Những Khó Khăn Đối Với Các Trường Mầm Non Huyện Nhà Bè Hiện Nay


Theo Bảng 2.3 Năm học 2018 – 2019 toàn huyện Nhà Bè có 250 GV mầm non. Về trình độ chuyên môn có 100% GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó GV có trình độ đại học là 117/250 đạt 46,8%, cao đẳng là 91/250 đạt 36,4%, trung cấp là 42/250 đạt 16,8%. Về trình độ ngoại ngữ có 247/250 GV có trình độ B đạt 98,8%, 3/250 GV có trình độ B1 đạt 1,2%. Về trình độ tin học có 136/250 GV có bằng A tin học đạt 54,4%, có 114/250 GV có bằng B tin học đạt 45,6%. Chất lượng đội ngũ GV là khâu then chốt quyết định chất lượng GD ở các cấp học và đặc biệt vô cùng quan trọng đối với GDMN. Chất lượng GV càng cao sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình GD trẻ em.

Lãnh đạo huyện Nhà Bè, Phòng GD & ĐT huyện Nhà Bè, lãnh đạo nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để GV nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân. Cụ thể trong năm học 2018 – 2019, Phòng GD & ĐT huyện Nhà Bè đã phối hợp tổ chức chuyên đề cho Cụm chuyên môn 4 - Thành phố về “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong GD trẻ” với 120 lượt dự. Tăng cường tổ chức nhiều chuyên đề nâng cao nhận thức đội ngũ, bồi dưỡng tay nghề cho GV, đồng thời nâng chất các hoạt động GD trẻ (“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “Nâng cao chất lượng GD phát triển vận động”, “Tổ chức giờ ăn cho trẻ”, “Xây dựng môi trường thân thiện”, “Tổ chức các hoạt động GD kỹ năng sống cho trẻ”, “Đổi mới tổ chức hoạt động phát triển nhận thức trong trường mầm non”, “Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ”); Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL, GV mầm non thực hiện phát triển Chương trình GDMN. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường hình thức theo cụm, khối, tổ, nhóm, tập trung, qua mạng; coi trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, GD theo quan điểm “GD lấy trẻ làm trung tâm” cho CBQL, GV mầm non. Nâng cao năng lực CBQL, GV mầm non ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và chăm sóc, GD trẻ; Chỉ đạo các cụm chuyên môn trong Huyện tăng cường tổ chức các hoạt động (như thống nhất kế hoạch hoạt động và phân công thực hiện, dự chéo lẫn nhau về chuyên đề, hoạt động GD, hoạt động chăm sóc trẻ, xây dựng môi trường lớp học, môi trường xanh, ...) nhằm tăng cường hỗ trợ cho các cơ


sở GDMN ngoài CL học tập và cùng tiến bộ; Tích cực trong công tác tham quan học tập các trường trong Thành phố; tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng có hiệu quả bảng tương tác trong tổ chức các hoạt động GD; sử dụng mạng Lan trong quản lí chương trình GD; Tổ chức thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016 – 2020” và đưa vào công tác thi đua để khuyến khích các trường, CBQL, GV năng động, sáng tạo và tích cực. Bên cạnh đó, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè phối hợp với phòng GD & ĐT huyện Nhà Bè và lãnh đạo nhà trường trong việc hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng chuẩn tại Huyện với 50% kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, 50% kinh phí hỗ trợ từ nhà trường.

Về chất lượng GD

Năm học 2018-2019 với sự quản lí, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Huyện, Sở GD và Đào tạo; sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các xã - thị trấn, cùng với sự nỗ lực của cán bộ, GV, nhân viên toàn Ngành, Ngành GD & ĐT Huyện đã gặt hái được nhiều thành tựu. CSVC phục vụ công tác nuôi và dạy được tăng cường về số lượng và chất lượng. Công tác chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo được thực hiện thường xuyên. GV không ngừng được bổ sung nhằm trẻ hóa đội ngũ, đầy đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và được bồi dưỡng để nâng dần chất lượng. Kỉ cương, nề nếp trong đội ngũ nhà giáo luôn được coi trọng.

Chất lượng GDMN tại các trường mầm non trong Huyện tiếp tục được nâng cao, đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định. Nhà trường thường xuyên rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN vào phần mềm hỗ trợ xây dựng thực đơn, khẩu phần tại các cơ sở GDMN. Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng, chú trọng đến nội dung tuyên truyền trong từng tháng, từng chủ điểm, cập nhật các thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện nghiêm túc các qui định về an toàn thực phẩm theo qui định hiện hành về đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở GDMN, thực hiện tốt việc tính khẩu phần ăn, đảm bảo các chất dinh dưỡng và định lượng calo cho trẻ mầm non.


Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh môi trường và cá nhân theo quy định; tổ chức cân đo, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ, quản lí sức khỏe, tiêm chủng….Có 99.5% trẻ được ăn bán trú tại trường, 100% trẻ đến trường được khám sức khỏe định kỳ. Phối hợp với đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy kiểm tra, hướng dẫn để làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy trong nhà trường. Chú trọng dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ an toàn cho bản thân theo yêu cầu chương trình. Theo dõi chặt chẽ tình trạng dinh dưỡng của trẻ, kết quả đạt được như sau:

+ Giảm suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân: 127/136, tỷ lệ 93.38% (CL: 112/113; NCL: 15/23)

+ Giảm SDD thể thấp còi: 78/95, tỷ lệ 82.11% (CL: 74/82; NCL: 4/13)

+ Giảm SDD thể còi: 53/59, tỷ lệ 89.83% (CL: 25/26; NCL:28/33)

+ Giảm tình trạng dư cân – béo phì ở trẻ: 474/1050, tỷ lệ 45.14% (CL: 304/730; NCL: 170/320)

+ Trẻ SDD toàn Huyện là: 26/8372, tỷ lệ 0.3% (CL: 9/3949; NCL: 17/4423). Nhiều đề xuất về công tác GD & ĐT đã được Lãnh đạo Huyện ưu tiên phê duyệt nhằm thực hiện Nghị quyết 29 – Hội nghị lần thứ 8 – BCH TW khóa XI tạo điều kiện thuận lợi giúp GD & ĐT Huyện có được sự hỗ trợ tích cực từ nhiều phía về nhiều mặt như chế độ, chính sách ưu đãi phục vụ mục tiêu phát triển GD -

ĐTmột cách toàn diện.

Bảng 2.4. Chất lượng chăm sóc GDMN huyện Nhà Bè



TT


Nội dung

Số lượng

Trong đó

Tổng số (TS)

Tỷ lệ (%)

Nhà trẻ

Mẫu giáo


TS


%


TS


%

1

Số trẻ được ăn bán trú tại

trường

3.949

100

581

14.71

3.368

85.29

2

Tổng số nhóm, lớp bán trú

124

100

23

18.55

101

81.45

3

Trẻ được khám sức khỏe

và theo dõi biểu đồ

3.949

100

581

100

3.368

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 9



TT


Nội dung

Số lượng

Trong đó

Tổng số (TS)

Tỷ lệ (%)

Nhà trẻ

Mẫu giáo


TS


%


TS


%

4

Trẻ dư cân - béo phì

20

0.5

4.99

5.12

407

12.08

5

Trẻ SDD thấp còi

8

0.2

2

0.34

8

0.24

6

Trẻ khuyết tật học hòa

nhập

0

0

0

0

0

0

7

Số lượng CBQL được BD

mô-đun ưu tiên

28

100





8

Số lượng CBQL được BD

mô-đun nâng cao

28

100





9

Số lượng GV được BD

mô-đun ưu tiên

237

100





10

Số lượng GV được BD

mô-đun nâng cao

237

100






11

Số trường thực hiện thí

điểm cho trẻ làm quen tiếng Anh


5


45.45





12

Số trẻ làm quen tiếng Anh

1375

34.82





(Nguồn báo cáo thống kê phòng GD & ĐT huyện Nhà Bè)

2.1.3. Những khó khăn đối với các trường mầm non huyện Nhà Bè hiện nay‌

Quy mô GDMN: Số lượng học sinh trong độ tuổi mầm non đến trường tiếp tục tăng do di dân cơ học, nên vẫn còn trường có sĩ số vượt quy định về số học sinh/ lớp, gây khó khăn cho việc xây dựng mới hoặc công nhận lại các trường chuẩn Quốc gia và quá trình xây dựng mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế cũng như việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo yêu cầu hiện nay.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động chuyên môn: Số lượng các trường mầm non CL ít, số trẻ đông, quá tải, không đủ diện tích sân chơi cho trẻ.

Chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập.


2.2. Cách thức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2. Đối tượng khảo sát‌

14 lãnh đạo chính quyền địa phương gồm chủ tịch, phó chủ tịch của 07 xã, thị trấn tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

28 CBQL GDMN gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của 11 trường mầm non CL tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

110 GV mầm non của 11/11 trường mầm non CL tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

220 đại diện CMHS của 11/11 trường mầm non CL tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.3. Phạm vi khảo sát‌

11 trường mầm non CL trên địa bàn huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Trường MN Thị Trấn Nhà Bè, Trường MN Sơn Ca, Trường MN Mạ Non, Trường MN Sao Mai, Trường MN Đồng Xanh, Trường MN Sao Mai, Trường MN Tuổi Hoa, Trường MN Hướng Dương, Trường MN Mạ Non, Trường MN Vàng Anh, Trường MN Vành Khuyên.

2.2.4. Nội dung khảo sát‌

Thực trạng công tác XHH tại các trường mầm non CL huyện nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng quản lí công tác XHH tại các trường mầm non CL huyện nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.5. Phương pháp khảo sát‌

Phương pháp phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn là một số LĐĐP, một số hiệu trưởng các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.


Nội dung phỏng vấn là thực trạng huy động và quản lí việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động đa dạng hóa các hình thức học tập, đa dạng hóa các loại hình trường lớp mầm non và đầu tư các nguồn lực cho GD.

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi, tham gia các hoạt động và nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng.

Khi có kết quả khảo sát, tác giả sử dụng nhiều phương pháp xử lí số liệu để đánh giá thực trạng như phần mềm SPSS. Trong thang đo, điểm thấp nhất là 1 và điểm cao nhất là 4 tương đương với các tiêu chí trong thực trạng công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Các thang giá trị tương ứng với mức độ và ĐTB để đo thực trạng công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.5. Các mức độ đánh giá thực trạng



Mức điểm


Mức độ


ĐTB

Tầm quan trọng

Mức độ tham gia


Hiệu quả

Mức độ thực

hiện

Kết quả thực hiện


Mức độ ảnh hưởng


4


Tốt


>3.25

Rất

quan trọng

Rất tích cực

Rất

hiệu quả

Rất

thường xuyên


Tốt

Rất ảnh hưởng


3


Khá

2.50

-

>3.25

Quan trọng

Tích cực

Hiệu quả

Thường xuyên


Khá


Ảnh hưởng


2

Trung bình

1.75

-

>2.50

Ít quan trọng

Ít tích cực

Ít hiệu quả

Bình thường

Trung bình


Bình thường


1


Yếu


<1.75

Không

quan trọng

Không tích cực

Không

hiệu quả

Không

thường xuyên


Yếu

Không ảnh hưởng


Quy ước cho điểm và định khoản các mức độ thực hiện, đối với việc khảo sát bằng phiếu hỏi:

Thang đo 4 mức độ:

- Rất quan trọng/Rất tích cực/Rất hiệu quả/Rất thường xuyên/Tốt/Rất ảnh hưởng: 4 điểm.

- Quan trọng/Tích cực/Hiệu quả/Thường xuyên/Khá/Ảnh hưởng: 3 điểm.

- Ít quan trọng/Ít tích cực/Ít hiệu quả/Bình thường/Trung bình/Bình thường: 2 điểm.

- Không quan trọng/Không tích cực/Không hiệu quả/Không thường xuyên/ Yếu/Không ảnh hưởng: 1 điểm.

Thang ĐTB:

- Từ 1 đến cận 1.75: Không quan trọng/Không tích cực/Không hiệu quả/ Không thường xuyên/ Yếu/Không ảnh hưởng.

- Từ 1.75 đến cận 2.5: Ít quan trọng/Ít tích cực/Ít hiệu quả/Bình thường/ Trung bình /Bình thường.

- Từ 2.5 đến cận 3.25: Quan trọng/Tích cực/Hiệu quả/Thường xuyên/ Khá/Ảnh hưởng.

- Từ 3.25 đến cận 4.0: Rất quan trọng/Rất tích cực/Rất hiệu quả/Rất thường xuyên/Tốt/Rất ảnh hưởng.

2.3. Thực trạng công tác XHHGD tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Thực trạng nhận thức về công tác XHH GDMN

Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHH GDMN của lãnh đạo địa phương, CBQL, GV và CMHS

Để tìm hiểu nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHH GDMN, tác giả tiến hành khảo sát trên 14 lãnh đạo 7 xã, thị trấn huyện Nhà Bè, 28 CBQL, 110 GV và 220 CMHS của 11 trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi phân tích, tổng hợp số liệu, thu được kết quả ở Bảng 2.6 như sau:


Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHH GDMN



Nội dung

Điểm trung bình

(ĐTB)

Độ lệch chuẩn

(ĐLC)

LĐĐP

CBQL

GV

CMHS

LĐĐP

CBQL

GV

CMHS

Tầm quan trọng của XHH

GDMN


3.50


3.54


3.23


2.68


0.52


0.58


0.67


0.65

Từ kết quả khảo sát ở Bảng 2.6 cho thấy, hầu hết LĐĐP, CBQL, GV, CMHS đều cho rằng công tác XHH GDMN là “Quan trọng” và “Rất quan trọng”. Đánh giá của LĐĐP có ĐTB là 3.50, CBQL có ĐTB là 3.54, GV có ĐTB là 3.23 và của CMHS là 2.68 cho thấy công tác XHH GDMN là “Quan trọng” và “Rất quan trọng” và thể hiện ở mức độ khá, tốt. Không có LĐĐP, CBQL, GV, CMHS cho rằng không quan trọng và ít quan trọng. ĐLC của LĐĐP, CBQL, GV, CMHS có mức độ tương đồng với nhau, điều này cho thấy rằng có sự tương đồng trong việc đánh giá về tầm quan trọng của công tác XHH GDMN.

Thực trạng nhận thức về mục tiêu công tác XHH GDMN

Để tìm hiểu nhận thức về mục tiêu công tác XHH GDMN, tác giả tiến hành khảo sát trên 14 lãnh đạo 7 xã, thị trấn huyện Nhà Bè, 28 CBQL, 110 GV và 220 CMHS của 11 trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi phân tích, tổng hợp số liệu, thu được kết quả ở Bảng 2.7 như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023