Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 24


hay phương pháp trực giác cũng đã xuất hiện trong nghiên cứu văn học thời trung đại, nhưng cái vượt hơn của các nhà nghiên cứu nửa đầu thế kỷ XX so với văn học trung đại chính là đưa ra được những giới thuyết về các phương pháp để từ đó vận dụng vào trong từng công trình cụ thể một cách có hệ thống trên những luận điểm khoa học. Sự ra đời của các phương pháp xã hội học, xã hội học mác-xít, phương pháp tiểu sử qua từng chặng đường phát triển của các công trình nghiên cứu ở chặng đầu và chặng sau đã phản ánh rất rò tiến trình từng bước đi lên của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này. Từ những công trình còn sơ khởi, vụng về trong việc vận dụng các phương pháp ở những thập niên đầu thế kỷ, các công trình ở chặng sau (1930-1945) đã được các nhà nghiên cứu vận dụng một cách hoàn thiện hơn và mang lại hiệu quả đích thực hơn. Ngay trong bản thân từng tác giả, khi áp dụng một phương pháp hoặc bước tiến của từng phương pháp cũng thể hiện sự tiến bộ rò nét giữa công trình sau so với công trình trước (như trường hợp của Trần Thanh Mại vận dụng phương pháp tiểu sử trong Trông giòng sông Vị Hàn Mặc Tử), giữa người sau với người trước (như từ Hải Triều đến Đặng Thai Mai của phương pháp xã hội học mác-xít)… Và tất nhiên cũng không loại trừ cả trường hợp phát triển một cách dích dắc, thụt lùi của nhà nghiên cứu bởi tính chủ quan áp đặt muốn đẩy đến tận cùng một cách phiến diện trong việc áp dụng một phương pháp (như trường hợp của Nguyễn Bách Khoa trong vận dụng phương pháp phân tâm học của Freud)…

Dù còn mặt này mặt khác, bên cạnh những thành tựu lớn vẫn không tránh khỏi những hạn chế trong quá trình vận dụng các phương pháp nghiên cứu mới, nhưng nhìn chung, sự hiện diện nhiều phương pháp nghiên cứu mới mẻ thể hiện qua các công trình tiêu biểu của các tác giả tiêu biểu, thực sự đã góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.


Nhìn một cách tổng thể, ta có thể khái quát quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỷ XX qua từng bước phát triển như sau: Trước thế kỷ XX, nghiên cứu văn học Việt Nam hầu như chỉ là những phẩm bình mang tính tri âm, tri kỷ (ảnh hưởng của lối bình phẩm của văn học Trung Hoa), chứ chưa thật sự mang tính phương pháp (với tư cách là một phương pháp khoa học khách quan). Từ đầu thế kỷ XX đến 1930 đã xuất hiện phương pháp nghiên cứu trực giác cùng với những dấu ấn đầu tiên của tri thức lý luận phương Tây. Từ 1930 đến 1945 đã xuất hiện hàng loạt phương pháp qua nhiều công trình tiêu biểu, khiến hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn này đạt được những thành quả quan trọng chưa từng có trước đó.

3.2. Ngọn nguồn của những đổi mới

Đồng hành cùng với sự phát triển của văn học, hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX cũng nhanh chóng hiện đại hóa. Tuy không rầm rộ như hoạt động sáng tác, nhưng hoạt động nghiên cứu văn học đã để lại những công trình mà cho đến hôm nay đọc lại ta thấy vẫn còn giá trị. Phong Lê trong bài “Nhà giáo Dương Quảng Hàm và giá trị bộ sách giáo khoa Việt Nam văn học sử yếu”, đã viết:

Có một điều tôi muốn xem là “nghịch lý” - đặt trong dấu ngoặc kép - đã diễn ra vào đầu những năm 40 là những năm chuyển sang thời kỳ tiền khởi nghĩa, với không khí cực kỳ căng thẳng của thời cuộc, lại là những năm lần lượt các cuốn sách có quy mô bao quát và có chiều sâu học thuật đã ra đời: Việt Nam văn hóa sử cương (1938) của Đào Duy Anh, Việt Nam cổ văn học sử (1942) của Nguyễn Đổng Chi, Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh - Hoài Chân, Nhà văn hiện đại (1942 - 1943) của Vũ Ngọc Phan, và Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm. (…). Những tác phẩm mà sau hơn nửa thế kỷ nhìn lại, cho đến nay, qua thử thách của thời gian, thấy


vẫn còn không ít những điều bổ ích, ít nhất là giá trị một loại sách công cụ, cung cấp nhiều tư liệu quý, không kể còn những giá trị khác cho nhận thức, đánh giá [82,tr.26-27].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Ngoài những bộ sách vừa kể, trong giai đoạn này, ta còn bắt gặp hàng loạt những bài viết, những công trình nghiên cứu văn học đã để lại những dấu ấn nhất định như chúng tôi đã trình bày. Vì vậy, sau khi tìm hiểu để ghi nhận những giá trị đạt được của các công trình nghiên cứu trong quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này, chúng tôi cũng nhận ra ngọn nguồn dẫn đến những kết quả ấy, đó là: những yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại nhập.

3.2.1. Những yếu tố nội sinh

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 24

Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ cổ đại đến trung đại và ở cả giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu cho rằng chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam. Trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, song hành cùng với lịch sử dân tộc, văn học giai đoạn này đã kế thừa và phát huy triệt để truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta. Tuy vậy, ý thức về dân tộc trong văn học thời này đã có những thay đổi căn bản so với thời trung đại khi chuyển từ người thần dân sang người quốc dân; quan niệm nước không còn gắn với vua nữa mà được gắn với dân “Dân là dân nước, nước là nước dân” (Phan Bội Châu). Trong các sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu và những nhà thơ cách mạng vô sản khác thì chủ nghĩa yêu nước gắn liền với lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản.

Trong hoạt động nghiên cứu văn học, dù mục đích chính của người nghiên cứu không phải là bày tỏ lòng yêu nước nhưng ít nhiều trong tác phẩm của họ, ta thấy đều có thể hiện nội dung yêu nước và tự hào dân tộc. Kinh Thi Việt Nam - kho tàng văn học truyền miệng của nhân dân ta đã được Nguyễn


Bách Khoa tìm hiểu và khẳng định. Truyện Kiều của Nguyễn Du được nghiên cứu cả bề rộng lẫn bề sâu. Nghiên cứu các giai đoạn văn học, nghiên cứu từ văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học hiện đại..., ta thấy tinh thần yêu nước được thể hiện kín đáo trong hầu hết các công trình nghiên cứu văn học giai đoạn này.

Trong Việt Hán văn khảo (1918), không phải ngẫu nhiên mà Phan Kế Bính lại ra sức nhiệt thành biểu dương những chiến tích văn chương của cha ông có nội dung yêu nước. Tên tuổi cùng sự nghiệp của Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... cùng nhiều danh nhân trong lịch sử được nhắc đến như những niềm tin và hy vọng để khơi dậy truyền thống văn hiến ngàn đời của tổ tiên. Đó phải chăng là mục đích của nhà biên khảo?

Tinh thần dân tộc cũng được thể hiện sâu sắc trong những bài “cảo luận” của Thiếu Sơn khi bàn về “quốc học”, “báo chí”. Việc nhà nghiên cứu khẳng định chắc chắn: nước ta có nền quốc học, hay khẳng định vai trò của quốc học đối với đất nước: “Càng bàn đến quốc học ta càng rò cái giá trị của quốc văn, mà càng nghĩ đến quốc học ta càng thấy nó có mối quan hệ đến sự tồn vong của tổ quốc”; dẫn chứng việc báo chí sôi động về sự kiện Phan Bội Châu (1925-1926), và cho rằng: “Đây chính là dịp cho văn chương chan chứa tư tưởng quốc gia, tràn đầy chủ nghĩa cách mạng”; trích lại lời hô hào của Phan Khôi: “Không có văn Nam Kỳ, không có văn Bắc Kỳ, chỉ có văn Việt Nam” để thể hiện quan điểm: “Bắc Nam cùng chung một lý tưởng thân thiết, cùng chung một nguyện vọng cao xa. Đó là tư tưởng quốc gia”; và khẳng định: chữ quốc ngữ thắng chữ Tây, như trước kia chữ Nôm được cha ông ta thay thế chữ Tàu… phải chăng đó là những lời khẳng định đầy tự hào, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc khi bàn về giá trị văn hóa, văn học dân tộc của nhà nghiên cứu Thiếu Sơn trong tác phẩm Phê bình và cảo luận.


Năm 1942, Việt Nam cổ văn học sử ra mắt độc giả, lúc này có rất nhiều bài phê bình, giới thiệu. Bên cạnh việc đánh giá những giá trị đạt được về mặt nội dung và phương pháp nghiên cứu, một trong những vấn đề mà các nhà phê bình quan tâm đó là giá trị tư tưởng của tác phẩm. Trên báo Tin mới, tác giả Thượng Sĩ cho rằng: Việt Nam cổ văn học sử “là một công việc đáng nên khuyến khích và một điều đáng mừng cho học giới nước nhà”, vì:

…trong gần năm trăm trang giấy tác giả đã dẫn độc giả đi từ “Gốc gác người Việt Nam”, “Cội rễ tiếng Nam”… qua mười bốn thế kỷ, đến sự thành lập một nền văn học quốc gia rất vững vàng, tuy chưa lấy gì làm chói lọi như ý chúng ta muốn, song cũng đủ để chúng ta tự hào rằng giống nòi ta cũng có một tâm hồn, và tâm hồn ấy vẫn luôn luôn được săn sóc, được vun xới, được phát hiện thành văn chương. Do đó mà ta có lòng tin ở sức sống của đất nước. Do đó mà ta có lòng tin ở tương lai tốt đẹp của tổ quốc [129,tr.133].

Nguyễn Chung Anh trong bài: “Nguyễn Đổng Chi - Nhà văn, nhà khoa học” thì khẳng định: “Việc tác giả lần đầu tiên đưa dòng văn học chữ Hán của cha ông vào văn học sử, hơn nữa lại dám khẳng định tinh thần “quyết đánh” của Hội nghị Diên Hồng “là nét đặc trưng bản chất nhất, chi phối sự phát triển lâu dài của văn học Việt Nam. Đánh có nghĩa là tiến bộ và tiến bộ mãi mãi..; lịch sử tư tưởng, lịch sử văn học Việt Nam trước, nay và sau có thể tóm tắt trong một chữ ấy vậy”..., trong điều kiện hết sức o ép và nghẹt thở của chế độ thực dân phát xít lúc ấy, đã làm cho không ít người bỡ ngỡ, lạ lùng” [129,tr.116]. Tác giả bài viết này cũng dẫn chứng lời kể của nhà sử học Văn Tân: “Cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi xuất bản đã chiếm được cảm tình của ông (Văn Tân - DTT) và các đồng chí vì nó xác định rò, dân tộc ta vừa có truyền thống quật cường lại vừa có truyền thống văn hóa tinh thần đáng quý trọng”


[129,tr.116], để một lần nữa khẳng định tinh thần dân tộc trong Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi.

Một trong những giá trị góp phần vào thành công của Thi nhân Việt Nam là sự khẳng định tinh hoa của truyền thống thơ ca dân tộc trong quá trình giao lưu và hội nhập với văn học thế giới. Trong Thi nhân Việt Nam, mặc dù say sưa ủng hộ những cách tân của Thơ Mới, nhưng Hoài Thanh luôn trân trọng những tinh hoa của nền thơ ca truyền thống, thể hiện ở việc ông sắp xếp Tản Đà vào đầu tập sách với tư cách là người kết thúc cho nền thơ cũ, người chuyển tiếp, mở đường cho nền Thơ Mới với những lời lẽ trân trọng đặc biệt. Ông chỉ rò sự cách tân của Thơ Mới không phải là một sự nổi loạn của người trẻ hôm nay, mà đó chỉ là sự mở rộng, sự phát triển, một sự sáng tạo mới, trên nền tảng thơ ca truyền thống của dân tộc, và tinh hoa của thơ ca thế giới. Vì vậy, ông khẳng định: các nhà Thơ Mới Việt Nam, kể cả các nhà thơ mới nhất, hiện đại nhất như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Bích Khê, Hàn Mặc Tử… xét cho cùng vẫn là những nhà thơ Việt Nam thực sự yêu quê hương, yêu cuộc sống, yêu tiếng Việt và yêu hồn dân tộc.

Trong bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”, cùng với việc phát hiện cái cô đơn, cái buồn - sầu của Thơ Mới mà Hoài Thanh không tránh gọi nó là bi kịch, tác giả Thi nhân Việt Nam cũng cho rằng điều an ủi là bi kịch ấy của cả một thế hệ đã được “gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua”. Nói như nhà nghiên cứu Phong Lê: “Nếu hiểu tình yêu tiếng nói dân tộc cũng là một biểu hiện của tình yêu nước trong hoàn cảnh mất nước, ta sẽ có thêm sự cảm thông và trân trọng những người làm thơ trong một phong trào thơ đã đưa tiếng Việt lên tầm một ngôn ngữ vừa có sức biểu đạt mọi trạng huống linh diệu và phong phú của con người, vừa vượt


được cha ông mà cập được bến bờ thời đại” [170,tr.21], thì rò ràng ta sẽ càng thêm yêu quí và trân trọng lòng yêu nước thầm kín của tác giả Thi nhân Việt Nam gửi gấm trong tác phẩm của mình. Và Thi nhân Việt Nam, ngay tựa đề của tác phẩm, chính là sự khẳng định đầy tự hào của tác giả về chỗ đứng độc lập của đất nước “Việt Nam”, văn hóa “Việt Nam”.

Còn với Vũ Ngọc Phan, niềm thiết tha và sự đánh giá cao các giá trị văn hóa và di sản văn hóa, tinh thần của dân tộc đã được ông khẳng định trong phần kết luận của bộ sách Nhà văn hiện đại: “Sự tiến hóa rất mau chóng và vững vàng ấy trong khoảng ba mươi năm, làm cho người thức giả vui mừng và tin cậy ở tương lai. Văn chương tuy không bổ ích trực tiếp cho người đời như cơm gạo, nhưng nó chính là hồn của một dân tộc biết suy nghĩ, biết nhận xét và luôn luôn có cái hy vọng chen vai thích cánh với những dân tộc hùng cường trên thế giới. Một dân tộc không biết trọng văn chương của mình chỉ có thể là một dân tộc man di hay sắp đến ngày diệt vong” [132,tr.1173]. Hoặc ông cho rằng văn học Việt Nam hiện đại “đã tiến hóa rất đều và đều là những văn phẩm có tính chất Việt Nam, có cái xu hướng về dân tộc hóa”. Ngoài ra, ta còn thấy không ít những nhận xét của Vũ Ngọc Phan luôn là sự khẳng định những giá trị văn hóa của Việt Nam như: “có tính chất Việt Nam đặc biệt”, “tính cách đặc Việt Nam”; “nhiều đoạn không hợp với khung cảnh Việt Nam”, “hành vi lạ lùng quá đối với người Việt Nam”, “không đúng sự thực cho lắm khi người ta xét rò tâm tính dân tộc Đông Phương”…

Dương Quảng Hàm, giáo sư giảng dạy ngay ở Trường Bưởi, một trong những trung tâm giáo dục thời thực dân Pháp, nhưng trong Việt Nam văn học sử yếu, ông cũng đã kín đáo bày tỏ tấm lòng ái quốc sâu xa của mình. Trong phần Biên tập đại ý tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu, tác giả viết: “Do hiện nay không có quyển sách nào chép về lịch sử văn học nước nhà ta, không nói gì những sách tham khảo tinh tường cho các học giả dùng, ngay đến những


sách tóm tắt những điều đại cương cho học sinh dùng cũng không có”; vì vậy mà “chúng tôi lấy tài sơ học thiển soạn ra quyển Việt Nam văn học sử yếu này, cũng tự biết là làm một việc quá bạo và chắc rằng tác phẩm của chúng tôi còn nhiều điều thiếu thốn”. Việc làm của Dương Quảng Hàm không chỉ do lương tâm, trách nhiệm của người thầy, mà còn do lòng yêu tha thiết văn học, văn hóa dân tộc, yêu tiếng mẹ đẻ, được soi chiếu từ tinh thần yêu nước, yêu dân tộc. Và cũng ở phần mở đầu này, tác giả đã láy đi láy lại rất nhiều lần các cụm từ: “lịch sử nước ta”, “văn học sử nước ta”, “những tác phẩm của ta”, “văn tịch nước ta”, “sử sách của ta”… Hai tiếng: “nước ta - của ta” như một lời khẳng định, một lời kêu gọi giản dị, từ tốn vang lên thiết tha từ trái tim của một nhà giáo chân chính làm thức tỉnh ý thức dân tộc trong trái tim thế hệ trẻ đương thời.

Bao quát toàn bộ nội dung hoặc đi vào từng phần trong tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu, ta thấy Dương Quảng Hàm đã thể hiện sâu sắc tinh thần dân tộc trong từng trang viết. Trong không khí văn hóa Pháp thống trị, văn hóa Trung Quốc vẫn còn được tôn sùng, chương đầu Việt Nam văn học sử yếu dành cho “văn chương bình dân” đã thể hiện lòng tin vững chắc của tác giả vào truyền thống dân tộc. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn Lý Trần, hướng về các giá trị đạo lý và văn chương trong các thế kỷ sau, đều được tác giả gợi mở. Những biểu hiện của tình yêu dân tộc và yêu tiếng nói dân tộc thể hiện qua các đặc trưng và thành tựu của cả quá trình văn học Việt Nam đều được tác giả đề cập rất nhiều trong Việt Nam văn học sử yếu, chẳng hạn: bàn về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhìn nhận về các chặng đường văn hóa của nước nhà… Đặc biệt, trong lời dự báo về tương lai của một nền quốc văn mới, Dương Quảng Hàm đã một lần nữa khẳng định lập trường tư tưởng, khẳng định niềm tin vào tương lai văn học Việt Nam:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022