Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Văn Học Dân Gian Việt Nam‌


Phật Bà Quan Âm ngự tòa sen Mười phương quý tiện đua chen tìm về".

Hội chùa Hương (hình 2) được tổ chức từ ngày mồng 6 tháng giêng (có năm mồng 2 hoặc mồng 4 tùy theo ngày tốt xấu đầu năm) cho đến cuối tháng 2 âm lịch. Hội chùa Hương là lễ hội gắn với sự tích "Quan Âm Nam Hải" hay "Quan Âm Diệu Thiện" trong dân gian (chúng tôi sẽ trình bày ở phần tiếp theo). Hội chùa Hương là cuộc hội ngộ của con người với con người, sự giao hòa của con người với trời đất, với còi Phật linh thiêng, là mơ ước của con người về thế giới bình đẳng, chan hòa, chỉ có những điều thiện. Bởi thế đến với chùa Hương là đến với cái Chân - thiện - Mỹ, phản ánh sự khao khát ước vọng tự hoàn thiện bản thân của mỗi người.

Như vậy, tất nhiên Phật giáo đã cung cấp cảm hứng, đã là nguồn cội tư tưởng chính của sáng tạo và truy nhận tập thể trong việc hình thành văn hóa dân gian. Sức sống của tư tưởng khiến tư tưởng chuyển biến theo hoàn cảnh xã hội; tư tưởng Phật giáo Ấn Độ trở thành tư tưởng Phật giáo Việt Nam, trong đó có sự kết hợp với tư tưởng Phật, Nho, Lão của Trung Hoa và với tư duy của người Việt cho nên có những câu ca dao tục ngữ, tích truyện cổ và một số loại hình văn hóa dân gian đặc biệt mang hình thức Phật giáo, phù hợp với giáo lý của Phật giáo. Những câu ca dao tục ngữ, truyện cổ tích, các loại hình văn hóa dân gian đó nói đến Phật, đến Pháp, đến chư Tăng; và các thuật ngữ Phật giáo như nhân duyên, quả báo, công đức, thiện ác, hiếu thảo, hào quang, chân lý … phản ảnh cái quan niệm thiện ác, tư tưởng Phật giáo thể hiện vị trí của Phật giáo trong văn hóa dân gian.

Lấy một ví dụ: nhân duyên. Tư tưởng rất bác học này của Phật giáo được dân gian tiếp nhận như một chuyện hiển nhiên trong đời sống thường ngày, như chim hót bướm bay. Trai gái gắn bó với nhau? Nhân duyên. Phụ bạc nhau? Cũng nhân duyên. Hàng trăm câu tục ngữ ca dao như vậy, biết lấy câu


nào bỏ câu nào? Lấy ít thì bất công, lấy nhiều thì lạm phát, lấy nửa chừng thì vừa lạm phát vừa bất công.

Tình cha nghĩa mẹ là một ví dụ khác. Ở đây vừa có chữ hiếu của Nho giáo vừa có chữ hiếu của Phật giáo.

Cũng vậy, những khái niệm ngôn ngữ như phúc, đức, tội, nghiệp, phận, số, kiếp … hoặc những hình ảnh, âm thanh như chùa, tượng, hương đèn, hoa sen, chuông mò..được thể hiện rất nhiều trong văn hóa dân gian Việt Nam. Tư tưởng Phật giáo thấm sâu vào cuộc sống, quan niệm và tâm lý người dân Việt Nam, trở thành một phần vốn có trong truyền thống, trong bản chất của họ. Đổi lại, những tư tưởng, giáo lý, nghi lễ Phật giáo cũng đã dần dần thâm nhập vào văn hóa dân gian theo văn hóa, tín ngưỡng bản địa, làm biến đổi từ mục đích đơn giản ban đầu để trở thành văn hóa bình dân mang đậm nét khoan dung, hòa đồng và có ý nghĩa, thăng hoa hơn, mang tính chất chuyển tải triết lí đạo Phật vào thực tế đời sống, tạo nên một bản sắc văn hóa dân gian của cư dân Việt.

Qua đó, chúng ta thấy những giá trị tâm linh, lối tư duy Phật giáo của người Việt đã thuần nhất trong nền văn hóa dân gian bản địa. Phật giáo là một tôn giáo giàu tính nhân bản, rất phù hợp với nền văn hóa dân gian bản địa; lại trong thời điểm chưa có một hệ thống giáo lý nào khác xâm nhập, nên khi Phật giáo truyền bá nơi đây lập tức được người Việt dễ dàng chấp nhận và trở thành truyền thống văn hóa dân tộc. Những câu nói thường ngày trong dân gian như: “Tội nghiệp quá!", "Hằng hà sa số", "Ta bà thế giới",v.v... đều là thuật ngữ của Phật giáo. Xét về hệ thống ngôn ngữ, ca dao, truyện cổ dân gian… chúng ta thấy sự ảnh hưởng của Phật giáo rò ràng và đậm nét trong tư duy người Việt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Câu tục ngữ: “Lù khù nhưng ông Cù (đàm) độ mạng” nói lên niềm tin rằng một người khù khờ, nếu phát tâm quy y Phật, có niềm tin Phật là đấng


Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 5

toàn trí, có thần thông quảng đại luôn gia hộ để họ có cuộc sống bình an thì sẽ được cảm ứng (có cảm thì tất có ứng). Và hình ảnh Bụt trong truyện Tấm cám cũng là nét đặc trưng để nói lên điều đó.

Nhận thức vận mệnh đời người thì được thể hiện bằng giáo lý nhân quả nghiệp báo, luân hồi. Họ tin rằng gây nhân lành thì kết quả tốt chắc chắn sẽ đem đến, nếu không kiếp này thì kiếp sau cũng nhận được.

Ai ơi! Hãy ở cho lành,

Kiếp này không được, để dành kiếp sau”.

Giáo lý vô thường cũng được thể hiện rò qua câu:

“Cuộc đời đâu khác loài hoa, Sớm còn tối mất nở ra lại tàn”.

Và cho đến ngày nay, câu ca dao nổi tiếng mà đa số người Việt đều

thuộc:


“Lênh đênh qua cửa Thần Phù, Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.

Như vậy, văn hóa dân gian và Phật giáo luôn được đặt trong một chỉnh

thể trong quá trình phát triển của dân tộc. Mối quan hệ giữa Phật giáo với văn hóa dân gian là quan hệ hai chiều. Những tư tưởng, yếu tố văn hóa Phật giáo làm cho văn hóa dân gian thêm phong phú hơn về thể loại lẫn nội dung. Ngược lại văn hóa dân gian tạo cho Phật giáo tính chất dân dã, phong cách mộc mạc gắn liền với làng quê Việt Nam. Khi tiếp nhận đặc tính dân gian làm cho Phật giáo trở nên quần chúng hơn, gần gũi hơn.

Một mặt, văn hóa dân gian luôn đề cao tính dân tộc và tinh thần tập thể, vì vậy khi tiếp nhận những tính chất dân gian hóa, Phật giáo cũng luôn đề cao tinh thần tập thể, cứu độ chúng sinh. Mặt khác, Phật giáo và văn hóa dân gian luôn có điểm tương đồng nên Phật giáo dễ dàng tiếp nhận tính dân


gian và ngược lại văn hóa dân gian dễ dàng tiếp nhận Phật giáo, tạo cơ sở không chỉ cho sự đoàn kết trong Phật giáo mà đoàn kết trong làng xã.

Việt Nam là đất nước của bốn ngàn năm văn hiến, điều đó được coi như là một tiền đề cho thế hệ hôm nay nhận thức về cội nguồn văn hóa dân tộc. Nhưng sức mạnh ấy, cội nguồn ấy phải được nhìn dưới nhiều góc độ mới có thể mô phỏng phần nào về hình thái và hành trạng. Trong tổng thể ấy, phải nói vị trí của Phật giáo trong dòng suối văn hóa, đạo đức dân tộc mà trên phương diện phổ quát nhất, gần gũi nhất là văn hóa dân gian.

Tóm lại, như chúng ta đã biết, để có cái nhìn chuẩn xác về văn hóa một dân tộc thiểu số, ít nhất các nhà nghiên cứu phải căn cứ vào kết quả của một cuộc điền dã dân tộc học. Huống chi văn hóa Phật giáo đã trở thành truyền thống ăn sâu trong tư duy dân tộc Việt qua mấy nghìn năm rồi, nếu muốn nhận chân đúng giá trị của của nó, buộc chúng ta phải có cái nhìn thật khách quan, thì may ra mới đúng phần nào, còn nếu muốn hiểu tương đối chính xác thì phải sống với nó chứ không còn cách nào khác hay hơn. Giá trị của Phật giáo trong văn hóa dân gian giữ một vị trí to lớn trong tổng thể văn hóa Việt Nam. Sự hiện hữu của nó qua mấy ngàn năm lịch sử đã kết thành xương tuỷ trong dòng giống Lạc-Rồng mà thế hệ chúng ta phải trân trọng giữ gìn.

Phật giáo vốn phóng khoáng, cởi mở, tự do, dung nạp mọi tín ngưỡng, cổ tích dân gian (như Kinh Bách Dụ), dung nạp cả tín ngưỡng thờ mẹ (mẫu) của dân gian nước Việt, nào chùa Man Nương (Mãn Xá), nào chùa Bà Dâu, Bà Đậu (Hà-Bắc, Hà Tây), Bà Nành, Bà Ngô (Hà Nội), đã biến đổi từ Đức Bồ Tát Quán Âm (Avalokitesvara) của Ấn Độ (theo truyền thống Ấn Độ là đàn ông) thành Phật Ông và Phật Bà: Chúa Bà của Chùa Hương Tích "Nam Thiên Đệ Nhất Động", Bà Quán Âm Thị Kính (Quan Âm Tống Tử - hình 3), Quan Âm Ỷ Lan của Phật giáo dân gian Việt Nam v.v....


Trong khuôn viên nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Keo (Thái Bình), chùa Tổng (La Phú), chùa Thày (Sài Sơn), chùa Láng (Hà Nội) v.v... đều được xây theo kiểu kiến trúc "tiền Phật hậu Thánh" hay thậm chí "tiền Thần hậu Phật". Có sao đâu? Vì Phật giáo vốn "dung thông Tam Giáo" thậm chí còn có lý thuyết "Tam giáo đồng nguyên" (ba tôn giáo ấy cùng chung một cội nguồn). Xưa nay, trong lịch sử Việt Nam, chỉ thấy nhà Nho bài Phật (rồi về già lại hối hận như Trương Hán Siêu đời Trần) song các bậc đạo Nho như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Trạng Trình, Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan, quê Phùng Xá, Hà Tây), cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến v.v... là đều chống gậy lên chùa thăm các sư, đàm đạo giáo lý và việc đời cùng các sư. Lý Thánh Tông là đệ tử của Thiền sư Thảo Đường song lại chính là người sai xây dựng Văn Miếu thờ đức Khổng Tử. Còn con ông là vua Lý Nhân Tông cùng đức Bà Ỷ Lan, rất sùng Phật nhưng lại là người tổ chức kỳ thi Nho giáo đầu tiên ở nước ta (1075)...

Đức Phật và đạo Phật là rộng lượng, bao dung, Lý Nhân Tông ca ngợi Thiền sư Giác Hải ("Giác Hải tâm như biển") và cả chân nhân đạo sư Thông Huyền ("Thông Huyền đạo rất huyền") vì cả hai đều thần thông và biến hóa như "Một Phật, một thần tiên".

Chùa không phải chỉ là nơi dân đến cúng dường Đức Phật cùng chư vị Bồ Tát... Theo bài văn bia của Trần Minh Tông khắc trên núi Non Nước (Ninh Bình) thì các ngôi chùa thời ấy còn là nơi trồng cây thuốc Nam, mở y viện ngay trong khuôn viên chùa để chữa bệnh cứu dân. Chùa có giống cây trồng nào mới thì lại "bố thí" cho chúng sinh Phật tử đem về nhà, về làng trồng gây giống, truyền bá cho toàn dân như cây mít, cây hoa đại, cây bồ đề v.v...

Người dân - nhất là người đàn bà Việt Nam - sống ở đời theo phép ứng xử:


"Trẻ vui nhà, già vui chùa".

Lúc còn trẻ, phải gánh giang sơn nhà chồng, "ghé vai gánh vác sơn hà" cùng nam giới, vả lại theo giáo lý của Thiền phái Bách Trượng thì ai ai cũng phải lao động, làm lấy mà ăn, còn dư thì bố thí cho người nghèo, người tàn tật, cúng dường cho chùa, đền, miếu... Khi về già, con cái đã trưởng thành, ở riêng, ăn riêng và còn biết phụng dưỡng bố mẹ già để mẹ già được nghỉ ngơi, lên chùa, cúng Phật, cầu nguyện cho con cháu cùng đất nước an lạc, thái bình. Vả lại Thiền tông chủ trương:

"Tâm tức Phật, Phật tức tâm".

Dân gian ta thường nói "Phật tại tâm" (Phật ở trong lòng mình) cũng như nhà đại thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã tổng kết vô cùng chí lý:

"Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài".

Cho nên dân gian Việt Nam, với lối nói bóng bẩy, ngoa dụ đã dám bảo rằng :


Hay:

"Thứ nhất tu tại gia, Thứ nhì tu chợ, Thứ ba tu chùa".


"Dù xây chín cấp phù đồ,

Không bằng làm phúc cứu cho một người".


Như vậy, Phật giáo và văn hóa dân gian vừa có tính tương đồng, tương đồng bởi tính khoan dung, hòa hợp, tính bình đẳng, tinh thần nhân ái và dễ tiếp nhận, nhưng lại vừa có sự khác biệt. Nếu như văn hóa dân gian thể hiện tính dân tộc, tính tập thể và đặc biệt là tính dân dã, dù phản ánh cách nhìn bình dân, cảm quan của người dân lao động trước sự vật, hiện tượng nhưng


văn hóa dân gian vẫn đậm đà tính nhân bản, nêu cao đạo làm người, tinh thần nhân văn sâu sắc. Phật giáo mặc dù là một học thuyết tôn giáo thể hiện sự hòa lẫn của hai yếu tố tôn giáo và triết học, nhưng đề cao tư tưởng từ bi, bác ái, chủ trương hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn nên đã rất gần gũi với văn hóa dân gian Việt Nam. Triết lý bình đẳng, hòa bình, bác ái của Phật giáo phù hợp với bản chất của văn hóa dân gian, văn hóa nông nghiệp, ưa sống ổn định, dân dã, thái bình trọng tình nghĩa với triết lý nhân quả luân hồi là phù hợp với tâm lý dân gian của cư dân nông nghiệp. Cho nên có thể nói Phật giáo gắn bó máu thịt với mỗi người dân Việt Nam. Dù họ không xuất gia vào chùa tu Phật nhưng họ vẫn sống theo tinh thần Phật giáo, chùa và nhà hòa vào một. Vì thế, Phật giáo mang đậm tính chất bình dân, dân dã và dân gian hóa, vẫn luôn bám sâu rễ bền gốc và tồn tại cùng lịch sử, văn hóa cội nguồn Việt Nam.


Chương 2:

MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM


2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn học dân gian Việt Nam‌

2.1.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến ca dao, tục ngữ

Văn học dân gian - nhất là ca dao, tục ngữ là hình thức ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, tình cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một nhận định khá chính xác. Bởi vì, hơn đâu hết, văn chương bình dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương bình dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ gìn.

Đọc lại ca dao, tục ngữ Việt Nam, ai cũng dễ nhận thấy rằng, tư tưởng Phật giáo đã được đề cập đến, trình bày dưới nhiều khía cạnh tình cảm, suy nghĩ khác nhau đã chiếm một số lượng lớn, quan trọng. Chúng ta cũng có thể nói rằng, ngoài tư tưởng Phật giáo, các hệ thống tư tưởng khác - trừ suy tư ban đầu về tín ngưỡng sai lạc, không có một tư tưởng nào, giáo lý nào, đã được nhắc nhở đến nhiều như vậy. Điều này, tự nó đã khẳng định cho chúng ta một điều cốt lòi: tư tưởng Phật giáo đã được mọi người tiếp nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, từ lúc xa xưa, vì đã đem lại được nhiều lợi lạc, an vui cho mọi người.

Bằng một số câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, chúng tôi muốn làm sáng tỏ hơn những nhận định trên, những sự kiện đã có trong lịch sử; đồng thời để giải thích phần nào tiến trình của tư tưởng con người, khởi từ một niềm tin nhỏ thô sơ, dẫn tới niềm tin về tín ngưỡng, và sau cùng, đã tìm ra tư tưởng Phật giáo chân chính - như một nguồn an ủi vô tận, niềm vui sống trong sáng và nỗi hạnh phúc vĩnh hằng mà con người đang khao khát hy vọng trong cuộc đời đã phải chịu nhiều thống khổ...

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí