Lý Thuyết Cân Bằng Về Đạo Đức Khi Ra Quyết Định


xem xét đó là: RRKT, RRKD của khách hàng, RRKD của CTKT, nó cũng bao gồm việc xem xét các yếu tố thuộc đặc điểm BQT của khách hàng. Nếu rủi ro là quá cao, phản ứng sẽ là sẽ từ chối các hợp đồng này. Ngược lại, nếu rủi ro ở mức có thể chấp nhận, công ty sẽ xem xét các chiến lược quản lý rủi ro như chính sách nhân sự, chiến lược giá và chính sách giám sát để đưa ra quyết định phù hợp. Vận dụng lý thuyết rủi ro cũng có thể giải thích các nhân tố ảnh hưởng

tới quyết định DTKH, đó là ba loại

rủi ro

mà CTKT phải đối mặt là RRKT,

RRKD của khách hàng, RRKD của CTKT. Ba loại rủi ro này có ảnh hưởng tiêu cực tới DTKH.

2.3.3. Các lý thuyết về động lực

Động lực đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy người lao động hoạt động hiệu quả, hoàn thành mục tiêu mong muốn. Các lý thuyết về động lực chỉ ra những yếu tố thúc đẩy hành vi của con người để hành động có hiệu quả, các yếu tố tạo nên sự hài lòng trong công việc của nhân viên là thành tích, sự công nhận, tính chất công việc, trách nhiệm và sự thăng tiến. Có khá nhiều lý thuyết bàn về chủ đề này, ba trong những lý thuyết về động lực được đề cập đến là lý thuyết hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow (1943), lý thuyết hai yếu tố của Herzberg (1959), lý thuyết Porter­Lawler (1968).

Lý thuyết Hệ Hierarchy theory)

thống phân cấp nhu cầu của

Maslow (Maslow’s need

Maslow là một nhà tâm lý học ở Hoa Kỳ, là người tiên phong trong các NC về động lực. Lý thuyết Hệ thống phân cấp nhu cầu đề xuất bởi Maslow (1943) được phổ biến rộng rãi và được chấp nhận trong các NC. Lý thuyết này cho rằng mọi cá nhân đều có những nhu cầu phức tạp ở bất kỳ thời điểm cụ thể nào và

hành vi của cá nhân được xác định bởi sự tồn tại của nhu cầu. Lý thuyết cũng

cho rằng, mọi người muốn tăng thêm những gì họ muốn đạt được trong cuộc

sống và nhu cầu được ưu tiên theo mức độ quan trọng của họ. Do đó, cá nhân


hành xử theo một cách cụ thể để đáp ứng những nhu cầu đó. Dựa trên những nhu cầu cơ bản về thể chất, sinh học, xã hội và tâm lý của con người, Maslow cho rằng con người có năm loại nhu cầu và sắp xếp các nhu cầu theo thứ tự ưu tiên như hình 2.2 dưới đây. Hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow tạo cơ sở cho các lý thuyết về động lực sau này giải thích sự hài lòng trong công việc.


Nhu cầu tự hiện Nhu cầu vthềựscựhtóôan

trọng Nhu cầu xã hội

Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu an toàn


Hình 2.2: Hệ thống phân cấp nhu cầu Nguồn: Maslow (1943)

Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg (Herzberg’s Two Factor Theory)


Lý thuyết động lực dựa trên hai yếu tố được Herzberg phát triển vào năm

1959. Lý thuyết này còn được gọi là lý thuyết hai yếu tố. Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg, xuất phát từ một NC được thực hiện giữa các kế toán và kỹ sư để xác định các yếu tố khiến một cá nhân cảm thấy hài lòng trong công việc của họ, có ảnh hưởng tới việc đạt được mục tiêu. Lý thuyết này cho rằng có hai loại yếu tố độc lập với nhau đó là yếu tố tạo động lực và các yếu tố duy trì. Về các yếu tố tạo động lực, Herzberg cho rằng có năm đặc điểm của công việc mang lại sự hài lòng, đó là thành tích, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm và sự thăng tiến. Ngược lại, Herzberg xác định thể chế chính trị, cách tiếp cận quản lý, giám sát, trả lương, các mối quan hệ tại nơi làm việc và điều kiện làm việc là những yếu tố có thể khiến nhân viên mất tinh thần. Golshan và cộng sự (2011) khẳng định rằng các tổ chức đang ngày càng áp dụng lý thuyết của Herzberg để


tạo ra cơ hội phát triển cá nhân, làm giàu và được công nhận giữa các nhân viên của họ. Nhân viên nên được thăng chức sau khi hoàn thành một số giai đoạn nhất định trong sự nghiệp của họ và nên nhận được sự công nhận cho những thành tích đặc biệt.

Lý thuyết Porter­Lawler

Porter và Lawler (1968) đã đưa ra một mô hình động lực toàn diện. Mô hình này giải thích mối quan hệ tồn tại giữa thái độ và hiệu quả công việc. Mô hình cũng đề cập đến giả định về hành vi của con người. Mô hình giả định rằng hành vi của cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các yếu tố tồn tại trong cá nhân và các yếu tố hiện diện trong môi trường, hành vi của cá nhân là có lý trí, có mục tiêu, mong muốn và nhu cầu khác nhau. Trên cơ sở mong đợi của họ, các cá nhân quyết định giữa các hành vi thay thế.

Vận dụng các lý thuyết về động lực vào NC của luận án

Các lý thuyết về động lực cho thấy, con người có những nhu cầu khác nhau và chính những nhu cầu này tác động đến hành vi của con người. KTV, CTKT,

giống như

tất cả mọi người,

cũng có những nhu cầu cần được đáp

ứng. Bên

cạnh những nhu cầu cơ bản như có được khách hàng, đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn, các KTV, CTKT còn cần sự an toàn (tránh việc đưa ra ý kiến sai, tránh bị kiện tụng, bị ngưng hoạt động), cần sự công nhận và đánh giá cao của xã hội, đồng nghiệp và cần tạo uy tín tốt. Chính từ các nhu cầu trên, để tránh bị kiện tụng có thể dẫn đến phải gánh chịu hậu quả pháp lý, làm suy giảm uy tín…, các KTV, CTKT thường từ chối kiểm toán cho các khách hàng có đánh giá

về rủi ro cao (RRKT, RRKD của khách hàng, RRKD của CTKT). Điều này có

thể

giải thích mối quan hệ

ngược chiều giữa các yếu tố

RRKT,

RRKD của

khách hàng và RRKD của CTKT đến quyết định DTKH.


2.3.4. Lý thuyết lựa chọn hợp lý

Lý thuyết lựa chọn hợp lý xuất phát từ Anh, có nguồn gốc từ thuyết vị lợi, được phát triển bởi Smelser (1998). Lý thuyết này là lý luận cốt lõi của kinh tế

học, được cải tiến, hoàn thiện và là nền tảng cho những lý thuyết khác. Lý

thuyết này cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, suy nghĩ, dựa trên các điều kiện khách quan, các nguồn lực để đưa ra lựa chọn một cách hợp lý nhằm đạt được kết quả cao nhất với chi phí tối thiểu (Smelser 1998).

Vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý vào NC của luận án

Theo lý thuyết lựa chọn hợp lý, các CTKT cần dựa vào khả năng, nguồn lực của mình và các điều kiện khách quan (các yếu tố rủi ro) để đưa ra quyết định hợp lý nhằm giúp tối đa hóa lợi ích cho CTKT. Do vậy, lý thuyết lựa chọn hợp lý giúp làm rõ ảnh hưởng cùng chiều của khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT đối với quyết định DTKH. Ngoài ra, lý thuyết lựa chọn hợp lý cũng giúp làm rõ ảnh hưởng ngược chiều của các yếu tố rủi ro đối với quyết định DTKH.

2.3.5 Lý thuyết cân bằng về đạo đức khi ra quyết định

Có ba lý thuyết để giải thích đạo đức và đạo đức nghề nghiệp: lý thuyết phẩm hạnh, lý thuyết về nghĩa vụ (deontological ethics) (Kant, 1785) và lý thuyết vị lợi (ultilitarianism ethics) (Bentham, 1789). Lý thuyết vị lợi cho rằng khi chọn lựa một quyết định nào đó cần tập trung vào câu hỏi liệu hành động mang lại lợi ích hay gây tổn hại cho người khác và hành vi đúng là hành vi mang lại lợi ích cho số đông người nhất. Lý thuyết nghĩa vụ cho rằng một hành vi là đúng hay sai phải đối chiếu với một Bộ quy tắc rõ ràng, được chấp nhận phổ biến. Lý thuyết

phẩm hạnh cho rằng hành vi đúng đắn là hành vi mang lại sự người khác như trung thực, lương thiện….

tín nhiệm cho

Lý thuyết về cân bằng đạo đức do Shaub và Braun (2014) khởi xướng, cho rằng một đơn vị để có thể ra quyết định đúng nhất, cần xem xét và cân bằng các

mặt khác nhau về

đạo đức như

phẩm chất, trách nhiệm nghề

nghiệp, lợi ích


mang lại cho cộng đồng. Cụ thể, cân bằng đạo đức tức phải xem xét đến hậu quả và lợi ích khi đưa ra quyết định.

Vận dụng lý thuyết vào NC của luận án

Một trong những đặc điểm nổi bật của nghề kiểm toán là để tồn tại và phát triển, phải đạt được sự tín nhiệm của xã hội và phải chấp nhận trách nhiệm đối với xã hội nhằm phục vụ lợi ích tốt nhất cho cộng đồng, muốn vậy người hành nghề phải có một phẩm chất nhất định như: trung thực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tư cách nghề nghiệp và tính độc lập. Shaub và Braun (2014) đã thiết lập khuôn khổ cho việc cân bằng về đạo đức khi ra quyết định cho nghề nghiệp, bao gồm: (1) Nhận diện vấn đề cần cân bằng đạo đức,

(2) Áp dụng một quy trình thực hiện mang tính đạo đức, (3) Xem xét nguyên tắc đạo đức cần tuân thủ, trong đó phải xem việc tuân thủ nguyên tắc đạo đức cao hơn lợi ích đơn vị, (4) Phải có quyết tâm để hành động phù hợp với quyết định đạo đức. Áp dụng lý thuyết đạo đức và cân bằng đạo đức khi ra quyết định vào

luận án, có thể CTKT.

giải thích nhân tố ảnh hưởng đến quyết định DTKH tại các

Trước tiên, việc DTKH là một vấn đề có thể đưa đến xung đột lợi ích vì nếu DTKH không phù hợp, công ty có thể đối mặt rủi ro là bị kiện tung, mất uy tín và

ngược lại, công ty sẽ mất đi một khoản doanh thu, ảnh hưởng đến hiệu quả

hoạt động, do vậy, đây là vấn đề cần cân bằng đạo đức. Để có thể cân bằng đạo đức, cần nhận diện các nguyên tắc đạo đức nào ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định DTKH. Lý thuyết phẩm hạnh và lý thuyết vị lợi cho rằng, các nguyên tắc đạo đức cần xem xét khi lựa chọn quyết định, bao gồm trung thực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tư cách nghề nghiệp và độc lập để đạt được sự tín nhiệm của xã hội, của người sử dụng báo cáo và mang lại lợi ích cho số đông người nhất. Bước tiếp theo theo Shaub và Braun (2014) là nhận diện nguyên tắc đạo đức quan trọng nhất, trong số các nguyên tắc này. Khi DTKH,


đứng về góc nhìn CTKT, năng lực chuyên môn là nguyên tắc quan trọng nhất để đảm bảo rằng khách hàng được cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng dựa trên những kinh nghiệm, chuyên môn cao. Vận dụng lý thuyết này vào luận án giúp giải thích vì sao năng lực chuyên môn của CTKT là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định DTKH. Lý thuyết này còn giúp làm rõ ảnh hưởng ngược chiều của khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT đối với quyết định DTKH.

Phần trình bày, phân tích một số lý thuyết nền nêu trên giải thích việc vận dụng các lý thuyết vào luận án. Lý thuyết ra quyết định cung cấp khung đánh giá bao gồm nguyên nhân, hậu quả, lợi ích và chi phí. Trong luận án, lý thuyết này

giải thích việc các CTKT phải đánh giá các nhân tố

thuộc

RRKT, RRKD của

khách hàng, RRKD của CTKT, giá phí khi đưa ra quyết định DTKH. Lý thuyết quản trị rủi ro giải quyết bài toán phân tích rủi ro và giúp CTKT có chiến lược quản trị rủi ro phù hợp. Các CTKT không chỉ dừng lại ở việc phân tích rủi ro để đưa ra quyết định DTKH mà cân nhắc các chiến lược quản trị rủi ro như giá phí, mức độ chuyên ngành đối với một khách hàng có rủi ro cao nhưng vẫn có thể khắc phục được. Lý thuyết động lực xem xét quyết định của cá nhân, trong trường hợp này là chủ phần hùn của CTKT. Lý thuyết này giải thích việc các KTV, CTKT đặc biệt là các Big4, họ cần sự an toàn (tránh việc đưa ra ý kiến sai, tránh bị kiện tụng, bị ngưng hoạt động), cần sự công nhận và đánh giá cao của xã hội, đồng nghiệp và cần tạo uy tín tốt. Do đó, họ sẽ cân nhắc kỹ hơn các yếu tố rủi ro khi đưa ra quyết định DTKH. Lý thuyết lựa chọn hợp lý giải thích vấn đề

giải quyết nguồn lực hạn chế, xác định lựa chọn ưu tiên. Lý thuyết này giải

thích việc các CTKT phải dựa vào khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT để lựa chọn khách hàng phù hợp. Lý thuyết cân bằng về đạo đức khi ra quyết định

giải thích

ảnh hưởng của đạo đức nghề

nghiệp đến quyết định DTKH. Các

CTKT cần phải xem xét năng lực chuyên môn khi đưa ra quyết định. Dựa vào mối quan hệ giữa các lý thuyết nền, các quy định của chuẩn mực và dựa vào kết quả tổng quan NC trước để tác giả phát triển mô hình NC.


2.4. Mô hình NC sơ khởi‌


Tổng hợp kết quả

các NC cho thấy các nhân tố

thuộc RRKT, RRKD của

khách hàng (rủi ro tài chính), RRKD của CTKT (gồm khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT, tính chính trực của NQL khách hàng), đặc điểm BQT của khách

hàng, mức độ

chuyên ngành

của

CTKT, giá phí

ảnh hưởng đến quyết định

DTKH. Dựa trên các NC trước, mô hình sơ khởi về “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định DTKH tại các CTKT độc lập VN” được trình bày ở hình 2.3 bên dưới. Trong mô hình, biến phụ thuộc là quyết định DTKH; các nhân tố ảnh hưởng

là:


­ (1) RRKT:

+ YKKT không phải là YKCNTP

+ YKKT về HĐLT

+ Sự tăng trưởng khách hàng

+ Tỷ lệ nợ phải thu và HTK trên tổng TS

+ Hành vi ĐCLN

(Các biến thuộc RRKT kế thừa từ NC Schroeder và Hogan (2013), Hsieh và

Lin (2016)).

­ (2) RRKD của khách hàng:

+ Rủi ro tài chính (Kế thừa từ NC Hsieh và Lin (2016)).

­ (3) RRKD của CTKT:

+ Khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT (Kế thừa từ NC Huss và Jacobs (1991)).

+ Tính chính trực của (2005)).

NQL khách hàng (Kế thừa từ NC

Asare và cộng sự

­ (4) Đặc điểm BQT của khách hàng (Kế thừa từ NC Cohen và Hanno (2000); Lee và cộng sự (2004)).


­ (5) Mức độ

chuyên

ngành của

CTKT (Kế

thừa từ NC

Cenker và Nagy

(2008), Hsieh và Lin (2016)).

­ (6) Giá phí (Kế thừa từ NC Johnstone và Bedard (2004)).

Ngoài ra, trong mô hình còn có biến kiểm soát. Biến kiểm soát đưa vào mô hình dựa trên kết quả NC trước là:

Biến

SIZE: Thể

hiện

quy mô khách hàng. Biến

SIZE dựa trên

NC của

Johnstone và Bedard (2004), Hsieh và Lin (2016).

hức, được trình bày trong chương tiếp theo của luận án này.

Giá phí (+)

RRKT


YKKT không phải là YKCNTP (­)

YKKT về HĐLT (­)

Sự tăng trưởng của khách hàng (­)

Tỷ lệ nợ phải thu và HTK trên tổng TS (­)



Hành vi ĐCLN (­)

RRKD của khách hàng


Quyết định

DTKH

­ Rủi ro tài chính (­)


RRKD của CTKT


­ Tính chính trực của NQL khách hàng (­)

­ Khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT

(+)

Đặc điểm Ban quản trị của khách hàng (+)

Mức độ chuyên ngành của CTKT (­)


Biến kiểm soát:

Quy mô của khách hàng (+/­)



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 276 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì khách hàng tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam - 10

NC này được thực hiện tại VN, một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, có sự khác biệt về văn hóa, kinh tế, chính trị, luật pháp xã hội và các yếu tố môi trường khác với các quốc gia phát triển, do vậy, cần thực hiện thêm bước khám phá các nhân tố mới, điều chỉnh và xây dựng thang đo cho các nhân tố phù hợp VN. Dựa trên mô hình NC đề xuất ban đầu, luận án sẽ tiếp tục tiến hành NC định tính (phỏng vấn chuyên gia) để khám phá các yếu tố mới nhằm hoàn chỉnh mô hình NC sơ khởi. Kết quả sau bước NC định tính sẽ đưa ra mô hình chính t



..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022