Thực Trạng Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Về Giải Quyết Tranh Chấp Tiêu Dùng Bằng Toà Án


* Đối với hàng hoá

Thứ nhất, thiếu quy định về hàng hoá tiêu dùng mà người mua mua với tư cách là NTD

Hiện nay Tại Điều 3 k1 LBVQLNTD 2010 giải thích từ ngữ. "NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức". Trong "PLBVNTD 2010 không quy định hàng hóa. Tuy vậy, có thể hiểu được rằng: đó là những gì được phép lưu thông và được người mua, mua về để sử dụng cho các mục đích sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân và cho gia đình"[26, tr.27]. Đối với hàng hoá, từ gốc độ vừa nêu, có thể được hiểu rằng đối với hàng quá date, (ví dụ như: thực phẩm, dược phẩm) hoặc hàng bị lỗi mà đã có thông báo thu hồi thì không được phép lưu thông trên thị trường. Trong trường hợp này, nếu người sử dụng vẫn mua và sử dụng các loại hàng này thì không được xem là NTD. Trên thực tế, một số vấn đề bất cập mà pháp luật chưa quy định nhưng pháp luật không cấm, tuy nhiên pháp luật cần có quy định rỏ ràng công nhận hay không công nhận để bảo vệ người mua và sử dụng.

Vấn đề thứ nhất: ở Việtnam, hàng hoá đã qua sử dụng, bày bán trên thị trường có được phép lưu thông hay không và khi người mua và sử dụng thì họ có được xem là NTD hay không. (ví dụ: về áo, quần, giầy, bóp...). Hiện nay có rất nhiều cửa hàng mọc lên, họ bán và thu mua các đồ đã qua sử dụng như giày dép, quần áo, giỏ sách, thậm chí đồ cổ...rồi bán lại cho người mua. Mục đích của việc bán đồ cũ này là nhầm tận dụng được những thứ còn xài được, tiết kiệm chi phí cho người mua, và đặc biệt là bảo vệ môi trường. Vậy đồ cũ này có được xem là hàng hoá hay không, và đối tượng mua các mặt hàng cũ này có được xem là NTD hay không. Pháp luật vẫn không đề cập đến đối tượng này, và trong trường hợp này nên xếp đối tượng mua hàng này là gì? NTD hay chỉ là đối tượng người mua và sử dụng đồ cũ. Việc xác nhận đối tượng là NTD hay không phải là NTD đóng vai trò quan trọng trong tố tụng để giúp các cơ quan GQTC phân định được đối tượng thật sự có quyền đứng đơn với tư cách là NTD, và đủ điều kiện để khởi kiện lên Tòa khi có tranh chấp xảy ra để được hưởng quyền ưu tiên. Đối chiếu với pháp luật Anh quốc,


nếu người mua hàng hóa đã qua sử dụng hay còn gọi là hàng second hand, hoặc hàng hóa cũ đem ra bán đấu giá, mặc dù có sự mua bán nhưng người mua vẫn không được xem là NTD.

Vấn đề thứ hai: đối với hàng hoá mới nhưng bị lỗi nhỏ trong dây chuyền sản xuất, mẫu mã, vỏ hộp ngoài…chúng đã được khắc phục, được tân trang sửa chữa thành hàng mới, hoàn hảo. (không có thông báo thu hồi, huỷ bỏ hàng lỗi).

Hiện nay tại Việtnam “hàng mới” bị khuyết tật trong dây chuyền sản xuất.., đã được khắc phục, tân trang ngay trong chính hãng, và đem ra bán trên thị trường như là hàng hoá mới không bị khuyết tật, tuy nhiên khi thương nhân mang các hàng hoá này bán cho NTD với mức giá như giá hàng xịn, hàng zin 100%. PLBVQLNTD 2010 hiện nay không có quy định và định nghĩa về “hàng tân trang” cũng như các hàng tân trang trong chính hãng, trong khâu dây chuyền sản xuất bị khuyết tật, nếu có xảy ra các tranh chấp sẽ gây khó khăn trong việc giải quyết và bảo vệ lợi ích cho NTD. Việc thiếu quy định liên quan đến hàng tân trang là một trong các điều thiếu sót. NTD luôn chịu thiệt thòi, thiệt hại, và điều không công bằng là NTD sẽ mua các hàng hoá đã qua sửa chữa nhỏ này với một mức giá như một sản phẩm mới tương tự. Ví dụ: các hàng hoá được tân trang, sửa chữa trong chính hãng phổ biến hiện nay như: Iphone 11, Samsung… Ở Mỹ quy định một số hành vi đề cập trên là các hành vi lừa dối NTD, và quy định về hàng tân trang. Hàng hoá mới có khuyết tật đã sửa chữa “tân trang” mà nói là hàng mới sẽ vi phạm pháp luật cụ thể: tại mục 16, chương 1, phụ chương B, phần 20.1 (Deception generally) của luật về hàng hoá điện tử Liên bang (e-CFR) Electronic Code of Federal Regulations, điểm (a), (b), (c).

(a) nội dung đề cập điều bất cân xứng và lừa dối NTD khi sản phẩm được trưng bày với tư cách là 1 sản phẩm mới, chưa được sử dụng nhưng thực tế không phải thế. Sản phẩm đã được sử dụng trước đó, tân trang, hoặc chửa chữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

(b) nội dung đề cập điều bất cân xứng và lừa dối NTD khi sản phẩm không thông báo rỏ ràng…việc chào bán sản phẩm mới hoặc chưa qua sử dụng không ra thông tin trên sản phẩm, phải sử dụng các thuât ngữ phù hợp tương ứng với sản phẩm


Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 13

như: sản phẩm đã dùng rồi, secondhand, sửa chữa, thay mới, tân trang, cấu trúc lại, chế tạo lại…

(c) nội dung về lừa dối NTD khi trao bất kỳ phương tiện, công cụ cho người khác để lừa dối NTD sử dụng sản phẩm đã qua sử dụng [161].

Ở Mỹ có các quy định về hàng hoá mới có khuyết tật đã sửa chữa “tân trang”… NTD có toàn quyền lựa chọn cho mình một loại hàng hoá mới với mức giá của loại hàng hoá mới 100% hoặc hàng hoá đã được tân trang với một mức giá mềm hơn. Điều này cũng không có gì sai trái khi thương nhân bán các loại hàng hoá đã được tân trang cho NTD sử dụng, miễn sao đúng mục đích sử dụng và thương nhân không bán các loại hàng này giống như giá của hàng hoá mới.

Vấn đề thứ ba: chồng chéo, mâu thuẫn, không thống nhất vì chưa có khái niệm chung về hàng hoá. Tuy PLBVQLNTD 2010 chưa có khái niệm về hàng hóa, nhưng có thể được hiểu ngầm: hàng hóa là loại hàng được lưu thông và không bị pháp luật cấm, phải hợp pháp trên thị trường. Tuy nhiên vì hàng hoá không được quy định cụ thể, nên nhiều quy định pháp luật chưa mang tính chung nhất, gây mâu thuẫn nhau, chồng chéo. Ví dụ: LTM 2005 tại Điều 3 K2 điểm a, b đề cập rất chung chung, xem hàng hóa là “tất cả các loại động sản”, vậy thì bất kỳ thứ gì mà chuyển động được đều là hàng hoá. Quy định như trên chưa hợp lý ví dụ: trong trường hợp, một bộ phận nào đó trong cơ thể con người khi cho tặng cho người khác để cấy ghép...các bộ phận ấy có đựơc xem là hàng hóa hay không, và các bộ phận ấy có thể di chuyển bất kỳ nơi nào nếu ai đó cần đến chúng. Trong LTM 2005 không xem đất đai (bất động sản) là một loại hàng hóa mà chỉ công nhận những vật gắn liền với đất đai mới là hàng hóa. Tuy nhiên NĐ 43/2017/ND-CP có đề cập về bất động sản, xem bất động sản là loại hàng hoá. Nghị định về nhãn hàng hóa này thì gián tiếp xem bất động sản là một loại hàng hóa. Cụ thể đề cập: “những hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này” được quy định: tại NĐ 43/2017/ND-CP Điều 2 điểm a: bất động sản.

Vấn đề thứ tư: một số đồ như vàng mã, hàng mã…vàng mã có chính thức được xem là hàng hoá hay không. Luật cấm sử dụng vàng mã tại một số nơi quy


định, tuy nhiên việc kinh doanh vàng mã, nó lại nằm trong thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 2 K1 điểm k Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 về đối tượng chiụ thuế [14]. Điều này mâu thuẫn nếu hàng hoá nào bị cấm, thì sẽ không thu thuế, chỉ thu thuế bất kỳ hàng hoá nào hợp pháp. Đây là lỗ hổng pháp lý cần được khắc phục. Riêng đối với hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học không phải là đối tượng chịu thuế, miễn thuế [20]. Ngoài ra vẫn có một số hàng hóa mà pháp luật không cấm cũng không công nhận, không đề cập rỏ ràng, ví dụ: đồ ve chai, phế liệu…có được xem là hàng hoá hay không.

Tóm lại: cần phải có định nghĩa về hàng hoá. Việc định nghĩa và phân loại hàng hoá đóng vai trò quan trọng trong PLBVQLNTD, nếu không có định nghĩa, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc phân định loại hàng nào mà người mua khi mua thì họ mới là NTD, và loại hàng nào mà NTD được phép sử dụng. Đồng thời nếu không có khái niệm về hàng hóa trong tiêu dùng, không có sự thống nhất, không có sự đồng bộ được pháp luật quy định chặt chẽ thì sẽ dẫn đến rất nhiều tình trạng hiểu lầm, luật này có thể quy định khác luật kia. Pháp luật cũng sẽ không thể nào phát huy hết vai trò và sức mạnh của mình, Toà án sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, và bảo vệ NTD.

Thứ 2, về hàng hoá ảo, Tòa án không thể giải quyết được khi có đơn khởi kiện đối với vụ kiện liên quan đến tài sản là hàng hoá ảo

Mỗi người đều có tố quyền của mình được quy định bởi pháp luật cụ thể: Điều 4 quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Về quy tắc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tự mình hoặc nhờ người khác khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 4 k1 BLTTDS 2015). Tòa án cũng không được từ chối giải quyết (Điều 4 k2 BLTTDS 2015). Tuy nhiên không có luật thì khó có thể giải quyết, hoặc không thể giải quyết. Trường hợp: khi một người mua hàng hóa ảo trên mạng trong game với một cá nhân khác bằng tiền thật. Nếu không may xảy ra tranh chấp về hư hao, mòn bớt độ bền của hàng hóa, thậm chí không giao hàng, hoặc có một số người dùng chương trình hack lấy đi những món hàng trên và giao dịch bán cho người khác. Người mua khởi kiện vụ việc lên Tòa


án, Tòa án không thể từ chối giải quyết tranh chấp, nhưng giải quyết không được vì Tòa án cho là hàng hóa, đồ đạc, vật dụng trong game là ảo, chẳng qua nó chỉ là một đoạn mã không có thật nên không thể giải quyết. Rõ ràng người mua ở đây chính là chủ thể trong quan hệ tiêu dùng. Người mua này có đủ điều kiện được xem là NTD theo quy định của LBVQLNTD 2010. NTD ở đây chính là người mua và sử dụng hàng hóa cho mục đích tiêu dùng riêng cho cá nhân mình và người bán cũng chính là cá nhân hoặc tổ chức mua bán, cung ứng, tiêu thụ hàng hóa cho NTD vì mục đích sinh lợi. Người mua ở đây khi mua hàng hóa, dịch vụ họ trả bằng tiền thật để mua một món hàng trong game. Người bán hàng hóa ảo lấy tiền thật, và người mua nhận hàng hóa ảo trả tiền thật.

- Tại Việt Nam trước đây có một trường hợp người mua cây đao của ngủ độc giáo trong game võ lâm truyền kỳ do Vinagame quản lý. Người mua đã giao dịch với người bán một cây đao bằng tiền thật có giá trị cao, nhưng khi về đến nhà thì không còn thấy cái đao trong rương. Ngừơi mua đòi kiện ra Tòa, Tòa không thể giải quyết mặc dù có sự mua bán trao đổi bằng tiền thật. Một số nhà cung cấp game còn bán những món hàng được mua bằng tiền thật thông qua thẻ cào game chẳng hạn như họ bán kim nguyên bảo, kim cương trong game được mua bằng tiền trong thẻ thanh toán, những tiền ảo trong game đựơc nhà cung cấp bán trong game trực tuyến cho người chơi bằng tiền thật. Tuy nhiên người mua hàng hóa ảo không được Tòa án bảo vệ về quyền và lợi ích chính đáng của mình. Pháp luật Việt Nam không có quy định đối với việc mua hàng hóa hảo. Hàng hóa ảo là một loại hàng hóa mà pháp luật không cấm, nhưng cũng không đề cập.

- Ở Trung Quốc công nghệ game phát triển rất nhiều, nên họ có những cách thức giải quyết cho lĩnh vực game. Nếu ai đó bán buôn hàng ảo trong game mà không sòng phẳng, hoặc tự ý lấy tài sản của người khác trong game thì họ sẽ bị pháp luật trừng trị, bị Tòa án đưa ra xét xử để GQTC khi có đơn khởi kiện. Trung Quốc là một nước tiên phong và đột phá trong việc ban hành pháp luật, công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hàng hóa ảo của người sở hữu [136]. Trung Quốc là một


trong các quốc gia trên thế giới đã công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản ảo trong thế giới ảo của người sử dụng (người chơi game).

- Hàn Quốc có “đạo luật xúc tiến kinh doanh về game” công nhận vật phẩm hàng hóa ảo. Đạo luật cấm việc trao đổi hàng hóa ảo mang tính chất thương mại nhưng luật lại công nhận cho phép trao đổi hàng hóa ảo phi thương mại, không vì mục đích thương mại. Vấn đề này được quy định trong đạo luật xúc tiến kinh doanh game, quy định tại phần cấm thực hiện [146].

- Đài Loan: Bộ Tư pháp công nhận quyền tài sản ảo trong game online được quy định trong luật Đài Loan. Người sở hữu tài sản ảo có quyền quản lý về tài sản có giá trị, họ có quyền tự do mua bán, trao đổi, và chuyển nhượng dù những tài sản có giá trị đó là tài sản ảo trong thế giới ảo. Tài sản có giá trị trong thế giới ảo cũng giống như tài sản có giá trị trong thế giới thực. Suy cho cùng, giá trị của tài sản ảo cũng không khác gì với giá trị của tài sản thực, vì chúng được mua bằng tiền thật trong đời sống [135].

Hiện nay pháp luật nên tạo ra quy định riêng về tài sản ảo bao gồm hàng hoá ảo trong thế giới ảo là điều rất cần thiết để bảo vệ người sử dụng, và để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thế giới ảo. Trên thực tế người sử dụng tài sản ảo, họ đã bỏ thời gian, tâm trí, sức khỏe, tiền bạc, công sức để đầu tư tìm kiếm trao đổi mua các món hàng ảo với mục đích sở hữu được các món đồ đấy. Nếu không công nhận những món đồ đấy là của người sử dụng hoặc những món đồ đó thuộc về người sử dụng, thì sẽ không hợp lý. Trong xã hội ngày nay vấn đề liên quan đến hàng hóa, tài sản ảo nói riêng, và thế giới ảo nói chung đã và đang phát triển trên toàn thế giới. Việc công nhận tài sản ảo là điều cần thiết và trên hết cần thiết phải có luật riêng đối với tài sản ảo để khi có các tranh chấp xảy ra, lúc đấy những người có nghĩa vụ GQTC có căn cứ để giải quyết. Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có quy định về tài sản, hàng hóa ảo. Đây là mặt còn hạn chế trong hệ thống pháp luật, và việc bảo vệ NTD trong GQTC có liên quan đến tài sản ảo vẫn khó có thể thực hiện được vì không có căn cứ để giải quyết.


3.1.2. Thực trạng pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Toà án

* Đối với vấn đề về thủ tục

Thứ nhất, thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp bằng Toà án

Đối với việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án đựơc quy định tại Điều 41 K2 LBVQLNTD 2010 về việc giải quyết tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng thủ tục đơn giản. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiêu dùng được trao cho Tòa dân sự. Thủ tục tố tụng dân sự truyền thống sẽ được sử dụng chung để giải quyết tranh chấp trong tiêu dùng, cách tổ chức này thường có ở các nước theo dòng pháp luật common law, điển hình là nước Anh, Mỹ. Đây cũng là một trong những cách thức phổ biến mà các quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam sử dụng hiện nay. Khi sử dụng chung thủ tục tố tụng dân sự đối với lĩnh vực tiêu dùng sẽ hạn chế được sự mâu thuẫn, chồng chéo của pháp luật. Luật chuyên ngành sẽ bổ sung một số chi tiết riêng kết hợp với thủ tục tố tụng dân sự truyền thống để GQTC và bảo vệ quyền lợi cho NTD. Thủ tục đơn giản này sẽ được áp dụng đối với các tranh chấp có yêu tố đơn giản, có chứng cứ rõ ràng, không có tính chất phức tạp, rắc rối...

Một là, tại Điều 41 k2 LBVQLNTD 2010, đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD sẽ được ưu tiên giải quyết theo “thủ tục đơn giản”, thủ tục này theo quy định của BLTTDS 2015 khi có đủ các điều kiện mà LBVQLNTD 2010 yêu cầu. Có thể thấy đây là một quy định bổ sung, tuy nhiên khi xem xét về “điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn” được quy định tại Điều 317 BLTTDS 2015 từ k1 - k4, không thấy bất kỳ cụm từ nào gọi là “thủ tục đơn giản”. Toàn bộ Điều 317 BLTTDS 2015 chỉ đề cập và quy định đối với “thủ tục rút gọn”. Điều này chưa hợp lý và chưa chính xác về từ ngữ và có thể gây cho người đọc hiểu nhầm là 2 hình thức. Ở nước ngoài, cụ thể ở nước Canada: “thủ tục đơn giản” và “xét xử rút gọn” cách hình thức này cũng có thể làm cho mọi người hiểu nhầm là 2 hình thức. Hình thức xét xử rút gọn (summary trial) được quy định theo luật ở tỉnh phía tây Canada.


Hình thức thủ tục đơn giản (simplified procedure) được quy định theo luật ở tỉnh phía đông Canada [57, tr.34].

Đối với hình thức này, từ ngữ được nhà làm luật sử dụng không đồng nhất, rất dể làm cho người đọc hiểu nhầm là hai hình thức khác nhau. Khi xây dựng văn bản pháp luật nên sử dụng chính xác về nghĩa của từ, chính xác về từ ngữ, cụm từ. Ngôn ngữ trong văn bản cần tính chính xác, đồng bộ, và thống nhất với nhau về nghĩa, về cách viết, cách dùng từ. Theo Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, ngôn ngữ sử dụng phải chính xác [3]. Đối với cụm từ “đơn giản" và "rút gọn” chưa thống nhất với nhau về cách viết. Theo Từ điển tiếng Việt “đơn giản” mang ý nghĩa chính: “không phức tạp, không rắc rối” [91, tr.442]. “Rút gọn” mang ý nghĩa chính: làm cho hình thức ngắn gọn hơn, dể dàng hơn. Tóm lại cách thức sử dụng ngôn từ trong pháp luật được quy định giữa LBVQLNTD 2010 với BLTTDS 2015 chưa mang tính chính xác, chưa đồng bộ và chưa thống nhất với nhau về cách viết. Điều này có thể chưa hợp lý, và dễ gây hiểu lầm cho người đọc tưởng nhầm là hai hình thức khác nhau.

Hai là, đối với vụ án đơn giản giải quyết theo LBVQLNTD tại một số quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, tổ chức, cá nhân chỉ cần cung cấp chứng cứ tại phiên Toà, tại thời điểm Toà bắt đầu xét xử, hoặc trong lúc đang xét xử, vẫn được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên ở Việt Nam không có cơ chế đó.

Ba là, theo pháp luật Việtnam, thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 317 BLTTDS 2015 và thủ tục đơn giản Điều 41 k2 LBVQLNTD 2010 cả hai về bản chất có một số yếu tố tương tự gần như nhau: đều giải quyết những tranh chấp không mang tính rắc rối, phức tạp. Tuy nhiên, vấn đề khác nhau cơ bản giữa tranh chấp theo thủ tục đơn giản và thủ tục rút gọn:

- Đối với thủ tục rút gọn trong BLTTDS 2015: khi GQTC theo thủ tục rút gọn cần phải đáp ứng một số điều kiện ví dụ: những vụ án đơn giản, không mang tính phức tạp, về vấn đề chứng cứ chỉ cần xuất trình chứng cứ là đủ, không cần đi thẩm tra. Ngoài ra nếu có sự việc thẩm tra hoặc xuất hiện vai trò của người thứ ba, có người phản tố, yêu cầu độc lập, phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí