Những Công Trình Nghiên Cứu Về Thái Độ Hợp Tác Của Cha Mẹ Học Sinh Với Giáo Viên Chủ Nhiệm

Hiebsch, H., Vorwerg, M. (1992) nghiên cứu chức năng của thái độ trong hoạt động hợp tác của cá nhân với nhóm xã hội. Tác giả cho rằng, thái độ của cá nhân phụ thuộc vào nhóm cụ thể, và khi nghiên cứu thái độ không chỉ chú ý đến mặt cá nhân mà còn phải chú ý đến cả khía cạnh xã hội [144, tr.127].

Thực tế đã chứng minh rằng, khi thực hiện bất kỳ một hành động nào đó, chúng ta càng có ý thức rõ ràng thường xuyên về thái độ của mình bao nhiêu thì sự tương ứng giữa thái độ và hành vi càng lớn bấy nhiêu. Thái độ rõ ràng, mạnh mẽ, ăn sâu trong tâm trí sẽ nhắc nhở chúng ta hành động theo hướng nó đã xác định. Điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa thái độ và hành vi là mối quan hệ hai chiều, tức là hành vi cũng có tác động rất lớn trong việc hình thành hay thay đổi thái độ.

*Tiếp cận nghiên cứu cấu trúc của thái độ.

Quan điểm nghiên cứu thái độ gồm 3 thành phần: nhận thức, xúc cảm-tình cảm và hành vi do M. Smith (1942) và sau này Krech, Crutchfield & Ballachey (1962) đưa ra được đông đảo các nhà tâm lý học thừa nhận . Trong đó, nhận thức thể hiện sự hiểu biết, quan điểm và sự đánh giá của cá nhân về đối tượng; xúc cảm - tình cảm thể hiện sự rung động, hứng thú của cá nhân về đối tượng, là thành phần nội dung của thái độ; hành vi là ý định hành động và hành động, là sự thể hiện thái độ của cá nhân đối với đối tượng thông qua xu hướng hành động và hành động thực tế. Theo một số tác giả, tỷ lệ các thành phần nêu trên trong các loại thái độ có sự khác nhau, tùy theo từng tình huống và điều kiện cụ thể mà một thành phần nào đó tham gia vào thái độ chiếm ưu thế chi phối hành vi của cá nhân. Năm 1982, H.C.Triadis nhà tâm lý học người Mỹ đã đưa ra quan niệm về thái độ. Theo ông “Thái độ là những tư tưởng được tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm, nó gây tác động đến hành vi nhất định, ở một giai cấp nhất định, trong những tình huống xã hội nhất định. Thái độ của con người bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách xử sự của họ đối với đối tượng đó” [150, tr.18]

P.N.Sikhirev (1973) nghiên cứu về tâm thế xã hội cũng đưa ra cấu trúc 3 thành phần gồm: Thành phần nhận thức (tri giác, thông tin) như là sự tự ý thức khách thể của tâm thế; thành phần cảm xúc (rung động, xúc cảm) là

những rung động, đồng cảm với khách thể tâm thế; thành phần hành động (hành vi, động tác) là sự kế tục ổn định của hành vi thực đối với khách thể của tâm thế [dẫn theo 51, tr.268]

Fishbein &Ajzen (1980) cho rằng, thái độ gồm 3 thành phần cấu thành, tác động qua lại với nhau [128, tr. 179]. Thành phần đầu tiên là tình cảm, là thành phần liên quan đến việc một cá nhân thích hoặc không thích đối tượng của thái độ; Thành phần thứ hai là nhận thức, bao gồm các quan điểm về đối tượng của thái độ, một quan điểm là bất kỳ câu phát biểu nào đi sau mệnh đề: “Tôi tin rằng, tôi cho rằng”. Một trong những quan điểm quan trọng nhất trong thành phần nhận thức là quan điểm về mối quan hệ mà một đối tượng của thái độ có được đối với một mục đích quan trọng nào đó, đối tượng của thái độ giúp đỡ hay cản trở việc đạt mục đích đó; Cuối cùng là thành phần hành vi của thái độ, đây là hành vi thực sự của cá nhân đối với đối tượng của thái độ, là yếu tố kết nối thái độ và hành vi.

Trong tâm lý học xã hội Mỹ, khi nghiên cứu về thái độ, một số nhà nghiên cứu như: Aronson, E.Willson, T.D.Akert (1998) cũng cho rằng, mọi thái độ đều có ba thành phần: Nhận thức, xúc cảm và hành vi và thái độ có thể dựa trên thành phần này nhiều hơn thành phần khác [131, tr.274].

Nghiên cứu cấu trúc của thái độ, Eagly &Chaiken (1998), Fazio (2000) [dẫn theo 52, tr. 84] đã nghiên cứu thái độ trong môi trường làm việc. Tác giả cho rằng, thái độ được xác định bởi sự đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng của thái độ thể hiện qua 3 thành phần. Thành phần nhận thức là tri giác, niềm tin của chúng ta về nơi làm việc. Thành phần xúc cảm là việc ta thích hay không thích công việc của mình. Cuối cùng, thành phần hành vi là phản ứng ngấm ngầm hoặc công khai đối với tổ chức (nơi làm việc) thể hiện qua việc lao động tích cực hơn hoặc tìm việc khác thay thế.

* Tiếp cận nghiên cứu phương pháp đo lường thái độ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Ngay từ những năm 30, các nghiên cứu thái độ đã tập trung vào việc xây dựng các thang đo thái độ một cách khá chính xác. Likert (1932) đã xây dựng thang đo thái độ bằng cách có thể yêu cầu khách thể nghiên cứu dựa trên chính thái độ của mình để nghiên cứu khuynh hướng suy tư, cảm nghĩ, tri giác và hành xử đối với một đối tượng nào đó, sau đó ông sử dụng phương pháp phê điểm tổng

cộng để thu thập dữ liệu và đánh giá kết quả đo lường. Thang đo này có ưu điểm rất lớn đó là tiết kiệm thời gian xây dựng thang đo nhưng vẫn đảm bảo độ hiệu lực và độ tin cậy [dẫn theo 147, tr.29].

Thái độ hợp tác của cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở - 4

Để nghiên cứu thái độ chủ quan của nhân cách, Miaxisev, V.N đưa ra các thông số (hay còn gọi là chiều đo) của thái độ [dẫn theo 71, tr. 261] cụ thể như sau: Các chỉ báo cấp I của thái độ bao gồm: Tính chất, cường độ, độ rộng, tính bền vững của thái độ; Các chỉ báo cấp II của thái độ bao gồm: Tính chi phối, tính hài hoà, tính cảm xúc, mức độ khái quát hoá, tính nguyên tắc, mức độ tích cực, mức độ ý thức của thái độ. Sự kết hợp đặc thù của các chỉ báo trên quy định đặc điểm tâm lý của cá nhân cụ thể và mức độ tích cực xã hội của họ, các chỉ báo này cho phép nêu ra rất nhiều đặc điểm về thái độ và có thể sử dụng để mô tả phân tích nhân cách.

Trong quá trình nghiên cứu, Triandis (1964) đã sử dụng phương pháp phân tích yếu tố đối với sự phân loại các tầng lớp trong xã hội và ông đã tìm ra 5 mức độc lập tương đối của thái độ và phát triển thang đo có một vài items để đo từng mức độ. 5 mức độ với các item cho từng mức là: 1. Ngưỡng mộ - khâm phục tư tưởng của người này; 2. Chấp nhận hôn nhân - yêu người này; 3. Chấp nhận tình bạn - ăn uống cùng người này; 4. Có khoảng cách xã hội - coi những người này như những người hàng xóm; 5. Sự định đoạt tuyệt đối - ra lệnh cho người này [152, tr.27].

Thời gian gần đây, các nghiên cứu thái độ đã đề xuất các thang đo cho phép đo thái độ một cách khá chính xác như phương pháp “đường ống giả vờ” (the bogus pipeline) nổi tiếng của Edward Jones và Harold Sigall (1971). Tác giả sử dụng phương pháp này bằng cách chọn hai nhóm ngẫu nhiên tham gia thực nghiệm, sau đó chỉ định một nhóm trả lời phiếu bằng giấy và bút; nhóm còn lại sẽ sử dụng máy phát hiện nói dối. Trong những lần thực nghiệm sau này, một số nhà nghiên cứu đều đưa ra kết luận, những thông tin thu được khi sử dụng phương pháp này là rất khác so với những thông tin thu được khi sử dụng cách đo thông thường [151, tr.349 - 360]

Như vậy, trong suốt thời kỳ từ đầu thế kỷ XX tới nay, thái độ đã được nhiều nhà tâm lý học nước ngoài quan tâm nghiên cứu theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau, mỗi hướng tiếp cận lại có những cách khai thác riêng. Tổng hợp những công trình của các tác giả nêu trên có thể thấy rằng, nghiên cứu thái độ tập trung chủ yếu ở các hướng sau đây:

Thái độ của cá nhân trong mối quan hệ xã hội, sự tác động qua lại của thái độ của các cá nhân trong nhóm, nhân cách và tập thể, thái độ đối với nghề nghiệp và lao động, sản phẩm lao động. Theo hướng nghiên cứu này, thái độ là thuộc tính tương đối ổn định, phản ánh lập trường, xu hướng lựa chọn của cá nhân đối với hệ giá trị trong mối quan hệ xã hội và có thể thay đổi khi có sự thay đổi vị trí của mình trong xã hội.

Bên cạnh đó, một số tác giả đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa thái độ với nhận thức trong việc giải thích sự hình thành, biến đổi thái độ và đề cao sự thống nhất, tính trọn vẹn, trạng thái cân bằng, ổn định, hài hòa, nhất quán của thái độ. Một một số tác giả khác nghiên cứu chức năng, hành vi trong mối quan hệ với thái độ. Theo một số tác giả theo hướng nghiên cứu này, mối quan hệ giữa thái độ và hành vi là mối quan hệ hai chiều, tức là hành vi cũng có tác động rất lớn trong việc hình thành hay thay đổi thái độ.

Hướng nghiên cứu cấu trúc của thái độ được đông đảo các nhà tâm lý học đồng thuận. Theo một số tác giả quan niệm thái độ có cấu trúc gồm 3 thành phần: nhận thức là tri giác, niềm tin về đối tượng của thái độ; xúc cảm - tình cảm là sự rung động, thích hay không thích đối tượng của thái độ; hành vi là hành động hay sự sẵn sàng phản ứng có chọn lọc của chủ thể đối với đối tượng của thái độ.

Ngoài ra, một số tác giả còn đi sâu nghiên cứu thang đo mức độ của thái độ, trưng cầu ý kiến để thu thập dữ liệu đánh giá do lường thái độ đảm bảo độ hiệu lực và độ tin cây.

Các công trình nghiên cứu này đã mở ra một hướng mới cho việc nghiên cứu thái độ một cách sâu sắc và toàn diện hơn, là cơ sở để chúng tôi có thể kế thừa nghiên cứu đề tài này.

Tuy nhiên, bên cạnh đó các nhà tâm lý học đang còn băn khoăn trong việc chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Các nghiên cứu này thường là các nghiên cứu độc lập, theo cách tiếp cận riêng lẻ, rất ít có sự tương tác trong nghiên cứu thái độ. Đây cũng chính là mảnh đất mới để cho các nhà tâm lý học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thái độ hợp tác của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm

Cho đến nay chúng tôi chưa thấy một tài liệu hay công trình nghiên cứu nào của nước ngoài chuyên nghiên cứu về TĐHT của CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục. Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự hợp tác giữa CMHS với GVCN lớp trong hoạt động giáo dục trẻ, trong đó có đề cập ít nhiều tới vấn đề TĐHT của CMHS.

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, các nhà giáo dục đã quan tâm nghiên cứu sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường trong hoạt động giáo dục trẻ. Phần lớn trong các nghiên cứu của các nhà giáo dục đã khẳng định rằng giáo dục chỉ đạt kết quả tốt khi nhà trường và gia đình có thái độ hợp tác tích cực, chặt chẽ tạo thành một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, thống nhất.

Trong giáo dục cận đại, J.A.Comenxki (1592-1670) là người đầu tiên nêu ra một hệ thống lý luận chặt chẽ về tầm quan trọng của mối quan hệ thống nhất giữa gia đình và nhà trường đối với kết quả giáo dục trẻ. Ông khẳng định, lòng ham học của trẻ không thể thiếu vắng sự kích thích từ phía bố mẹ và thầy cô: “Các bậc cha mẹ, giáo viên nhà trường, bản thân môn học, phương pháp dạy học phải thống nhất làm thức tỉnh và duy trì khát vọng học tập trong học sinh” [21, tr.72]

Trong cuốn tập san“Người cộng sản trẻ tuổi” (1935), số 8, N.K. Crupxkaia đã viết “Các cơ quan trước tuổi học của chúng ta, nhà trường của chúng ta phải là mẫu mực về giáo dục các em thành những con người mới, những người xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Việc hợp tác giáo dục xã hội được thực hiện trong các cơ quan trước tuổi học và trong trường phổ thông của chúng ta với việc giáo dục gia

đình, nơi trái tim của các bà mẹ đang nồng nhiệt ủng hộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, sẽ tạo ra thế hệ những con người tuyệt vời” [dẫn theo 3, tr.160].

V.A.Xukhomlinxki (1918-1970) cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hợp tác giữa gia đình và nhà trường trong việc thực hiện mục đích giáo dục những người công dân chân chính trong tương lai đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ông khẳng định, nếu gia đình và nhà trường không có sự hợp tác để thống nhất mục đích, nội dung giáo dục thì sẽ dẫn đến tình trạng “gia đình một đường, nhà trường một nẻo” [dẫn theo 3, tr.192].

Tư tưởng giáo dục của A.X. Mackarencô coi việc giáo dục con trẻ là việc thực hiện vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của cha mẹ. Ông rất quan tâm nghiên cứu sự hợp tác của cha mẹ với nhà trường và giáo viên. Theo ông, trong gia đình việc nhận thức sâu sắc những mục đích chung của việc giáo dục, trách nhiệm của mình, có thực tế giáo dục gia đình tuyệt vời, độc đáo cần phải nghiên cứu và đáng kính trọng. Đồng thời cũng có những cha mẹ nhận thức được sâu sắc vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục trẻ, nhưng còn chưa có phương tiện và phương pháp giáo dục. Nhà trường phải có trách nhiệm giúp đỡ họ truyền đạt tri thức sư phạm, các biện pháp và phương pháp giáo dục [4, tr.364]

A.I. Xôrôkina (1979), trong cuốn “Giáo dục học mần non” (Tập II) đã đề cập một cách rất cụ thể về sự hợp tác giữa cha mẹ và nhà trường trong công tác giáo dục trẻ. Ông cho rằng, các bậc cha mẹ có thể đến thăm trường bất cứ lúc nào mà xem các em học, chơi, vẽ, hát…như thế nào. Những lần thăm như vậy không làm nhà trường bận bịu thêm mà lại có lợi đối với các bậc cha mẹ. Nhà trường cũng tổ chức những ngày học công khai, trong những ngày này cha mẹ đến trường để tìm hiểu nội dung và phương pháp giáo dục ở nhà trường. Các bậc cha mẹ quan sát công việc của cô giáo, phương pháp tác động đến trẻ của cô giáo và kết quả của những phương pháp ấy. Quan sát trẻ trong hoàn cảnh ở trường, các bậc cha mẹ bắt đầu hiểu và đánh giá được vai trò của tập thể trẻ em. Sau khi cha mẹ qua sát công việc của cô giáo với trẻ, trước khi họ ra về, cô giáo nên trao đổi với họ, lắng nghe những đề nghị, những ý kiến phê bình, và các lời khuyên bảo của họ.

Cần có sự trao đổi như vậy, nó có lợi cho cả hai bên, nhà trường sử dụng kinh nghiệm của cha mẹ và trên cơ sở những lời phê bình của họ để cải tiến công tác, còn cha mẹ hiểu sâu hơn về tính chất phức tạp và trách nhiệm công tác của cô giáo, tôn trọng cô giáo, học được phương pháp công tác với các con [3, tr.188 - 189].

Nhìn chung, ở nước ngoài đã có những công trình nghiên cứu khác nhau về sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường trong tổ chức hoạt động giáo dục học sinh. Các công trình nghiên cứu tập trung vào việc xác định vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của việc hợp tác giữa nhà trường với gia đình trong hoạt động giáo dục học sinh; nội dung, cách thức, kế hoạch…hợp tác như thế nào. Tuy nhiên, một số tác giả mới tập trung nghiên cứu sự hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công các giáo dục học sinh, còn vấn đề TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục giáo dục ở khía cạnh này hay khía cạnh khác hầu như chưa có tác giả nào đề cập đến. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trên đây đã phần nào cho chúng ta hiểu biết thêm những khía cạnh khác nhau của sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường. Chứng tỏ đây là vấn đề bức thiết mang tính thời sự trong xã hội hiện đại. Đó chính là lý do mà chúng tôi chọn khách thể nghiên cứu là cha mẹ học sinh THCS, để nghiên cứu TĐHT của CMHS với GVCN lớp ở trường THCS trong hoạt động giáo dục.

1.2. Những công trình nghiên cứu về thái độ hợp tác ở Việt Nam

1.2.1. Những công trình nghiên cứu về thái độ, thái độ hợp tác

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu lý luận về thái độ nói chung, thái độ xã hội nói riêng còn chưa nhiều. Trên cơ sở nghiên cứu các thành tựu trong tâm lý học thế giới và thực tiễn tâm lý học nước nhà, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã xác định một số quan điểm cơ bản về vị trí, vai trò của thái độ trong hoạt động thực tiễn. Các nghiên cứu được đề cập trong các tài liệu, đề tài nghiên cứu tâm lý học, xã hội học.

- Nghiên cứu ở góc độ tâm lý học xã hội

Trong tác phẩm “Xã hội học đô thị”, Trịnh Duy Luân xem xét thái độ xã hội như là trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh; thể hiện sự sẵn sàng

phản ứng, có tổ chức, dựa vào kinh nghiệm trước đó, có điều khiển và tác động đến hành vi. Cũng theo quan điểm của ông, thái độ xã hội phụ thuộc vào kinh nghiệm trước đó và vai trò điều chỉnh hành vi rất quan trọng của nó. Khi xem xét thái độ chúng ta cũng nói tới đối tượng mà thái độ hướng tới, đối tượng có thể là tất cả những gì tồn tại trong thế giới vật chất và tinh thần mà chúng ta đang sống: người khác, một nhóm người, một tổ chức, một sự kiện, triết học, nghệ thuật có khi là thái độ về chính bản thân mình [79, tr.491].

Thanh Lê (2004), khi nghiên cứu thái độ đã chỉ ra rằng, thái độ được thể hiện qua 4 nhân tố: [86, tr.436 - 437]

1. Thái độ là một biến số được suy ra mà người ta xây dựng lại sau khi phân tích cả một hệ thống ý kiến và xử sự,

2. Thái độ là một hiện tượng tâm lý ổn định, nên nó nói lên đặc trưng của con người hoặc nhóm,

3. Các thái độ thường thiên về cực này hay cực kia: Thái độ tán thành hoặc thái độ chống đối,

4. Thái độ của con người chịu ảnh hưởng của xã hội.

Tác giả cũng cho rằng, thái độ có quan hệ mật thiết với động cơ và niềm tin. Động cơ là thái độ đưa người ta đến hành động, niềm tin là mặt nhận thức của thái độ, muốn có thái độ đúng phải có nhận thức đúng, phải có niềm tin đúng hướng.

Trần Hiệp, trong tác phẩm “Tâm lý học xã hội, những vấn đề lý luận”, đã đề cập đến việc nghiên cứu thái độ và giới thiệu nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này trên thế giới. Tác giả sử dụng khái niệm “thái độ” để dự báo hay giải thích hành vi của con người, tức là xem xét mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của cá nhân. Ông quan niệm, những gì chúng ta suy nghĩ và cảm nhận bên trong sẽ quyết định hành vi bên ngoài, nghĩa là có thể dự đoán được hành vi nếu chúng ta biết được thái độ của người đó. Vì vậy, muốn thay đổi hành vi của con người tốt nhất chúng ta phải thay đổi thái độ của họ [71, tr.326].

Knud S. Larsen & Lê Văn Hảo (2010), trong tác phẩm “Tâm lý học xã hội”

[52, tr. 137] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thái độ và hành vi, cho rằng giữa thái

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí