Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 14


thân tàu. Trong khi đó Bộ luật hàng hải Việt nam, quy tắc bảo hiểm của Bảo Việt, Bảo Minh lại cho phép người được bảo hiểm đóng phí trong vòng 10 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Điều này đã tạo kẽ hở cho người được bảo hiểm cấu kết với cán bộ bán bảo hiểm để trục lợi bảo hiểm như trường hợp mới đây tại công ty PJICO.

Do đó tác giả kiến nghị phải có quy định chặt chẽ về việc đóng phí bảo hiểm, quy định hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau khi phí bảo hiểm được đóng để góp phần giải quyết tính trạng nêu trên.

Về giải thích thuật ngữ bảo hiểm thân tàu. Bảo hiểm thân tàu là loại hình rất phức tạp, lại tương đối mới ở Việt nam. Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu, các bên đã vấp phải rất nhiều khó khăn khi tranh chấp bồi thường bảo hiểm khi phải giải thích những thuật ngữ cơ bản và quan trọng của bảo hiểm thân tàu, như “tàu đủ khả năng đi biển”, “khuyết tật ẩn tỳ”, “Lỗi bất cẩn”, “mẫn cán hợp lý”. Thiếu những khái niệm như vậy, khó có thể xác định lỗi và tiến hành bồi thường bảo hiểm thân tàu. Vậy mà trong thực tế hiện nay chưa có một văn bản, tài liệu nào hướng dẫn, giải thích những thuật ngữ chuyên môn này một cách chính thức để các bên và ngay cả cơ quan tiến hành tố tụng có thể dựa vào đó để giải quyết.

Do đó, theo tác giả, cần phải tiến hành biên soạn và cho ra đời một văn bản hướng dẫn thi hành, có giải thích, định nghĩa một cách chính thức các thuật ngữ chuyên môn cần thiết và quan trọng trong bảo hiểm thân tàu nói riêng cũng như trong bảo hiểm hàng hải nói chung, làm cơ sở để các bên liên quan có thể dựa vào đó để thực hiện và giải quyết tranh chấp.

Về việc ban hành văn bản dưới luật. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu trên thực tế có liên quan đến rất nhiều chế định khác của pháp luật hàng hải như chế định về tàu biển (đối tượng của bảo hiểm thân tàu), các chế định liên quan đến việc sử dụng, quản lý tàu biển như chế định đăng ký tàu biển, an toàn


hàng hải, tránh va… Do đặc thù của pháp luật hàng hải mà Bộ luật hàng hải Việt nam không thể quy định chi tiết các chế định này mà cần phải có các văn bản dưới luật. Do vậy, thời gian tới, cần kịp thời ban hành các quy định điều chỉnh những vấn đề liên quan đến thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu, cụ thể là:

- Quy định về cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam; thể thức đăng ký tàu biển và xử phạt hành chính các vi phạm về đăng ký tàu biển tại Việt Nam.

- Quy định về quy tắc phòng ngừa tránh va.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

- Quy định về báo hiệu an toàn hàng hải.

- Quy định về tổ chức, hoạt động của Thanh tra an toàn hàng hải Việt Nam và Đăng kiểm Việt Nam.

Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới - 14

- Quy định về các loại nhật ký tàu biển, các loại giấy chứng nhận, các tài liệu khác của tàu và của thuyền viên.

- Quy định về tiêu chuẩn đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

- Quy định cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình “Kháng nghị hàng hải” tại các cảng biển Việt Nam, trình tự và thủ tục xác nhận vào “Kháng nghị hàng hải”.

- Quy định cách thức phân chia tiền công cứu hộ của thuyền bộ; Cách thức phân chia cứu hộ của thuyền bộ các tàu thuộc lực lượng vũ trang Việt Nam.

- Quy định về chuyên viên phân bổ tổn thất chung.

Những nội dung này được phản ánh trong Bộ luật hàng hải sẽ tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ để điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm thân tàu, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hiểm thân tàu.

Do các sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm thân tàu thường xảy ra người biển, việc kiểm tra xác minh gặp rất nhiều khó khăn, là kẽ hở để người được


bảo hiểm có khả năng trục lợi bảo hiểm, nên tranh chấp đòi bồi thường bảo hiểm là chuyện không phải hiếm trong bảo hiểm thân tàu. Vậy mà việc giải quyết các khiếu nại liên quan đến bảo hiểm thân tàu lại gặp rất nhiều khó khăn. Bộ Luật dân sự Việt nam 2005, Bộ Luật hàng hải Việt nam 2005 đã giải quyết được một phần những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp đòi bồi thường bảo hiểm thân tàu như thẩm quyền giải quyết các khiếu nại bồi thường bảo hiểm thân tàu, thời hiệu khiếu nại.

Như đã phân tích ở chương 1 và chương 2, bảo hiểm thân tàu là loại hình bảo hiểm rất đặc thù, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực hàng hải và tàu biển. Đối tượng bảo hiểm lại có phạm vi hoạt động rộng, tai nạn thường xảy a với tàu ở ngoài biển. Do đó khi giải quyết các tranh chấp bồi thường bảo hiểm thân tàu, các thẩm phán thuộc tòa kinh tế hay dân sự gặp rất nhiều khó khăn bởi vấp phải rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu với những khái niệm đặc thù trong hàng hải và bảo hiểm thân tàu.

Qua tham khảo pháp luật hình thức của một số nước và đặc biệt là Trung quốc, một nước láng giềng có nhiều nét tương đồng và gần gũi với Việt Nam, tác giả thấy Luật tố tụng hàng hải (The Maritime Procedure Law of the PRC 1990) đã giúp Trung quốc thực hiện được chính sách phát triển kinh tế biển nói chung và chính sách phát triển ngành bảo hiểm hàng hải nói riêng.

Việc có luật tố tụng hàng hải riêng là điều hết sức cần thiết, tố tụng hàng hải sẽ bao gồm những quy định mang tính đặc thù của giải quyết tranh chấp hàng hải, trong đó có tranh chấp bảo hiểm thân tàu, còn những quy định chung về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp có thể áp dụng theo tố tụng dân sự. Luật tố tụng hàng hải riêng sẽ nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp hàng hải rất đặc thù, trong đó có tranh chấp bảo hiểm thân tàu.

3.3.2 Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng


Sau khi Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực (từ 1/1/2006), thẩm quyền giải quyết các tranh chấp bảo hiểm thân tàu sẽ không còn thiếu rò ràng như hiện nay mà sẽ thuộc tòa án dân sự.

Tuy nhiên những đặc thù riêng và sự phức tạp của tranh chấp bảo hiểm hàng hải cho thấy cần phải có một tòa án riêng giải quyết các tranh chấp hàng hải, trong đó có bảo hiểm thân tàu. Về lâu dài, việc thành lập một bộ phận toà án hàng hải chuyên trách nằm trong toà án dân sự là phù hợp và hết sức cần thiết. Việc này không chỉ giúp việc xét xử các tranh chấp bảo hiểm thân tàu có tính chuyên môn hơn, thuận lợi hơn, tạo tâm lý yên tâm cho các bên tham gia bảo hiểm thân tàu, mà thông qua đó còn góp phần nâng cao hiệu quả bảo hiểm thân tàu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Một số nước, như Trung quốc, có toà án hàng hải nằm trong toà án chung để giải quyết các tranh chấp hàng hải.

Tuy nhiên, trước mắt khi chưa có toà án hàng hải riêng, cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các thẩm phán trong việc xét xử các vụ án tranh chấp bảo hiểm thân tàu. Thương mại hàng hải nói chung cũng như bảo hiểm thân tàu nói riêng rất đặc thù, phức tạp và mang tính quốc tế cao. Do đó cần phải có một đội ngũ thẩm phán chuyên việc xét xử các tranh chấp thương mại hàng hải, trong dó có tranh chấp bảo hiểm thân tàu.

Cần có chương trình tập huấn, đào tạo, cập nhật thông tin kiến thức kịp thời không những về pháp luật bảo hiểm hàng hải mà còn về các lĩnh vực liên quan rất mật thiết và ảnh hưởng đến việc xét xử các vụ án tranh chấp bảo hiểm hàng hải như luật biển, kỹ thuật tàu biển, hàng hải… cho các cơ quan tiến hành tố tụng để nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án loại này.

Toà án phải phối hợp với các công ty bảo hiểm để có sự trao đổi thông tin về những thay đổi trong bảo hiểm thân tàu thế giới và trong nước, tổng


hợp tình hình bảo hiểm, những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu để lưu ý khi xét xử.

Hàng năm, Toà án phải tập hợp các vụ án bảo hiểm hàng hải điển hình, công bố các bản án được coi là mẫu mực để có thể tham chiếu trong khi xét xử. Đồng thời toà án phải phối hợp tổ chức tập hợp, công bố danh mục các từ ngữ, khái niệm quan trọng về chuyên môn bảo hiểm hàng hải gặp phải trong khi xét xử và còn chưa được hiểu một cách thống nhất, để dần chuẩn hoá cách giải thích các từ ngữ, khái niệm này, tạo điều kiện cho việc xét xử được thuận lợi.

Tổ chức tìm hiểu các bản án điển hình, tương tự với các vụ tranh chấp tại Toà án Việt nam của các nước có nên bảo hiểm hàng hải lâu đời và phát triển như Anh, cũng như của các nước có nhiều điểm tương đồng với Việt nam như Trung quốc, để biếu cách giải thích luật, cách giải thích từ ngữ, điều khoản của họ, từ đó rút kinh nghiệm, và chuẩn hoá cách giải thích các khái niệm, điều khoản còn chưa được hiểu thống nhất.

Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm xét xử, kịp thời kiến nghị những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thân tàu ở Việt nam.

3.3.3 Nâng cao vai trò của người được bảo hiểm

Nếu như 99,8% tàu của các nước phát triển được mua bảo hiểm thân tàu thì con số này ở Việt nam dù đã tăng nhiều trong những năm gần đây, nhưng chưa phải là cao. Các chủ tàu vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm thân tàu, thường vin vào khả năng tài chính để không mua bảo hiểm thân tàu, hoặc nếu mua cũng chỉ trong trường hợp bị bắt buộc. Do vậy để nâng cao hiệu quả bảo hiểm thân tàu, trước tiên phải nâng cao nhận thức của các chủ tàu về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của bảo hiểm thân tàu.

Một vấn đề nữa là do thiếu những hiểu biết cần thiết về pháp luật bảo hiểm thân tàu mà các chủ tàu nhiều khi chỉ biết chấp nhận những điều kiện


bảo hiểm do nhà bảo hiểm đưa ra mà không biết chọn lựa những điều kiện bảo hiểm phù hợp cho mình. Thí dụ, trong khi trên thế giới các chủ tàu vẫn thường bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm thân tàu thời hạn ITC 1983, bởi điều kiện bảo hiểm này có phạm vi bảo hiểm rộng hơn so với ITC 1995 thì các chủ tàu việt nam vẫn phải bảo hiểm thân tàu theo điều kiện do các công ty bảo hiểm đưa ra là ITC 1995, điều khoản mở rộng quyền miễn bồi thường của người bảo hiểm.

Do đó để nâng cao hiệu quả bảo hiểm thân tàu, trước tiên các chủ tàu phải được phổ biến kiến thức về bảo hiểm thân tàu, được cập nhật kịp thời những thay đổi hay xu hướng mới trong bảo hiểm thân tàu trên thế giới về phí bảo hiểm, về điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm… để họ có thể chủ động lựa chọn cho mình những điều kiện bảo hiểm phù hợp và có lợi nhất.

Để nâng cao hiệu quả bảo hiểm thân tàu, từ phái các chủ tàu, đòi hỏi họ phải nâng cao độ an toàn của tàu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thuyền trưởng và thuyền bộ, trang bị cho tàu những thiết bị cần thiết cho một chuyến hành trình an toàn trên biển.

Bảo hiểm thân tàu phức tạp, mang tính chuyên môn cao và giá trị lại thường lớn, do đó cần tuyên truyền để các chủ tàu hiểu được lợi ích khi ký kết thông qua môi giới, đại lý. Chi phí cho đại lý không nhiều, trong khi người được bảo hiểm sẽ có được những điều kiện bảo hiểm có lợi nhất, phù hợp nhất.

Phải có những quy định nhằm nâng cao trách nhiệm cả chủ tàu, người thuê tàu trong việc bảo đảm an toàn cho con tàu, bảo đảm an toàn hàng hải, tránh gây thiệt hại cho môi trường và các bên liên quan.

Hiệp hội chủ tàu, với vai trò đầu mối, phải tăng cường tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về bảo hiểm thân tàu, các thông tin về giá cả, xu


hướng của bảo hiểm thân tàu thế giới trong thời gian tới để các chủ tàu chủ động trong việc bảo hiểm tàu của mình.

3.3.4 Nâng cao vai trò của các công ty bảo hiểm

Hiện nay hầu hết các công ty bảo hiểm đều đang phải chịu thua lỗ trong bảo hiểm thân tàu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay và việc Việt nam sẽ tham gia Tổ chức thương mại thế giới, cần phải có những biện pháp

Để tham gia vận tải biển quốc tế, trong khi các chủ tàu bắt buộc phải bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, thì họ không phải bắt buộc bảo hiểm thân và máy tàu, và nhiều chủ tàu gặp khó khăn về tài chính sẽ không bảo hiểm thân tàu cho con tàu của mình. Còn những chủ tàu có khả năng tài chính thì cố gắng giảm phí bảo hiểm thân tàu hoặc bảo hiểm theo giá quyết toán của tàu, mà các tàu biển Việt nam có độ tuổi trung bình hơn 15 năm thường có giá quyết toán ít hơn nhiều so với giá trị thực tế của tàu. Tình trạng này khiến nảy sinh tình trạng giá trị tổn thất bộ phận của tàu được bảo hiểm theo giá quyết toán có thể bằng 1/3 giá trị tàu, một điều hết sức phi lý. Do đó các công ty bảo hiểm phải xác định tỷ lệ của một số chi tiết tàu so với số tiền bảo hiểm khi ký hợp đồng bảo hiểm thân tàu để tránh rắc rối khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Cuộc cạnh tranh giữa các nhà bảo hiểm nhằm dành thị phần trong bảo hiểm thân tàu rất gay gắt. Các doanh nghiệp thi nhau đưa ra những điều kiện bảo hiểm có lợi cho người được bảo hiểm, đôi khi họ giảm phí bảo hiểm tới mức thấp hơn cả phí tái bảo hiểm. Điều này khiến các doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong việc tái bảo hiểm, dẫn đến tính thiếu hiệu quả của bảo hiểm thân tàu. Tuy mới đây Hiệp hội bảo hiểm Việt nam đã ban hành 10 quy tắc ứng xử đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhưng điều này chưa giải quyết triệt để những tồn tại. Theo tác giả, cần phải có biểu phí bảo hiểm thân


tàu chung để tránh cạnh tranh không lành mạnh, tiến tới bình ổn thị trường bảo hiểm thân tàu

Bảo hiểm thân tàu là lĩnh vực có tính quốc tế cao, lại phức tạp, thị trường bảo hiểm luôn có nhiều biến động. Điều này đòi hỏi các daonh nghiệp bảo hiểm phải đầu tư để nghiên cứu thị trường, đánh giá rủi ro đẻ từ đó đưa ra những chính sách phù hợp. Trình độ chuyên môn của các nhân viên bảo hiểm cũng cần phải được nâng cao để bảo hiểm thân tàu Việt nam có thể góp phần vào phát triển kinh tế, giúp vận tải biển Việt nam đáp ứng nhu cầu trong nước và vươn tới thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp bảo hiểm thân tàu không chỉ là những người bán bảo hiểm mà còn phải có vai trò tích cực hơn nữa trong việc đảm bảo an toàn hàng hải. Cụ thể là các doanh nghiệp có thể áp biểu phí bảo hiểm thấp hơn đối với những tàu trang bị các phương tiện bảo đảm an toàn hàng hải hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn quy định và biểu phí bảo hiểm cao hơn đối với các tàu có tình trạng kỹ thuật dưới mức trung bình.

3.3.5 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo hiểm thân tàu

Trong điều kiện hiện nay, nhà nước ta cần nghiên cứu để sớm tham gia các công ước sau:

- Dự thảo Công ước của IMO về bảo hiểm hàng hải;

- Công ước quốc tế về Tìm kiếm và Cứu nạn hàng hải (SAR);

- Công ước quốc tế về Cứu hộ hàng hải (SALVAGE);

- Công ước về Bắt giữ tàu, 1999 (Arrest of Ships, 1999);

- Công ước về Các điều kiện đăng ký tàu, 1986;

- Công ước quốc tế về Cầm giữ, Thế chấp tàu biển, 1993;

- Công ước quốc tế về Quy tắc chung liên quan đến quyền tài phán dân sự trong các vụ đâm va, 1952;

- Công ước York Antwerp, 1994.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/07/2022