Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 23


có tư tưởng tiến bộ đương thời. Vò Liêm Sơn luôn quan tâm đến mối quan hệ giữa văn chương và xã hội. Ông xem “văn học không lìa được xã hội, văn học để biểu hiện xã hội, phê bình xã hội, hay là nói: Văn học có xã hội làm nội dung mới có tinh thần, có sinh mệnh, có giá trị lâu dài, có tư cách vĩ đại” (Văn học và xã hội). Còn Tản Đà, ngoài những quan niệm khác, trên Đông Pháp thời báo, số 641 (1927) với bài “Người làm văn”, có viết: “Và cứ chính lý mà nói, tự mình không thương nước mà viết ra những lời ái quốc, tự mình vô phẩm hạnh mà viết ra những giọng luân thường, vậy thời để lừa gạt ai. Dẫu có lừa gạt được ai chăng, ắt cũng có ngày bại lộ” [126,tr.429]. Còn với Phan Châu Trinh, với ý thức cách tân văn học, trong bài thơ Chí thành thông thánh, có viết: “Muôn dân nô lệ hàng đàn/ Văn chương bát cổ nồng nàn giấc say” để phê phán loại văn chương xa rời hiện thực đời sống đau khổ của nhân dân. Hay trong Văn minh tân học sách (1904), tác giả (chưa rò) cũng kêu gọi các văn nhân phải đổi mới quan niệm và hiểu rò phép thi để làm việc có ích cho nhân quần, xã hội.

Cùng quan điểm như trên, Phan Bội Châu cũng luôn khẳng định sức mạnh vật chất và khả năng mở mang dân chủ, dân quyền của văn chương: “Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm quyền trông gió cũng gai ghê. Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói”. Và trong bài “Quan niệm của tôi đối với văn chương”, Phan Bội Châu cũng nêu rò: “Văn chương rất có quan hệ với đường đời, đời mà thịnh thì thường có văn chương hay, mà có văn chương hay thì đường đời mới thịnh. Nếu trái thế thì văn chương dở mà đường đời suy, thì văn chương càng dở. Văn chương ảnh hưởng xa lớn đến như thế, bảo văn chương là một giống không giá trị có lẽ nào?” [16,tr.232].

Còn xét về công dụng, mục đích của văn học ; Nguyễn Ái Quốc, trong

bài báo “Trả lời ông H” (9-4-1925) có đặt vấn đề về văn chương rất cụ thể:


“Một lối hành văn giản dị, chính xác hơn hẳn các lối hành văn rườm rà và hoa mỹ. Một tác phẩm hành văn hay mà khó hiểu thì chẳng có ích gì. Ví như bảo đồng bào chúng ta hãy lắng nghe người Pháp hay người Trung Quốc hát dù cho những nhạc sĩ ấy là những nghệ sĩ tuyệt vời đi nữa thì họ cũng không lôi cuốn được đồng bào ta”. Vậy ở đây, Nguyễn Ái Quốc đã sớm có quan niệm về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức và điều quan trọng là nội dung và hình thức ấy phải phù hợp với quần chúng nhân dân trong từng hoàn cảnh của cách mạng, của đất nước. Cũng trong thời kỳ này, bên cạnh truyện và ký, Nguyễn Ái Quốc còn thể hiện tinh thần chống đế quốc, thực dân, thể hiện quan niệm văn chương trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, trong tác phẩm Đường Kách mệnh (1927). Người viết: “Văn chương và hy vọng, sách này chỉ trong hai chữ: Kách mệnh! Kách mệnh! Kách mệnh!” [118,tr.181]. Vậy, trước sau, trong sáng tác và nghiên cứu văn học, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đều xem văn học là vũ khí đấu tranh cách mạng trong mọi thời đại.

Qua đó, ta nhận ra rằng, từ nhà Nho đến nhà cách mạng, họ đều xem chức năng, tác dụng và sứ mệnh của văn chương là vì dân sinh, dân chủ và dân quyền trong từng thời đoạn của lịch sử, tức là văn chương có ích, văn chương có tinh thần cách mạng, là vũ khí tư tưởng sắc bén cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phục vụ cho giai cấp tiên tiến trong xã hội. Nghĩa là, nhà nghiên cứu, phê bình phải là người chiến sĩ tham gia vào mặt trận đấu tranh đó. Chính vì quan niệm văn chương như thế nên trong hoạt động nghiên cứu văn học tất sẽ ra đời một phương pháp nghiên cứu mới: nghiên cứu để thấy giá trị của tác phẩm văn chương luôn gắn liền với hiện thực của cuộc sống, hiện thực cách mạng.

Như vậy, phương pháp xã hội học mác-xít đòi hỏi cao tính nguyên tắc và sự nhất quán về lập trường, quan điểm. Hải Triều là người tiên phong đề


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

cao các tác phẩm tả thực, mà ở đó hoàn cảnh xã hội và con người hiện ra rò nhất, từ chung đến riêng, từ mâu thuẫn đến triển vọng như trong các tác phẩm Lầm than (Lan Khai), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan)….

Thành tựu của khuynh hướng nghiên cứu, phê bình văn học này là các tác phẩm đã xem sự phát triển của văn học mác-xít là một bộ phận của văn học cách mạng, tạo thành những mô hình lý luận để liên hệ, vận dụng vào nghiên cứu, phê bình những tác phẩm, tác giả cụ thể. Dĩ nhiên là mỗi nhà nghiên cứu có quan niệm riêng của mình, nhưng điểm thống nhất của họ là tất cả đều chú ý đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, để tạo thành “cái nhìn thế giới”, hệ thống hóa các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Tiêu biểu cho xu hướng này, ngoài Hải Triều, còn có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình tiến bộ khác cùng chiến tuyến như: Đặng Thai Mai, Phan Văn Hùm, Hải Thanh, Hải Khách ….

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 23

Hải Triều - chiến sĩ cách mạng nhiệt huyết nhất trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác và nền văn nghệ cách mạng qua các cuộc tranh luận về Duy tâm hay duy vật, Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh với Phan Khôi, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều, Thiếu Sơn…. Hải Triều viết: “Một công trình văn nghệ hay mỹ thuật càng diễn đạt được rò ràng cái tính cách xã hội thì lại càng có giá trị. Nói một cách khác, nếu một tác phẩm mà có thể biểu hiện được cái tình cảm tư tưởng phổ biến của số đông người trong một thời đại (cái số đông người đã biết thưởng thức nghệ thuật) thì các công trình đó sẽ được hoan nghênh”. “Cái nghệ thuật trong xã hội này chỉ tương đối và hữu hạn thôi, tác phẩm với giai cấp này, thời đại này, xứ sở này thì dù cho là có giá trị, mà đối với giai cấp khác, thời đại khác, xứ sở khác thì chả ra gì” [193,tr.315].

Có thể xem đây là những quan niệm sáng rò đầu tiên về lý luận văn học

mác-xít mà Hải Triều đề xuất, dù nó có chỗ này, chỗ khác chưa đầy đủ, toàn


diện như về sau. Như vậy là từ buổi sơ khai của hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học đầu thế kỷ XX, với các tác phẩm như Văn minh tân học sách của Đông Kinh nghĩa thục (1904) và hàng loạt các ý kiến từ Vò Liêm Sơn, Tản Đà, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu... rồi kế đến Hải Triều, Hải Thanh, Hải Khách … ; khuynh hướng nghiên cứu đã có sự phát triển từ xã hội học cổ điển đến xã hội học mác-xít, làm nên những thành tựu không thể phủ nhận. Đến khi Văn học khái luận của Đặng Thai Mai ra đời (1944) và gặt hái được những thành công mới, ta thấy sự vận động của tư duy lý luận văn học hiện đại ở Việt Nam luôn là nỗ lực của nhiều người trong việc tiếp nhận cái mới tiên tiến, cách mạng của phương Tây để đáp ứng nhu cầu giải phóng dân tộc, canh tân đất nước cùng nhu cầu định hướng và phát triển của văn học.

Giai đoạn từ 1930 đến 1945 đánh dấu bằng các cuộc tranh luận về văn học trên nhiếu báo và tạp chí đương thời, đặc biệt là cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ thuật Nghệ thuật vị nhân sinh (1935 -1939). Cuộc tranh luận đã thu hút nhiều người tham gia gồm một bên là Hải Triều, Hải Thanh, Hải Vân, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng, Lâm Mộng Quang đại diện cho phái “vị nhân sinh” và bên kia là Hoài Thanh, Thiếu Sơn, Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều, Thiều Quang đại diện cho phái “vị nghệ thuật”.

Hải Triều cho rằng nghệ thuật là sản vật của sự sinh hoạt xã hội, cái nguyên nhân của nghệ thuật là ở trong xã hội mà cái cứu cánh của nó cũng là ở trong xã hội. Tức Hải Triều quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh” mới là nghệ thuật tiến bộ. Ông phê phán quan niệm của Thiếu Sơn và cho đó là thứ nghệ thuật vị nghệ thuật, không chú ý gì đến đời sống nhân sinh, đó là kiểu nghệ thuật thuần túy (L’art pur), nghệ thuật thần tiên (L’art Olympien), nghệ thuật vị nghệ thuật (L’art pour L’art). Với Hải Triều, và với những nhà duy vật “bao giờ cũng chủ trương nghệ thuật là một cái sản vật của sự sinh hoạt xã hội” (L’art est un produit de la vie sociale). Vậy nên “Ai lấy nghệ thuật


làm món chơi riêng, lấy nghệ thuật làm nghệ thuật, lấy nghệ thuật làm bùa mê người, đều là vô tâm hay hữu ý đã nối giáo cho những cái lực lượng phản tiến hóa”.

Qua tranh luận, những vấn đề quan trọng như chức năng phản ánh của văn học; bản chất, đặc trưng và qui luật của văn học; tính giai cấp, tính dân tộc trong văn học; mối quan hệ giữa phản ánh và tiếp nhận; trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ và vấn đề tự do trong sáng tác v.v.… được bàn luận rộng rãi, sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều, giúp ta hiểu rò hơn những vấn đề cốt tử của văn học. Quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh” của Hải Triều cơ bản là đúng và có cơ sở xã hội, tư tưởng nghệ thuật chắc chắn, “song nó cũng phải được hiểu một cách mềm dẻo chứ không phải chỉ là sự phản ánh một cách thổ thiển, máy móc”. Chính quan niệm này của Hải Triều đã thực sự tạo ra cú hích bản chất và là viên gạch đầu tiên để xây dựng nền văn nghệ, trong đó có phê bình, nghiên cứu theo phạm trù cách mạng, mác- xít. Các bài “Cụ Sào Nam giải thích chữ văn học như thế là sai lắm”, “Vấn đề dân sinh”, “Sự tiến hóa của văn học và sự tiến hóa của nhân sinh”, “Ông Phan Khôi là một học giả duy tâm” … của Hải Triều có tiếng vang lớn lúc bấy giờ. Từ đó, đời sống văn học Việt Nam thực sự hiện diện phương pháp, tư tưởng mác-xít trong nghiên cứu văn học.

Hàng loạt bài viết trên Hà Nội báo năm 1936 về Nhà văn bình dân, các bài viết của Phan Văn Hùm, Hải Thanh, Sơn Trà, Hồ Xanh, Cao Văn Chánh, Khương Hữu Tài, Hải Triều … đã làm cho không khí học thuật tranh luận trở nên sôi động.

Cũng nên nhớ rằng, lúc này, đời sống xã hội Việt Nam có những biến động lớn về chính trị và cách mạng, điều này đã tác động không nhỏ đến sáng tác và nghiên cứu văn học. Sự ra đời của Đề cương văn hóa Việt Nam của Đảng năm 1943 là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của


phương pháp xã hội học mác-xít. Đây là cương lĩnh đầu tiên của Đảng trên mặt trận văn hóa. Đề cương đã vạch ra đường lối cách mạng văn hóa của Đảng ngay trong thời kỳ cam go nhất của cách mạng dân tộc. Quán triệt quan điểm coi văn hóa là một trong ba mặt trận hàng đầu, Đề cương xác định mục tiêu xây dựng lại nền văn hóa dân tộc, chống lại nguy cơ bị nô dịch bởi văn hóa phát - xít bằng các hoạt động đấu tranh trên ba phương diện: học thuyết - tư tưởng, khuynh hướng văn nghệ và ngôn ngữ với phương châm dân tộc, đại chúng và khoa học. Sang năm 1944, Trường Chinh viết bài Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa Việt Nam mới lúc này tiếp tục làm rò phương hướng lãnh đạo của Đảng bằng những chứng cứ thực tế về “ba căn bệnh” văn hóa của nước ta lúc bấy giờ là phản dân tộc, phản khoa học và phản đại chúng. Ông cũng nhấn mạnh nhiệm vụ cần kíp của các chiến sĩ văn hóa lúc này là “đấu tranh trên tất cả các mặt trận văn học, ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng... ” và xác định đây là mặt trận “không thể xa lìa được của cuộc vận động cách mạng dân tộc giải phóng của dân tộc ta lúc này”. Có thể nói, Đề cương văn hóa Việt Nam đã khẳng định một nguyên lý mác-xít rằng: văn hóa thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng vô sản đối với cách mạng văn hóa. Bài viết Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa Việt Nam mới lúc này của Trường Chinh đã cho thấy mối quan tâm sâu sắc của Đảng đối với công tác văn hóa, văn nghệ, làm cho đời sống nghiên cứu văn học nói chung, nghiên cứu mác-xít nói riêng trở nên sôi động, có chiều sâu và gặt hái được những thành tựu vững chắc.

Như vậy, có thể thấy, các nhà nghiên cứu phái “nghệ thuật vị nhân sinh” với quan điểm duy vật, lập trường vô sản, cách mạng đã chủ động đấu tranh và qua đó, đề xuất những quan điểm cơ bản của mình về lý luận văn học mác- xít. Dù có một số cực đoan khi quá đề cao quan hệ văn học và đời sống, văn học phục vụ chính trị mà chưa chú ý đúng mức tới đặc trưng thẩm mỹ của văn


chương, nhưng dù sao, sự lên tiếng mạnh mẽ của phái “nghệ thuật vị nhân sinh” là hợp với tình hình, bối cảnh lịch sử xã hội và yêu cầu của văn chương cũng như những qui luật nội tại riêng của tư duy lý luận và trình độ lý luận và sáng tác văn học lúc bấy giờ.

Ở đây, cần xác định đóng góp của Đặng Thai Mai - người cùng với Hải Triều và các đồng nghiệp khác đã xác lập nhận thức mới, quan niệm mới, cho nghiên cứu văn học, dù trong hoàn cảnh bấy giờ, họ chưa thật sự thấy hết “linh hồn của phương pháp phê bình mác-xít là nguyên tắc mỹ học và nguyên tắc lịch sử - những nguyên tắc mà Marx và Engels thường nhắc đến lúc sinh thời [39,tr.705].

Công trình nổi tiếng và có ảnh hưởng sâu rộng trong giới học thuật của Đặng Thai Mai là Văn học khái luận (1944), sau các bài viết của ông công bố trên báo Tri Tân và Thanh Nghị với bút danh Thanh Tuyền. Với Văn học khái luận, lần đầu tiên những vấn đề về nguyên lý văn học theo quan niệm mác-xít được xác lập một cách hệ thống. Tính khuynh hướng và khoa học được thể hiện rò qua các nội dung: văn học là một hình thái ý thức xã hội. Đặng Thai Mai là người suy ngẫm và tiếp thu vấn đề một cách biện chứng, khoa học (điều này khác hơn so với sự nồng nhiệt thái quá của Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa). Ông phân tích chân xác mối quan hệ giữa chính trị và văn học, nguyên tắc phân vùng văn học sử và ông khẳng định “một nền văn nghệ sung túc, mỹ lệ bao giờ cũng phát triển trên một cơ sở lý luận vững chãi”. Ông cho rằng “Trong giai đoạn ngày nay, phương pháp sáng tác cần phải đem nghệ thuật xã hội hiện thực chủ nghĩa mà đánh đổ văn học duy tâm và nghệ thuật lãng mạn, và một mặt nữa phải đánh đổ những tư tưởng đã nhận xét xã hội một cách quá đơn giản theo quan điểm cơ giới” [105,tr.144]. Vì vậy mà ông cũng đề cao quan niệm về nhân cách, về lý tưởng, về khả năng tưởng tượng của nhà văn để khái quát nghệ thuật trên cơ sở hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa


nội dung và hình thức của tác phẩm, giữa điển hình và cá tính sáng tạo, giữa tính dân tộc, tính quốc tế và vấn đề tự do sáng tạo trong văn nghệ. Và điều tối cao hơn cả là nhà văn phải hành động như một nhân cách công dân, nhân cách nghệ sĩ, nhận rò mối quan hệ của mình với đoàn thể, cộng đồng. Sự uyển chuyển và linh động trong quan niệm về văn chương của Đặng Thai Mai đã làm cho lý luận văn học không rơi vào xơ cứng, giáo điều.

Tinh thần biện chứng trong tư duy lý luận của Đặng Thai Mai đã làm cho những vấn đề trọng tâm, bản chất của văn học được thể hiện rò và có tính mở, vận động chứ không khép kín, bất biến. Đặng Thai Mai và các nhà nghiên cứu khác cùng với Hải Triều xứng đáng là những nhà nghiên cứu tiêu biểu theo quan điểm mác-xít không chỉ cho giai đoạn này mà còn mở ra những bước phát triển mới cho sáng tác và nghiên cứu các giai đoạn về sau.

Có thể nói, từ Hải Triều đến Đặng Thai Mai, phương pháp xã hội học mác-xít đã mang về những thành tựu mới đáng ghi nhận trong quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên do quá đề cao yếu tố hiện thực cuộc sống nên các công trình của phái “nghệ thuật vị nhân sinh” trong đó có cả Hải Triều và Đặng Thai Mai đôi lúc còn coi nhẹ tính nghệ thuật của tác phẩm văn học. Từ những bước khởi đầu này, ở nửa sau thế kỷ XX, phương pháp xã hội học mác-xít đã thực sự trở thành phương pháp chủ công trong hoạt động nghiên cứu văn học nước nhà.

Tóm lại, chính sự xuất hiện nhiều phương pháp nghiên cứu mới đã khiến cho diện mạo hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã hoàn toàn khác xa với lối phẩm bình thời trung đại, bởi khi đã sử dụng phương pháp, nhà nghiên cứu đã nghiên cứu rất kỹ lý thuyết của phương pháp mà mình vận dụng, đồng thời đưa ra được những luận điểm mang tính hệ thống để mổ xẻ tác giả, tác phẩm. Tất nhiên, không phải tất cả các phương pháp được áp dụng trên đây đến giai đoạn này mới có. Phương pháp so sánh

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí