Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Ql Hoạt Động Của Gvcn Lớp

trường về hoạt động CN lớp và sự phối hợp của các đối tượng; chương trình và kế hoạch dạy học; tình hình cơ sở vật chất của nhà trường, kinh phí đầu tư cho các hoạt động CN;môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; chính sách, chế độ đối với GVCN lớp.

Tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau: Năng lực GVCN, điều kiện cơ sở vật chất, nhận thức và năng lực của CBQL, sự phối hợp với các lực lượng.

Kết quả khảo sát được tác giả trình bày ở bảng 2.13


Bảng 2.13. Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QL hoạt động của GVCN lớp




T T


Yếu tố

Đối tượng khảo sát

Mức độ


Đ TB


ĐTB

Cộng


TH

Rất ảnh hưởng


Ảnh hưởng

Ít ảnh

hưởng

Không ảnh hưởng


1

Năng lực GVCN hạn chế, không đồng đều.

CBQL

9

2

0

0

3,82


3,68


1

GVCN

74

26

4

0

3,67


2

Điều kiện CSVC và tài chính chưa đáp ứng yêu cầu của HĐCN lớp.

CBQL

5

3

3

0

3,18


3,25


4

GVCN

44

45

13

2

3,26


3

Nhận thức và năng lực QLHĐ của GVCN lớp còn hạn chế.

CBQL

8

2

1

0

3,64


3,38


3

GVCN

43

55

6

0

3,36


4

Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia QLHĐ của

GVCN lớp chưa chặt chẽ.

CBQL

6

5

0

0

3,55


3,40


2


GVCN


53


38


13


0


3,38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long - 10

Khảo sát về nội dung năng lực của GVCN còn hạn chế, không đồng đều có ảnh hưởng đến QLGVCN lớp không. CBQL và GVCN đánh giá năng lực của GVCN có ảnh hưởng lớn đến QL, với mức trung bình là 3,68, tất cả đều đánh giá nội dung này ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng, không có GV nào đánh giá ít ảnh hưởng và không ảnh hưởng. Điều này có nghĩa năng lực của GVCN ảnh hưởng lớn đến QL hoạt động của GVCN.

Về nội dung điều kiện CSVC và tài chính cỏn hạn chế có ảnh hưởng như thế nào đến QL hoạt động của GVCN lớp. CBQL và GVCN cho rằng nội dung này khá ảnh hưởng đến công tác QL, với mức điểm trung bình 3,25. GVCN đánh giá điều kiện CSVC và tài chính có ảnh hưởng nhiều hơn CBQL. Thật vậy một số hoạt động của GVCN cần phải có CSVC đầy đủ, các hoạt động ngoại khóa, GD kỹ năng sống cần có nguồn tài chính để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan học hỏi các trường bạn. Tuy nhiên có 16 người được khảo sát đánh giá điều kiện CSVC và tài chính ít ảnh hưởng đến hoạt động của GVCN.

Khảo sát về mức độ ảnh hưởng của nhận thức và năng lực QL, người được khảo sát cho rằng nội dung này ảnh hưởng nhiều đến QL hoạt động của GVCN, với điểm trung bình là 3,38.

Về nội dung phối hợp giữa các lực lượng ảnh hưởng đến QL hoạt động của GVCN lớp. Nói rộng ra các lực lượng tham gia QL hoạt động của GVCN gồm ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, ban đại diện CMHS. Người được khảo sát đánh giá nội dung này ảnh hưởng khá lớn đến công tác QL hoạt động của GVCN lớp. Mức trung bình là 3,4, thứ hạng nội dung này là thứ 2 trong 4 nội dung được khảo sát.

2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và thực trạng quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của GVCN và thực trạng quản lí hoạt động của GVCN ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Kết hợp với phỏng vấn đại diện ban giám hiệu trường. Tác giả nêu ra những điểm mạnh và yếu về quản lí hoạt động của GVCN như sau:

2.5.1. Điểm mạnh

Đội ngũ GV nhà trường và GVCN đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng, gương mẫu. Tận tụy với nghề nghiệp, yêu thương HS, kiên trì trong GD, có tâm với sự nghiệp GD, được HS, phụ huynh và đồng nghiệp tin tưởng, quý mến.

Đa số GVCN lớp hiện nay có thâm niên công tác trên 15 năm, riêng về thâm niên làm công tác CN đa số có trên 10 năm, trải qua nhiều thế hệ HS và thâm niên làm công tác CN, thầy cô đã có nhiều kinh nghiệm trong tổ các các hoạt động CN lớp.

Chất lượng đầu vào ở các trường có sự nâng lên, chất lượng học lực và hạnh kiểm của các trường THPT tại huyện Vũng Liêm đạt kết quả khá cao, tỷ lệ HS khá giỏi đạt trên 68%, tỷ lệ HS trung bình trở lên tăng dần qua các năm học gần đây, tỷ lệ HS yếu kém giảm còn dưới 3%. Đây là điểm thuận lợi để các thầy cô QL tốt lớp CN.

Nhận thức của CBQL và GV đều cho rằng GVCN có một vai trò lớn trong GD đạo đức, học tập kiến thức văn hóa của HS và ảnh hưởng lớn đến chất lượng GD chung của toàn trường. Đây là cơ sở để GVCN phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của mình.

Đa số GVCN đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người GVCN như lập kế hoạch công tác CN lớp; xây dựng tập thể tích cực, môi trường lớp học thân thiện; tổ chức tiết NGLL, GD kỹ năng sống cho HS; GDHS cá biệt; GD hướng nghiệp.

GVCN có sự phối kết hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để công tác QL, GD HS của mình đạt hiệu quả cao.

Nhà trường đã thực hiện khá các chức năng của QL, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện.

2.5.2. Điểm yếu

Đội ngũ GV nhà trường và GVCN tuy đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Nhưng làm việc chủ yếu qua kinh nghiệm nhiều năm công tác, thầy cô đi trước truyền kinh nghiệm cho thầy cô đi sau chứ chưa được thường

xuyên ĐT, tập huấn chuyên sâu về tâm lý GD và công tác CN lớp.

Theo ý kiến của CBQL, bên cạnh những GV có thâm niên làm công tác CN và có kỷ năng GDHS tốt, còn một phận GVCN “không có khiếu” làm công tác CN, hiệu quả GDHS chưa cao, chưa tạo sự tin tưởng đối với GVBM. Tuy nhiên do số giờ dạy chênh lệch giữa các tổ, có tổ dư GV, thiếu tiết dạy, nên lãnh đạo phải phân công làm kiêm nhiệm công tác CN. Đối với những GV đã lớn tuổi, sắp nghỉ hưu, khi làm công tác CN cũng gặp phải những khó khăn, phương pháp GD còn hành chính, các hoạt động NGLL, ngoại khóa gặp hạn chế.

Bên cạnh chất lượng học lực và hạnh kiểm của các trường đạt kết quả khá cao, vẫn còn bộ phận HS ham chơi, lười học, vi phạm nội quy nhà trường, thể hiện qua thống kê có 1,9%(100) HS có hạnh kiểm trung bình và yếu; 2,69%(121) HS có học lực yếu, kém. Đây cũng là một thách thức trong quá trình GD HS

Một số năng lựchoạt động của GVCN khi thực hiện còn hạn chế như giáo dục HS cá biệt, giải quyết các tình huống sư phạm.

Các hình thức nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của GVCN chưa phát huy hiệu quả cao, còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất. Các cuộc hội thảo được tổ chức nhưng hầu như mang tính lý thuyết, chưa có cơ sở khoa học, chưa giúp GVCN nâng cao các kỷ năng làm công tác CN lớp.

Công tác bồi dưỡng năng lực, kỹ năng choGVCN chưa được chú trọng và làm thường xuyên. Các trường chưa chủ động bồi dưỡng GV qua nhiều hình thức ngay tại đơn vị mình để năng lực công tác.

Trong công tác QL hoạt động của GVCN lớp, còn một số mặt còn hạn chế như kiểm tra đánh giá, việc kiểm tra chưa thường xuyên, học kỳ kiểm tra chỉ 1 lần. Không có thành lập tổ, khối CN để hỗ trợ BGH kiểm tra.

Một số phụ huynh HS chưa thực sự quan tâm đến việc học của HS, bao che những khuyết điểm của HS, nhìn nhận đánh giá về thầy cô giáo chưa khách quan, chưa có sự cảm thông, thường không hợp tác với nhà trường và GVCN.

Hiện nay tình trạng cha mẹ đi làm xa, để con ở với ông bà, thiếu sự quan tâm, thường xuyên tụ tập vui chơi với các đối tượng xấu.Những HS này rất khó khăn


trong GD, khó liên hệ phụ huynh khi cần.

2.5.3. Nguyên nhân

Một số CBQL, GVCN chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động của GVCN và QL hoạt động của GVCN. Một phận GVCN khi làm công tác CN lớp với tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa có nhiều những đổi mới, sáng tạo, chưa thường xuyên học hỏi, tự bồi dưỡng năng lực của bản thân.

Sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường chưa đồng bộ và thiếu khoa

học.

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hoạt động của GVCN và QL hoạt động

của GVCN chưa được các cấp lãnh đạo trong nhà trườngchú trọng, thiếu sự nhắc nhở và điều chỉnh kịp thời.

Điều kiện CSVC của các trường còn hạn chế, chỉ có trường THPT Võ Văn Kiệt đạt chuẩn quốc gia, còn các trường còn lại có những khó khăn riêng, thiếu phòng học, thiếu sân chơi, thiếu điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Kinh phí dành cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa được nhiều.

Môi trường xã hội ngày càng phức tạp ảnh hưởng rất nhiều môi trường GD của nhà trường, những tác hại của điện thoại thông minh, mạng xã hội, phim ảnh tác động đến HS.

Tiểu kết chương 2

Quản lí hoạt động của GVCN lớp là một nhiệm vụ quan trọng trong QLGD, góp phần nâng cao chất lượng ĐT con người theo mục tiêu GD trong giai đoạn hiện nay.

Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của GVCN lớp và QL hoạt động của GVCN lớp ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long cho thấy hầu hết CBQL, GVCN đều có nhận thức đúng về vai trò của GVCN, nhận thấy sự ảnh hưởng lớn của GVCN đến chất lượng GD chung của toàn trường. Một số mặt hoạt động của GVCN được đánh giá cao về hình thức, phương pháp tổ chức và kết quả mang lại.

Tuy nhiên còn một số mặt còn hạn chế như một bộ phận CBQL, GVCN nhận

thức chưa đầy đủ về vai trò, sự ảnh hưởng lớn của GVCN kết chất lượng GD. Một số GVCN còn hạn chế về năng lực, kỹ năng trong việc thực hiện các hoạt động CN lớp. Các biện pháp để bồi dưỡng năng lực GVCN chưa được nhà trường thường xuyên quan tâm. Trong công tác QL hoạt động của GVCN lớp, còn một số mặt còn hạn chế.

Về thực trạng QL hoạt động của GVCN lớp kết quả khảo sát cho thấy các trường đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo chức năng quản lí, từ xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, đến kiểm tra đánh giá. Nhà trường đã quan tâm đến các nội dung, các điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý hoạt động của GVCN lớp. Xây dựng kế hoạch thực hiện và kiểm tra đánh giá là những khâu quan trọng trong quá trình QL hoạt động của GVCN lớp, thực tế các trường đang thực hiện nhưng còn những hạn chế, cần có những biện pháp cải tiến.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và đánh giá thực trạng QLHĐ của GVCN lớp ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long tác giả nhận thấy CBQL các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long phải tiếp tục đổi mới, không ngừng sáng tạo, cần đề ra các biện pháp QL hoạt động của GVCN lớp thiết thực, khả thi hơn nhằm phát huy những điểm mạnh khắc phục khó khăn, hạn chế, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền GD trong những năm tới. Các biện pháp đề xuất sẽ được tác giả trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG

3.1. Cơ sở để đề xuất biện pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lý

Theo thông tư: 12/2011/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có quy định nhiệm vụ của GVCN.

3.1.2. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng quản lí hoạt động của GVCN ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã trình bày trong chương 1 và chương 2, chúng tôi đề xuất các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động GVCN ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp‌

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển‌

Kế thừa và phát triển là hai khái niệm bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Kế thừa là sự bảo tồn những đặc điểm, đặc tính của một sự vật và hiện tượng hiện có. Còn phát triển không chỉ là sự bảo tồn mà còn là sự mở rộng, bổ sung, nâng cao về chất những đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật và hiện tượng.

Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng. Biện pháp QL đề xuất phải được giữ lại những ưu điểm, loại bỏ các hạn chế của biện pháp đang sử dụng đồng thời bổ sung các nội dung mới.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp QL yêu cầu người nghiên cứu phải xác định được những điểm mới, biện pháp QL mới trên cơ sở nền tảng của các biện pháp QL cũ đang tiến hành, tránh phủ định toàn bộ.

Bên cạnh đó việc tổng kết rút kinh nghiệm là một việc làm không thể thiếu trong quá trình chỉ đạo, quản lí và thực hiện. Vì vậy việc tổng kết rút kinh nghiệm là nhằm rút kinh nghiệm về những mặt hạn chế để tìm ra những biện pháp, những hướng đi mới nhằm thực hiện công việc một cách tốt hơn.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ‌

QL là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau, chỉ một biện pháp QL không thể có tác động hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống biện pháp, mỗi biện pháp QL có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp QL thì hiệu quả không cao, nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp QL có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau và phát huy được hết hiệu quả mang lại.

Vì thế, trong quản lí nói chung và quản lý hoạt động của GVCN nói riêng đòi hỏi phải có một hệ thống các biện pháp, các biện pháp được đề xuất phải có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau, phải đảm bảo tính đồng bộ, không được mâu thuẫn với nhau. Khi đề xuất các biện pháp QL không nên quá đề cao hay xem nhẹ biện pháp nào mà phải kết hợp các biện pháp với nhau sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Khi đề xuất biện pháp QL hoạt động của GVCN lớp cần phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn. Muốn đề xuất các biện pháp có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của nhà trường. Đồng thời phải quan tâm đến đặc điểm các yếu tố có liên quan, đặc điểm từng địa phương, từng trường trên các phương diện từ con người đến điều kiện về CSVC, điều kiện môi trường, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động.

Bên cạnh tính thực tiễn, các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, đảm bảo khi đưa vào thực hiện biện pháp đó phải thiết thực và mang lại hiệu quả.

3.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Để công tác quản lí hoạt động của GVCN lớp ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, các trường cần thiết phải có những biện pháp mang tính chiến lược, tổng thể và thực hiện một cách đồng bộ.

Qua nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí hoạt động của GVCN lớp tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, người nghiên cứu đề xuất một số

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí