Quy Trình Nghiệp Vụ Bảo Vệ Quyền Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hoá Tại Biên Giới Của Cơ Quan Hải Quan

giám sát) để cơ quan Hải quan thông báo cho các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

2.3.4.2. Quy trình nghiệp vụ bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới của cơ quan Hải quan

Để tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hoá XNK trên tất cả các khâu kiểm soát, bao gồm cả trong quy trình thủ tục Hải quan và ngoài quy trình thủ tục Hải quan. Trong quy trình thủ tục Hải quan do các cán bộ, công chức Hải quan trực tiếp làm thủ tục Hải quan tại các Chi cục Hải quan thực hiện; ngoài quy trình thủ tục Hải quan do lực lượng kiểm soát Hải quan thực hiện bao gồm các Đội Kiểm soát Hải quan trực thuộc các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Đội Kiểm soát Hải quan trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan thực hiện.

Trong quá trình làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá XK, NK, Chi cục Hải quan có trách nhiệm:

- Khi đăng ký Tờ khai, công chức tiếp nhận hồ sơ khai Hải quan phải kiểm tra và đối chiếu giữa các thông tin khai báo của chủ hàng trên tờ khai Hải quan về tên hàng, nhãn hiệu, xuất xứ, trị giá, quy cách đóng gói, phẩm chất hàng hóa, tuyến đường vận chuyển của hàng hóa với các thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu về đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT, danh mục quản lý rủi ro về SHTT và các thông tin do cơ quan Hải quan thu thập để xác định dấu hiệu hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.

- Đối chiếu giữa kết quả kiểm tra hồ sơ Hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa và kết quả kiểm tra thông tin với các quy định của pháp luật về hàng hóa xâm phạm quyền SHTT và các quy định về thủ tục kiểm soát hàng hóa XK, NK liên quan đến SHTT.

Khi phát hiện hàng hóa có nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT, Chi cục Hải quan phải thông báo cho người nộp đơn về hàng hóa có nghi ngờ đồng thời fax cho người nộp đơn biết.

Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo về hàng hóa có nghi ngờ xâm phạm, Chi cục Hải quan sẽ ra quyết định tạm dừng làm thủ tục Hải quan sau khi nhận được Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan và khoản tiền đảm bảo bằng 20% giá trị lô hàng bị nghi ngờ hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu không xác định được giá trị lô hàng hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định [24, 9]. Quyết định tạm dừng được gửi bằng thư bảo đảm đồng thời fax cho các bên có liên quan.

Thời hạn tạm dừng làm thủ tục Hải quan là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày người nộp đơn yêu cầu tạm dừng nhận được quyết định tạm dừng làm thủ tục Hải quan [24, 10]. Thời gian trưng cầu giám định hoặc tham khảo ý kiến chuyên môn từ các cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT không tính vào thời hạn tạm dừng làm thủ tục Hải quan.

Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng thực hiện việc gia hạn thời gian tạm dừng sau khi người nộp đơn có đơn xin gia hạn kèm khoản tiền đảm bảo hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định của pháp luật và thông báo cho người nộp đơn, chủ hàng và các bên có liên quan biết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trong thời gian tạm dừng, Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Yêu cầu chủ hàng, chủ sở hữu quyền SHTT cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 12

- Trực tiếp trưng cầu giám định tại các tổ chức giám định hoặc tham khảo ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT.

- Tổ chức cho các tổ chức, cá nhân lấy mẫu, chụp ảnh để thực hiện yêu cầu giám định. Tiến hành việc giám định bổ sung, giám định lại .

- Phối hợp, trao đổi với các cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT trên địa bàn khi có phát sinh tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng và phạm vi bảo hộ quyền SHTT, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.

- Báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan để chỉ đạo giải quyết kịp thời đối với các vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp.

Trường hợp có đủ cơ sở khẳng định hàng hóa được thông báo là giả mạo nhãn hiệu, Lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét quyết định áp dụng ngay các biện pháp xử lý hành chính theo quy định. Đồng thời phối hợp với lực lượng kiểm soát các cấp để xác minh, thu thập thông tin về hàng hóa.

- Kết thúc thời hạn tạm dừng làm thủ tục Hải quan, Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện một hoặc đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục hành chính khi đã khẳng định hàng hóa bị tạm dừng xâm phạm quyền SHTT trên cơ sở kết luận giám định về SHTT của tổ chức giám định về SHTT; ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT, các cơ quan quản lý Nhà nước khác và ý kiến chủ sở hữu quyền SHTT.

+ Quyết định tạm giữ hàng hóa trong trường hợp có cơ sở khẳng định hàng hóa bị tạm dừng là hàng giả mạo về SHTT; hàng hóa xâm phạm quyền SHTT là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng.

- Hoàn thành thủ tục Hải quan cho hàng hóa bị tạm dừng theo quy định.

- Thực hiện theo ý kiến của tòa án trong trường hợp người nộp đơn khởi kiện ra Toà án dân sự.

- Bàn giao vụ việc để các cơ quan thực thi quyền SHTT khác xử lý trong trường hợp xác định hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan.

- Tạm dừng việc xử lý sau khi nhận được văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền SHTT.

- Chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật trong trường hợp xác định hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự.

Chi cục Hải quan tiếp tục làm thủ tục Hải quan cho lô hàng trong trường

hợp:

- Quyết định tạm dừng làm thủ tục Hải quan bị đình chỉ hoặc thu hồi theo

quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Người yêu cầu tạm dừng rút đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan trong trường hợp hàng hóa bị tạm dừng có nghi ngờ là hàng xâm phạm quyền SHTT nhưng không phải là hàng giả mạo về SHTT.

- Có kết luận, quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ để xác định hành vi xâm phạm.

Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục Hải quan cho lô hàng bị tạm dừng, Chi cục Hải quan có trách nhiệm: thông báo bằng văn bản buộc người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục Hải quan phải thanh toán các chi phí phát sinh khác do việc yêu cầu tạm dừng không đúng gây ra; hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng khoản tiền bảo đảm còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ bồi thường và thanh toán các chi phí theo quy định.

Trường hợp không có thông tin yêu cầu bảo vệ quyền SHTT nhưng trong quá trình kiểm tra, Chi cục Hải quan phát hiện và có nghi ngờ hàng hóa NK giả mạo về SHTT, Lãnh đạo Chi cục Hải quan có trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu hoặc chụp ảnh về hàng hóa, trao đổi và cung cấp thông tin liên quan với bộ phận chuyên trách về SHTT tại Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố để quyết định việc hoàn thành thủ tục Hải quan

hoặc tạm giữ hàng hóa nếu xác định nghi vấn là có cơ sở. Trên cơ sở đó, thực hiện các biện pháp xử lý hành chính theo quy định

Ngoài quy trình thủ tục Hải quan, hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá do lực lượng kiểm soát Hải quan thực hiện. Khi thực hiện nhiệm vụ, lực lượng kiểm soát Hải quan được quyền yêu cầu các tổ chức, các nhân liên quan, đơn vị Hải quan các cấp cung cấp hồ sơ, tài liệu, phối hợp, tạo điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thông báo cho chủ sở hữu quyền bị nghi ngờ xâm phạm để phối hợp. Trong trường hợp cần thiết, có thể cho phép cùng tham gia phối hợp đấu tranh, bắt giữ.

Khi tiếp nhận hoặc phát hiện thông tin về hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, thì trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với Chi cục Hải quan làm thủ tục để kiểm tra. Đối chiếu với các quy định pháp luật liên quan và thực tế hàng hoá bị phát hiện để ra quyết định tạm giữ hàng hoá.

Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, kiểm tra, đối chiếu, đánh giá các thông tin được cung cấp liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT với thực tế hàng hoá đang bị tạm giữ, tạm dừng để xác định hàng hoá vi phạm.

Trường hợp có căn cứ để xác định hàng hoá vi phạm, thì áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp không có cơ sở để xác định hàng hoá vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan tiếp tục làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

- Trường hợp chưa có cơ sở để khẳng định hành vi vi phạm thì tiến hành lập Biên bản chứng nhận để xác nhận vụ việc xảy ra tại thời điểm bắt giữ. Tiến hành làm việc với tổ chức/cá nhân bị nghi ngờ vi phạm để thu thập các thông tin ban đầu về vụ việc, làm cơ sở để tiếp tục tiến hành điều tra, xác minh làm rõ vi phạm.

- Trường hợp tại thời điểm bắt giữ xác định được hành vi và mức độ vi phạm thì tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

- Trường hợp chưa có cơ sở để khẳng định hàng hoá bị tạm giữ có xâm phạm quyền SHTT hay không thì tổ chức cho chủ sở hữu quyền và đối tượng bị nghi ngờ vi phạm dưới sự chứng kiến của cơ quan Hải quan lấy mẫu hàng hoá mang đi giám định để xác định tình trạng pháp lý của hàng hoá.

- Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các kết luận giám định hoặc giữa kết luận giám định với ý kiến chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về SHTT về cùng một vấn đề cần giám định thì cơ quan Hải quan có thể trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền, lực lượng kiểm soát Hải quan căn cứ thẩm quyền được quy định tại Luật Hải quan, Luật SHTT và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới đã tuân thủ phần lớn và phù hợp với quy định của các Điều ước quốc tế liên quan. Có thể nói cho đến nay, hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam là khá đầy đủ và toàn diện, đảm bảo cơ sở pháp lý để các chủ sở hữu quyền SHTT và các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ hiệu quả quyền SHTT. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất và toàn diện của các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện các nội dung được điều chỉnh giữa các văn bản. Đặc biệt cần chú trọng đến các nội dung hiện còn quy định khác nhau giữa các văn bản.

Chương 3‌

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI BIÊN GIỚI VIỆT NAM

3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật tại Việt Nam

Với xu thế và yêu cầu hội nhập ngày một sâu rộng, đặc biệt là đòi hỏi thực hiện trách nhiệm của một thành viên WTO, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực, thực hiện yêu cầu cải cách, hiện đại hoá, Hải quan Việt Nam đã triển khai thực hiện thành công các hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới, đánh dấu bước ngoặt trong lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về thực thi quyền SHTT của Việt Nam tại biên giới quốc gia, trong đó lực lượng Hải quan đóng vai trò chủ công, nòng cốt trong các lực lượng thực thi trên tất cả các khía cạnh.

3.1.1. Xây dựng pháp luật

Thực hiện yêu cầu đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ, đảm bảo hướng dẫn kịp thời các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 và các Nghị định hướng dẫn thi hành. Tổng cục Hải quan đã soạn thảo, xây dựng và trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư 44/2011/ TT- BTC ngày 01/04/2011 hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực Hải quan.

Thông tư được ban hành đảm bảo công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới được thực hiện một cách đồng bộ và toàn diện, có hiệu lực và hiệu quả cả trong và ngoài quy trình thủ tục Hải quan, đảm bảo toàn bộ lực lượng Hải quan gồm cán bộ, công chức làm thủ tục Hải quan và lực lượng kiểm soát Hải quan đều có trách nhiệm triển khai thực hiện. Bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và lợi ích của Nhà nước và cộng đồng xã hội. Điều này cho thấy, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực Hải quan đã gần tiến tới phù hợp hoàn toàn với các quy định

của Hiệp định TRIPs và Hải quan Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện có hiệu quả các cam kết của Chính phủ Việt Nam về thực thi quyền SHTT tại biên giới, thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế liên quan.

Đặc biệt, nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của cơ quan Hải quan trong công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới. Tổng cục Hải quan đã xây dựng thành công Đề án ”Nâng cao năng lực công tác kiểm soát Hải quan giai đoạn 2008 – 2010” nhằm tạo cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý nâng cao một bước cả về chất và lượng của lực lượng chuyên trách thực thi công tác này trong ngành Hải quan. Hiện nay, giai đoạn I của Đề án này đã hoàn thành với kết quả là sự ra đời và thành lập của một đơn vị chuyên trách chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT tại trung ương là Đội Kiểm soát bảo vệ quyền SHTT trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan.

Từ năm 2008 đến nay, Hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia hoặc phối hợp xây dựng và soạn thảo nhiều văn bản là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực thi quyền SHTT tại biên giới như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật SHTT 2009, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật SHTT sửa đổi (Nghị định 97/2010/ NĐ- CP thay thế Nghị định 106/2006/NĐ- CP, Nghị định 119/2010/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2005/NĐ- CP...) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo. Cơ quan Hải quan đã xây dựng và soạn thảo nhiều văn bản hợp tác quốc tế giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước trong lĩnh vực SHTT trong đó có nhãn hiệu hàng hóa.

Để đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản pháp luật hướng dẫn công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới. Trong năm 2011, Tổng cục Hải quan đang tiến hành chủ trì soạn thảo Luật Hải quan sửa đổi, Nghị định thay thế Nghị định 154/2005/NĐ- CP hướng dẫn Luật Hải quan liên quan đến công tác này.

Cho đến nay, về cơ bản hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới đã tạo được hành lang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023