Xây Dựng Tập Thể Tích Cực, Môi Trường Lớp Học Thân Thiện;

thể lớp CN, giúp các em điều chỉnh, thay đổi, thái độ, hành vi của mình để các em có được tương lai tốt đẹp hơn.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Tìm hiểu nguyên nhân tại sao các em HS có hành vi, thái độ không nghiêm

túc.

- Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: "Bản chất con người là

sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Như vậy những hiện tượng HS cá biệt không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất định.

+ Nguyên nhân về phía gia đình: Môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em. Những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành nhân cách các em. Hiện nay nhiều gia đình vì mưu sinh, cả vợ chồng đều đi làm ăn xa, phó mặc con cái cho ông bà hoặc chị em chăm sóc lẫn nhau, một số HS chưa tự giác và thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học .

+ Nguyên nhân về phía nhà trường : Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi niềm tin vào việc giáo dục con em của họ. Trong thực tế cũng có vài trường hợp nhà trường chưa thực hiện được đầy đủ chức năng, GVCN chưa nhiệt tình, chưa có tâm huyết, ngại khó, đối xử thiếu công bằng với các em, chưa làm tròn trách nhiệm.

+ Nguyên nhân về phía môi trường xã hội: Hiện nay ngoài sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau, xã hội cũng có mặt trái xuất hiện những ảnh hưởng xấu không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như Internet, game oline, bida, karaoke... ngoài những mặt tích cực thì đã lôi kéo không ít HS vào đam mê những trò chơi vô bổ. Hiện tượng HS trốn học để chơi điện tử game oline có nội dung xấu , bi da, đánh bạc... là chuyện thường ngày. Có em hết tiền lại nảy sinh hành vi trộm cắp, cướp giật, gây ảnh hưởng tâm lý cục bộ, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường gia tăng.

+ Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em: Bộ phận HS có ý thức học tập chưa tốt, lười biếng trong việc đến lớp để thực sự học hành. Những HS cá biệt ta thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách.

* Phân nhóm các em học sinh cá biệt :

Để dễ dàng cho việc giáo dục và quản lí học sinh cá biệt thì người GVCN cần phải phân nhóm được tình trạng các học sinh cá biệt trong lớp học của mình. Thông thường chia học sinh cá biệt ra bốn nhóm:

1- Gây gổ đánh nhau, kết bè thành băng nhóm. 2- Bỏ giờ trốn học dẫn đến học tập sa sút hơn. 3- Nghịch phá, thiếu nghiêm túc trong học tập.

4- Đua đòi, không nghe lời thầy cô giáo, cha mẹ.

* Đưa ra cách ứng xử phù hợp cho từng nhóm:

- Ở nhóm thứ 1 : HS thường có thể lực phát triển, phát sinh tâm lý đua đòi, làm “anh hùng” ở tuổi mới lớn, thường xuất hiện ở đầu lớp 10 mới vào trường; tuổi dễ bị kích động, lôi kéo thành băng nhóm, thích gây gỗ đánh nhau. Nhóm này, chúng ta cần giáo dục quản lý tốt, đồng thời chúng ta phải kết hợp với cả chính quyền địa phương để giáo dục, cần thiết áp dụng các biện pháp kỷ luật.

+ Ở nhóm thứ 2,3: Chúng ta cần giáo dục bằng cách nói chuyện riêng nhỏ nhẹ tác động tâm lý để các em có thể nhận ra khuyết điểm và sửa chữa.

+ Ở nhóm thứ 4 : Chúng ta cần tìm hiểu tâm tư tình cảm riêng của các em và kết hợp với gia đình để giáo dục, quản lí các em.

* Kết hợp phụ huynh HS giáo các trường hợp học sinh cá biệt.

Lập sổ theo dõi HS nhằm quản lí các vi phạm của HS cá biệt, mời PHHS các em HS cá biệt đến làm việc. Thường thì HS cá biệt lại rơi vào gia đình “cá biệt” thường không quan tâm đến việc học của con em, hoặc không dám đối diện với sự thật về những sai phạm của con mình.Với biện pháp này GVCN có thể thường xuyên trao đổi với PHSH của các em cá biệt qua đó kịp thời giáo dục, chấn chỉnh những sai phạm của các em.

* Kết hợp GVCN và công an thị trấn thành lập mô hình giáo dục.

Lập danh sách những học sinh cá biệt vào mô hình quản lí, đồng thời kết hợp cùng chính quyền địa phương, cụ thể là lực lượng công an thị trấn, các đoàn thể thị trấn tổ chức giáo dục tuyên truyền cho các em HS cá biệt vi phạm về nội qui bên trong nhà trường cũng như vi phạm pháp luật ngoài nhà trường còn nằm trong danh sách.

Tóm lại, giáo dục HS cá biệt đòi hỏi người GVCN phải có tâm, kiên trì trong giáo dục, không được bỏ cuộc.Có được năng lực này GVCN phải thường xuyên rèn luyện, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ từng tình huống cụ thể.Giáo dục được một HS cá biệt là niềm hạnh phúc của người giáo viên và chắc chắn sau này có những học trò này không bao giờ quên thầy cô của mình.

3.3.2.4. Xây dựng tập thể tích cực, môi trường lớp học thân thiện;

a) Mục tiêu

Nâng cao năng lực cho GVCN thực hiện xây dựng tập thể tích cực, tạo sự đoàn kết mọi thành viên trong lớp học. Tạo mối quan hệ, tương tác giữa GV và HS, giữa HS với HS tuân thủ nguyên tắc dân chủ, tôn trọng quyền và nhu cầu, có không khí thân thiện tạo ra môi trường thông cảm, chia sẽ, hợp tác trong lớp học. Đây là yếu tố không thể thiếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, giáo dục.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thứ nhất, xây dựng lớp tự quản:

- Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó, bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải HS nào cũng đảm nhiệm được.

- Bầu ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể:

+ Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.

+ Lớp phó HT: Theo dõi về mặt học tập của lớp, bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng.

+ Lớp phó Lao động – Kỉ luật: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh của lớp, phân công trực nhật.

+ Lớp phó Văn thể: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường tổ chức.

+ Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp.

Thứ hai, xây dựng mối quan hệ thầy- trò; quan hệ bạn bè thân thiện, tích cực.

- Giáo dục HS lớp CN luôn có thái độ tôn trọng, lễ phép với giáo viên.

- Hàng ngày, thường xuyên khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm, tìm ra ngững ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em.

- Tạo mối quan hệ gần gũi thầy trò, luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em, tuy nhiên cũng phải giữ khoảng cách thầy trò.

- GVCN tạo hộp thư “Điều em muốn nói”, khuyến khích HS tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của thầy cô và bạn bè. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều gì chưa tốt GVCN phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với HS, từ đó mọi thành viên trong lớp và cả giáo viên phải điều chỉnh theo hướng tích cực.

- GVCN nên tham gia kết bạn với HS trên mạng xã hội facebook hoặc zalo để GVCN theo dõi biết được những tâm tư, suy nghĩ của các em, kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ lệch lạc, hành động tiêu cực.

Thứ ba, trang trí lớp học thoáng, khoa học- sạch- đẹp- an toàn.

- Trước tiên phải giữ gìn vệ sinh lớp học, phân công cụ thể từng HS trực nhật hàng ngày, không phân công theo tổ hoặc nhóm, như thế các em sẽ đỗ trách nhiệm cho nhau.

- Tổ chức cho lớp trang trí lớp học, trồng cây xanh, dán khẩu hiệu trong lớp

học.


3.3.2.5. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp.

a) Mục tiêu:

Nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động của tiết sinh hoạt lớp, tổ chức hiệu quả giờ sinh hoạt lớp, tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng phương hướng cho tuần học tiếp theo. Bên cạnh đó, giờ sinh hoạt lớp phải tạo cho HS một tâm lý thoải mái gần gũi, sẵn sàng chia sẻ với giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc sống. Qua giờ sinh hoạt lớp để giáo dục đạo đức HS, giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, các kỹ năng mềm khác.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Thứ nhất, công tác chuẩn bị:

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp.

+ Nắm các thông tin phổ biến của nhà trường.

Thứ hai, Tổ chức cho HS tự điều hành giờ sinh hoạt.

Thầy cô hãy coi đây là một cuộc họp và người điều hành cuộc họp này chính là HS, là ban cán sự lớp. Các thành viên trong ban cán sự lớp có trách nhiệm thống kê, tổng hợp các hoạt động diễn ra trong tuần theo chức vụ đã được phân công. Lớp trưởng là người giao việc, các lớp phó và tổ trưởng báo cáo. Ban cán sự lớp nêu ra các cá nhân chưa thực hiện tốt, cũng như biểu dương, khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt, nổi bậc trong tuần.

Cho HS thời gian tự nhận lỗi của mình để dạy các em ý thức tự giác và biết sửa lỗi, sống có trách nhiệm hơn. Hãy cho HS được quyền nói, tự nhận xét để đảm bảo sự công bằng và khuyến khích các em thể hiện phát triển ý kiến của mình trước tập thể.

- Thứ ba, tiến hành giờ sinh hoạt CN

+ Hoạt động 1: Các tổ báo cáo (Tự kiểm điểm) (7 phút).

+ Hoạt động 2: Lớp trưởng hoặc lớp phó tổng hợp đánh giá từng mặt mạnh, yếu của các tổ. Tuyên dương những bạn có điểm tốt, làm việc tốt, phê bình những học sinh vi phạm nội qui, bịđiểm yếu và nêu rõ hình thức kỉ luật (7 phút).

+ Hoạt động 3: Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (6 phút). Nêu ưu điểm, biểu dương HS chấp hành tốt nội quy, thực hiện tốt nhiệm vụ do GVCN phân công. Nêu khuyết điểm, nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm, thi hành kỉ luật đối với từng học sinh vi phạm tùy theo mức độ năng nhẹ mà nhắc nhở, khiển trách. Triển khai kế hoạch của nhà trường.

+ Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch cho tuần tới (10 phút).

+ Hoạt động 5: Các hoạt động khác (15 phút)

Thứ tư, tổ chức một số hoạt động khác trong giờ sinh hoạt lớp.

- Sinh hoạt theo chủ đề, nội dung sinh hoạt có thể là các hoạt động trao đổi phương pháp học tập, sinh hoạt tập thể, thi hùng biện, nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với các ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước.

- Khuyến khích các em hát hoặc thể hiện các tài năng khác của bản thân sẽ giúp các em tự tin hơn trước tập thể. Hoạt động này còn giúp lớp học thoải mái, đoàn kết hơn và khiến cho HS yêu lớp học của mình hơn.Nếu giáo viên cũng đóng góp tham gia các hoạt động này thì tiết sinh hoạt còn thú vị hơn nhiều, khoảng cách giữa GVCN với học trò sẽ gần giũ hơn.

3.3.2.6. Điều kiện để thực hiện nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

- Nhân lực: Cần có sự hỗ trợ của các lực lượng trong nhà trường, quan trọng nhất là sự phấn đấu, cố gắng học hỏi, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của GVCN. Sự hỗ trợ của các lực lượng GVBM, Đoàn thanh niên, PHHS. Nhà trường cần tồ chức các hình thức bồi dưỡng như:

+ Cử GVCN tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng CN lớp.

+ Tham gia các cuộc hội thảo về công tác CN lớp.

+ Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ làm công tác CN lớp.

+ Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về hoạt độngCN lớp.

+ Tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các GVCN giỏi ở các trường bạn.

Đây là những hình thức cần thiết để bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVCN.

Khi khảo sát cho thấy các trường đều chưa thực hiện tốt, có một số hình thức chưa bao giờ trường thực hiên.

- Vật lực: CSVC - KT, trang thiết bị (hội trường, máy tính, máy chiếu, sách tham khảo,…) phải đảm bảo đầy đủ nhằm phục vụ tốt cho các lớp tập huấn và tuyên truyền cho GV, HS.

- Tài chính: nhà trường cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cả về vật chất cho các hoạt động tham gia các cuộc hội, tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ làm công tác CN lớp, tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các GVCN giỏi ở các trường bạn.

3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp.‌

Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lí. Đó là công việc hoạt động, nghiệp vụ của người quản lí ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện, để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu, đạt đến mức nào.Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển.

a) Mục tiêu:

Kiểm tra, đánh giá là nội dung quan trọng, không thể thiếu của hoạt động quản lý. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động của GVCN lớp để người quản lí nắm bắt kịp thời mọi diễn biến, tình hình hoạt động các lớp trong nhà trường. Từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, đưa ra phương án giải quyết kịp thới những vấn đề phát sinh, qua kiểm tra giúp GVCN nhận ra các ưu điểm, hạn chế của bản thân cùng hoàn thiện và hướng đến các hoạt động GD có hiệu quả hơn.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra HĐ GVCN lớp theo tháng, HK, năm học.

- Kế hoạch kiểm tra hoạt động của GVCN lớp ở nhà trường là một bộ phận của kế hoạch năm học, đồng thời là khâu quan trọng của chu trình quản lý. HT xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, thực tế, điều kiện cụ thể của nhà trường và có tính khả thi.

- Kế hoạch kiểm tra phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian được kiểm tra, lực lượng kiểm tra.

- Kế hoạch kiểm tra cần được công bố công khai ngay từ đầu năm học phải được tóm tắt công khai ở văn phòng, phòng giáo viên.

- Kế hoạch kiểm tra có thể thiết kế theo mẫu như sau:

+ Kế hoạch kiểm tra cả năm




Thời gian

Đối tượng kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Lực lượng kiểm tra

Tháng 9





Tháng 10





….





Tháng 8





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long - 12


+ Kế hoạch kiểm tra tháng: Kế hoạch kiểm tra tháng phải dựa vào kế hoạch kiểm tra cả năm, nhưng cụ thể hơn, chi tiết hơn. Chỉ rõ thời gian kiểm tra theo tuần, cụ thể phương pháp kiểm tra và hình thức kiểm tra.



Thời gian


Đối tượng kiểm tra


Nội dung kiểm tra

Hình thức Kiểm tra

Phương pháp kiểm tra


Lực lượng kiểm tra

Tuần 1






Tuần 2






Tuần 3






Tuần 4






..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023