại, hệ thống hóa các thông tin khoa học thu thập được từ các văn bản, tài liệu về nội dung đề tài, từ đó rút ra các kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, thu thập thông tin khoa học về đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục

- Mục đích: Thu thập thông tin về thực trạng HĐGDGTS và biện pháp QL HĐGDGTS cho học sinh tại các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

- Nội dung: Tìm hiểu thực trạng nhận thức, tầm quan trọng của việc GDGTS của cán bộ quản lí, giáo viên, và HS 03 trường THPT: THPT Tân Quới, THPT Tân Lược, THCS-THPT Mỹ Thuận; đánh giá thực trạng việc triển khai HĐGDGTS và thực trạng QL HĐGDGTS của 03 trường THPT.

- Đối tượng: Điều tra cán bộ quản lí, giáo viên, và HS 03 trường THPT: THPT Tân Quới, THPT Tân Lược, THCS-THPT Mỹ Thuận.

- Cách thực hiện: Phương pháp này được thực hiện bằng cách phát bảng hỏi cho từng cán bộ quản lí, giáo viên, và HS 03 trường THPT mà người nghiên cứu muốn khảo sát.

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

- Mục đích: Thu thập thông tin về QL HĐGDGTS trong nhà trường.

- Nội dung: Thực trạng và biện pháp QL HĐGDGTS cho HS tại các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

- Đối tượng: 09 cán bộ quản lí.

- Cách thực hiện: Phương pháp phỏng vấn được thực hiện lần lượt với từng cán bộ quản lí HS qua việc sử dụng Phiếu phỏng vấn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023