Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 2

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 73

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 73

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát huy 74

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 74

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT tại các trường tiểu

học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 75

3.2.1. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về nội dung ATGT, hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường tiểu học cho cán bộ quản lý

nhà trường, giáo viên, HS và phụ huynh học sinh 75

3.2.2. Lồng ghép hoạt động lập kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của các nhà trường 79

3.2.3. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường 85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

3.2.4. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông qua

các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp của các nhà trường 90

Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 2

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo

dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ở các nhà trường 95

3.2.6. Tăng cường phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GD ATGT và quản lý giáo dục ATGT cho học

sinh tiểu học 102

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 107

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 108

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 108

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 108

3.4.3. Phân tích kết quả khảo nghiệm 108

Tiểu kết chương 3 113

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Số lượng HS, lớp học của các trường tiểu học huyện Thanh Sơn

năm học 2019-2020 45

Bảng 2.2. Các trường Tiểu học được khảo sát trên địa bàn huyện Thanh Sơn 47

Bảng 2.3. Mẫu khảo sát 49

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh và CMHS - PHHS

về sự cần thiết của việc GD ATGT ở trường tiểu học 50

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc GDATGT thông cho HS 51

Bảng 2.6. Hệ thống bài giảng trong chương trình GD ATGT ở Tiểu học 53

Bảng 2.7. Thực trạng nội dung GD ATGT trong nhà trường 54

Bảng 2.8. Thực trạng các hình thức tổ chức GD ATGT trong trường tiểu học 55

Bảng 2.9. Thực trạng nhu cầu của HS đối với hoạt động GD ATGT 56

Bảng 2.10. Thực trạng việc lập kế hoạch GD ATGT cho học sinh của Hiệu

trưởng trường tiểu học 57

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy GD ATGT ở các

nhà trường tiểu học huyện Thanh Sơn 59

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động GD ATGT cho học sinh 62

Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GD ATGT 65

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GD ATGT 67

Bảng 3.1. Kế hoạch hoạt động tháng 83

Bảng 3.2. Đánh giá kết quả đánh giá sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp ..108

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

“Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), an toàn giao thông (ATGT) đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thống kê mỗi năm trên thế giới, có 1,5 triệu người chết, 50 triệu người bị ảnh hưởng do liên quan TNGT; trong đó, thiệt hại do TNGT khoảng 1.500 tỷ USD (chiếm 2,5% GDP toàn cầu). Trước vấn nạn TNGT gia tăng, năm 2011, Hội đồng bảo an LHQ đã ban hành thông điệp thập kỷ toàn cầu hành động bảo đảm ATGT” [5].

Ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kế, năm 2015 có 22.404 vụ tai nạn giao thông, năm 2016 có 21.589 vụ tai nạn, năm 2017 có 20.280 vụ tai nạn, năm 2018 có 18.232 vụ tai nạn và 8.125 người chết. Năm 2019, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, bình quân 1 ngày có 48 vụ tai nạn, 21 người chết, 37 người bị thương và 23 người bị thương nhẹ [4].

“Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có trên 186.000 trẻ em tử vong do tai nạn giao thông (TNGT), cứ 4 phút có một trẻ em mất đi mạng sống. Tại Việt Nam, theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.900 trẻ em tử vong vì TNGT, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích. Chính vì vậy, phòng tránh TNGT cho trẻ em là một vấn đề cần thiết và cấp bách của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Tại Việt Nam, TNGT là một trong bốn nguyên nhân hàng đầu (khoảng 50%) gây tử vong cho tất cả trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Trong đó tỉ lệ trẻ tử vong khi đi bộ một mình chiếm 36%, bị nạn khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp, xe mô tô, xe máy chiếm 20%. Tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông chiếm 13,4% trong đó, đa phần các em đều không đội mũ bảo hiểm (MBH) khi xảy ra tai nạn. Những năm gần đây, tỷ lệ tai nạn giao thông ở trẻ em Việt Nam vẫn còn cao so với tỷ lệ bình quân thế giới và khu vực, mỗi năm trung bình 2.000 trẻ em Việt Nam thiệt mạng vì tai nạn giao thông” [50].

Từ tình hình ATGT trên thế giới và ở Việt Nam như vậy, tác giả nhận thấy rằng

một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để góp phần thực hiện ATGT là giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tỉnh Phú Thọ nói chung và địa bàn huyện Thanh Sơn nói riêng hiện nay, dưới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, quy hoạch phát triển tổng thể xây dựng nông thôn mới và đô thị vẫn chưa đáp ứng được vấn đề nhu cầu giao thông thiết yếu cho nhân dân... Hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông của huyện Thanh Sơn vẫn còn nhiều hạng mục yếu kém, ý thức của người dân khi tham gia giao thông chưa cao nên dẫn đến số vụ tai nạn giao thông còn nhiều và diễn biến khá phức tạp. Theo số liệu thống kê của Ban ATGT huyện Thanh Sơn, năm 2016 có 15 vụ tai nan giao thông, 15 người chết, 4 người bị thương; 2017: 13 vụ tai nạn, 14 người chết, 4 người bị thương; 2018: 24 vụ tai nạn, 25 người chết, 13 bị thương; 2019: 21 vụ tai nạn, 23 người chết, 13 người bị thương [47]. Thực tế trong những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Sơn đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tai nạn giao thông như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; quản lý lòng đường, vỉa hè, bán hàng rong, bảo đảm mỹ quan huyện thị, mở rộng đường, hạn chế xe tự chế và xe công nông, tăng cường tuyên truyền và bắt buộc mọi người thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; tuyên truyền thực hiện “văn hóa giao thông”, xây dựng người Thanh Sơn thanh lịch, văn minh cho các tầng lớp nhân dân...

Từ thực tiễn về tình hình ATGT nêu trên, cho thấy một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách hàng đầu hiện nay để góp phần thực hiện ATGT cho nhân dân là giáo dục ý thức, hiểu biết và nắm chắc luật an toàn giao thông cho người tham gia giao thông ngay từ khi còn nhỏ tuổi ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, giáo dục ATGT và quản lý hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường tiểu học là một công việc rất quan trọng, thiết thực và lâu dài, nhằm giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người công dân tốt có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông ngay từ khi còn là học sinh bậc tiểu học. Mong muốn của tác giả là các em học sinh tiểu học được giáo dục những kiến thức cơ bản nhất về ATGT, để trước hết bảo vệ chính bản thân mình và thấy được sự cần thiết phải thực hiện nghiêm túc luật giao thông, từ đó mỗi

em học sinh luôn thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông, trở thành những người tham gia giao thông văn minh trong xã hội hiện đại.

Chính vì những lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn nghiên cứu Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ATGT ở các trường tiểu học trong địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục ATGT ở các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục ATGT ở các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

4. Câu hỏi nghiên cứu

1)Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay diễn ra như thế nào?

2) Cần những biện pháp quản lý nào để nâng cao hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ?

5. Giả thuyết khoa học

Giáo dục ATGT và quản lý hoạt động GD ATGT là một nhiệm vụ quan trọng của trường tiểu học. Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải xử lý để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhà trường cần phải có những định hướng quản lý giáo dục về tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông, tăng cường an toàn và giảm thiểu TNGT cho các em học sinh. Do vậy, đề xuất được

các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT phù hợp với lứa tuổi mang tính thực tiễn cao, sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu và hình thành ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về ATGT ngay từ khi còn là học sinh tiểu học.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường Tiểu học

- Tiến hành khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng giáo dục ATGT và quản lý giáo dục ATGT đường bộ cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

- Đề xuất một số biện pháp cụ thể về quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

7. Phạm vi nghiên cứu

- Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, Cha mẹ học sinh (CMHS) tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Địa bàn nghiên cứu: 5 trường Tiểu học thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Thời gian nghiên cứu thực trạng: năm 2019-2020

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến giáo dục an toàn giao thông và quản lý giáo dục an toàn giao thông áp dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân

8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.2.1. Phương pháp thống kê

- Thu thập thông tin, tài liệu lưu trữ, thống kê từ các đơn vị và các cơ quan ban ngành có liên quan đến quản lý giáo dục ATGT

8.2.2. Phương pháp quan sát

- Quan sát hành vi tham gia giao thông của các em học sinh và CMHS tại các trường tiểu học trong huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Quan sát trực tiếp các tiết học và các hoạt động giáo dục ATGT của lớp 1 đến lớp 5 ở một số trường khảo sát.

8.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Sử dụng các mẫu phiếu để điều tra cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn.

8.2.4. Phương pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn trực tiếp một số Hiệu trưởng, giáo viên và CMHS trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ..

8.2.5. Phương pháp chuyên gia

- Gặp gỡ, phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia, các nhà giáo có kinh nghiệm thực tế về quản lý giáo dục ATGT.

8.3. Phương pháp hỗ trợ

- Các phương pháp phân tích số liệu, phương pháp thống kê toán học được xử dụng để xử lý các tài liệu thu thập được

9. Những đóng góp mới của đề tài

9.1. Về lý luận

- Luận văn đã tiếp cận và cụ thể hóa một số nội dung của lý thuyết về quản lý quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học.

- Luận văn sẽ đề xuất được biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học góp phần định hướng việc tuân thủ pháp luật trong tương lai cho học sinh phù hợp với phát triển KT - XH của địa phương.

9.2. Về thực tiễn

Luận văn đã chỉ ra thực trạng về quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học, nêu bật tình hình giáo dục an toàn giao thông từ thực tiễn tại các trường tiểu học ở huyện Thanh Sơn (những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân những bất cập và những kết quả bước đầu) cũng như việc áp dụng các giải pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông đã tổng kết được trong thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ đưa ra những điểm mới về quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay để xây dựng ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh, định hướng cho học sinh trở thành những công dân có ý thức tốt, có trách nhiệm khi tham gia giao thông.

10. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn trình bày thành 3 chương và 16 tiết

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023