Tình Hình Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài 89393

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Liên hiệp quốc đã công bố tuyên ngôn thế giới về quyền con người, trong đó nhấn mạnh rằng trẻ em có quyền chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Nhưng đáng buồn thay, hàng ngày, hàng giờ trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới vẫn phải chịu cảnh đói nghèo, bệnh tật, phải đối mặt với những yếu tố tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng khi tham gia giao thông. Hiện nay, TNGT nói chung, TNGT đối với trẻ em nói riêng đã trở thành vấn đề cấp bách, thách thức mọi quốc gia trên thế giới và không dễ để giải quyết một cách triệt để.

Bảo đảm ATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông TNGT từ lâu đã trở thành vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu. Hậu quả mà TNGT gây ra là vô cùng to lớn, không chỉ gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản mà còn đem lại những tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội. Vấn đề giảm thiểu TNGT, thiết lập và giữ ổn định TTATGT là bài toán nan giải đặt ra cho hầu hết các quốc gia, đòi hỏi các chính phủ phải cùng chung tay, thiết thực hành động vì mục tiêu chung bảo đảm tính mạng con người là trên hết.

Hội nghị cấp bộ trưởng toàn cầu về An toàn giao thông đường bộ lần thứ ba vừa diễn ra tại Xtốc-khôm, Thụy Điển (T3/2020), sự góp mặt của hơn 1.700 đại biểu là các bộ trưởng, quan chức cấp cao, đại diện các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nghiên cứu, chuyên gia đến từ hơn 140 quốc gia. “Hội nghị do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp Chính phủ Thụy Điển tổ chức. Sau hai hội nghị trước tại Mát-xcơ-va, Nga (2009) và Bra-xi-li-a, Bra-xin (2015. Tuyên bố Xtốc-khôm nhận định, tai nạn trong giao thông đường bộ là vấn đề cấp bách của thế giới. Hằng năm, số người chết do tai nạn giao thông toàn cầu lên đến 1,35 triệu người, cùng khoảng 50 triệu người bị thương. Hậu quả của tai nạn giao thông không dừng lại trong mỗi

gia đình nạn nhân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Hội nghị là cơ hội nhìn lại chương trình “Thập niên hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011-2020” của WHO. Mục tiêu an toàn giao thông đường bộ được Đại hội đồng Liên hợp quốc ghi trong Nghị quyết tháng 9-2015, thuộc Chương trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030, gồm mục tiêu bảo đảm sức khỏe tốt và cuộc sống hạnh phúc; và bảo đảm hệ thống giao thông đường bộ an toàn. WHO phối hợp với các ủy ban khu vực và cơ quan của Liên hợp quốc về an toàn đường bộ nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng quốc tế và kết nối các nguồn lực của từng địa phương trong việc thực hiện mục tiêu giảm một nửa số người chết, bị thương do tai nạn giao thông, trong giai đoạn 2011 - 2020. Theo Báo cáo toàn cầu về an toàn giao thông đường bộ của WHO, mục tiêu nêu trên đã thất bại. Các chuyên gia đánh giá, nguyên nhân là do tốc độ phát triển số lượng phương tiện cá nhân quá nhanh so với mức độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển khung pháp lý và tuyên truyền về an toàn giao thông. Tuy nhiên, tỷ lệ tai nạn giao thông trên tổng dân số toàn cầu không tăng là một tín hiệu khả quan với cộng đồng quốc tế” [50].

Tuyên bố Xtốc-khôm của Hội nghị chỉ ra, tai nạn giao thông là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cái chết của trẻ em và thanh niên trong độ tuổi 5 đến 29, chủ yếu là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Được dự báo 500 triệu người chết và bị thương trên thế giới trong giai đoạn 2020 - 2030, tai nạn giao thông đường bộ có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu. Tại Hội nghị, Tổng Giám đốc WHO A.Ghê-brây-ê-xút đánh giá, chúng ta đang trả giá quá đắt; phần lớn số vụ tai nạn có thể tránh được nếu thế giới chung tay, nghiêm túc và kiên quyết thực hiện các giải pháp an toàn. Nếu không được giải quyết triệt để, về dài hạn, tai nạn giao thông sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, tạo ra sự mất cân bằng trong phát triển giữa các nước, khu vực và các mức thu nhập, đồng thời sẽ là chướng ngại vật lớn nhất đối với tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Trên cơ sở đó, Tuyên bố Xtốc-khôm hối thúc các chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp cùng chung tay hành động để mỗi phương tiện giao thông được sản xuất và bán ra thị trường vào năm 2030 có thể bảo đảm tiêu chuẩn an toàn cao nhất.

Hội nghị cũng đề ra mục tiêu giảm một nửa số người chết do tai nạn giao thông trong giai đoạn 2020 - 2030 và hướng tới “Mục tiêu Không” (Vision Zero) - không ai chết do tai nạn giao thông vào năm 2050. an toàn giao thông đường bộ, như các phương tiện khi tham gia giao thông, là thách thức xuyên biên giới; mọi tầng lớp trong xã hội, mọi quốc gia vì vậy cần ý thức được tầm quan trọng của an toàn đường bộ. “Mục tiêu Không” của Tuyên bố Xtốc-khôm có thể được hiện thực hóa trước năm 2050 với sự chung tay nghiêm túc của toàn thế giới [50].

Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 3

Để thực hiện “Mục tiêu Không” Tuyên bố Xtốc-khôm đã khẳng định: Ngày nay, chính phủ các nước trên thế giới đều nhận thức sâu sắc vai trò của việc đảm bảo ATGT. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhu cầu đi lại và vận chuyển ngày càng gia tăng, bên cạnh đó là sự bùng nổ của phương tiện giao thông cơ giới thì việc duy trì mức độ kéo giảm TNGT là thách thức không nhỏ cho các quốc gia. Đây là vấn đề cần sự quan tâm của sâu sát, trong đó trước mắt các chính phủ cần tập trung vào những nội dung trọng điểm sau:

Thứ nhất, Nghiêm chỉnh thực thi các chính sách pháp luật trên lĩnh vực đảm bảo ATGT. Tiếp tục hoàn thiện, rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp; kịp thời ban hành bổ sung những quy định mới cho phù hợp với những diễn biến của tình hình ATGT. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để nâng cao năng lực điều hành, quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ. Đặc biệt phải chú trọng hơn nữa tới vai trò của cấp cứu sau TNGT, nâng cao năng lực của hệ thống y tế để giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thương về tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân các vụ tai nạn.

Thứ hai, Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm chất lượng khai thác của các công trình, đẩy mạnh xây dựng mạng lưới giao thông tĩnh cho phù hợp với tình hình phát triển hiện tại. Tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của hệ thống vận tải công cộng, hạn chế các phương tiện cá nhân, nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại công cụ, thiết bị thông minh hỗ trợ người tham gia giao thông như hệ thống xe tự lái, hệ thống phanh khẩn cấp thông minh, hệ thống tự động kiểm soát nồng độ cồn... để nâng cao an toàn, giảm thiểu rủi ro đáng tiếc cho người tham gia giao thông.

Thứ ba, Quan tâm hơn nữa đến đối tượng “những người tham gia giao thông dễ bị tổn thương” như người đi bộ, người đi xe đạp... Hiện nay, việc bảo đảm ATGT cho nhóm đối tượng này còn chưa được chú trọng đúng mức. Ở hầu hết các quốc gia có hệ thống giao thông hỗn hợp, người đi bộ và đi xe đạp sử dụng cùng một tuyến đường với các loại phương tiện cơ giới tốc độ cao như xe tải, xe khách, xe con, xe máy... nên luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Các chính phủ cần có giải pháp thiết thực như quy định làn đường riêng cho người đi xe đạp, hạn chế tốc độ của các phương tiện cơ giới trên các tuyến đường có nhiều người bộ hành lưu thông... Đối với đối tượng trẻ em, cần thực thi nghiêm túc các chính sách liên quan đến việc thắt dây an toàn cho trẻ nhỏ, sử dụng ghế ngồi hỗ trợ dành riêng cho trẻ em trên ô tô, trẻ em khi ngồi trên mô tô xe gắn máy phải được đội mũ bảo hiểm đúng quy cách...

Thứ tư, Vấn đề đảm bảo ATGT, giảm thiểu TNGT đã trở thành vấn đề toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay, chung sức của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các chính phủ phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông, chia sẻ kinh nghiệm, thành lập quỹ hỗ trợ các nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển để đẩy lùi TNGT, thiết lập và duy trì hệ thống giao thông an toàn, thân thiện với con người và môi trường.

Đặc biệt, Tuyên bố Xtốc-khôm khẳng định việc GD, nâng cao nhận thức về ATGT của mỗi người dân khi tham gia hoạt động giao thông là việc làm cấp bách mà các nước trên thế giới phải tập trung đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện nay, ở một số quốc gia có nền kinh tế - xã hội và văn hóa tiến bộ, vấn đề GD nói chung và giáo dục ATGT nói riêng đã được chính phủ quan tâm, đưa vào trong trương trình giáo dục phổ thông, trở thành một môn học chính khóa. Nhờ đó mà tỉ lệ tai nạn, thương vong do TNGT, nhất là giao thông đường bộ tại các quốc gia này đã giảm vô cùng nhỏ. Cụ thể, tại:

Nhật Bản: Trước kia, là một quốc gia có vấn đề giao thông khá phức tạp, hiện nay Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia có nền văn hóa và hệ thống giao thông an toàn nhất trên thế giới. Một trong những yếu tố được Chính phủ Nhật Bản quan tâm hàng đầu là giáo dục ý thức bảo đảm ATGT cho người dân, đặc

biệt là trẻ em. Nhật Bản coi đây là giải pháp nền tảng để giảm thiểu ùn tắc giao thông cũng như TNGT. Hầu hết các địa phương đều ban hành các kế hoạch đảm bảo ATGT trong vòng 5 năm và các kế hoạch này luôn luôn lấy công tác giáo dục pháp luật giao thông làm trọng tâm. Cứ 2 lần một năm, Chính phủ Nhật Bản lại phát động chiến dịch tuyên truyền ATGT kéo dài 10 ngày trên quy mô toàn quốc nhằm nhắc nhở, khuyến khích người dân tham gia giao thông an toàn. Nhờ có chính sách đầu tư cho giáo dục ATGT ngay từ khi bắt đầu bước vào ghế nhà trường mà ý thức tham gia giao thông của mỗi người dân Nhật Bản được nâng cao. Nhật Bản quan niệm giáo dục ATGT là các hoạt động giáo dục tất cả đối tượng tham gia giao thông trong xã hội để phổ cập tư tưởng, kiến thức ATGT, làm cho mọi đối tượng tham gia giao thông có thói quen tốt về thái độ khi tham gia giao thông, bảo đảm ATGT đường bộ. Trẻ em Nhật Bản được phổ cập kiến thức ATGT ngay từ bậc tiểu học, với nội dung linh hoạt, tùy theo tình hình thực tế tại địa phương. Chẳng hạn như ở Kyoto, nơi học sinh tiểu học chủ yếu di chuyển bằng xe đạp, các em sẽ phải hoàn thành một khóa học về ATGT để được cấp bằng lái xe đạp. Còn ở Tokyo, các em học sinh cấp 1, cấp 2 được bố mẹ cho tự đi học bằng tàu điện ngầm, xe buýt nên việc giáo dục ATGT khi sử dụng các phương tiện công cộng là rất cần thiết.

Giáo dục ATGT cho thiếu nhi không chỉ nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông mà để khi lớn lên và tham gia giao thông dưới nhiều hình thức khác nhau các em cũng luôn có ý thức chấp hành pháp luật giao thông. Vì vậy mục đích của giáo dục ATGT cho thiếu nhi là giáo dục về thái độ tuân thủ quy tắc giao thông cơ bản, tạo thói quen tốt khi tham gia giao thông phù hợp giai đoạn phát triển tâm sinh lý, đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết để các em tham gia giao thông an toàn trong cuộc sống hàng ngày.

Tại New South Wales (Australia), từ năm 1986, Chương trình Giáo dục An toàn đường bộ đã phối hợp với Bộ Giáo dục, Hiệp hội các trường độc lập, Chương trình Giáo dục An toàn đường bộ sớm cho trẻ em… cung cấp các nguồn tư liệu, khóa giáo dục và phát triển chuyên môn cho trường học, giáo viên. Đây là một phần trong chương trình giáo dục chính thức dành cho học sinh và đào tạo nghiệp vụ cho giáo viên. Chương trình Giáo dục An toàn đường bộ nằm trong môn Phát triển con

người, Giáo dục thể chất và sức khỏe (PDHPE) đối với tất cả học sinh từ bậc mầm non tới 10 tuổi. Việc dạy và học tập trung vào các vấn đề về an toàn với người đi bộ, người ngồi trên xe cũng như người điều khiển xe trong tương lai.

Tại Singapore, hoạt động giáo dục an toàn đường bộ được thực hiện với trẻ từ 7-12 tuổi và tổ chức ở môi trường bên ngoài như tại các công viên về ATGT hoặc một khu vực có diện tích rộng tối thiểu chừng 4ha. Tại những địa điểm như vậy, các nhà giáo dục sẽ xây dựng bối cảnh và các thiết bị, đèn báo tín hiệu giao thông như trên đường phố để học sinh làm quen và trải nghiệm. Cảnh sát giao thông sẽ phối hợp với nhà trường tổ chức các bài giảng dạy về ATGT. Mỗi ngày, có khoảng 500 học sinh được học tập về lĩnh vực này. Trong mỗi buổi học, trẻ em sẽ được học tập lý thuyết rồi chơi trò chơi như tham gia đóng vai người đi bộ, cảnh sát giao thông, người đi xe đạp… để xử lý các tình huống giao thông. Sau trò chơi, cảnh sát giao thông sẽ khen thưởng những học sinh đã xử lý tình huống tốt, đúng quy định, chỉ ra các lỗi sai và đúc rút bài học kinh nghiệm.

Giáo dục ATGT không đơn thuần chỉ dạy quy tắc và thói quen khi tham gia giao thông cho mọi cá nhân, mà quan trọng là phải nuôi dưỡng ý thức tuân thủ, áp dụng vào cuộc sống thường nhật. Bài học kinh nghiệm về xây dựng một quốc gia có hệ thống ATGT nhất thế giới của Nhật Bản là: giới chức lãnh đạo Nhật Bản luôn là tấm gương sáng. Để thuyết phục người dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, nhiều quan chức cấp cao Nhật Bản tự nguyện di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm… Nhờ đó, phần lớn người dân Nhật Bản, thậm chí cả trẻ em cũng đều có thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng, qua đó làm giảm đáng kể tình trạng ùn tắc và TNGT.

1.1.2. Ở Việt Nam

Theo Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 tại Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2019 cho thấy, công tác đảm bảo trật tự ATGT đã trở thành phong trào thi đua giữa các địa phương, như một hiệu ứng dây chuyền của cả xã hội để kéo giảm TNGT. Lần đầu tiên kể từ năm 2014, tai nạn

giao thông (TNGT) đã giảm trên 5% ở cả 3 tiêu chí (số người chết giảm 7,15%, số vụ TNGT và số người bị thương giảm trên 5% so với năm 2018). Năm 2019, số người chết do TNGT là 7.624 người, tương đương với số người chết của năm 2000, trong khi dân số tăng 16 triệu người, số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tăng gấp 9 lần (năm 2000 có gần 7 triệu xe, năm 2019 có gần 63 triệu xe), số vụ TNGT do xe ô tô chở khách và thương vong đối với hành khách giảm sâu trong năm 2019. Tuy nhiên, tình hình TTATGT năm 2019 vẫn diễn biến phức tạp, còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, nhất là tai nạn liên quan đến xe kinh doanh vận tải, do lái xe vi phạm quy định nồng độ cồn, sử dụng ma túy gây nên [50].

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch UBATGT Quốc gia đánh giá, năm 2019 dù giảm các tiêu chí về TNGT nhưng tình hình giao thông đường bộ vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và còn nhiều bất cập, phức tạp, nhiều vụ TNGT chết người, số người chết vẫn còn lớn. “Một đất nước mà trong một năm để chết tới hơn 7.000 người/năm vì TNGT là vẫn còn rất cao. Chúng ta phải tiếp tục giảm hơn nữa số người chết vì TNGT, tiếp tục kéo giảm ùn tắc giao thông đường bộ tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bên cạnh GD chính trị tư tưởng trong từng đoàn thể, gia đình, người dân thì tăng cường xử phạt, xử lý nghiêm vi phạm trật tự ATGT là rất quan trọng”. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương trên cả nước phải tổ chức đánh giá tìm ra các biện pháp hiệu quả nhất để toàn quốc kéo giảm số người chết vì TNGT, nhất là giao thông đường bộ xuống dưới 5.000 người trong giai đoạn 5 năm 2020-2025 [50].

Trước tình hình TNGT ngày có xu hướng diễn biến khó lường, mang tính thời sự, là vấn đề nóng bỏng mà cả xã hội quan tâm, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản chỉ đạo đến toàn dân, để toàn xã hội tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác ATGT.

Nhiều năm qua, thực thi các văn bản chỉ đạo của các cấp,các ngành về ATGT, Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo trong toàn ngành GD, phổ biến trong toàn thể các em học sinh các cấp về vấn đề ATGT. Bộ GD&ĐT cũng đã phối hợp với UBATGT Quốc gia tổ chức các hội thi tuyên truyền viên, báo cáo viên

giỏi về ATGT trong ngành GD, tổ chức các hoạt động ngoại khóa về ATGT, tổ chức dạy và học về ATGT trong trường học nói chung và trong các trường tiểu học nói riêng để góp phần tăng cường kiến thức về ATGT, nâng cao năng lực cho giáo viên và kỹ năng thực hiện ATGT cho học sinh. Qua đó nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc luật pháp về ATGT cho các em học sinh. GD về chấp hành pháp luật là vấn đề quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện GD và tự giáo dục của mỗi cá nhân. Trong đó, GD nâng cao ý thức chấp hành ATGT chính là một phần không thể thiếu của việc GD ý thức trách nhiệm đối với chính bản thân, gia đình và xã hội của mỗi con người. Vấn đề giao thông trong điều kiện kinh tế xã hội khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại và các phương tiện tham gia giao thông cũng rất phong phú nhiều chủng loại, nên đặt ra cho hoạt động GDATGT hiện nay là phải được đưa vào giảng dạy cho trẻ em từ cấp tiểu học, với mục đích để ý thức giao thông của các em hình thành từ nhỏ, ăn sâu vào tâm trí các em mỗi khi tham gia giao thông sau này khi các em trưởng thành.

Giao dục Tiểu học là cấp học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân của Việt Nam, việc GD ATGT ở cấp tiểu học cần được đặc biệt quan tâm bởi có nhiều ưu thế thuận lợi: các em học sinh tiểu học sẽ tiếp nhận và hình thành ý thức, thái độ, hành vi tốt về ATGT nếu như công tác GD ATGT này tổ chức một cách sinh động( có mô hình, hình ảnh) phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các em.

Vì vậy GD ATGT trong trường tiểu học là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý nhà trường của người Hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay hiện đại hóa, đô thị hóa, giao thông ngày càng phát triển.

Hiện nay, chương trình GD ATGT đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhưng chỉ là một môn học dạy lồng ghép trong chương trình giáo dục chính khóa. Vì vậy, sự quan tâm của các nhà trường, các GV cũng chưa thực sự sát sao, dẫn đến việc khó hình thành ý thức, kĩ năng cho học sinh về ATGT, nhất là ATGT đường bộ, vì quá trình GD nào cũng phải thường xuyên và liên tục. Do đó, để góp phần giải quyết giảm thiểu nạn giao thông cho học sinh các cấp học hiện nay, Hiệu trưởng các nhà trường cần phải coi GD ATGT là một nội dung GD cấp thiết trong công tác quản lý nhà trường. Việc ra đời của chương trình

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí