Biện Pháp 1: Nâng Cao Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lí, Giáo Viên Chủ Nhiệm, Giáo Viên Về Vai Trò Của Giáo Viên Chủ Nhiệm Và Vai Trò Của Đổi Mới Quản

biện pháp nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt còn hạn chế của công tác quản lí này.

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên về vai trò của giáo viên chủ nhiệm và vai trò của đổi mới quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp.‌

Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của GVCN lớp ở trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long cho thấy còn một bộ phận nhất định CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ vai trò của GVCN và vai trò quản lí hoạt động của GVCN. Do đó, người nghiên cứu đề xuất biện pháp tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng GVCN và đổi mới quản lí hoạt động của GVCN lớp.

3.3.1.1. Mục tiêu biện pháp

Nhằm giúp cho CBQL, GVCN, GV nhà trường có nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của GVCN trong việc góp phần rèn luyện đạo đức của HS, học tập kiến thức văn hóa của HS và chất lượng GD chung của toàn trường. Đồng thời các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường nhận thấy tầm quan trọng của GVCN mà có sự phối hợp tốt hơn, để cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Đối với CBQL, có nhận thức đầy đủ về vai trò của quản lí hoạt động của GVCN lớp trong công tác quản lí giáo dục của nhà trường, qua đó CBQL phải không ngừng đổi mới công tác quản lí hoạt động của GVCN lớp để hoạt động ngày càng mang lại hiệu quả cao nhất.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thứ nhất, phổ biến cho CBQL, GVCN và GV những quy chế, quy định về nhiệm vụ của GVCN, chỉ đạo các hoạt động của GVCN, các văn bản chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức, NGLL, kỹ năng sống, hướng nghiệp,…thông qua hình thức gửi văn bản trực tiếp về cho GVCN và các bộ phận có liên quan hoặc thông báo trên website của trường. Các văn bản mà lãnh đạo các trường THPT cần phổ biến cho CBQL, GVCN nắm vững như: Điều lệ trường trung học; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học của Bộ GD - ĐT và của Sở GD - ĐT được ban hành vào đầu mỗi năm học; kế hoạch của phòng tư tưởng chính trị.

Thứ hai, cử GVCN, Đoàn thanh niên tham dự các buổi tập huấn do Sở GD - ĐT Vĩnh Long tổ chức. Thông qua các buổi tập huấn, GV được cử đi tập huấn về truyền đạt lại với các GV khác về các văn bản liên quan hoặc báo cáo các chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức về vai trò các hoạt động của GVCN lớp.

Thứ ba, cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ GD - ĐT và của Sở GD - ĐT về các hoạt động liên quan đến GVCN, công tác giáo dục đạo đức, giáo dục HS. Đồng thời kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở GVCN và các bộ phận có liên quan, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Thứ tư, tuyên truyền trong HS chấp hành tốt nội quy nhà trường, có thái độ học tập nghiêm túc, nhận thức đúng đắn về vai tròcủa GVCN đối với kết quả rèn luyện học lực và hạnh kiểm. Qua đó các em biết phải luôn nghe lời thầy cô CN, người mà luôn quan tâm, theo dõi giúp đở mình trong suốt năm học.

Thứ năm, tuyên truyền trong HS phụ huynh HS nhận thức đầy đủ về vai trò của GVCN đối với kết quả rèn luyện học lực và hạnh kiểm của con em mình. Qua đó giúp phụ huynh thường xuyên liên hệ, hợp tác với GVCN để kết hợp giáo dục HS hiệu quả hơn.

Quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long - 11

Thứ sáu, bên cạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, còn phải quán triệt trong đội ngũ thầy cô làm công tác CN lớp, để thầy cô nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình đối với HS, phấn đấu tìm nhiều biện pháp giáo dục hiệu quả đáp ứng sự tin tưởng của phụ huynh.

Thứ bảy, tổ chức các cuộc hội thảo, giao lưu, học tập về những nội dung của công tác CN lớp. Mời các chuyên gia tâm lý GD nói chuyện về tâm lý lứa tuổi HS, về khoa học GD, qua đó GV hiểu được tâm lý lứa tuổi HS để có những biện pháp GD đạt hiệu quả.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức của CBQL, GVCN, GV về vai trò của GVCN và vai trò của đổi mới quản lí hoạt động của GVCN lớp, nhà trường cần đảm bảo đầy đủ các nguồn lực sau:

- Nhân lực: Cần có sự hỗ trợ của các lực lượng trong nhà trường, quan trọng nhất vai trò của HT phải tiên phong, đổi mới, sáng tạo. Lực lượng quan trọng trong

nhà trường đó là Đoàn thanh niên. Đối với lực lượng ngoài nhà trường, phải có sự hỗ trợ của PHHS. Chuyên gia tập huấn cho CBQL, GV về tâm lý giáo dục là lực lượng cần thiết.

- Vật lực: CSVC, trang thiết bị (hội trường, máy tính, máy chiếu, sách tham khảo,…) phải đảm bảo đầy đủ nhằm phục vụ tốt cho các lớp tập huấn và tuyên truyền cho GV.

- Tài chính: Nhà trường cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần nhất định như có chế độ chính sách khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích những cá nhân thực hiện tốt công tác CN lớp.

3.3.2. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm.‌

Qua kết quả khảo sát về năng lực thực hiện các hoạt động của GVCN cho thấy, GVCN đã thực hiện đầy đủ các công việc như lập kế hoạch công tác CN lớp, tổ chức giờ sinh hoạt lớp, xây dựng tập thể tích cực, môi trường lớp học thân thiện, kỹ năng xử lý các tình huống GD, GD hướng nghiệp, GD kỹ năng sống cho HS,tổ chức tiết NGLL. Tuy nhiên kết quả thực hiện các công việc này vẫn còn những nội dung hạn chế, hiệu quả mang lại không cao. Người nghiên cứu đề xuất các biện pháp sau đây để nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động của GVCN.

3.3.2.1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.

a) Mục tiêu: Khi nhận lớp CN, công việc đầu tiên của GVCN là xây dựng kế hoạch CN lớp. Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch CN lớp nhằm làm cho GVCN thu thập thông tin lớp CN được dễ dàng, đề ra các mục tiêu phấn đấu, lên kế hoạch các công việc sẽ làm, đề ra các biện pháp thực hiện các công việc đó đạt kết quả cao nhất.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Thứ nhất, thu thập các thông tin của lớp CN.

- Điều tra lí lịch HS qua phiếu sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của năm học. Ngoài những thông tin cá nhân, cha mẹ, gia đình. Cần quan tâm đến các thông tin năng khiếu, sở thích, điều mơ ước cho tương lai, điều em mong muốn ở thầy cô và nhà trường.

- Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin thu thập được qua phiếu điều tra cần tìm hiểu thông qua nhiều hình thức khác nhau như từ bạn bè, người quen,... Từ đó GVCN có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn.

- Sau khi có được những thông tin, tiến hành phân loại đối tượng HS. Đối với những HS cá biệt nên gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích của các em.

Thứ hai, tiến hành lập sổ CN.

- Sổ CN phải thể hiện các nội dung như sau:

+ Sổ CN thể hiện đầy đủ kế hoạch năm, tháng, tuần.

+ Sổ CN thể hiện đặc điểm tình hình của lớp, chất lượng năm qua, nêu những thuận lợi, khó khăn của lớp.

+ Các chỉ tiêu phấn đấu: Học lực, hạnh kiểm, HS bỏ học, thi đua lớp, tham gia các phong trào báo chí - văn nghệ - thể dục thề thao.

+ Đề ra các biện pháp thực hiện phải khả thi, phù hợp với tình hình, đặc điểm của lớp, các biện pháp tập trung thực hiện để đạt được các chỉ tiêu đề ra.

+ Ngoài quyển sổ CN, để theo dõi HS được chặt chẽ hơn, GVCN cần có thêm sổ theo dõi HS, nhằm ghi nhận những tiến bộ của HS, đồng thời theo dõi những lỗi vi phạm để đề ra biện pháp giáo dục phù hợp, ghi nhận kết quả đạt được.

Thứ ba, kế hoạch CN phải xác định các lực lượng phối hợp thực hiện, điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ để thực hiện kế hoạch.

Thứ tư, trong quá trình thực hiện kế hoạch, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của lớp.

3.3.2.2. Xử lý các tình huống giáo dục.

Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề bức xúc nảy sinh trong hoạt động và quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và giữa con người với con người buộc người ta phải giải quyết, ứng phó, xử lý kịp thời nhằm đưa ra các hoạt động và quan hệ có chứa đựng trạng thái có vấn đề bức xúc đó trở lại ổn định và tiếp tục phát triển. Tình huống quản lý là những tình huống xảy ra trong quá trình điều khiển hoạt động và quan hệ quản lý buộc người quản lý phải giải quyết để

đưa các hoạt động và các quan hệ đó trở về trạng thái ổn định, phát triển nhằm hướng tới mục đích, yêu cầu, kế hoạch được xác định của một tổ chức.

Tình huống trong công tác giáo dục HS của người GVCN lớp là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lí của người GVCN, buộc người GVCN lớp phải có biện pháp giải quyết thích hợp.

a) Mục tiêu

Qua kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng xử lý các tình huống GD, GVCN đã xử lý các tình huống xảy ra khá hợp lý. Tuy nhiên còn một số mặt hạn chế, do năng lực, kỹ năng của GVCN lớp khác nhau. Bồi dưỡng, rẻn luyện kỹ năng xử lý các tình huống nhằm hình thành cho GVCN kỹ năng giải quyết các tình huống phù hợp đến tính chất từng vụ việc. Đây là nội dung quan trọng cần có biện pháp lâu dài để nâng cao kỹ năng xử lý các tình huống trong nhà trường hiện nay.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trong quá trình thực hiện công tác CN lớp người GV luôn gặp những tình huống phải giải quyết, có những tình huống đơn giản, có những tình huống phức tạp đến rất phức tạp. Rất nhiều GVCN đã lúng túng khi gặp các tình huống phải giải quyết, vì vậy họ giải quyết các tình huống gặp phải thiên về cảm tính.GVCN cần có những quyết định mang tính khoa học và nghệ thuật thì mới có thể giải quyết một cách hiệu quả các tình huống trong giáo dục.Hầu hết GVCN đều có nhu cầu được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, xử lý các tình huống giáo dục trong thực tiễn.

- Phân loại các tình huống thường gặp:

Trong các tình huống sư phạm có nhiều cách phân loại khác nhau như: Dựa vào chức năng của GV khi tham gia các hoạt động giáo dục HS. Dựa vào nguyên nhân gây nên tình huống. Dựa vào biểu hiện của tình huống, đơn giản hay phức tạp, nguy hiểm hay không nguy hiểm, tích cực hay tiêu cực. Để thuận lợi cho việc giải quyết, ta có thể chia các tình huống thành các loại sau đây.

+ Tình huống diễn ra giữa HS với HS

+ Tình huống diễn ra giữa GV với HS

+ Tình huống diễn ra giữa GVCN với GVBM

+ Tình huống diễn ra giữa GV với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường

- Các bước xử lý tình huống:

+ Thứ nhất, phát hiện tình huống có vấn đề.

+ Thứ hai, lắng nghe người khác một cách tích cực về vấn đề xảy ra.

+ Thứ ba, tìm hiểu thu thập thông tin về vấn đề từ nhiều nguồn khác nhau, để có thể xác định được chính xác những gì đang xảy ra.

+ Thứ tư, nhận dạng chính xác vấn đề trong tình huống. Bước này đòi hỏi giáo viên phải tỉnh táo hiểu được động cơ hành động của những người có liên quan trong tình huống.

+ Thứ năm, xác định cách, các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề.

Bước này cần sáng tạo và linh hoạt.

+ Thứ sáu, cân nhắc mặt được, mặt hạn chế của từng cách giải quyết, trên cơ sở đó chọn phương án phù hợp nhất để giải quyết.

+ Thứ bảy, thực hiện phương án đã lựa chọn.

+ Thứ tám, đánh giá thực hiện và xem xét giải pháp đó có hiệu quả không, rút kinh nghiệm cho những tình huống khác.

- Cách giải quyết tình huống thường gặp trong HS hiện nay:

Trong công tác CN lớp có rất nhiều tình huống xảy ra, mỗi tình huống có một cách giải quyết riêng, không có tình huống nào giống với tình huống nào. Tuy nhiên, trong giáo dục hiện nay phát sinh những tình huống mới. Vấn đề liên quan đến điện thoại di động, mạng xã hội. Cho nên trong cách giải quyết các tình huống thường gặp, tác giả xin đề cập đến một số biện pháp giải quyết tình huống liên quan đến mạng xã hội và việc sử dụng điện thoại thông minh trong HS, vấn đề mới phát sinh trong thời gian gần đây.

Hiện nay, HS dùng mạng xã hội (chủ yếu là Facebook) khá phổ biến, bên cạnh những lợi ích do mạng xã hội mang lại, thì mạng xã hội cũng mang đến những tác hại ảnh hưởng đến hệ trẻ trong nhà trường. Nhiều vấn đề, nhiều tình huống phát sinh xảy ra do mạng xã hội như HS đăng tải những nội dung không phù hợp, chia sẻ bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa không phù hợp. HS dùng mạng xã hội để nói

xấu lẫn nhau, gây bất hòa trong lớp, có thể dẫn đến bạo lực.Đặc biệt, HS “nói xấu” GV trên mạng, xúc phạm danh dự của GV. Để ứng xử với các tình huống liên quan đến mạng xã hội, vấn đề mới phát sinh .Với vai trò, trách nhiệm là người CN lớp, GVCN phải là người nắm bắt sự việc, đứng ra làm trung gian hòa giải các vấn đề phát sinh của lớp học.

+ Phát hiện tình huống xảy ra có liên quan đến mạng xã hội, HS “nói xấu” HS khác trên mạng, dẫn đến có vấn đề mâu thuẩn xảy ra nếu không can thiệp kịp thời có thể lan rộng.

+ GV tìm hiểu thu thập thông tin về vấn đề từ nhiều nguồn khác nhau, GVCN phải là người biết sử dụng mạng xã hội, kết bạn với các HS trong lớp, để biết được hoạt động của nhóm, kịp thời ngăn ngừa khi có vấn đề phát sinh.

+ Tham mưu với nhà trường ban hành quy tắc ứng xử của HS, trong đó có nội dung cấm sinh viên dùng Facebook đăng tin và bình luận các nội dung không lành mạnh, nói xấu bạn bè, thầy cô, nhà trường.

+ GVCN phải giáo dục HS thường xuyên, lồng ghép vào các hoạt động NGLL.

+ Tăng cường giáo dục HS, khi sự việc xảy ra, giáo viên phải để HS nhận thức được cái sai, rút kinh nghiệm và làm sao để không bị ảnh hưởng đến tâm lý của các HS khác.

+ Tổ chức đối thoại với HS hàng tháng hoặc học kỳ.

- Một số vấn đề cần lưu ý khi giải quyết tình huống:

+ Trong công tác CN, GV thường xuyên gặp phải các tình huống. Nhưng trong bất kỳ tình huống nào cũng đòi hỏi người GV phải bình tĩnh, cố gắng kiềm chế, không nên thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt HS. Bởi vì tâm trạng bức xúc sẽ làm cho GV không thể sáng suốt để tìm ra cách giải quyết phù hợp, hơn nữa thái độ bức xúc của GV sẽ gây ảnh hưởng đến tâm trạng và thái độ của những người có liên quan trong tình huống, làm giảm sự thiện chí và sự hợp tác của họ trong quá trình giải quyết vấn đề.

+ Khi nhận dạng được tình huống GVCN có thể tạm lắng để lấy lại tâm trạng bình tĩnh. Khi gặp phải tình huống giận dữ GV nên đi chỗ khác cho đến khi bình

tĩnh trở lại và tự kiểm soát mình.Nếu thấy mình sắp mất tự chủ trong quá trình giải quyết tình huống GV cần biết ngừng ngay lại, bởi nếu hành động lời nói của mình sẽ làm tổn thương đến người khác.Nếu không bình tỉnh chúng ta sẽ biến cái sai của người khác thành cái sai của mình.

+ Đảm bảo tính bảo mật khi vấn đề trong tình huống mang tính nhạy cảm, có liên quan tới cá nhân, GVCN cần giữ bí mật để giữ thể diện cho HS, trong những trường hợp nhạy cảm, đồng thời để đảm bảo sự an toàn cho HS cung cấp thông tin cần thiết giúp giáo viên có thể phát hiện vấn đề kịp thời và tìm ra cách giải quyết tối ưu.

+ Cần phối hợp với người lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục giải quyết có hiệu quả các tình huống. Có những tình huống GVCN hoàn toàn chỉ bằng cách tiếp cận trực tiếp với cá nhân HS để giải quyết vấn đề một cách thành công, nhưng bên cạnh đó có những tình huống một mình GVCN không thể giải quyết được, mà cần có sự phối hợp hỗ trợ của nhiều người. Khi đó, người GVCN như là nhạc trưởng để tổ chức sự phối hợp này một cách hợp lý, kịp thời và hiệu quả.

3.3.2.3. Giáo dục học sinh cá biệt; thực hiện kỷ luật tích cực.

Trong tập thể lớp luôn tồn tại những HS dễ giáo dục và những HS khó giáo dục, cũng như xuất hiện những hành vi không mong đợi. Những HS khó giáo dục là những em có những thái độ, hành vi không nghiêm túc, không phù hợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện trách nhiệm của người HS, thiếu văn hóa, đạo đức trong mối quan hệ ứng xử với mọi người. Nếu hành vi không mong đợi của các em lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống thì nhà trường hiện nay thường gọi là HS cá biệt.

a). Mục tiêu

Trách nhiệm của nhà trường nói chung và của GVCN nói riêng không để còn những HS có hành vi không đúng những quy định chung của nhà trường, của lớp học. Vì vậy, GVCN phải có năng lực, kỹ năng giáo dục HS có biệt, có trách nhiệm kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, mà trước hết là tập

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí