Quan Điểm Của Đảng Về Xây Dựng Nông Thôn Mới


tiềm lực kinh tế của Nhà nước có mạnh đến đâu nữa thì cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp tích cực của chính tầng lớp nông dân. Người nông dân ở đây không chỉ đơn thuần là cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông dân.

Trong suốt quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, người nông dân phải tham gia từ khâu quy hoạch, góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản xuất trong quá trình làm ra sản phẩm, của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… và cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới. Vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới vừa là yếu tố đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới thành công và bền vững, vừa đảm bảo phát huy được vai trò tích cực của nông dân.

1.1.1.6. Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới

- Động lực từ công nghiệp hóa và đô thị hóa.

- Động lực từ nông dân phi nông hóa.

- Động lực từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các tổ chức hợp tác.

1.1.2. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới

Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất chú trọng xây dựng “đời sống mới” và coi đó là biện pháp có hiệu quả nhằm xóa bỏ tàn dư lạc hậu do chế độ cũ để lại. Đây cũng là biện pháp để từng bước giáo dục các tầng lớp nhân dân nhận thức được tính ưu việt của chế độ xã hội mới và trách nhiệm của mình đối với xây dựng xã hội mới. Ngày 03 tháng 4 năm 1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương được thành lập nhằm đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động xây dựng đời sống mới trong toàn dân. Đây chính là giải pháp có ý nghĩa đột phá để xây dựng nông thôn mới. Năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Đời sống mới” để hướng dẫn các tầng lớp nhân dân thực hành xây dựng đời sống mới. Đó là tiền đề đầu tiên để tiến hành xây dựng nông thôn mới trong suốt quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Những phong trào thi đua sôi nổi ở nông thôn như: phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”, phong trào “Tất cả vì tiền tuyến”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”… đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược và thống nhất Tổ quốc.

Sau ngày thống nhất đất nước, quá trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được duy trì và phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.

Giải pháp nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang - 3

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội X, ngày 05 tháng 8 năm 2008 Trung Ương Đảng đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn nước ta là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch…


Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28 tháng 10 năm 2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ.

1.1.2.1. Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới

Tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT- BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng nông thôn mới như sau:

Một là, Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/Q Đ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Hai là, Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

Ba là, Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.


Bốn là, Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền xây dựng.

Năm là, Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.

Sáu là, Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.

1.1.2.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới

Tại Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã đề ra 11 nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội.

- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

- Giảm nghèo và an sinh xã hội.

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở

nông thôn.

- Phát triển giáo dục đào tạo.

- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông.

- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.


- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn.

- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.

1.1.2.3. Các bước xây dựng nông thôn mới

Tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT- BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính quy định các bước xây dựng nông thôn mới như sau:

Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.

Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới.

Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã. . Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã. Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.

Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình.

1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới.

1.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 4 năm 2009 và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2020. Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1013/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020. Đồng thời các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các Bộ,


ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương để triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Nhiều hoạt động tuyên truyền như họp báo, tổ chức Hội nghị với các tổ chức quốc tế cũng đã được tiến hành. Hệ thống thông tin tuyên truyền về nông thôn mới hoạt động phong phú, liên tục đã động viên rất tích cực, kịp thời đến phong trào xây dựng nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao.

Ban chỉ đạo Trung ương đã chọn 5 tỉnh là Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, An Giang và 05 huyện là Nam Đàn tỉnh Nghệ An, Hải Hậu tỉnh Nam Định, Phước Long tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, K’Bang tỉnh Gia Lai làm điểm chỉ đạo.

Tính đến năm 2017, hầu như các xã trên toàn quốc đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Tuy nhiên, chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn có những hạn chế nhất định nhưng cũng đã đáp ứng được yêu cầu là cơ sở cho việc xây dựng các Đề án xây dựng nông thôn mới xã trong giai đoạn trước mắt, phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020.

Song song với việc quy hoạch, các địa phương đang từng bước thực hiện các nội dung như xây dựng đường giao thông, thủy lợi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức lại sản xuất... tại một số tỉnh triển khai tích cực và hiệu quả như Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, An Giang, Nam Định, Tuyên Quang, Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Nam... Tỉnh Tuyên Quang có cơ chế hỗ trợ 100% xi măng, ống cống qua đường, công vận chuyển, kinh phí quản lý cho xây dựng giao thông nông thôn, Hải Phòng hỗ trợ 15-20% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, Hà Giang hỗ trợ từ 70 - 75 % kinh phí xây dựng đường giao thôn nông thôn...


Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, tính đến tháng 12 năm 2017, cả nước đã có gần 2.900 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, có 43 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong việc thực hiện nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất

* Tỉnh Quảng Ninh: Để phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho các tổ chức cá nhân, làm nền tảng thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, tỉnh đã đưa ra những bài học kinh nghiệm:

- Phải thực hiện quy hoạch tổng thể sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh; quy hoạch các sản phẩm chủ lực, các vùng sản xuất nông nghiệp và phê duyệt tạo điều kiện cho các địa phương triển khai trên diện rộng và làm cơ sở thu hút các tổ chức kinh tế vào đầu tư. Từng xã, thôn quy hoạch sản xuất từng vùng của địa phương mình, bàn bạc dân chủ để thống nhất thực hiện theo hướng chuyển mạnh trong sản xuất chuyên canh, tập trung.

- Các cơ quan chuyên ngành như Sở NN& PTNT, Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới thực hiện việc kiểm tra, giám sát ngay từ khi phân bổ kế hoạch vốn, thống nhất về danh mục các dự án hỗ trợ sản xuất nhằm đạt mục tiêu của tỉnh về sản xuất hàng hoá tập trung theo vùng, khu vực và theo chương trình lớn của tỉnh. Các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất.

- Tập trung củng cố và phát triển các hợp tác xã, tạo điều kiện và đưa HTX làm cơ quan trung gian, điều phối hoạt động sản xuất ở các xã để các dự án sản xuất đi vào diện rộng, nhiều hộ dân được hưởng lợi.

- Mở rộng sản xuất đi liền bài toán đầu ra cho sản phẩm, hỗ trợ sản xuất đi liền hỗ trợ về thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường sản xuất, môi trường sinh hoạt ở nông thôn.


* Tỉnh Tuyên Quang: Để đạt mục tiêu nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức lại sản xuất, tỉnh Tuyên Quang đã đưa ra những bào học kinh nghiệm:

- Hàng năm, xã xây dựng kế hoạch giảm nghèo đến từng thôn, bản để chi bộ thôn, các ban, ngành, đoàn thể có giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo thoát nghèo. Các thôn, bản lựa chọn một số hộ để tập trung hỗ trợ, vốn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật hoặc tư vấn cách phát triển sản xuất kinh doanh để vươn lên thoát nghèo.

- Nâng cao vai trò Hội Nông dân: Để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, Hội Nông dân các cấp phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện tốt các phong trào thi đua của Hội; các cấp Hội vận động hội viên, nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những giống cây, con có năng suất, chất lượng vào sản xuất. Đồng thời, giúp nông dân liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Điều chỉnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhân dân: Tỉnh rà soát, nắm chắc thực trạng nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất, trên có sở đó xây dựng Chương trình, đề án, chính sách giảm nghèo, thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022