Lịch sử – văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX - 18


Búng (đúng lý là Bún, viết sai chính tả, do phát âm không đúng của người Nam bộ) lại có một Cầu Ngang nữa khá lớn, cả hai đều bắc qua mương lộ sát bên đường…” [74,tr.59]

Cầu Ngang ngày nay là khu du lịch nổi tiếng của Bình Dương (Lái Thiêu).

b. Các vị trí liên hệ đến giao thông.

-Doác: chỗ đất lên cao. Dốc ở chỗ đỉnh cao của nó cũng là một vị trí đánh dấu trên trục lộ (Dốc Chùa – Tân Uyên) (Dốc Đình: ngay dốc có cái đình Tương Hiệp).

-Truông: “Đường xuyên qua một khu rừng, lối đi có s ẵn nhưng hai bên trên đầu ngườ đều có những thân cây và cành lá bao phủ. Trên đường từ vùng Dĩ An vào chiến khu Đ có Truông Sim, xã Định Phước có Truông Bòng Bong: xưa có nhiều dây bòng bong leo trên cây

rừng.


Ngã tư Sở Sao: Vì xưa kia qua khỏi ngã tư là rừng cây sao nên tên gọi ngã tư sở sao (Sở: nhiều, ví dụ s ở cao s u…)

c. Các vị trí tập hợp dân cư:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

-Chôï: vị trí tập hợp nhiều người do nhu cầu mua và bán tụ tập vào những thời gian nhất định. Chợ thường mang tên địa phương, có khi tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thầu thuế chợ như chợ Lái Thiêu).Một cách lý giải khác (chỉ là một giả thuyết): Có một ông thương lái đã tự thiêu (nên gọi là Lái Thiêu).

Theo loại hàng được mua bán nhiều nhất (chợ Bún) nhưng do phát âm Nam bộ thành chữ Búng[74,tr.61].

Đây là cách lý giải của địa chí Sông Bé.

-Xóm: từ để phân biệt một khu vực trong làng (xã) hay địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí. (Xóm Chùa, Xóm Bến ở xãTân Định-huyện Bến Cát-Bình Dương). Xóm Chùa vì ở đó có chùa cổ. Còn Xóm Bến có lẽ gần bến sông.

d. Các đơn vị hành chính, quân sự.


-Dinh: Đơn vị hành chính và quân sự thời các chúa Nguyễn. Một dinh gồm một huyện hay một châu. Ví dụ năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt Trấn Biên dinh chỉ có huyện Phước Long (Biên Hòa) Phiên Trấn dinh chỉ có huyện Tân Bình.

-Trấn: Đến thời Gia Long, do việc đổi Gia Định trấn ra Gia định thành, dinh được đổi thành trấn.

-Thuû: danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các triền sông và khá phổ biến ở thời phong kiến

nên “Thủ” đã đi vào một s ố địa danh hiện nay hãy còn thông dụng như Thủ Ngữ, Thủ Thiê Thủ Đức (thuộc TPHCM), Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương, Thủ Thừa thuộc tỉnh Long An,

Thủ Chiến Sai (ở chợ Mới) tỉnh An Giang. Ngữ, Thiêm, Đức có lẽ là tên những viên chức cai quản các thủ này đã giữ chức vụ từ khi Thủ mới được thành lập cho đến khi không còn tác dụng.


e. Phân chia địa danh theo nhóm tự nhiên:

* Địa danh Dầu Tiếng:

Theo địa chí Sông Bé thì Dầu Tiếng là cây dầu nổi tiếng. Giai thoại về cây dầu này được Trịnh Hoài Đức chép lại trong mục sản vâït của đất Gia Định: Tháng 7 năm 1780, Nguyễn Ánh truyền cho quân sĩ đốn cây để đóng thuyền. Ở rừng Quang Hóa (hiểu là vùng Trảng Bàng) có một cây sao (có giai thoại là dầu) lâu đời, ban ngày thường thấy có lửa sáng như hai cây đèn, thấy thì ham nhưng quân sĩ vừa chém nhát rựa đầu tiên là lập tức hộc máu chết. Ai nấy hoảng sợ nhưng tướng Đỗ Thành Nhơn bèn đem lệnh trên đến, bảo ai sợ sệt thì bị xử tử. Quân sĩ bèn hạ cây cổ thụ nọ. Có tiếng nổ to, nhựa cây chảy lai láng như máu đỏ. Gọi rừng Trảng Bàng, khu vực rộng thì có thể ăn đến bên kia sông, thuộc vùng Dầu Tiếng.

Câu chuyện trên lý giải địa danh Dầu Tiếng cũng khá hợp lý. Qua giai thoại đó, nếu ta lượt bỏ những yếu tố thần thoại, hoang đường thì nó lại mang tính hiện thực sâu sắc: phản ánh rừng già Đông Nam Bộ: nghề đốn rừng nguy hiểm, thợ đốn rừng sợ nhất những cây có cây da ký sinh bám vào, rễ bố thân cây chằng chịt, khi ngã xuống cây bị vướng víu, lắm khi ngã xuống không đúng hướng dự kiến, gây tai nạn chết người. Khi đốn cây to mà có cây con mọc kề bên, nên đề phòng vướng nhau.

Tuy nguy hiểm nhưng nghề thợ s ăn, đốn rừng, làm củi … rất phổ biến ở miền Đông xưa.

-Suối Lồ ồ: nơi đây có con suối, trên bờ có nhiều cây tre lồ ô, gọi tên trại thành lồ ồ nên có tên là suối Lồ ồ.

BẢN ĐỒ PHỦ GIA ĐỊNH NĂM 1698



BẢN ĐỒ PHỦ PHƯỚC LONG NĂM 1808 BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH NAM KỲ LỤC TỈNH NĂM 1836 1

BẢN ĐỒ PHỦ PHƯỚC LONG NĂM 1808


BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH NAM KỲ LỤC TỈNH NĂM 1836 BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH NAM KỲ THỜI 2

BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH NAM KỲ LỤC TỈNH NĂM 1836


BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH NAM KỲ THỜI PHÁP THUỘC BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH BÌNH DƯƠNG NĂM 3

BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH NAM KỲ THỜI PHÁP THUỘC


BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH BÌNH DƯƠNG NĂM 1963 4


BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH BÌNH DƯƠNG NĂM 1963 5

BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH BÌNH DƯƠNG NĂM 1963


ĐỒ HÀNH CHÁNH NAM KỲ THỜI PHÁP THUỘC BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH BÌNH DƯƠNG NĂM 1963 6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023