Hải Quan Có Chấp Nhận Các Hợp Đồng Hình Thành Qua Các E-Mail Không?

7. Nêu các điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực.

8. Hợp đồng điện tử được hình thành vào thời điểm nào, địa điểm ở đâu?

9. Nêu một số nguồn luật điều chỉnh hợp đồng điện tử tại Việt Nam.

10.So sánh các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng điện tử trên thế giới và tại Việt Nam.


BÀI TẬP: Ký kết hợp đồng điện tử bằng email

TÌNH HUỐNG ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP:

Sau khi đã có một website với đầy đủ thông tin về công ty, danh mục sản phẩm, quy cách, ảnh sản phẩm, giá cả... vấn đề các công ty quan tâm là gửi thông điệp quảng cáo về công ty và giới thiệu website đến khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh các nguồn thông tin truyền thống, Internet tạo khả năng cho các công ty tiếp cận nguồn thông tin đầy đủ, phong phú và cập nhật trên các Danh bạ toàn cầu, danh bạ công ty của các nước, các tâm điểm thương mại, các sàn giao dịch B2B...

Dựa trên các nguồn thông tin xúc tiến thương mại này, công ty tiến hành gửi Email chào hàng đến các khách hàng tiềm năng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 360 trang tài liệu này.

Quy trình giao dịch sau minh họa các bước tiến hành sau khi đã tiếp cận và nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng tiềm năng.

CÂU HỎI:


1. Hỏi hàng, đặt hàng qua e-mail khác gì so với các phương tiện truyền thống?

2. Hợp đồng được hình thành như thế nào?

3. Nếu có tranh chấp thì lấy căn cứ nào để chứng minh đã có hợp đồng mua bán?

4. Các điều khoản được thoả thuận trên nhiều e-mail, tại các thời điểm khác nhau thì thời điểm nào được coi là thời điểm hình thành hợp đồng?

5. Giao dịch qua e-mail có ưu điểm và nhược điểm gì so với các hình thức giao dịch truyền thống?

6. Hải quan có chấp nhận các hợp đồng hình thành qua các e-mail không?

7. Khi khai hải quan, bộ tờ khai cần có hợp đồng thì lấy e-mail thay vào có được không?

8. Đánh máy tên giám đốc và công ty vào e-mail có được coi là chữ ký không?

9. Hai e-mail, một e-mail có các điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng và một e-mail có các điều khoản về giá, thời hạn giao hàng, phương

thức thanh toán... có thể thay thế hợp đồng được không?

10.

Trong toàn bộ quy trình giao dịch, hãy chỉ ra những vấn đề cần

chú ý để tránh những sai sót, tranh chấp có thể xảy ra.

Chương 2. Giao dịch điện tử


Thuật ngữ

Doanh nghiệp giữa doanh nghiệp (B2B): mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

B2C (E-tailing): mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Doanh nghiệp với người lao động (B2E): mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người lao động

Người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B): mô hình thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp

Nguời tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C):mô hình thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng với nhau.

Sàn giao dịch điện tử (Electronic marketplace): một website, tại đó người mua và người bán gặp nhau, trao đổi và giao dịch


2. Thanh toán điện tử


2.1. Tổng quan về thanh toán điện tử

Thanh toán chính là khâu hoàn thiện quy trình kinh doanh và việc đẩy nhanh quá trình quay vòng vốn là việc vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Lợi ích to lớn mà thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp đó là phương thức thanh toán điện tử an toàn và nhanh chóng. Thanh toán điện tử là một trong những vấn đề cốt yếu của thương mại điện tử. Thiếu hạ tầng thanh toán, chưa thể có thương mại điện tử hoàn toàn được. Do vậy, hệ thống thanh toán điện tử hiện nay là tâm điểm phát triển của các công ty nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn với chi phí thấp hơn. Những cải tiến trong thanh toán hàng hóa và dịch vụ hứa hẹn đem lại những cơ hội kinh doanh mới mẻ cho các doanh nghiệp.

2.1.1. Cuộc cách mạng về thanh toán

Theo Sapsford (xuất bản năm 2004): “một đồng tiền có thể sẽ là tất cả nếu con người muốn như thế”. Thế kỷ thứ 10 trước công nguyên, thực phẩm

Chương 2. Giao dịch điện tử

thường được đem ra trao đổi với nhau. Các đồng tiền bằng kim loại đã xuất hiện tại Hy lạp và Ấn độ khoảng giữa thế kỷ thứ 10 và 6 trước công nguyên và được dùng trong mua bán trong 2000 năm. Vào thời Trung cổ, các thương nhân Ý đã dùng phương thức thanh toán bằng Séc. Tại Mỹ, tiền giấy được phát hành tại bang Massachusetts vào năm 1960. Đến năm 1950, thẻ tín dụng được hãng Diners Club giới thiệu đến công chúng. Đến tận bây giờ, tiền giấy đã được sử dụng phổ biến nhất, còn Séc thì phổ biến trong việc thanh toán phi tiền mặt.

Ngày nay, chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng thanh toán, với phương thức thanh toán bằng thẻ điện tử đang dần thay thế cho thanh toán bằng tiền mặt và Séc. Năm 2003, việc sử dụng kết hợp giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong nội bộ công ty lần đầu tiên đã chiếm lĩnh ưu thế hơn việc thanh toán bằng tiền mặt và Séc ( theo thống kê năm 2004 của Cục dự trữ liên bang Mỹ). Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng chiếm khoảng 52% thanh toán nội bộ, còn lại là tiền mặt. Từ năm 1999 đến năm 2003, việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán đã tăng lên từ 21% đến 31%, trong khi thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống từ 39% còn 32% (theo thống kê năm 2004 của Cục dự trữ liên bang Mỹ).

Một số hình thức thanh toán yêu cầu cần có phần mềm và phần cứng để có thể hoạt động. Hầu hết các hình thức đó yêu cầu người sử dụng phải cài đặt các phần mềm chuyên dùng để có thể chấp nhận thanh toán.

2.1.2. Khái niệm về thanh toán điện tử

Khi kinh doanh trên mạng Internet doanh nghiệp và cá nhân có thể tiến hành và quản lý mọi giao dịch thông qua một hệ thống thanh toán mà chỉ cần một chiếc máy tính với một trình duyệt và kết nối mạng.

Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt. Theo nghĩa hẹp: thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet.

Chương 2. Giao dịch điện tử

Các phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến hiện nay bao gồm:

- Thẻ thanh toán

- Thẻ thông minh

- Ví điện tử

- Tiền điện tử

- Thanh tóan qua điện thoại di động

- Thanh toán điện tử tại các kiốt bán hàng

- Séc điện tử

- Thẻ mua hàng

- Thư tín dụng điện tử

- Chuyển tiền điện tử (EFT – Electronic Fund Transfering)

Trong các phương tiện thanh toán điện tử trên, thì thẻ thanh toán được coi là phương tiện phổ biến nhất, đặc biệt là thẻ tín dụng do tính tiện lợi và phổ dụng của nó (nhất là tại Mỹ và các nước phát triển). Ba loại thẻ thanh toán phổ biến gồm: thẻ tín dụng (credit card, là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu tới một hạn mức tín dụng nhất định), thẻ ghi nợ (debit card, là thẻ chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi) và thẻ mua hàng (charge card, là thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu và tiến hành thanh toán các khỏan chi tiêu đó định kỳ, thường vào cuối tháng). Các nhà cung cấp thẻ nổi tiếng và được chấp nhận nhất hiện nay là Visa, MasterCard, American Express Card và EuroPay. Trong 3 loại thẻ trên, thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổng giá trị các giao dịch qua mạng internet. Chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng giúp các doanh nghiệp xây dựng được niềm tin với khách hàng hơn, nâng cao doanh thu bán hàng do cung cấp giải pháp thanh toán tiện lợi và tiết kiệm cho doanh nghiệp thời gian và công sức để xử lý nghiệp vụ thanh toán.

Tại Việt Nam, hiện nay thanh toán điện tử qua mạng vẫn chưa phổ biến. Thanh toán điện tử đang được coi là một trở ngại lớn cho sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam. Một trong các nguyên nhân đó là chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh vấn đề thanh toán điện tử: các ngân hàng Việt Nam chưa liên kết được với các Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quốc tế để

Chương 2. Giao dịch điện tử

thanh toán qua mạng, hoặc các Ngân hàng Việt Nam chưa đủ khả năng công nghệ để cung cấp tài khoản thanh toán qua mạng cho khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp thương mại điện tử phải áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, kể cả kết hợp với các phương thức truyền thống như

Dưới đây là ví dụ về một doanh nghiệp bán lẻ qua mạng sử dụng một số hình thức thanh toán điện tử điển hình tại Việt Nam:

Các phương thức thanh toán của nhà sách Sông Hương

Website của nhà sách Sông Hương (www.songhuong.com.vn) chấp nhận các loại hình thanh toán như sau:

1) Thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp: Chỉ áp dụng cho khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh.

2) Chuyển khoản qua ngân hàng, thẻ ATM

3) Gửi tiền qua đường bưu điện

Sau khi khách hàng đã chuyển tiền vào tài khoản hoặc gửi tiền qua bưu điện, cần thông báo cho Nhà Sách để nhà sách kiểm tra và tiến hành giao hàng.

4) Thanh toán bằng thẻ tín dụng (credit card)

Phương thức này được áp dụng cả trong và ngoài nước. Khi sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, khách hàng sẽ được chuyển đến một giao diện mới, đó là trang thanh toán của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử mà nhà sách sử dụng 2 CheckOut. Tại đây, khách hàng cần nhập một số thông tin về thẻ tín dụng của mình và những thông tin này được thực hiện thông qua giao thức bảo mật tuyệt đối SSL. Khi nhận được thông tin thanh toán, 2 CheckOut sẽ tiến hành kiểm tra thẻ tín dụng. Sau đó, khách hàng sẽ nhận được thông báo chấp nhận hay không chấp nhận từ phía 2 CheckOut. Về phía Nhà Sách, khi nhận được thông báo chấp nhận thẻ tín dụng từ 2 CheckOut, Nhà Sách sẽ gửi hàng theo địa chỉ của khách hàng yêu cầu. Tất nhiên, nhà sách sẽ phải trả một khoản phí cho 2 CheckOut khi sử dụng dịch vụ này.

5) Thanh toán qua Western Union

Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh của Western Union bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, cheque hoặc bằng tài khoản (nếu có) để thanh

Chương 2. Giao dịch điện tử


toán cho các đơn đặt hàng ở Nhà Sách. Khách hàng đến bất kỳ dịch vụ nào của Western Union và điền vào phiếu gửi tiền địa chỉ của Nhà Sách. Khi đó, khách hàng sẽ nhận được biên lai với mã số chuyển tiền (gồm 10 số). Hoàn tất thủ tục chuyển tiền, khách hàng gửi email thông báo cho Nhà sách về các thông tin như: người gửi, nước gửi, số tiền và mã số chuyển tiền. Sau khi nhận được email, Nhà Sách sẽ gửi hàng theo yêu cầu của khách hàng.

Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt nam 2005 của Bộ Thương mại

Trong các hình thức thanh toán trên, hình thức thanh toán sử dụng thẻ tín dụng là nhanh nhất do khách hàng có thể đặt hàng qua mạng và thực hiện các giao dịch thanh toán ngay lập tức.

2.1.3. Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến

Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến trải qua các bước sau:

- Người mua hàng sau khi lựa chọn sản phẩm, quyết định mua hàng sẽ nhập vào các thông tin thẻ tín dụng lên trang web của người bán.

- Các thông tin thẻ tín dụng được gửi thẳng tới Ngân hàng mở merchant account (hoặc bên cung cấp dịch vụ thanh toán) mà không lưu tại máy chủ của Người bán

- Ngân hàng mở merchant account gửi các thông tin thẻ tín dụng tới Ngân hàng cấp thẻ tín dụng.

- Ngân hàng cấp thẻ tín dụng sau khi kiểm tra các thông tin sẽ phản hồi lại cho Ngân hàng mở merchant account. Phản hồi có thể là chấp nhận thanh toán (ghi có cho tài khoản của Người bán) hoặc từ chối.

- Dựa trên phản hồi của Ngân hàng cấp thẻ tín dụng, người bán sẽ thực hiện đơn hàng hoặc từ chối.

Toàn bộ quá trình trên chỉ diễn ra trong vài giây và do đó, người mua sẽ bị trừ tiền trên tài khoản đồng thời người bán cũng sẽ nhận được khoản thanh toán trong vài giây.


Hình 4.1. Quy trình thanh toán điện tử bằng thẻ tín dụng qua mạng

Chương 2. Giao dịch điện tử

thanh toán trực tiếp, thanh toán bằng chuyển tiền bưu điện, hoặc thanh toán qua thẻ ATM hay phát hành thẻ thanh toán trả trước Tham khảo thêm các phương thức thanh toán tại: http://vdcsieuthi.vnn.vn&

www.chodientu.com


Nguồn Turban Ecommerce 2004 Prentice hall Phân bổ chi phí trong quy trình thanh toán 1


Nguồn: Turban, Ecommerce, 2004, Prentice hall

* Phân bổ chi phí trong quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng:

Với những giao dịch thông thường, nếu giao dịch có giá trị 100 USD thì doanh nghiệp sẽ chỉ thu phí xử lý 0.16 USD và 2.5 USD cho Ngân hàng phát hành thẻ. Với những giao dịch có giá trị nhỏ (khoảng dưới 20 USD, ví dụ mua bài báo điện tử, trò chơi hay tải nhạc), các chi phí giao dịch tối thiểu có thể được áp dụng (thường là 25-35 cent hoặc 2%-3% giá trị giao dịch).

* Điều kiện để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng

Để chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, doanh nghiệp cần đảm bảo tính bảo mật qua mạng đối với các thông tin thanh toán thông qua giao thức SSL và SET . Tiếp theo, doanh nghiệp cần có Tài khoản chấp nhận thanh toán điện tử (Merchant Account) mở tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng và cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway).

Merchant account là một tài khoản đặc biệt, cho phép chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này. Payment gateway là một chuơng trình phần

Xem tất cả 360 trang.

Ngày đăng: 29/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí