Đối với các cửa hàng thành viên, khi trở thành cửa hàng tiện lợi trong hệ thống G7 Mart, sẽ nhận được khoảng 40 triệu đồng tiền đầu tư từ Công ty thương mại và dịch vụ G7, đổi lại sẽ phải giữ mô hình mà G7 đã thiết kế trong vòng năm năm, và riêng doanh thu từ các bảng quảng cáo treo tại cửa hàng sẽ được chia cho hai bên theo tỉ lệ 50:50. Cửa hàng sẽ được thiết kế lại theo dạng tự chọn, khách hàng sẽ tự phục vụ và trả tiền mặt. Giờ mở cửa được kéo dài tới 23 giờ, ngoài ra, cửa hàng còn áp dụng chiết khấu (khoảng 5% trở xuống) cho tất cả mặt hàng ở giai đoạn đầu.
Đối với nhà sản xuất nhỏ không đủ điều kiện tài chính, việc đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng cả nước là điều vô cùng khó khăn. Do vậy, hệ thống phân phối G7 Mart là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong nước đưa sản phẩm, thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
2. Thương hiệu bán lẻ 24-Seven49
24-Seven là mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại đầu tiên đang được triển khai ở Hà Nội và Thái Nguyên do Hoàng Anh Tuân – giám đốc công ty Hoàng Corp làm chủ. Cửa hàng bán lẻ của 24-Seven hội tụ đầy đủ tất cả tính năng của một mô hình bán lẻ hiện đại trên thế giới song vẫn đảm bảo cung cấp hàng hóa đến khách hàng với giá cả cạnh tranh nhất. Ngoài ra, 24-Seven còn cung cấp rất nhiều các dịch vụ gia tăng khác được gọi là 24-Seven Home Services. Cửa hàng bán lẻ 24-Seven và các dịch vụ của 24-Seven giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa khi mua sắm.
24-Seven có nghĩa là 24 giờ và bảy ngày, thương hiệu có ý nghĩa là các dịch vụ được cung cấp bởi 24-Seven được cung cấp 24h/24h trong cả tuần.
24-Seven là một hệ thống các cửa hàng tiện dụng (Convenience Store) kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với phương thức thanh toán tiền mặt trực tiếp. 24-Seven có đặc trưng sau: chất lượng hàng hóa đảm bảo, thương hiệu rõ ràng, tin cậy; mặt hàng phong phú đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu; giao dịch nhanh chóng thuận tiện, hiện đại; giá cả thấp, khuyến mãi nhiều; Tiện dụng, sạch sẽ và môi trường mua sắm thân thiện, hiện đại.
49 Nguồn: Bộ Thương mại, Vụ Chính sách thị trường trong nước.
Hàng hóa bày bán trong hệ thống cửa hàng 24-Seven rất phong phú, bao gồm: hóa mỹ phẩm, thực phẩm khô, rượu bia, đồ uống thuốc lá, văn phòng phẩm, đồ điện gia dụng, sách báo, băng đĩa nhạc, các loại thẻ trả trước, đồ chơi, và đặc biệt là các gói
Thực tế cho thấy, mô hình 24-Seven hoạt động rất hiệu quả. Mặc dù mới thành lập không lâu, nhưng doanh nghiệp này đã thực sự gây tiếng vang trên thị trường bán lẻ hiện nay . Bởi khi đời sống ngày càng cao, yêu cầu của người tiều dùng cũng càng cao, thì những cửa hàng mang lại cho họ nhiều tiện ích nhất với chi phí hợp lý bỏ ra mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Và xu hướng mô hình này sẽ phát triển mạnh trong thời gian sắp tới.
Và trong xu hướng hội nhập này, kinh doanh theo hướng hệ thống các cửa hàng bán lẻ tiện lợi sẽ tạo được chỗ đứng vững cho các nhà phân phối trong nước, góp phần đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu Việt. Và với sự hợp tác giữa các nhà sản xuất với các nhà phân phối trong nước sẽ tạo nên những nhà Việt Nam (Vietnam House) để trở thành đối trọng với tập đoàn phân phối nước ngoài.
Tuy nhiên, mô hình trên còn mới đối với thị trường Việt Nam. Việc vội vã áp dụng sẽ không mang lại hiệu quả kinh doanh cao, thậm chí còn thất bại đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Phụ lục 4
Một vài nhận xét về mô hình bán buôn kiểu mới của trung tâm Metro Cash & Carry
Metro Cash & Carry Việt Nam là 100% vốn nước ngoài được cấp phép thí điểm vào thị trường Việt Nam kinh doanh bán buôn. Công ty này bị ràng buộc bởi những điều kiện cụ thể trong giấy phép đầu tư như: phải xây dựng mạng lưới thu mua và chế biến trong nước, chỉ được phép bán buôn cho các khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh để phục vụ nhu cầu kinh doanh…).
Tuy nhiên mô hình Cash & Carry của Metro thực chất là bán buôn hay bán lẻ khối lượng lớn
Thực tế cho thấy, Metro Cash & Carry Việt Nam vừa bán buôn và bán lẻ. Và bán lẻ chiếm trên 20% doanh số bán hàng của Metro (kết quả có được do phỏng vấn chuyên gia50). Đây có thể cho là hình thức “bán lẻ trá hình” qua bán buôn – một biện pháp hữu hiệu để thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam.
Một số biểu hiện bán lẻ của Metro Cash & Carry Việt Nam
Trước hết cần khẳng định Metro Cash & Carry vừa bán buôn, vừa bán lẻ (gọi là bán lẻ khối lượng lớn, gọi như thế này để phân biệt với bán lẻ thông thường của các siêu thị bán lẻ khác). Qua một số buổi điều tra khách hàng tại trung tâm Metro cho thấy, đa số khách hàng mua về đều nhằm mục đích tiêu dùng, và cách thức mua sắm ở Trung tâm này phù hợp vói kiểu tiêu dùng khối lượng lớn của gia đình trong thời gian 1 tuần hay 10 ngày.
Có hiện tượng trên là do:
Thứ nhất, chủng loại hàng hóa ở Metro Cash & Carry rất phong phú (10.000 –
15.000 mặt hàng các loại, trong đó có khoảng 90% hàng hóa được sản xuất trong nước)51 với cách thức trưng bày vừa phục vụ cho bán buôn vừa phục cho bán lẻ tiêu dùng với khối lượng vừa và lớn; đặc biệt bao gồm cả hàng ướt phục vụ cho sinh hoạt gia đình hàng ngày với giá rẻ, chất lượng vệ sinh đảm bảo.
50 Thạc Sỹ Võ Văn Quyền – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước.
51 Nguồn: Bộ Thương mại (2004), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Chính sách phát triển các mô hình phân phối hàng hóa hiện đại”, Hà Nội
Thứ hai, hình thức Cash & Carry rất thuận tiện cho việc mua bán lẻ.
Thứ ba, mỗi khách hàng với mỗi thẻ hội viên có thể kém theo ba người đi cùng khi đi vào trung tâm mua sắm này (những người đi kèm này không quy định là người có đăng ký kinh doanh)
Thứ tư, đối với khách hàng nhóm ba – nhóm các doanh nghiệp, tổ chức và văn phòng thì nhu cầu mua sắm cho mục đích tiêu dùng là rất lớn. Qua điều tra một số công ty ở Hà nội, họ đều có thẻ Metro nhưng mục đích đều là mua sắm cho tiêu dùng.
Hiện nay, nhà nước vẫn chưa có ban quản lý, kiểm tra, kiểm soát riêng đối với hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại. Do đó, việc Metro có bán lẻ hay không, và có vi phạm những cam kết trong giấy phép đầu tư hay không còn là vấn đề bỏ ngỏ, chưa được xem xét rõ ràng.
Đối với thực tế trên, tác giả đã đưa ra kiến nghị vào trong phần giải pháp.
Phụ lục 5
Tổng mức bản lẻ toàn xã hội giai đoạn 1995 - 2005 (tỷ đồng)
Giá trị | Tốc độ tăng (%) | |
1995 | 121160.0 | - |
1996 | 145874.0 | 20.40 |
1997 | 161899.7 | 10.99 |
1998 | 185598.1 | 14.64 |
1999 | 200923.7 | 8.26 |
2000 | 220410.6 | 9.70 |
2001 | 245315.0 | 11.30 |
2002 | 280884.0 | 14.50 |
2003 | 310469.3 | 10.53 |
2004 | 372500.0 | 19.98 |
2005 | 447000.0 | 20.00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Đổi Mới Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát Việc Thực Thi Các Quy Định Của Pháp Luật Đối Với Kinh Doanh Các Loại Hình Phân Phối
- Phát Triển Và Đa Dạng Hoá Tập Hợp Hàng Hoá Và Ứng Dụng Nghệ Thuật Trưng Bày Hàng Hoá Tiên Tiến Trong Siêu Thị:
- Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO - 14
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ thương mại (2005)
Danh Mục Bảng Biểu
Mục Lục
Lời Mở Đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hệ thống phân phối hàng hóa 4
I. Bản chất, vai trò và phân loại hệ thống phân phối hàng hóa 4
1. Bản chất hệ thống phân phối hàng hóa 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Đặc điểm 4
2. Vai trò của hệ thống phân phối 5
3. Phân loại hệ thống phân phối hàng hóa 8
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các hệ thống phân phối hàng hóa ...9 4.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 10
4.2 Các yếu tố môi trường vi mô 10
II. Các nội dung liên quan tới hệ thống phân phối 12
1. Cấu trúc hệ thống phân phối hàng hóa 12
2. Các kiểu trung gian phân phối hàng hóa 14
3. Tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa 17
3.1 Nội dung của hoạt động tô chức hệ thống phân phối hàng hóa 17
3.2 Các quyết định phân phối hàng hóa 18
3.3 Lựa chọn các hình thức liên kết trong hệ thống phân phối 20
4. Hoạt động quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển hệ thống phân phối hàng hóa 22
III. Kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối của một số nước trong điều kiện hội nhập mở cửa thị trường 23
1. Thái Lan 24
2. Trung Quốc 25
3. Một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam 27
Chương 2: Thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam 29
I. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta
.............................................................................................................................. 29 1. Các quy định pháp lý ..................................................................................... 29
2. Hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước 31
117
3. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển 32
4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật.
.......................................................................................................................... 35
II. Thực trạng hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam 36
1. Các loại hình phân phối hàng hóa điển hình hiện nay ở Việt Nam 36
2. Các hình thức liên kết trong hệ thống phân phối hàng hóa hiện nay ở Việt Nam
.......................................................................................................................... 39
3. Thực trạng hoạt động của kênh phân phối truyền thống và hiện đại hiện nay. 43
III. Đánh giá chung về thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam.. 62 1. Những mặt được 62
2. Những tồn tại, hạn chế 65
3. Những vấn đề đặt ra 68
Chương 3: Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam đến năm 2010 71
I. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam 71
1. Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh quốc tế 71
2. Những thay đổi của môi trường kinh doanh trong nước thời gian tới năm 2010
.......................................................................................................................... 73
3. Những thay đổi liên quan trực tiếp tới hệ thống phân phối trong nước trước tác động của quá trình hội nhập 75
4. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống phân phối ở Việt Nam 76
II. Nhóm giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam 80
1. Nhóm giải pháp đổi mới công tác quản lý nhà nước nhằm phát triển hệ thống phân phối nước ta 80
2. Nhóm giải pháp phát triển hoạt động phân phối của các doanh nghiệp 92
Kết Luận 100
Tài Liệu Tham Khảo 102
118
Phụ Lục 104
119
Danh Mục Bảng Biểu, Sơ Đồ, Biểu Đồ
51 | |
Biểu đồ 2.2: phân hạng siêu thị Hà Nội theo tiêu chuẩn phân hạng trong Quy chế siêu thị (2005) | 53 |
Biểu đồ 2.3: phân loại siêu thị tới năm 2005 của Thành phố Hồ Chí Minh theo Quy chế siêu thị | 54 |
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ 2.4 Lý do khách hàng đến với siêu thị | 56 |
Sơ đồ 1.1: Hệ thống phân phối hàng hóa nối sản xuất với tiêu dùng | 7 |
Sơ đồ 1.2: Các hệ thống phân phối hàng hóa tiều dùng cá nhân phổ biến | 13 |
Sơ đồ 1.3: Các hệ thống phân phối hàng hóa cho công nghiệp phổ biến | 14 |
Sơ đồ 3.1: Mô tả quan niệm mới về kinh doanh siêu thị | 94 |
Bảng 2.1: Ma trận SWOT giữa chợ truyền thống và siêu thị | 46 |
Bảng 2.2: phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại hiện hành | 51 |
Bảng 2.3: phân hạng siêu thị tới năm 2005 theo tiêu chuẩn phân hạng siêu thị trong Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại | 52 |
Bảng Phụ lục 5: Tổng mức bản lẻ toàn xã hội giai đoạn 1995 - 2005 (tỷ đồng) | 116 |