Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FIE ở Việt Nam - 24


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Sau gần 25 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài và các chính sách đối với kinh tế có vốn FDI, lĩnh vực ĐTNN của Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định. Hoạt động FDI đã có những đóng góp lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, thể hiện rõ rệt trong các lĩnh vực ngoại thương, công nghiệp, nông nghiệp, việc làm, v.v...

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được thời gian qua, việc thực hiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI ở Việt Nam còn có nhiều vấn đề bất cập cần phải được xem xét, khắc phục như: môi trường đầu tư chưa thật sự thông thoáng; chính sách luật pháp chưa đồng bộ, chưa minh bạch và còn thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhiều biện pháp ưu đãi đầu tư chưa thực sự phát huy tác dụng tích cực.

Để thực hiện được mục tiêu thu hút FDI, việc hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI, giải quyết các vấn đề còn hạn chế về môi trường đầu tư, cải tạo và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tiếp nhận ĐTNN, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với ĐTNN là nhiệm vụ cấp bách của chúng ta hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa và vận dụng kinh nghiệm chính sách đối với kinh tế có vốn FDI của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia - những nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về chính trị, kinh tế, xã hội so với Việt Nam và rất thành công trong hoạt động thu hút FDI - Việt Nam cần tiến hành một số giải pháp cùng một số điều kiện để thực hiện các giải pháp đó nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách đối với kinh tế có vốn FDI, nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư nhằm thu hút các nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam, thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.


KẾT LUẬN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam”, luận án đã hoàn thành những mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu với những kết quả chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu tiếp cận mối quan hệ biện chứng giữa chính sách nhà nước (kiến trúc thượng tầng) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng), đã chỉ ra rằng hoàn thiện chính sách trên cơ sở khoa học có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển bền vững.

Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FIE ở Việt Nam - 24

Thứ hai, luận án đề xuất hệ thống luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách và hệ thống các tiêu chí đánh giá chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn FDI phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.

Thứ ba, những bài học thành công cũng như hạn chế của các nước trong lĩnh vực này của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia là cần thiết và có ý nghĩa đối với Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam vừa gia nhập WTO. Những kinh nghiệm trình bày trong luận án có thể làm cơ sở cho Việt Nam tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI.

Thứ tư, tổng hợp phân tích quá trình xây dựng hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI trong những năm đổi mới từ 1986 đến 2009 và tác động của nó đối với kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của Việt Nam. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm thành công và không thành công của việc hoàn thiện chính sách đối với chủ thể kinh tế này.

Thứ năm, đã đề xuất quan điểm, phương hướng hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó đã đề xuất hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI theo hướng tăng trưởng và phát triển bền vững những năm tiếp theo, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, ba đề xuất quan trọng là: (1) thu hút FDI vào khai thác tiềm năng lợi thế, gắn với quy hoạch chiến lược phát triển


ngành và phát triển vùng kinh tế của đất nước; (2) tăng cường giám sát thực hiện chính sách tiền lương, thu nhập và an sinh xã hội cho người lao động làm việc trong khu vực kinh tế có vốn FDI; (3) đảm bảo chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế, có tính cạnh tranh và khả năng kết nối cao với mạng kinh doanh toàn cầu; nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo bệ môi trường sinh thái đất nước. Trên cơ sở đó đã kiến nghị 5 nhóm giải pháp có căn cứ khoa học và tính khả thi để thúc đẩy phát triển kinh tế có vốn FDI ở Việt Nam những năm tiếp theo, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1. Trần Quang Nam (2006), “Cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh: Kết quả mang lại và một số giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (ECONOMY AND FORECAST REVIEW), (số 395), tr 50-52.

2. Trần Quang Nam (2006), “Triển vọng thu hút FDI của Bắc Ninh”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (ECONOMICS & DEVELOPMENT REVIEW), (số tháng 10/2006), tr 134-136.

3. Trần Quang Nam (2006), Cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Lấy ví dụ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh), Luận văn Thạc sỹ Kinh tế - Trần Quang Nam, bảo vệ tháng 6 năm 2006.

4. Trần Quang Nam (2007), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng nguồn nhân lực ở Bắc Ninh”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (ECONOMY AND FORECAST REVIEW), (số 407), tr 52-54.

5. Trần Quang Nam (2009), “Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Bắc Ninh”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (ECONOMICS & DEVELOPMENT REVIEW), (số kỳ 2 tháng 10/2009), tr 44-47.

6. Trần Quang Nam (2009), “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bắc Ninh sau khi Việt Nam gia nhập WTO”, Đề án thi nâng ngạch Chuyên viên Cao cấp tháng 12 năm 2009 do Hội đồng thi nâng ngạch Trung ương tổ chức.

7. Trần Quang Nam (2009), Khảo sát thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài (FIE) ở tỉnh Bắc Ninh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2009.

8. Trần Quang Nam (2010), “Chính sách đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bắc Ninh: Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (ECONOMICS & DEVELOPMENT REVIEW), (số 151(II) tháng 01/2010), tr 51-56 .


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Đinh Văn Ân - Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), NXB Lao động, Hà Nội.

2. Michael Beaud & Gilles Dostaller (Dịch giả Nguyên Đôn Phước) (2008), Tư tưởng kinh tế kể từ Keyns, Nhà xuất bản Tri thức & Phương Nam Books.

3. Đỗ Đức Bình (2009), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Những bất cập về chính sách và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 145 tháng 7 năm 2009.

4. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện chiến lược phát triển (1997), Công nghiệp hóa và chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo Tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Tài liệu Hội nghị Tổng kết 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt nam, ngày 24/1/2008, Hà nội.

8. Cục Đầu tư nước ngoài - Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - Tạp chí Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (2008), 20 năm đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và hướng tới, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.

9. Bộ Ngoại giao (1999), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

10. Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu hướng toàn cầu hoá vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.


11. Trần Thị Minh Châu (chủ biên) (2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Chính phủ nước CNXHCN Việt Nam (2009), “Phục hồi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Báo cáo của Chính phủ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 3 - 4 tháng 12 năm 2009.

13. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JETRO) (2003), Nghiên cứu về chiến lược xúc tiến FDI tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

14. CIEM-SIDA (2003), Hội nhập kinh tế, áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước, NXB Giao thông vận tải.

15. Chương trình Việt Nam - Đại học Havard (2008), Lựa chọn thành công bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam.

16. Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

17. Mai Ngọc Cường (2005), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.

18. Nguyễn Bá Cường (2005), Môi trường và cạnh tranh quốc tế trong thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mã số KX01.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Bích Đạt (2005), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, vị trí vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Đề tài chương trình KHCN cấp Nhà nước - 11/2005, Hà Nội.

22. Edmun J. Malesky (2007), Điều hành kinh tế cấp tỉnh và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.


23. Li Tan (2005), (Nhóm dịch giả Nguyễn Minh Vũ, Vũ Duy Thành, Lã Việt Hà và Nguyễn Hồng Quang), Nghịch lý của chiến lược đuổi kịp (Tư duy lại mô hình phát triển kinh tế dựa vào nhà nước), NXB Trẻ TP HCM.

24. Nick J.Freeman (2007), 20 năm đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và hướng tới”, 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Một chặng đường nhìn lại, Nhà xuất bản Tri thức.

25. Harard University (Nhóm nghiên cứu: Nguyễn Đình Cung, Phạm Anh Tuấn, Bùi Văn và Giáo sư Davir Dapice) (2004), Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn? Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) Hà Nội, Việt Nam tháng 5 năm 2004.

26. Nguyễn Mạnh Hùng chủ biên (2001), Các dự án đầu tư ở Việt Nam đến năm 2010, Nhà xuất bản Thống kê.

27. Ayumi Konishi. (2007), “Đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam ”, 20 năm đầu tư nước ngoài Nhìn lại và hướng tới, Nhà xuất bản Tri thức.

28. Trần Quang Lâm và An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Hoàng Xuân Lanh (2001), Tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

30. Phan Minh Ngọc (2007), “Quan hệ giữa FDI và chênh lệch thu nhập ở Việt Nam: một số bằng chứng định lượng”, 20 năm đầu tư nước ngoài Nhìn lại và hướng tới, Nhà xuất bản Tri thức.

31. Phùng Xuân Nhạ chủ biên (2001), Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.

32. Lê Du Phong (2006) (chủ biên): Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.


33. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam (1987), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

34. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam (1990), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

35. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam (1992), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

36. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam (1996), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

37. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam (2000), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

38. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam (2005), Luật Đầu tư.

39. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam (2003), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà nội.

40. Michael E, Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nhà xuất bản Trẻ - DT Book.

41. Paul A.Samuelson và William D.Nordhaus (1997), Kinh tế học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42. Thanh Thảo (2003), “Bài học kinh nghiệm từ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2002”, Tạp chí Tài chính, số 5- 2003, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

43. Trần Đình Thiên (2007), “Dòng vốn FDI trong tầm nhìn hội nhập”, 20 năm đầu tư nước ngoài Nhìn lại và hướng tới, Nhà xuất bản Tri thức.

44. Trần Thị Cẩm Trang (2004), “So sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với các nước ASEAN-5 và Trung Quốc”, Những Vấn đề kinh tế thế giới, số 11/2004, Hà nội.

45. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (1997), Giáo trình Kinh doanh Quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

46. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2000), Giáo trình Chính sách Kinh tế -

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022