Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Thị Trường Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng Trong Hội Nhập Quốc Tế


Chương 3

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2016

3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1.1. Những thuận lợi trong phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thời tiết là điều kiện tiên quyết trong phát triển TTDL TP Đà Nẵng

Về vị trí địa lý. TP Đà Nẵng là một trong những TP cảng lớn nhất miền Trung, có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2. Phần đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110-1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam.

Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển TTDL. Nằm ở vào trung độ của đất nước, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên trục giao thông Bắc-Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không quốc tế. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Đà Nẵng chỉ cách các trung tâm kinh tế phát triển của các nước Đông Nam Á, khu vực Thái Bình Dương trong phạm vi bán kính khoảng 2.000 km, vì thế rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa đặc biệt thuận lợi cho phát triển du lịch [69].

Về địa hình. Địa hình TP Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân với những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà sôi động. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.


núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Với địa hình vừa có núi, biển sông và xen kẽ vùng đồng bằng ven biển... là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch với nhiều loại hình đa dạng như du lịch sinh thái, du thuyền, tắm biển, lướt ván, thể thao trên biển, thám hiểm leo núi, nghĩa dưỡng... và một số loại hình dịch vụ cao cấp khác [69].

Về khí hậu, thời tiết. Khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Với đặc điểm khí hậu trên đã tạo sức thu hút du khách đến với các loại hình du lịch: du lịch biển, du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng... [69].

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên của TP Đà Nẵng phong phú đa dạng. Nét nổi bật là tài nguyên biển. Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu. Đà Nẵng nổi tiếng với bãi cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng km, nước trong xanh, hiền hòa. Bãi biễn Mỹ Khê của TP được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh [57]. Đặc biệt, quanh bán đảo Sơn Trà là vòng cung bờ biển tuyệt đẹp trải dài hàng chục km với những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình KD du lịch biển. Bên cạnh đó, Đà nẵng còn nhiều bãi biển với những nét đẹp riêng vốn có đã tạo nên sự hấp dẫn thu hút du khách như bãi biển Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Phạm Văn Đồng, Bắc Mỹ An và bãi biển Non Nước. Mặt khác, nằm trong Vịnh Đà Nẵng, với vị trí vô cùng thuận lợi, Cảng Đà Nẵng là cảng biển nước sâu mang tầm vóc của một cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam và là cửa ngõ phía đông của hành lang kinh tế Đông-Tây, nên đó là điểm đến lý tưởng cho các tàu Du lịch. Ngoài ra, TP còn có tài nguyên sông, suối, tài nguyên rừng đa dạng như: Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà-Núi Chúa, Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có khả năng thu hút và cung cấp các loại hình dịch vụ du lịch mới [21].


Về tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng với các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc đặc sắc, làng nghề, lễ hội truyền thống… là điều kiện quan trọng để TP phát triển TTDL.

Các di tích lịch sử văn hóa. Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng, miền trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng Chăm, khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Túy Loan, Thành Điện Hải, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh… Bên cạnh đó, các di tích Mộ Ông Ích Khiêm, Bia chùa Long Thủ, Đình Quá Giáng, Đình làng Hải Châu, Nghĩa trũng Khuê Trung,… rất có tiềm năng trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa của TP cũng như của khu vực miền Trung.

Các công trình kiến trúc đặc sắc. Là TP trẻ, năng động, Đà Nẵng đã để lại trong lòng du khách với ấn tượng mạnh mẽ với các công trình kiến trúc độc đáo mang tầm quốc gia, khu vực đó là Tượng Phật Bà ở chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị lý, cầu Thuận Phước, Cầu tình yêu, tòa nhà Trung tâm Hành chính của TP, cung thể thao văn hóa Tuyên Sơn...[21].

Làng nghề truyền thống. Đến nay, một số làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng còn được giữ gìn và phát triển như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Nê… Các làng nghề không chỉ đơn thuần là sản xuất ra các sản phẩm thủ công, mà nó còn được đưa vào hoạt động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát triển của các làng nghề. Đặc biệt làng đá mỹ nghệ Non Nước đã tạo được dấu ấn sản phẩm du lịch cho TP [21].

Các lệ hội truyền thống. Một trong những nét đắc sắc của TP Đà Nẵng là các lễ hội truyền thống, lễ hội tôn giáo và các sự kiện ngành tiêu biểu của Đà Nẵng… Các lễ hội lớn được tổ chức hàng năm tại Đà Nẵng như lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đình làng Tuý Loan, lễ hội Đình làng Hòa Mỹ, lễ hội Đình Làng Hải Châu, lễ hội trình diễn pháo hoa quốc tế… đã tạo thành những nét văn hóa đặc sắc thu hút nhiều du khách đến với Đà Nẵng [21].

Tài nguyên văn hóa khác. Nhiều du khách đến Đà Nẵng rất ấn tượng với những hương vị đặc trưng nổi tiếng và phong phú của ẩm thực Đà Nẵng như mì quảng, bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo, nem, tré, chả bò, nước mắm cá cơm Nam Ô, bánh khô mè Cẩm Lệ... Bên cạnh đó, nét độc đáo trong văn hóa của một bộ phận người dân tộc Cơ tu cũng góp phần vào sự phong phú, đa dạng của văn hóa xứ Đà [21].


Với vị trí địa lý thuận lợi, địa hình đa dạng, khí hậu thời tiết tương đối ổn định, ôn hòa, nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, có thể thấy rằng, Đà Nẵng có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch nói chung và TTDL nói chung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương trong quá trình đô thị hóa theo hướng hiện đại.

Tình hình KT-XH, điều kiện quan trọng thúc đẩy TTDL phát triển.

Về dân số và lao động. Đà Nẵng là TP trực thuộc trung uơng gồm 8 quận huyện (trong đó có 01 huyện nội thành và 01 huyện đảo Hoàng Sa) với 56 xã, phường, diện tích 1.284,88 km2 (trong đó đất liền là 979,88 km2). Dân số trung bình là 1.048.859 người trong đó, dân số đô thị chiếm tỷ lệ 89,82%. Mật độ dân số là 800,73 người/km2. Sự phát triển của dân số đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho ngành du lịch nói chung và TTDL Đà Nẵng nói riêng. Tính đến năm 2016 dân số của TP là 1.048.859 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 547.007 người, chiếm tỷ lệ 53,17% sẽ là nguồn lực cung cấp nguồn lao động cho ngành du lịch, vừa là lực lượng trực tiếp tham gia trên TTDL, đồng thời là đây cũng là thị trường tiêu thụ các sản phẩm du lịch của TP [15]. Tính đến nay, lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch đạt 27.000 người. Cơ cấu lao động du lịch của TP chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực đó là lĩnh vực khách sạn chiếm 56,19% và nhà hàng chiếm 23,46%. Do đặc thù là ngành dịch vụ nên đã số là lao động nữ chiếm 71,92%, đa số lao động trên TTDL Đà nẵng là lao động trẻ dưới 45 tuổi chiếm gần 90%. Bên cạnh những thuận lợi để phát triển TTDL thì thường lao động trẻ thiếu kinh nghiệm chuyên môn, ngoại ngữ mà quá trình hội nhập đặt ra [48].

Về tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1997, trở thành TP trực thuộc trung ương đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP luôn duy trì ở mức cao, đây là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng nói chung và phát triển TTDL trong hội nhập quốc tế nói riêng của TP.

Giai đoạn 1997-2006 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của TP Đà Nẵng đạt gần 11,56% (cả nước là 7,14%). Giai đoạn 2007-2016, nền kinh tế TP sau hơn 10 năm gia nhập WTO mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng TP vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của của giai đoạn này là 10,13%, thấp hơn 10 năm của giai đoạn (1997-2006). Tuy nhiên so với cả nước thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà


Nẵng khá cao (cả nước 6,29%). Trong đó: công nghiệp-xây dựng tăng 7,81%; dịch vụ tăng 16,87%/năm và nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 0,63%/năm [15].


Biểu 3 1 Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Đà Nẵng Nguồn 15 Thu nhập 1

Biểu 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Đà Nẵng

Nguồn: [15]

Thu nhập bình quân đầu người tăng, năm 2007 là 17,53 triệu đồng/người tăng gấp 3,8 lần so với năm 1997 (4,6 triệu đồng/người). Năm 2010 là 31,71 triệu đồng/người, 16 năm sau, năm 2016 con số này tăng lên 65,62 triệu đồng/người [15]. Về cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2007-2016, đánh dấu giai đoạn hội nhập và phát triển, nên cơ cấu kinh tế của TP có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Nếu như năm 1997, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng vẫn còn cao với 9,37% trong GDP. Năm 2007, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 4,26% trong GDP, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 45,55% và dịch vụ chiếm tỷ trọng hơn một nửa GDP của cả TP với 55,19%. Đến năm 2016 lần lượt là dịch vụ 65,41%, công nghiệp-xây dựng 32,53 và nông, lâm nghiệp và

thủy sản chỉ chiếm 2,06%.

Như vậy, cơ cấu kinh tế của TP trong giai đoạn hội nhập đã chuyển hướng tích cực phù hợp với định hướng, yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của TP, phù hợp với nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XXI và Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thời kỳ 2016-2020 đã được chính phủ phê duyệt cơ cấu kinh tế “Dịch vụ-Công nghiệp-Nông nghiệp’’.


Đơn vị tính: %


Biểu 3 2 Cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007 2016 Nguồn 15 Quá 2


Biểu 3.2: Cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2016

Nguồn: [15]

Quá trình hội nhập, chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP đã thúc đẩy thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển. Năm 1997 chỉ chiếm 5,71%, thì năm 2010 tăng lên 8,17% và năm 2016 con số này tăng lên 12,65%. Đây là thành phần kinh tế luôn giữ mức tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của TP, tăng thu ngân sách, tiếp cận đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, trong đó có TTDL [Bảng 3.1-Phụ lục 1].

Kết cấu hạ tầng bao gồm kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội đang được khai thác và sử dụng trên địa bàn TP.

Về kết cấu hạ tầng kinh tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng ở Đà Nẵng từng bước hoàn chỉnh với sự phát triển ngày càng đồng bộ của mạng lưới giao thông, hệ thống điện, nước, thông tin truyền thông, tài chính. Đặc biệt, hệ thống mạng wifi được triển khai trong khu vực nội đô với 320 trạm thu phát sóng chuyên dụng tại các khu vực công cộng, tuyến đường du lịch, trung tâm hành chính, khu đông dân cư… giúp người dân, du khách dễ dàng kết nối thông tin, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến [46].

Về kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm:các cơ sở văn hóa, khu vui chơi giải trí và các cơ sở đào tạo du lịch.

Về cơ sở văn hóa: hiện nay TP Đà Nẵng có 05 bảo tàng gồm: Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Khu V và Bảo tàng tư nhân Đồng Đình. Các bảo tàng ngày càng phong phú về hiện vật, đã góp phần nâng cao đời sống văn hoá và phát triển du lịch của TP [15].


Về khu vui chơi giải trí. Chủ yếu các hoạt động văn hóa-thể thao nằm ở khu trung tâm của TP như nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, nhà hát Trưng Vương, nhà biểu diễn đa năng, cung thể thao Tiên Sơn đây là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động ca múa nhạc, xiếc tạp kỹ và các môn thi đấu thể thao trong nhà như cầu lông, bóng đá mini… phục vụ một phần nhu cầu vui chơi giải trí của người dân TP đồng thời góp phần phục vụ du khách.

Về cơ sở đào tạo du lịch. Đà Nẵng hiện có 17 cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch của TP là điều kiện thuận lợi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực du lịch cho TTDL TP, với 04 trường đào tạo hệ đại học ngành quản trị KD du lịch và 05 trường đào tạo hệ cao đẳng ngành quản trị KD khách sạn, lữ hành, nhà hàng, còn lại là hệ thống trường trung cấp và trường nghề, chuyên đào tạo lao động ngành du lịch được đánh giá khá cao [Bảng 3.2- Phụ lục 1]

Như vậy, với dân số trên 1 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại là điều kiện thuận lợi để phát triển TTDL trên địa bàn TP trong thời kỳ hội nhập.

3.1.2. Những khó khăn trong phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng có nhiều tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, KT-XH có thể đáp ứng nhu cầu phát triển TTDL. Bên cạnh đó, cũng có những khó khăn trong quá trình phát triển TTDL, thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, hàng năm, Đà Nẵng chịu sự tác động của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm bất lợi cho phát triển TTDL: với đặc điểm khí hậu có 2 mùa rõ rệt trong năm, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 (với nắng nóng và gió Tây Nam kéo dài). Vào mùa khô, Đà Nẵng thường phải đối mặt với hạn hán và nắng nóng. Tổng lượng mưa trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 chỉ chiếm khoảng 8% lượng mưa năm, Nhiệt độ trung bình 28-30°C vào các tháng 5, 6, 7, 9, có những lúc cao điểm là 39°C. Vào mùa mưa, xuất hiện lũ lụt và bão tố, trung bình hàng năm, có từ 1 đến 2 cơn bão, lũ lụt hoạt động hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới Đà Nẵng. Gần đây, TP đã phải chống chịu nhiều cơn bão với sức gió giật mạnh trên cấp 12, giật cấp 13, 14, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản [12]. Như vậy, với đặc điểm khí hậu đặc trưng hai mùa rõ rệt trên, có tác động đến tính chất mùa vụ trong du lịch. Do đó, hoạt động của du lịch Đà Nẵng cũng mang tính mùa vụ, các hoạt động du lịch biển như tắm biển, lặn biển, lướt vát...cũng bị hạn chế vào mùa


mưa (từ tháng 8 đến tháng 12). Mùa khô tình trạng khô hạn kéo theo tình trạng xâm nhập mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước cấp, tác động trực tiếp đến các hoạt động du lịch và du khách khi đến TP [69].

Thứ hai, mặc dù, địa hình TP Đà Nẵng khá đa dạng phong phú, nhưng đồng bằng ven biển là vùng thấp trong khi đó đồi núi dốc chiếm diện tích lớn, độ cao từ 700-1.500m, độ dốc (>400), thêm vào đó, hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, nên khi có lũ lụt hoặc bão tố gây ra những thiệt hại vô cùng lớn cho địa phương, chúng làm hư hỏng các công trình hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tổn hại đến tài nguyên du lịch,… đồng thời hạn chế việc tiếp cận các điểm du lịch cũng như hủy các chuyến bay, tàu; các tour, sự kiện du lịch,… ở TP Đà Nẵng [69].

Thứ ba, tuy sở hữu một trong sáu bãi biển đẹp nhất thế giới, nhưng hiện nay tiềm năng du lịch biển Đà Nẵng chưa được khai thác phù hợp để đủ sức thu hút khách du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí ở các KDL biển thiếu và nghèo nàn. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do thiếu ý thức của người dân, của khách du lịch, việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vu ̣phục vụ du lịch. Cùng với đó là tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn diễn ra tại một số bãi tắm, KDL gây nhiều phiền nhiễu cho du khách đã và đang trở thành yếu tố cản trở sự phát triển TTDL Đà Nẵng [60].

Thứ tư, việc tăng nhanh quy mô dân số của Đà Nẵng, đặc biệt là khu vực nội thành cùng với quá trình đẩy mạnh phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và việc phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ, nhất là việc phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, việc gia tăng các phương tiện giao thông… đã đặt TP trước thách thức lớn về sự suy giảm môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của TTDL.

Thứ năm, tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây, cùng với đó việc đô thị hóa quá nhanh dẫn đến phá cảnh quan thiên nhiên vẫn còn xảy ra, việc bảo tồn tài nguyên du lịch, bảo tồn sự đa dạng sinh học, việc tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử chưa thật chú trọng đúng mức, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch của TP.

Thứ sáu, tuy đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển KT- XH trong những năm qua, nhìn chung kinh tế của TP còn nhiều bất cập: Hoạt động sản xuất KD và đầu tư chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế của TP, khu vực KD du lịch của thành phần kinh tế nhà nước chưa thật sự hiệu quả. Dịch vụ du

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí