Niềm Tin Của Tín Đồ Vào Thiên Đàng (So Sánh Theo Giới Tính)



Tìm hiểu biểu hiện niềm tin của tín đồ vào sức mạnh của Đức Chúa Trời theo mức sống, số liệu nghiên cứu cho thấy, nhìn chung ở các biểu hiện của niềm tin, nhóm tín đồ có mức sống khá và đủ ăn có điểm trung bình cao hơn nhóm tín đồ có mức sống thiếu ăn.

* Niềm tin vào Thiên đàng khi cầu nguyện

Bảng 4.23: Niềm tin của tín đồ vào Thiên đàng



TT


Biểu hiện niềm tin

Mức độ tin (%)


ĐT B


ĐLC


Thứ bậc

Không tin

Tin rất

thấp

Tin bình

thường

Tin sâu

sắc

Tin rất

sâu sắc

1

Là thế giới vô cùng tốt đẹp,

con người rất hạnh phúc

0,5

0

3,1

12,0

84,1

4,80

0,53

1

2

Là thế giới mà con người

không có ốm đau bệnh tật

0

0

4,8

22,2

73,0

4,68

0,56

3


3

Là thế giới con người

không biết đến cái chết, trường tồn vĩnh cửu


0


0


4,8


14,0


81,1


4,76


0,52


2

4

Là nơi ở của Chúa

0

0

3,6

12,8

83,7

4,80

0,48

1

5

Là thế giới dành cho con

người sau khi chết ở trần gian

0

0

6,9

23,1

70,0

4,63

0,61

4


Chung

0,1

0

4,64

16,8

78,3

4,73

0,54


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 15

* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Kết quả khảo sát tín đồ về niềm tin vào Thiên đàng - mục đích cuối cùng của con người có niềm tin tôn giáo sau khi chết. Tìm hiểu niềm tin của tín đồ về Thiên đàng, các tín đồ cho biết: Thiên đàng là nơi ở của Chúa, là thế giới vô cùng tốt đẹp, nơi đó con người rất hạnh phúc, điểm trung bình về niềm tin này là 4,80 xếp ở vị trí thứ nhất trong những biểu hiện niềm tin về Thiên đàng. Tiếp đến là niềm tin Thiên

đàng là thế giới con người không biết đến cái chết, trường tồn vĩnh cửu, điểm trung bình là 4,76, (ĐLC = 0,52). Qua nghiên cứu và phỏng vấn sâu tín đồ chúng tôi thấy, tín đồ nhận thức rõ về Thiên đàng và khát vọng cuối cùng của con người là sau khi chết được về với Thiên Chúa, con người được sống cùng với Chúa, Thiên đàng là đích đến cuối cùng của những người theo tôn giáo.

Trong các tài liệu tôn giáo, tín đồ luôn được đọc, được nghe giảng giải về Thiên đàng. Hơn nữa, tín đồ có niềm tin rằng, con người gồm hai phần: phần thể xác và phần linh hồn, khi con người chết đi phần thân xác trở về với cát bụi, còn phần linh hồn thì được lên Thiên đàng bởi linh hồn trường tồn và bất diệt. Điểm trung bình chung nhận thức về Thiên đàng của tín đồ là 4,73, nghĩa là, các tín đồ tin tưởng rất cao vào thế giới Thiên đàng. Niềm tin rất cao thể hiện sự khát vọng của con người đến thế giới tốt đẹp. Niềm tin này là động lực giúp mỗi tín đồ thực hiện tốt điều răn dạy của Chúa, sống tốt để sau khi chết họ được về với Chúa.

Bảng 4.24: Niềm tin của tín đồ vào Thiên đàng (so sánh theo giới tính)


TT

Biểu hiện niềm tin

Giới tính

Số lượng

ĐTB

ĐLC

1

Là thế giới vô cùng tốt đẹp, con người rất hạnh phúc

Nam

198

4,75

0,55

Nữ

194

4,85

0,50

2

Là thế giới mà con người không có ốm đau bệnh tật

Nam

198

4,60

0,65

Nữ

194

4,77

0,42

3

Là thế giới con người không biết đến cái chết, trường tồn vĩnh cửu

Nam

198

4,68

0,64

Nữ

194

4,85

0,35

4

Là nơi ở của Chúa

Nam

198

4,75

0,55

Nữ

194

4,86

0,38

5

Là thế giới dành cho con người

sau khi chết ở trần gian

Nam

196

4,58

0,65

Nữ

194

4,69

0,55


So sánh các biểu hiện niềm tin vào Thiên đàng giữa tín đồ nam và nữ, kết quả thu được như sau: Các tín đồ nữ có biểu hiện niềm tin vào Thiên đàng cao hơn nam giới ở một số nội dung như: niềm tin “Thiên đàng là thế giới vô cùng tốt đẹp, con người rất hạnh phúc” điểm trung bình của nhóm tín đồ nữ là 4,85 trong khi điểm trung bình của nhóm tín đồ nam là 4,75; với niềm tin “Thiên đàng là thế giới con người không biết đến cái chết, trường tồn vĩnh cửu” điểm trung bình của nhóm tín đồ nữ là ĐTB = 4,85 trong khi điểm trung bình ở nhóm tín đồ nam là 4,68. Kết quả nghiên cứu cho thấy niềm tin của tín đồ nữ vào Thiên đàng cao hơn so với niềm tin của nhóm tín đồ nam, điều này thể hiện khát vọng đến thế giới tốt đẹp của nữ giới

cao hơn sau khi chết, tín đồ thường mong muốn những điều tốt đẹp hơn, mong muốn này đã thể hiện bằng đức tin và khát vọng của bản thân mình.

* Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý khi cầu nguyện

Kinh thánh và giáo lý là lời của Chúa và những điều răn dạy của Chúa. Đó là chuẩn mực sống của tín đồ có niềm tin tôn giáo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tín đồ có niềm tin sâu sắc vào Kinh thánh và giáo lý. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 4.25: Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý



TT


Biểu hiện niềm tin

Mức độ tin (%)


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc

Không tin

Tin rất thấp

Tin bình thường

Tin sâu sắc

Tin rất

sâu sắc

1

Dạy cho tín đồ biết về

Chúa

0

0

2,6

10,2

87,2

4,85

0,42

1

2

Dạy cho tín đồ biết về

Thiên đàng

0

0

3,6

19,1

77,3

4,74

0,51

2


3

Dạy cho tín đồ biết về những nguyên tắc ứng

xử trong cuộc sống


0


0


8,2


52,0


39,8


4,74


0,51


2


4

Dạy cho tín đồ biết về bổn phận của mình trong

cuộc sống


0


0


8,7


57,1


34,2


4,26


0,60


3


Trung bình chung

0

0

5,7

34,6

59,6

4,64

0,51


*Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Số liệu ở bảng 4.25 cho thấy có 97,4% số tín đồ cho biết họ tin ở sâu sắc vào Kinh thánh và giáo lý vì Kinh thánh và giáo lý dạy cho tín đồ biết về Chúa, trong đó 87,2% số tín đồ tin ở mức sâu sắc. Điểm trung bình của biểu hiện niềm tin Kinh thánh giáo lý dạy cho tín đồ biết về Chúa rất cao (ĐTB = 4,85; ĐLC = 0,42), xếp ở vị trí thứ nhất trong các biểu hiện niềm tin của tín đồ. Tiếp đến là niềm tin Kinh thánh, giáo lý dạy cho tín đồ biết về Thiên đàng (đích đến cuối cùng của con người sau khi chết) và dạy cho tín đồ biết về những nguyên tắc ứng xử trong cuộc sống. Điểm trung bình hai biểu hiện này là 4,74, xếp vị trí thứ hai. Niềm tin Kinh thánh, giáo lý dạy cho tín đồ biết về Thiên đàng có 96,4% số tín đồ tin ở mức độ sâu sắc, trong đó mức tin rất sâu sắc chiếm 77,3% số người trả lời. Niềm tin Kinh thánh, giáo lý dạy cho tín đồ biết về bổn phận của mình trong cuộc sống có điểm trung bình là 4,26 (ĐLC = 0,61) thấp hơn so với điểm trung bình chung (ĐTB = 4,64) của các biểu hiện niềm tin, nhưng vẫn ở mức cao trong thang điểm về mức độ niềm tin. Các kết quả trên cho thấy, các tín đồ có niềm tin sâu sắc vào Kinh thánh và giáo lý,

niềm tin này tương đương với niềm tin vào Chúa, bởi theo tín đồ Công giáo thì Kinh thánh là lời Chúa được ghi chép lại còn giáo lý là những điều răn dạy của Chúa, tín đồ tin Chúa thì tin vào lời Chúa và thực hiện các điều răn dạy của Chúa.

Tìm hiểu niềm tin của tín đồ vào Kinh thánh và giáo lý theo tiêu chí tuổi cho thấy có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi nhưng không đáng kể. Điều đó chứng tỏ niềm tin ở tín đồ được hình thành từ rất sớm, đã là tín đồ Công giáo thì ai cũng biết đến Kinh thánh, giáo lý.

Bảng 4.26: Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý (so sánh theo tuổi)


TT

Biểu hiện niềm tin

Tuổi

Số lượng

ĐTB

ĐLC


1


Dạy cho tín đồ biết về Chúa

Dưới 30 tuổi

101

4,82

0,43

30 - 59 tuổi

235

4,87

0,35

60 tuổi trở lên

56

4,79

0,62

Tổng số

392

4,85

0,42


2


Dạy cho tín đồ biết về Thiên đàng

Dưới 30 tuổi

101

4,65

0,55

30 - 59 tuổi

235

4,77

0,46

60 tuổi trở lên

56

4,75

0,64

Tổng số

392

4,74

0,51


3


Dạy cho tín đồ biết những nguyên tắc ứng xử trong cuộc sống

Dưới 30 tuổi

101

4,25

0,59

30 - 59 tuổi

235

4,43

0,60

60 tuổi trở lên

56

3,98

0,58

Tổng số

392

4,32

0,61


4


Dạy cho tín đồ biết bổn phận của mình trong cuộc sống

Dưới 30 tuổi

101

4,19

0,59

30 - 59 tuổi

235

4,34

0,58

60 tuổi trở lên

56

4,02

0,61

Tổng số

392

4,26

0,60


Tìm hiểu trong các buổi thánh lễ, buổi cầu nguyện, các buổi giảng đạo của linh mục, tu sĩ, thường có các bài đọc trong Kinh thánh, sau đó linh mục diễn giải, cắt nghĩa Kinh thánh và giảng giải giáo lý. Vì vậy, khi tham dự các buổi thánh lễ, buổi cầu nguyện, các tín đồ đều được nghe giảng, từ đó củng cố niềm tin ở tín đồ. Đây cũng là lý do lý giải vì sao các tín đồ nhỏ tuổi hay lớn tuổi đều có hiểu biết và niềm tin sâu sắc vào Kinh thánh, giáo lý.

Xem xét niềm tin của tín đồ vào Kinh thánh, giáo lý dựa trên tiêu chí học vấn, kết quả nghiên cứu ở bảng số liệu dưới đây cho thấy, hầu hết các biểu hiện niềm tin của tín đồ ở cấp học tiểu học và trung học cơ sở có điểm trung bình cao hơn so với các nhóm có trình độ học vấn còn lại. Nhóm tín đồ có trình độ học vấn tiểu học và THCS tin rằng Kinh thánh, giáo lý “dạy cho tín đồ biết về Chúa” có điểm trung

bình là 4,92, cao hơn nhóm tín đồ có trình độ học vấn trung học phổ thông (ĐTB = 4,82) và nhóm có trình độ học vấn trung cấp (ĐTB = 4,71).

Đối với các tín đồ học hết bậc tiểu học, trung học cơ sở, ngoài việc cầu nguyện, nghe giảng, họ ít có điều kiện được giao lưu xã hội nên họ chỉ chú tâm, tin tưởng vào những điều giảng dạy của chức sắc tôn giáo. Còn đối với các nhóm tín đồ có trình độ học vấn cao hơn, khi họ tham gia vào các hoạt động xã hội, họ có được nhiều cơ hội để giao lưu, học hỏi từ ngoài xã hội nhưng đồng thời họ cũng phải dành nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội đó cũng như bị các yếu tố xã hội chi phối, làm thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử. Những yếu tố đó có thể ảnh hưởng đến niềm tin của tín đồ vào Kinh thánh và giáo lý.

Bảng 4.27: Niềm tin vào Kinh thánh và giáo lý (so sánh theo trình độ học vấn)


TT

Biểu hiện niềm tin

Học vấn

Số lượng

ĐTB

ĐLC


1


Dạy cho tín đồ biết Chúa

Tiểu học và THCS

145

4,92

0,27

THPT

125

4,82

0,49

Trung cấp

62

4,71

0,58

CĐ, ĐH, trên ĐH

60

4,87

0,34

Tổng số

392

4,85

0,42


2


Dạy cho tín đồ biết Thiên đàng

Tiểu học và THCS

145

4,87

0,33

THPT

125

4,66

0,59

Trung cấp

62

4,61

0,66

CĐ, ĐH, trên ĐH

60

4,70

0,46

Tổng số

392

4,74

0,51


3


Dạy cho tín đồ biết nguyên tắc ứng xử trong cuộc sống

Tiểu học và THCS

145

4,39

0,61

THPT

125

4,26

0,59

Trung cấp

62

4,29

0,68

CĐ, ĐH, trên ĐH

60

4,28

0,58

Tổng số

392

4,32

0,61


4


Dạy cho tín đồ biết bổn phận của mình trong cuộc sống

Tiểu học và THCS

145

4,29

0,58

THPT

125

4,22

0,57

Trung cấp

62

4,29

0,68

CĐ, ĐH, trên ĐH

60

4,22

0,61

Tổng số

392

4,26

0,60


Kết quả khảo sát về niềm tin tôn giáo của các tín đồ trong hành vi cầu nguyện cho thấy: Các tín đồ có niềm tin cao và sâu sắc vào Đức Chúa Trời, vào Thiên đàng, vào giáo lý, giáo hội và các chức sắc tôn giáo.

Đối với Đức Chúa Trời, tín đồ có một niềm tin lớn vào sức mạnh của Đức Chúa Trời trong việc tạo ra thế giới, trong việc cứu vớt và giúp đỡ con người, giúp con người tìm ra những phương thức để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của mình.

Các tín đồ tin vào sự tồn tại của thế giới linh hồn (Thiên đàng), đây chính là điểm hướng đến của tín đồ sau khi kết thúc cuộc sống ở trần gian.

Niềm tin tôn giáo sâu sắc là kết quả của nhận thức và tình cảm tôn giáo được thể hiện ở mức độ cao.

4.1.2.4. Khía cạnh hành động của hành vi cầu nguyện

a. Nhận thức về hành động cầu nguyện của tín đồ

Cùng với nhận thức, tình cảm và niềm tin tôn giáo, hành động là một khía cạnh tâm lý quan trọng của các tín đồ. Hành động cầu nguyện được xem như là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm và niềm tin của tín đồ. Kết quả khảo sát cho thấy đại đa số tín đồ hiểu đúng về hành động cầu nguyện ở mức độ rất cao (ĐTB = 4,73; ĐLC = 0,50). Theo sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo cho biết, cầu nguyện là “một sự liên lạc sống động giữa cá nhân mỗi người với Thiên Chúa hằng sống... mối tương quan sống động của con cái Thiên Chúa với Cha trên trời” (số 2558, 2565).

Bảng 4.28: Nhận thức của tín đồ về hành động cầu nguyện



TT


Biểu hiện nhận thức

Mức độ nhận thức (%)


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc

Không đúng

Đúng một phần

Đúng bình thường

Đúng tương đối

nhiều

Rất đúng

1

Là cơ hội để giao tiếp

với Chúa

0

0

3,1

10,1

86,9

4,84

0,44

1


2

Là cơ hội để giải toả những lo toan, những bức

xúc của cuộc sống


0


0


3,1


36,2


60,7


4,58


0,55


4

3

Là cơ hội để cầu xin

Chúa phù hộ

0

1,0

2,0

20,2

76,8

4,73

0,54

3


4

Là cơ hội để bày tỏ tâm tư,

nguyện vọng của mình đối với Chúa


0


0


2,0


19,4


78,6


4,77


0,47


2


Trung bình chung

0

0,25

2,5

21,4

75,7

4,73

0,50


* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Theo tín đồ Công giáo, cầu nguyện nghĩa là đứng trước mặt Chúa, nâng tình cảm và tâm trí ta lên cùng Chúa với tất cả lòng tôn kính và thờ lạy. Cầu nguyện là con đường tươi đẹp dẫn ta vào nguồn mạch vô tận của Thiên Chúa. Chính vì thế nên tín đồ nhận thức rất sâu sắc về hành vi cầu nguyện.

b. Hành động chuẩn bị cho cầu nguyện của tín đồ

Bảng 4.29: Chuẩn bị cho hành động cầu nguyện của tín đồ



TT


Hành động chuẩn bị cho cầu nguyện

Mức độ chuẩn bị (%)


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc

Không đúng

Đúng một phần

Đúng bình thường

Đúng tương đối

nhiều

Rất đúng

1

Chuẩn bị về tâm thế

hướng đến Chúa

0

0

2,0

32,1

65,8

4,64

0,52

1

2

Chuẩn bị trang phục

cho nghiêm túc

0

0

2,0

54,3

43,6

4,42

0,53

2

3

Chuẩn bị thời gian đúng

quy định

0

0,5

3,1

62,5

33,9

4,30

0,55

4

4

Chuẩn bị Kinh thánh,

sách kinh

0,5

0,5

4,1

57,1

37,8

4,31

0,62

3


Chung

0,12

0,25

2,80

51,5

45,2

4,41

0,55


* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Đối với tín đồ tôn giáo nói chung, khi cầu nguyện bao giờ cũng có những bước chuẩn bị rất kĩ lưỡng, mục tiêu là làm sao lời cầu nguyện trở nên hữu hiệu đối với nhu cầu của tín đồ. Tín đồ Công giáo cũng vậy, khi cầu nguyện các tín đồ cho biết họ phải chuẩn bị tâm thế hướng đến Chúa - tức là hướng đến đối tượng để cầu xin. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 97,9% số tín đồ cho biết việc đầu tiên là chuẩn bị tâm thế hướng đến Chúa (ĐTB = 4,64; ĐLC = 0,52), xếp vị trí thứ nhất trong các nội dung mà tín đồ chuẩn bị. Trong nhận thức của tín đồ, để lời cầu nguyện có hiệu quả thì phải dành trọn tâm trí, hướng tâm hồn đến Chúa. Ngoài việc chuẩn bị tâm thế, chúng ta thấy tín đồ cũng có sự chuẩn bị về trang phục. Quan sát của chúng tôi vào các ngày lễ ở vùng đồng bào Công giáo hoặc khi chúng ta có dịp tham dự thánh lễ cùng với họ, đặc biệt là những ngày lễ quan trọng thì tín đồ ăn mặc rất đẹp, nữ thường mặc áo dài còn nam giới mặc áo sơ mi, quần dài đóng thùng. Qua phỏng vấn, các tín đồ cho biết họ thường dành những bộ quần áo đẹp nhất để mặc khi đi lễ. Những tín đồ tham gia vào các hội đoàn Công giáo (như: Hội Kèn đồng, Hội Thánh Thể…) thường mặc trang phục riêng, nhìn rất trang trọng và nổi bật.

Một hành động khác cũng được tín đồ chuẩn bị kĩ đó là Kinh thánh và sách kinh. Trong các nghi lễ tôn giáo, các buổi cầu nguyện thì Kinh thánh và sách kinh, những bài thánh ca là tài liệu quan trọng. Tùy theo chủ đề cầu nguyện và ý nghĩa của buổi lễ mà chủ tế và các tín đồ đọc những bài Kinh thánh khác nhau. Vì thế, các

tín đồ Công giáo đều thuộc lòng các kinh nguyện (các kinh cơ bản). Ngoài ra, các tín đồ còn chuẩn bị những lời cầu xin theo mong muốn của mình.

Có thể nói, việc cầu nguyện là hành động chính trong các lễ nghi tôn giáo, vì thế các tín đồ thường có sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước và trong khi thực hiện hành vi cầu nguyện.

Ngoài việc chuẩn bị về trang phục, thời gian và kinh sách, các tín đồ còn có sự chuẩn bị về tâm hồn để cầu nguyện như chia sẻ của một tín đồ: “Không cần chuẩn bị gì cả. Chỉ cần tâm hồn mình được thanh thản, có thể cầu nguyện mọi lúc mọi nơi” (nữ, trình độ học vấn đại học, 37 tuổi, mức sống khá, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Theo chúng tôi được biết, cầu nguyện nhiều khi xuất phát từ chính nhu cầu của người cầu xin, họ muốn xin điều gì thì cầu xin điều đó, không cần phải theo kinh sách mà cầu nguyện từ chính những suy nghĩ của mình. Vì vậy, việc chuẩn bị tâm hồn và hành động khi cầu nguyện được tín đồ thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

Tín đồ chuẩn bị những tâm hồn trong sáng dâng lên Chúa” (nam, 81 tuổi, trình độ học vấn cấp 2, Hà Đông, Hà Nội).

Bản thân tôi chuẩn bị tâm hồn, tâm hồn phải thanh thản, không vướng bận tội lỗi, con người phải sạch sẽ, chuẩn bị trang phục và dành thời gian cho việc cầu nguyện. Khi cầu nguyện không để các việc khác xen vào làm phân tán tư tưởng” (nam, 41 tuổi, trình độ học vấn cao đẳng, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội).

Bảng 4.30: Chuẩn bị cho hành động cầu nguyện của tín đồ (so sánh theo giới tính)


TT

Hành vi chuẩn bị

Giới tính

Số lượng

ĐTB

ĐLC

1

Chuẩn bị về tâm thế hướng đến Chúa

Nam

198

4,61

0,54

Nữ

194

4,66

0,49

2

Chuẩn bị trang phục cho nghiêm túc

Nam

198

4,40

0,55

Nữ

194

4,43

0,51

3

Chuẩn bị thời gian đúng quy định

Nam

198

4,24

0,58

Nữ

194

4,36

0,50

4

Chuẩn bị sách Kinh thánh, sách kinh

Nam

198

4,29

0,60

Nữ

194

4,34

0,64

* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nữ tín đồ có sự chuẩn bị cho hành động cầu nguyện tốt hơn so với nam tín đồ. Điều này được thể hiện ở điểm trung bình của các nội dung cao hơn nam tín đồ, tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể. Cụ thể, sự chuẩn bị về tâm thế hướng đến Chúa của nữ tín đồ tốt hơn so với sự chuẩn bị của nam tín đồ (ĐTB của nữ = 4,66 > ĐTB của nam = 4,61).

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí