+ Kế hoạch kiểm tra trong tuần.
Đối tượng kiểm tra | Nội dung kiểm tra | Hình thức Kiểm tra | Phương pháp kiểm tra | Lực lượng kiểm tra | |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Ql Hoạt Động Của Gvcn Lớp
- Biện Pháp 1: Nâng Cao Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lí, Giáo Viên Chủ Nhiệm, Giáo Viên Về Vai Trò Của Giáo Viên Chủ Nhiệm Và Vai Trò Của Đổi Mới Quản
- Xây Dựng Tập Thể Tích Cực, Môi Trường Lớp Học Thân Thiện;
- Tìm Hiểu Về Hoạt Động Của Gvcn Lớp
- Quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long - 15
- Quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long - 16
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
* Thành lập bộ phận kiểm tra, đánh giá HĐGVCN lớp.
- Thành lập bộ phận kiểm tra hoạt động của GVCN gồm các đối tượng như: HT, PHT, đoàn thanh niên, tổ trưởng, GVCN có nhiều kinh nghiệm.
- Các thành viên ban kiểm tra phải là người nắm rõ nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN, hiểu được các hoạt động của GVCN, phải có uy tín, có tính thuyết phục, tư vấn định hướng tốt cho GVCN.
- Các thành viên của ban kiểm tra phải được phân công cụ thể công việc, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên.
* Các nội dung kiểm tra
- Hồ sơ CN: Sổ CN, theo dõi HS, khen thưởng, kỷ luật.
- Hồ sơ HS: Sổ điểm, học bạ, sổ danh bộ, các hồ sơ khác có liên quan.
- Hồ sơ làm việc giữa GVCN và PHHS: Biên bản họp PHHS định kỳ và bất thường, phiếu liên lạc,…
* Xây dựng chuẩn kiểm tra cho hoạt động, GVCN lớp theo học kỳ, năm học cho từng khối lớp.
- Ngay từ đầu năm học HT cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá thật cụ thể.
- Muốn xây dựng chuẩn kiểm tra phải căn cứ vào các văn bản quy định của ngành, văn bản luật, dưới luật do Bộ GD-ĐT ban hành về các loại hồ sơ, định mức theo quy định.
- Quy trình xây dựng chuẩn: Dự thảo chuẩn, thảo luận, điều chỉnh, quyết định ban hành chuẩn và áp dụng trong thực tế kiểm tra.
- Mức độ đánh giá theo mức tốt, khá, trung bình, yếu.
- Cần xây dựng chuẩn đánh giá GVCNL giỏi.
- Kiểm tra việc đánh giá HS của GVCNL sao cho thống nhất trong toàn trường, theo hướng dẫn đánh giá xếp loại HS. Cần tránh tình trạng GVCN lớp quá dễ dãi hoặc quá khắt khe trong việc đánh giá.
* Xây dựng chế độ kiểm tra hoạt động của GVCN lớp: Mục đích kiểm tra, quy trình kiểm tra và các bước kiểm tra, sơ kết, tổng kết.
- Tổ chức giao ban, rút kinh nghiệm định kỳ hoạt động CN lớp theo chuyên đề: sau mỗi tháng, cuối đợt thi đua tại cuộc họp giao ban trưởng ban thi đua sẽ thay mặt ban thi đua đánh giá kết quả thi đua từng khối, lớp. Từ đó GVCN thấy được mức độ tiến bộ hoặc lùi của lớp mình CN, GVCN được phân công trình bày kết quả chuyên đề mình đã thực hiện, từ đó các GVCN khác đúc kết, rút kinh nghiệm tìm biện pháp phù hợp cho lớp mình CN.
- Tổng kết công tác GVCN sau mỗi học kỳ và cuối năm học, động viên thi đua, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần trong công tác GVCN. Với bất kỳ một hoạt động công tác nào thì việc động viên khen thưởng kịp thời của cấp trên là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực thúc đẩy họ cố gắng vươn lên.
- Đối với GVCN, HT phải quan tâm tới họ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên, chia sẻ kịp thời với những niềm vui, nỗi buồn, những lo lắng, trăn trở trong cuộc sống cũng như trong công tác GVCN.
- Xây dựng những chỉ tiêu và định hướng cho các nội dung GD tùy theo từng thời kỳ, từng năm học; căn cứ vào các ngày lễ lớn để xây dựng chủ đề phát động các đợt thi đua.
- Tôn trọng nguyên tắc khen thưởng đúng người, đúng việc, đảm bảo dân chủ, công khai trong đánh giá, khen thưởng. Qua mỗi đợt thi đua đều có định mức khen thưởng cho từng tập thể, cá nhân HS và GVCN, tạo ra động cơ lành mạnh, kích thích mọi thành viên đều cố gắng vươn lên và tự khẳng định mình trước tập thể.
- Xây dựng danh hiệu GVCN giỏi, tập thể HS tiên tiến, chi đoàn vững mạnh.
- Tổ chức đăng ký GVCN giỏi theo chuẩn.
- Chỉ đạo và tổ chức thi GVCN giỏi hàng năm; có chế độ ưu đãi hợplý đối với GVCNL giỏi.
- Kiểm tra, đánh giá công tác GVCNL trên cơ sở hiệu quả công việc.
* Hình thức kiểm tra
- HT có thể trực tiếp kiểm tra, có thể giao cho các PHT hoặc thành lập các tổ kiểm tra công tác GVCN lớp.
- Kiểm tra gián tiếp qua xếp loại thi đua, qua báo cáo của các tổ chuyên môn, tổ CN, cá nhân.
- Kiểm tra trực tiếp qua hồ sơ, sổ sách như: Sổ CN, sổ theo dõi, học bạ.
- Kiểm tra qua dự giờ sinh hoạt lớp, kiểm tra việc thực hiện hoạt động các phong trào của lớp.
- Cần thống nhất nội dung của mỗi đợt kiểm tra, việc kiểm tra cần nêu rõ các ưu điểm, khuyết điểm cụ thể trong các biên bản và thông báo kết quả tại các buổi họp GVCN lớp và lãnh đạo nhà trường.
- Áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá đúng thực trạng của công tác GVCN, kịp thời có hướng dẫn điều chỉnh hoặc xử lý khi phát hiện sai lệch.
- Đặc biệt, lưu ý những hình thức kiểm tra, mà khi khảo sát thực trạng các trường thực hiện còn yếu:
+ Dự giờ tiết SHL, tiết NGLL hoặc tiết ngoại khóa.
+ Kiểm tra hồ sơ CN.
+ Yêu cầu GVCN báo cáo hàng tuần.
+ Kiểm tra thông qua GVBM và Đoàn TN.
c) Điều kiện thực hiện biện pháp
- Phát huy vai trò của HT, là người trực tiếp xây dựng kế hoạch, chỉ đạo kiểm tra. Bên cạnh đó, cần có lực lượng kiểm tra có tinh thần trách nhiệm, nắm vững nghiệp vụ, tư vấn thúc đẩy các hoạt động đạt hiệu quả.
- Nhà trường chuẩn bị đầy đủ các văn bản, tài liệu hướng dẫn phục vụ kiểm tra, chuẩn bị CSVC.
- Sau khi kiểm tra cần có chế độ khen thưởng, động viên, khuyến khích thỏa đáng GVCN thực hiện tốt các nhiệm vụ, tổ chức các hoạt động hiệu quả, thiết thực.
3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của GVCN lớp.
Điều kiện về CSVC và tài chính ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động của GVCN. Qua tìm hiểu về thực trạng CSVC phục vụ cho các hoạt động của GVCN tại các trường THPT ở huyện Vũng Liêm chưa đầy đủ, thiếu phòng học, thiếu sân chơi, thiếu điều kiện khác cho tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó việc đầu tư tài chính cho các hoạt động ngoại khóa còn ít, chỉ dành cho các hoạt động trong trường như đố vui, các hội thi cấp trường, chưa có tổ chức tham quan, ngoại khóa, trải nghiệm. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, người nghiên cứu đề xuất biện pháp đầu tư và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị, tài chính phục vụ cho hoạt động của GVCN ở trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
3.3.4.1. Mục tiêu biện pháp.
Mục tiêu của nhóm biện pháp này là nhằm tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho CBQL, GV với đầy đủ CSVC, trang thiết bị cần thiết, nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động của GVCN.Khai thác, sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường để thực hiện tốt cho các hoạt động của GVCN.
3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.
Thứ nhất, để có đủ các trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu sử dụng của CBQL, GVCN, lãnh đạo nhà trường cần lập kế hoạch mua sắm, bổ sung CSVC , trang thiết bị từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước do cấp trên cấp;
Thứ hai, bên cạnh việc đầu tư mua sắm, triển khai sử dụng hiệu quả CSVC, trang thiết bị, lãnh đạo các trường cũng cần quan tâm đến việc tổ chức thực hiện công tác bảo quản, sửa chữa CSVC, trang thiết trong nhà trường. Để thực hiện tốt nội dung này, lãnh đạo nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch kiểm kê, kiểm tra định kỳ CSVC, trang thiết bị của nhà trường và lập dự trù kinh phí sửa chữa CSVC, trang thiết bị đã hư hỏng.
Thứ ba, thực hiện tốt công tác xã hội hóa GD nhằm huy động toàn xã hội làm giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD để có thêm nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động của GVCN. Thông qua việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, các trường có thể huy động được sự đóng góp của phụ
huynh HS, của các mạnh thường quân, của các tổ chức xã hội, … trong việc hỗ trợ nhà trường có đủ các nguồn lực để thực hiện công tác giáo dục.
Thứ tư, trích từ nguồn hoạt động phí hàng năm để đầu tư cho các hoạt động giáo dục. Tranh thủ các nguồn xã hội hóa để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, đi tham quan các khu di tích lịch sử trong tỉnh và ngoài tỉnh.
3.3.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Phân công đội ngũ CBQL, GVCN, nhân viên chuẩn bị tốt về CSVC, các phương tiện phục vụ cho các hoạt động giáo dục của HS trong và ngoài nhà trường.
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự đóng góp hỗ trợ của phụ huynh HS. Cộng tác với các doanh nghiệp, địa phương để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa.
Cần có chế độ khen thưởng, động viên, khuyến khích thỏa đáng các cá nhân thực hiện tốt việc hỗ trợ CSVC, phương tiện cho hoạt động của GVCN. Tri ân các mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân có đóng góp cho các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa của HS.
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Mỗi biện pháp đều có khả năng tác động riêng đến quản lí hoạt động của GVCN lớp ở trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Các biện pháp nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau, nếu chỉ tập trung thực hiện một vài biện pháp sẽ không đảm bảo tính đồng bộ. Cụ thể như nếu chỉ tập trung nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động CN lớpmà không quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng caokỹ năng thực hiện các hoạt động GVCN thì không thể phát huy hiệu quả việc thực hiện biện pháp. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động của GVCN. Quan tâm tới việc tăng cường xây dựng CSVC, đầu tư tài chính, trang thiết bị để nâng cao chất lượng hoạt động của GVCN lớp.
3.5. Khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
3.5.1. Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động của GVCN lớp ở trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp, đồng thời khẳng định thêm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
3.5.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát 2 nội dung chính: Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động của GVCN ở trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
3.5.3. Khách thể khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên một nhóm đối tượng (CBQL và GVCN) ở 04/04 trường THPT ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Số lượng CBQL, GVCN ở 04 trường THPT chúng tôi lấy mẫu CBQL, GV toàn thể là 75 người. Trong đó có 11 CBQL và 64 GVCN
3.5.4. Cách thức xử lí số liệu khảo sát
Về điểm trung bình (ĐTB): điểm số của các câu hỏi được quy đổi theo thang bậc ứng với các mức độ. Trong đó điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 4, chúng tôi chia đều thang đo làm 4 mức theo độ và có thang điểm như sau:
Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |
Từ 1,00 → 1,75 | Không cần thiết | Không khả thi |
Từ 1,76 → 2,50 | Bình thường | Bình thường |
Từ 2,51 → 3,25 | Cần thiết | Khả thi |
Từ 3,26 → 4,00 | Rất cần thiết | Rất khả thi |
Bảng 3.1.Khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động của GVCN lớp.
Nội dung | Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | ĐTB | 1 | 2 | 3 | 4 | ĐTB | ||
1 | Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của GVCN và đổi mới quản lí hoạt động của GVCN lớp. | 5 | 32 | 38 | 3,44 | 6 | 26 | 43 | 3,49 | ||
2 | Biện pháp 2: Nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động của GVCN. | 4 | 29 | 42 | 3,51 | 5 | 32 | 38 | 3,44 | ||
1. Xây dựng kế hoạch CN lớp. | |||||||||||
2. Giải quyết các tình huống trong GD. | |||||||||||
3. GD HS cá biệt, thực hiện kỷ luật tích cực. | |||||||||||
4. Xây dựng tập thể tích cực, môi trường lớp học thân thiện | |||||||||||
5. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả | |||||||||||
3 | Biện pháp 3: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của GVCN lớp. | 2 | 30 | 43 | 3,55 | 10 | 14 | 41 | 3,52 | ||
4 | Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư tài chính, CSVC phục vụ các hoạt động. | 9 | 27 | 39 | 3,40 | 3 | 11 | 27 | 37 | 3,28 |
Tiến hành khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, từ số liệu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Đa số CBQL và GVCN đánh giá các biện pháp đề xuất trên đều rất cần thiết
và cần thiết, chỉ có số ít ý kiến cho là ít cần thiết. Trong các biện pháp đó, người được khảo sát đánh giá biện pháp tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của GVCN lớp là biện pháp cần thiết nhất. Kế tiếp, nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động của GVCN. Các biện pháp còn lại CBQL và GVCN đánh giá với mức thấp hơn, tuy nhiên đối tượng khảo sát đều cho rằng các biện pháp đưa ra đều cần thiết, điểm trung bình từ 3,26 đến 4,00.
- Về mức độ khả thi, CBQL và GVCN tiếp tục đánh giá biện pháp tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của GVCN lớp là biện pháp khả thi nhất, biện pháp khả thi tiếp theo là biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò của GVCN và đổi mới quản lý hoạt động của GVCN lớp. Hai biện pháp còn lại cũng được đánh giá mức khả thi cao.
Nhìn chung các biện pháp đề xuất được các đối tượng khảo sát đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Những biện pháp này góp phần tích cực vào nâng cao hoạt động của GVCN và quản lí hoạt động của GVCN.
Tiểu kết Chương 3
Dựa trên cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động của GVCN lớp ở trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, người nghiên cứu đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động của GVCN lớp ở trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long như sau:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS về vai trò của GVCN và vai trò của đổi mới quản lí hoạt động của GVCN lớp.
- Biện pháp 2: Nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động của GVCN.
- Biện pháp 3: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của GVCN
lớp
- Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư tài chính, CSVC phục vụ các hoạt động của
GVCN lớp.