Những Biện Pháp Hỗ Trợ Của Nhà Nước Đối Với Các Doanh Nghiệp Trong Quá Trình Cổ Phần Hóa

cấm mua cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như các quy định về xử lý vấn đề nợ hay lực lượng lao động “dôi dư”. Mức độ rò ràng, minh bạch và tính hợp lý của các quy định này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình cổ phần hóa và khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Các quy định pháp quy liên quan đến việc thực hiện quyền sở hữu của cổ đông nhà nước cũng như cách thức mà nhà nước can thiệp vào quá trình vận hành của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, nhất là trong trường hợp vẫn nắm một lượng cổ phần đáng kể. Sự thiếu rành mạch của các quy định kiểu này có ngăn cản những thay đổi tích cực trong phương thức quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa cũng như bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích thực sự của nhà nước trong doanh nghiệp.

2.3.3. Những biện pháp hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa

Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh trong quá trình cổ phần hóa cần nhận được sự hỗ trợ, trợ giúp trực tiếp của nhà nước khi chúng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Cổ phần hóa một DNNN chỉ trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tiềm năng khi triển vọng kinh doanh tương lai của doanh nghiệp là sáng sủa, có thể dự đoán được. Điều này tùy thuộc nhiều vào kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp. Nói chung, các DNNN thua lỗ, nhà nước không muốn nắm giữ, khó trở thành đối tượng mà các nhà đầu tư quan tâm. Trong nhiều trường hợp, để xúc tiến quá trình cổ phần hóa, nhà nước phải có sự hỗ trợ về vốn liếng, đầu tư công nghệ và những sự trợ giúp khác nhằm khắc phục những khó khăn hiện thời của doanh nghiệp và cải thiện kết quả kinh doanh của nó.

Những hỗ trợ tài chính của nhà nước trong việc khoanh nợ, xử lý nợ tồn đọng, bảo đảm chế độ an sinh xã hội cho những người lao động thuộc

diện “dôi dư” …cũng giúp làm dịu đi những khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối diện trong tiến trình cổ phần hóa.

2.3.4. Các thiết chế hỗ trợ quá trình CPH DNNN.


Quá trình chuyển đổi sở hữu gắn liền với tiến trình cổ phần hóa diễn ra thuận lợi hay không, những vấn đề phát sinh có thể giải quyết dễ dàng hay khó khăn tùy thuộc nhiều vào mức độ phát triển của các thể chế thị trường và các khuôn khổ pháp lý đi kèm với nó. Chẳng hạn, việc định giá tài sản doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn khi thị trường chứng khoán phát triển, vận hành hiệu quả, các hoạt động đầu cơ, bóp méo giá cả hay gian lận trên thị trường được ngăn chặn hữu hiệu; các tài sản, bao gồm cả đất đai, dễ dàng được chuyển đổi, giao dịch và định giá thông qua các công ty tài chính, công ty định giá trị doanh nghiệp.. Thông qua việc phát triển và hoàn thiện thị trường lao động, xây dựng và hoàn thiện các bộ luật lao động, bảo trợ xã hội và hệ thống an sinh xã hội, nhà nước có thể tháo gỡ được nhiều khó khăn phát sinh từ quá trình sắp xếp lại đội ngũ lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa. Thông qua các quy định pháp lý hữu hiệu về chế độ kế toán, kiểm toán các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cần cổ phần hóa sẽ trở nên minh bạch hơn. Khi thị trường và các tổ chức mua, bán nợ ra đời và phát triển, khi luật hợp đồng được thực thi, việc xử lý các khoản nợ tồn đọng trong các DNNN trước cổ phần hóa cũng có điều kiện thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2.3.5. Đội ngũ cán bộ làm công tác CPH.

Việc xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong tiến trình CPH DNNN phụ thuộc trực tiếp vào số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, triển khai, giám sát các chương trình, kế hoạch CPH. Khi đội ngũ này có quyền hạn, trách nhiệm rò ràng, có năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp cao, có khả năng phát hiện cũng như xử lý các vấn đề nảy sinh trên cơ sở pháp luật và chính sách CPH cũng như sự

phối hợp các lực lượng, tổ chức có liên quan thì việc xử lý các vấn đề kinh tế

- xã hội xuất hiện trong quá trình CPH trở nên thông suốt và hiệu quả hơn.

2.3.6. Nhận thức xã hội về quá trình CPH DNNN.

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình CPH DNNN và việc xử lý chúng còn bị ảnh hưởng bởi nhận thức và tâm lý xã hội nói chung về bản chất và nội dung của quá trình CPH. Ở các nền kinh tế chuyển đổi, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển, những e ngại và nhận thức lệch lạc về CPH DNNN còn bắt nguồn từ chỗ: nhận thức xã hội về mô hình kinh tế thị trường, về vị trí và sự phân công chức năng giữa khu vực công và khu vực tư, về vai trò của nhà nước trong tương quan với thị trường vẫn chứa đựng nhiều định kiến. Chẳng hạn, tuy người ta có thể thừa nhận kinh tế thị trường, thừa nhận sở hữu tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế song lại vẫn ngấm ngấm hay công khai thừa nhận vị thế đặc biệt của khu vực kinh tế nhà nước trong đó có các DNNN. Hệ quả là: khu vực DNNN ở những mức độ khác nhau vẫn được nhận được các ưu đãi (trong tiếp cận thị trường, đất đai hay tín dụng…) nhất định, khiến cho sân chơi chung của các “thành phần kinh tế trở nên không bình đẳng trên thực tế. Điều này một mặt làm tăng khó khăn cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân, trong đó có các DN sau cổ phần hóa, làm giảm tính hấp dẫn của mô hình DN cổ phần, mặt khác, nó khích lệ những người muốn níu kéo và duy trì DNNN dưới hình thức cũ, ngay cả khi nó cần được cải tổ thông qua cổ phần hóa. Những người được hưởng lợi từ việc duy trì các DNNN có liên quan có động cơ tự nhiên để thừa nhận và bảo vệ các quan điểm hay cách nhìn như vậy, cho dù nó có thể gây ra tổn hại đối với lợi ích xã hội chung. Điều này thường tạo ra sự ngập ngừng trong việc tiến hành cổ phần hóa, ngay cả khi nó được tuyên bố và được lên kế hoạch chi tiết.

2.4. Thực tiễn giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong quá trình này ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Thanh Hóa

2.4.1. Thực tiễn giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong quá trình này ở một số địa phương

Sau một thời gian dài tiến hành CPH DNNN, nhiều địa phương đã đạt những thành tựu đáng kể. Để đúc rút bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Thanh Hóa, Luận án chọn địa bàn nghiên cứu là các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên - Huế và Nam Định vì đây là những tỉnh có điều kiện địa lý, kinh tế và văn hóa, xã hội khá tương đồng với tỉnh Thanh Hóa.

2.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An


Nghệ An là một tỉnh lớn, bắt đầu thực hiện thí điểm CPH từ năm 1998. Nhận thức rò vấn đề, Tỉnh đã sớm chỉ đạo để vượt qua 3 trở ngại lớn là: (1) Loại bỏ thái độ chần chừ của các sở chủ quản, các giám đốc DNN trong CPH;

(2) Phá bỏ rào cản về tài chính và xử lý linh hoạt các tài sản của DNNN thuộc diện CPH; và (3) Giải quyết dứt điểm vấn đề lao động dôi dư theo hướng có lợi nhất cho người lao động.

Trong quá trình thực thi chương trình CPH, Nghệ An luôn coi trọng và quan tâm công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo và và người lao động trong các doanh nghiệp CPH. Nhờ nhận thức đúng về ý nghĩa của chủ trương CPH DNNN, về lợi ích dài hạn của tiến trình này cũng như những biện pháp hỗ trợ có thể của nhà nước tâm lý chần chừ, e ngại hay chống đối CPH phần nào được hạn chế..

Đặc biệt, trong quá trình CPH, Tỉnh thường xuyên chỉ đạo các ngành, các cấp quan tâm xử lý tốt, kịp thời các vấn đề về tài chính của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi, tiến hành phân tích một cách có cơ sở khoa học về nguyên nhân của tình trạng đó để đưa ra các biện pháp nhằm lành mạnh hóa

tình hình tài chính của các DNNN khi chúng được chọn CPH. Đồng thời, tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi kịp thời như hỗ trợ, trợ cấp cho số lao động dôi dư do sắp xếp lại, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp sau chuyển đổi…

Với cách làm như trên, đến hết tháng 12 năm 2010, theo báo cáo của UBND tỉnh, Nghệ An đã sắp xếp, chuyển đổi được 166 doanh nghiệp, trong đó CPH được 86 doanh nghiệp (chiếm 51,8% tổng số DNNN được chuyển đổi sở hữu). Cơ cấu vốn của doanh nghiệp trước và sau chuyển đổi sang công ty cổ phần đã thay đổi rò rệt. Cụ thể, trước khi chuyển đổi, vốn nhà nước tại các DNNN là 265 tỷ đồng; sau chuyển đổi chỉ còn 126 tỷ đồng. Việc thoái vốn nhà nước trong các DNNN đã tạo điều kiện cho tỉnh Nghệ An có thêm lượng vốn đáng kể để đầu tư phát triển những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.

- Vốn điều lệ sau chuyển đổi đến 30/6/2010 là: 278.044 triệu đồng, trong đó vốn nhà nước chỉ chiếm hơn 56%.

Số lao động dôi dư do sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp tại tỉnh này là 3.703 người.

Để làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi, căn cứ các quy chế quản lý tài chính hiện hành, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định xử lý những tồn tại về tài chính cho các doanh nghiệp, trong đó: Tài sản không cần dùng: 20.154 triệu đồng; Tài sản chờ thanh lý loại khỏi GTDN: 6.948 triệu đồng; Công nợ khó đòi: 36.332 triệu đồng; Nợ Ngân hàng, nợ ngân sách: 12.972 triệu đồng; và các khoản khác: 80.497 triệu đồng.

Khi doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu, số tiền bán phần vốn nhà nước được Tỉnh chuyển về Quỹ sắp xếp doanh nghiệp địa phương tại Kho bạc Nhà nước Nghệ An. Số tiền này được sử dụng vào đầu tư và cho vay đối với các doanh nghiệp sau CPH, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh

nghiệp này phát triển. Cụ thể Tỉnh đã cho các DN vay vốn kinh doanh: 11.824 triệu đồng; bổ sung vốn cho DNNN: 18.948 triệu đồng; hỗ trợ đào tạo lại lao động: 1.855 triệu đồng; và các công việc khác: 18.614 triệu đồng.

Hiệu quả của tiến trình CPH DNNN ở tỉnh Nghệ An được thể hiện ở kết quả hoạt động của doanh nghiệp sau khi CPH. Theo số liệu của năm 2009, so với năm trước, vốn điều lệ tại các DNNN CPH tăng 11,5% (đạt mức 278.044 triệu đồng; doanh thu đạt 2.713.256 triệu đồng; lãi trước thuế đạt 232.596 triệu đồng; nộp ngân sách đạt 658.014 triệu đồng; thu nhập bình quân đạt

2.190.000 đồng/người/tháng; cổ tức đạt 15%; và lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 60%.

2.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên- Huế


Tiến trình CPH DNNN tại Thừa Thiên Huế gần như diễn ra cùng thời điểm với Thanh Hóa (năm 2000, chỉ sau Thanh Hóa 2 năm).

Để triển khai chủ trương CPH DNNN trên địa bàn, đầu tiên Tỉnh căn cứ vào thực trạng các mặt hoạt động SXKD và tình hình tài chính của doanh nghiệp để xác định hình thức sắp xếp DNNN thích hợp. Tỉnh luôn chú trọng việc phổ biến cho các cấp lãnh đạo và người lao động tại các doanh nghiệp nắm vững, hiểu rò các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, chuyển đổi DNNN, nhờ đó giảm thiểu những bất đồng, e ngại, tạo ra được sự đồng thuận nhất định hỗ trợ tiến trình CPH.

Bước vào tiến trình CPH, Tỉnh rất quan tâm đến việc phân loại các DNNN, trên cơ sở tình hình kinh doanh và kết quả tài chính của chúng. Các thông tin về các khoản nợ của doanh nghiệp được thu thập và báo cáo, các giải pháp nhằm làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp được khuyến khích và trong chừng mực nhất định được hỗ trợ thông qua vai trò trung gian, phối hợp (trong việc khoanh nợ và thanh toán bù trừ nợ giữa các doanh nghiệp) của các cơ quan quản lý nhà nước Tỉnh. Điều này có tác động lớn đến lòng tin và sự lựa chọn

mua cổ phiếu của các nhà đầu tư. Không chỉ có vậy, Tỉnh còn hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng phương án SXKD cho các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa, đồng thời tạo môi trường để các phương án đó mang tính khả thi cao. Thừa Thiên – Huế cũng khuyến khích việc bán cổ phần ra ngoài để thu hút vốn, chất xám của toàn xã hội, nhất là thu hút các nhà đầu tư chiến lược để tạo thêm động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Như trên đã đề cập, việc tạo ra sự đồng thuận và quyết tâm đổi mới của các bên liên quan, đặc biệt là giữa bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp và tập thể người lao động là yếu tố căn bản tạo nên sự thành công của tiến trình CPH. Bên cạnh đó, Tỉnh xác định, trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, cần có sự điều chỉnh hình thức sắp xếp doanh nghiệp một cách linh hoạt để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Nhận thức đó là cơ sở quan trọng để áp dụng các hình thức cải cách khác hiệu quả hơn như: giao, bán, khoán, cho thuê, giải thể hay phá sản, nếu doanh nghiệp đó không cổ phần hóa được.

Tỉnh chủ trương tiến trình CPH vừa phải bảo đảm tiến độ, vừa phải đảm bảo sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp sau sắp xếp. Đó là cách để tránh tình trạng chạy theo tiến độ mà không đảm bảo chất lượng như đã từng xẩy ra tại nhiều địa phương.

Trong khâu quản trị doanh nghiệp sau CPH, tỉnh chỉ đao: đối với các doanh sau cổ phần còn vốn Nhà nước, việc lựa chọn người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước cần cân nhắc kỹ, tránh tình trạng độc quyền (chọn 1 người) và phải kiểm tra theo dòi sát, thường xuyên, nếu không đảm bảo yêu cầu cần phải thay thế ngay.

Đối với các doanh nghiệp đã CPH, Thừa Thiên Huế luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp có đủ năng lực chuyên môn và có tầm nhìn chiến lược, hiểu biết kinh tế thị trường, có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực thi công

vụ để giúp doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh và tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Định kỳ một năm hai lần, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp hoặc Lãnh đạo tỉnh tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi. Nhờ đó, Tỉnh có được cơ sở thực tiễn sát thực để đưa ra những biện pháp tháo gỡ kịp thời, kể cả việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh như giải quyết vấn đề lao động “dôi dư” hay định giá tài sản doanh nghiệp.

Với cách làm như trên, nên dù tiến hành CPH muộn nhưng tiến trình này vẫn được đẩy nhanh, đồng thời các vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh được hạn chế hay giải quyết kịp thời hơn. Tính đến hết năm 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sắp xếp, chuyển đổi được 73/73 DN (đạt 100%), trong đó cổ phần hóa đạt 34 DN, chiếm 46,6%.

Qua sắp xếp số lượng DNNN ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã giảm đáng kể, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kém hiệu quả. Ngược lại, số lượng các công ty cổ phần tại địa phương tăng lên nhiều, trong đó phần lớn tiếp tục hoạt động ổn định, các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đều khá tốt (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Một số kết quả của các DN CPH của tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2010

STT

Chỉ tiêu

Khi sắp xếp

(tỷ đồng)

Năm 2010

(tỷ đồng)

So với trước

CPH (%)

1

Vốn điều lệ bq 01 DN

13,30

15

+12,8

2

Doanh thu bq 01 DN/năm

29,00

55

+89,6

3

Lãi bình quân 01 DN/năm

0,78

2

+156,4

4

Nộp NS bq 01 DN/năm

1,13

2

+76,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 9

Nguồn: UBND tính Thừa Thiên - Huế, năm 2010.


Qua quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí