GD ATGT và tìm những biện pháp có hiệu quả, khả thi để chương trình GD ATGT đi vào cuộc sống là một việc làm cấp bách và cần thiết.
* Trong những năm gần đây, nhiều chủ chương, chính sách của Đảng, Chính phủ, các công văn, văn bản, kế hoạch của Bộ GD&ĐT, UBND Tỉnh Phú Thọ, Sở GD&ĐT và một số công trình nghiên cứu khoa học về ATGT đã được phổ biến rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, nhằm góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông cho người dân đặc biệt là thanh niên, học sinh, đó là:
- Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông[1],
- Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông[2],
- Nghị định số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông.
- Nghị quyết 88/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 8 năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT.
- Nghị quyết số 12/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/12/2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2020[25],
- Chỉ thị số 52/2007/CT-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 về tăng cường công tác GDATGT trong các cơ sở GD&ĐT,
- Kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGD&ĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN- ĐTHVN ngày 4/9/2007 giữa Bộ GD&ĐT, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, GD, xử lý các vi phạm pháp luật về trật tự ATGT trong học sinh, sinh viên,
- Tài liệu cuộc vận động: “Học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật giao thông” trong toàn ngành giáo dục từ năm học 2007 – 2008,
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 1
- Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài
- Đặc Điểm Hoạt Động Giáo Dục An Toàn Giao Thông Ở Trường Tiểu Học
- Tổ Chức Hoạt Động Và Tổ Chức Bộ Máy Gdatgt Cho Học Sinh Tiểu Học
- Khái Quát Cơ Sở Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ Và Tình Hình Chấp Hành Luật Giao Thông Tại Huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
- Quy chế HS, sinh viên các trường đại học và cao đẳng tại Quyết định số 42/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/8/2007, trong đó quy định: đua e hoặc cổ vũ đua xe trái phép là một trong những hành vi HS, sinh viên không được làm và HS, sinh viên vi phạm quy định về trật tự ATGT bị xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học.
- Đề cương tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông đường bộ cho học sinh sinh viên theo chủ đề năm 2009 (QĐ 3442/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/5/2009).
- Chương trình phối hợp số 235/CTPH/UBATGTQG-BGDĐT ngày 05/8/2013 giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học giai đoạn 2013-2018.
- Kế hoạch số 417/ KH-BGD&ĐT ngày 17/5/2019, Kế hoạch tăng cường công tác an toàn giao thông trong trường học giai đoạn 2019-2021
- Công văn số 3343/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 05/08/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đầu năm học mới 2019 - 2020 cho học sinh, sinh viên.
- Quyết định số UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3294/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành ngày 20/10/2011 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
- Chỉ thị số 08/CT-UBND tỉnh Phú Thọ, ngày 28/8/2019 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 -2020 của ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ
- Công văn số 10129/SGD&ĐT-HSSV về việc nâng cao chất lượng GD đạo đức – lối sống thông qua việc thực hiến pháp luật đảm bảo việc trật tự ATGT cho HS.
- Công văn số 9417/SGD&ĐT-HSSV về việc tổ chức chuyên đề GDATGT cho HSSV năm 2015-2016.
- Công văn số 5060/SGD&ĐT-HSSV về việc hướng ứng Tuần lễ ATGT đường bộ lần thứ 7 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2019.
- Công văn 5356/SGD&ĐT-GDTH về Bộ học liệu giáo dục pháp luật trong trường Tiểu học.
- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 26/6/2015 của ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Sơn lần thứ XXV
Ngoài ra còn một số Văn bản hướng dẫn đầu các năm học và trong các đợt
cao điểm về bảo đảm ATGT như thi tuyển sinh, tết Nguyên Đán, …; Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí Văn hóa giao thông đối với từng cấp học; chỉ đạo đưa công tác GDATGT lồng ghép trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nổi bật trong đó, Chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” do Vụ Giáo dục tiểu học cùng Ủy ban ATGT Quốc gia, Cục CSGT và Honda Việt Nam (HVN) phối hợp triển khai từ năm 2008 đến nay cho các thầy cô giáo và học sinh tiểu học trên toàn quốc đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, được toàn xã hội quan tâm hưởng ứng. Với việc tích cực mở rộng quy mô hoạt động và chất lượng đào tạo về ATGT cho học sinh, HVN cùng các cơ quan Chính phủ và Bộ ngành GD đang ngày tiến đến gần hơn mục tiêu xây dựng một xã hội giao thông Việt Nam an toàn, văn minh. Qua nhiều chương trình thiết thực có ý nghĩa to lớn, HVN cũng muốn nhấn mạnh thông điệp tới mọi người dân về tầm quan trọng của việc thúc đẩy ATGT, nâng cao ý thức và kỹ năng tham gia giao thông cho thế hệ tương lai, trong đó đặc biệt không thể thiếu bóng dáng những người thầy giáo, cô giáo tận tụy trong nhà trường tiểu học.
* Ngoài ra có một số luận văn nghiên cứu về chủ đề quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông như:
+ Nguyễn Thị Thanh Vân: Biện pháp quản lý GDATGT của Hiệu trưởng các trường tiểu học quận Đống Đa thành phố Hà Nội (năm 2008)
+ Cao Thanh Nga: Quản lý QLGDATGT ở các trường THPT nội thành Hà Nội (năm 2010)
+ Nguyễn Thị Lan Anh: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông tại các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (năm 2016)
+ Đỗ Linh Trang: Quản lý giáo dục an toàn giao thông ở các trường THPT huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng (năm 2016)…
Với nhiệm vụ công tác đang làm tại Hội chữ thập đỏ của huyện Thanh Sơn, tác giả đã từng tham gia rất nhiều các hoạt động liên quan đến GDATGT với các cấp học phổ thông của địa phương thanh Sơn và tỉnh Phú Thọ, tác giả hiểu rằng Giáo dục, trang bị kiến thức ATGT cho mọi người dân, trong đó có trẻ em là giải
pháp nền tảng để giải quyết các vấn đề mất trật tự ATGT hiện nay. Việc giáo dục ATGT cho trẻ em không chỉ nhằm đảm bảo an toàn cho các em khi tham gia giao thông mà khi trưởng thành các em sẽ luôn có ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông. Phát triển các kỹ năng là một trong những yếu tố giúp trẻ em nhận thức được các yếu tố nguy hiểm, phản xạ lại các tình huống bất ngờ xảy ra và từ đó sẽ giảm thiểu những nguy cơ hay rủi ro khi tham gia giao thông.
Việc quản lý tốt GDATGT sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện. Đây chính là vấn đề mà tác giả nghiên cứu, hy vọng những kết quả nghiên cứu bước đầu của luận văn sẽ đóng góp một phần vào giáo dục ATGT trong hệ thống trường học phổ thông ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” hoặc “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [46].
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra quan niệm: "Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức" [20].
Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất" [37].
Từ đó có thể khái quát: “Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia”
1.2.2. Quản lý giáo dục
Về thuật ngữ “quản lý giáo dục” hiện nay cũng có rất nhiều các quan niệm nghiên cứu khác nhau.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.
Tác giả Trần Kiểm, khái niệm quản lý giáo dục đối với cấp vĩ mô là: "QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, CMHS và các lực lượng XH trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường" [37].
Từ đây, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát nhất QLGD là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, phù hợp với quy luật và phù hợp với các điều kiện khách quan… của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn giáo dục, từ đó đảm bảo một cách khách quan các hoạt động của tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra với chất lượng, hiệu quả cao nhất.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Theo tác giả Trần Kiểm, “quản lý nhà trường có thể xem là đồng nghĩa với QLGD ở cấp vi mô. Quản lý nhà trường là một quá trình vận động của các thành tố tổ chức của nhà trường. Hệ thống đó bao gồm các thành tố cơ bản là: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, nội dung – phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý” [37]. Các thành tố đó luôn vận động trong mối tương tác lẫn nhau, đồng thời diễn ra trong sự chi phối, tác động qua lại với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội chung quanh mình.Tác động bên ngoài nhà trường gồm các cơ quan QLGD cấp trên, nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện GD, dạy học nhà trường. Tác động bên trong nhà trường là hoạt động của các chủ thể quản lý của chính nhà trường nhằm huy động điều phối giám sát các lực lượng GD của nhà trường thực hiện có chiến lược có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học và GD đã đặt ra.
Theo tác giả Trịnh Thị Hồng Hà: “Quản lý nhà trường là quản lý GD tại cấp cơ sở trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường,
các nhà quản lý trong trường do Hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn - nghiệp vụ, nguồn lực quản lý là con người, cơ sở vật chất - kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa học - công nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách,cơ chế và chuẩn hiện có” [29].
Theo tác giả Bùi Minh Hiền “Quản lý nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lý (đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượng quản lý (giáo viên, cán bộ, nhân viên, người học và các bên liên quan...) và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống GD&ĐT, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu GD đã xác định trong một môi trường luôn luôn biến động” [31].
Như vậy quản lý nhà trường là việc người Hiệu trưởng xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá các kết quả đạt được so với yêu cầu và chuẩn mực đề ra trong chương trình giáo dục và nhiệm vụ năm học về chất lượng, phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
1.2.4. Giáo dục an toàn giao thông
Từ xưa đến nay, vấn đề an toàn giao thông luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với các nước phát triển và đang phát triển. An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân. Nhưng hiện nay, tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao thông.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “An toàn là đảm bảo tốt, không gây thiệt hại dù lớn hay nhỏ về vật chất và tính mạng của con người” [46]. An toàn giao thông là khái niệm luôn gắn liền với hoạt động của con người trong lĩnh vực giao thông.
Theo tác giả Đỗ Đình Hoà (Học viện cảnh sát nhân dân) thì: “An toàn giao thông là sự việc đảm bảo không có những việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người. Khi các đối tượng tham gia giao thông, đang hoạt động trên địa bàn giao thông công cộng tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông, không có sự cố gây thiệt hại về người và tài sản cho xã hội”.
Đây là một khái niệm có tính chất khái quát cao và có ý nghĩa khoa học vì an toàn giao thông luôn gắn với hành vi của con người trong lĩnh vực giao thông song không nhất thiết phải có phương tiện giao thông (VD: Đi bộ trên vỉa hè). Quan niệm như vậy sẽ khái quát hơn so với việc coi an toàn giao thông là “bảo đảm an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông” như một số tác giả khác.
An toàn giao thông phải luôn gắn liền với mọi người không kể ở đâu, lúc nào khi tham gia giao thông. An toàn giao thông gồm:
- An toàn giao thông đường bộ.
- An toàn giao thông đường sắt.
- An toàn giao thông đường thuỷ (gồm nội thuỷ và hằng hải).
- An toàn giao thông hàng không.
Bên cạnh đó còn có những vấn đề an toàn giao thông hỗn hợp như đường sắt và đường bộ.
Như vậy, An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội.
1.2.5. Hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học
Khi bàn về lĩnh vực giáo dục, về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - XH của các thế hệ loài người”. Giáo dục an toàn giao thông là một bộ phận của giáo dục.
Có rất nhiều các khái niệm về giáo dục an toàn giao thông: Giáo dục an toàn giao thông là quá trình giao tiếp giữa người dạy và người học để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông,nhằm định hướng, kêu gọi ý thức giao thông cao nhất cho mỗi cá nhân người học.
Ở điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu hiện nay, giáo dục ATGT cũng có thể xem là một tính cộng đồng khi tất cả các hoạt động xã hội đều có lồng ghép sự kêu gọi ý thức tham gia giao thông ở mỗi người.
Giáo dục ATGT là quá trình hình thành và phát triển kĩ năng tham gia giao thông an toàn dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
Giáo dục ATGT còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của nhà trường nhằm phát triển kĩ năng và ý thức tham gia giao thông cho học sinh.
Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, hoạt động giáo dục ATGT được hiểu là quá trình truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cần thiết về giao thông để mỗi cá thể học sinh khi tham gia giao thông đều có sự định hướng, ý thức hình thành và sự chấp hành, tuân thủ các luật giao thông đường bộ do nhà nước quy định. Đề từ đó làm căn cứ cho việc phát triển ý thức học tập hành vi giao thông tự chủ ở mỗi cá nhân các em HS về sau.
1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học
Cũng như quản lí giáo dục nói chung, quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Mục đích giáo dục giáo dục an toàn giao thông cho học sinh cũng chính là một trong những mục đích của quản lý, đây là mục đích có tính khách quan. Nhà quản lý cùng với đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội, vv … bằng hành động của mình hiện thực hóa mục đích đó trong hiện thực.
Như vậy, "Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha me học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học của nhà trường".
Từ đây, ta có thể khái quát QLGD an toàn giao thông là sự tác động chủ đích,có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan… của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt động của tổ chức hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh với chất lượng, hiệu quả cao nhất.