Vấn Đề “Sinh Thái” Trong Văn Học Nữ Việt Nam Sau Năm 1975


của Tổ quốc thân yêu. Bên cạnh đó sự phá hoại của chiến tranh đối với tự nhiên trong các sáng tác của họ thời kỳ này cũng cần xem xét dưới góc độ sinh thái: “Sự hủy hoại của môi trường trong chiến tranh, văn học da cam, những vần thơ thiên nhiên chống Mỹ, những truyện ngắn đầy chất thơ gần gũi với thiên nhiên... nói với chúng ta về điều gì ngoài việc thể hiện tinh thần chiến đấu cho tổ quốc là chiến đấu cho từng cành hoa ngọn cỏ” (Trần Thị Ánh Nguyệt, 2016, tr.55).

Bên cạnh đó, mảng văn học nữ đô thị miền Nam 1954 – 1975 cũng mang đậm cảm quan sinh thái đô thị. Được khởi sinh gắn với quá trình hình thành các đô thị thời thuộc địa, sự phát triển của văn chương gắn liền với tính chất của đô thị hiện đại. Tính đô thị không chỉ thể hiện ở sự lựa chọn đề tài, khai thác tính chất thế tục của đời sống đô thị hay khai thác cá nhân cá tính mà còn thể hiện ở cảm thức bất an, kinh hoàng, lạc lòng khi sống trong bối cảnh phức tạp của bom đạn chiến tranh và sự cai trị của chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Motif nhân vật ly hương xuất hiện trở đi trở lại trong tiểu thuyết nữ đô thị miền Nam thời kỳ này. Từ góc nhìn sinh thái, trong văn của Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Tuý Hồng, Lệ Hằng... con người thường cảm thấy lạc loài, mất đi sự kết nối với không gian xung quanh, đó là cảm thức đặc trưng mà nền văn minh đô thị hiện đại mang đến. Cuộc sống đô thị qua sự miêu tả của Nguyễn Thị Thụy Vũ không chỉ là bề mặt Sài Gòn hoa lệ, tấp nập mà ở các xóm lao động nghèo với không gian sống nhỏ bé, bức bối, và ẩm thấp. Vật lộn với cuộc mưu sinh, ước mơ đổi, những con người rời bỏ quê hương yên bình lại phải chịu cảnh sinh tồn trong một không gian chật hẹp của nhà trọ, xóm lao động nghèo: “Đây là xóm lao động nghèo gồm đủ hạng người tứ xứ đến lập nghiệp. Nhà cửa san sát nhau, chật chội và mỏng dánh như cái hộp quẹt” (Nguyễn Thị Thụy Vũ, 2017, tr.11). Nhân vật trong tiểu thuyết của Túy Hồng cũng thường mang tâm trạng chênh vênh giữa hai bờ nông thôn và đô thị. Do thời buổi loạn ly, họ phải rời bỏ quê hương, xứ sở nhưng trong tâm thức họ mãi không thể quên không được chốn quê thân thương, yên bình. Khanh trong Tôi nhìn tôi trên vách dù vào Sài Gòn sinh sống nhưng cô gái Huế ấy luôn cố giữ gìn chút thân thuộc của quê hương mình trong từng món ăn, tà áo, lời ăn tiếng nói để đỡ cảm thấy bơ vơ. Hay đó là tâm trạng tuyệt vọng của nhân vật nữ trước những biến động của thời cuộc trong Những sợi sắc không của Tuý Hồng: “Cuộc đời mở tám mặt tấn công đàn bà. Chiến tranh mở tám mặt tấn công đàn bà”. Thời buổi loạn lạc, con người tìm đến đô thị mong tìm những phương thức để tồn tại, để tiến về phía trước, thế nhưng, chiến tranh loạn ly, chốn quê không còn bình yên, môi trường sinh thái đô thị đã khiến


họ tổn thương, đau đớn khôn nguôi. Cảm quan sinh thái đô thị được thể hiện đậm nét ở sự bơ vơ, đứt gãy với cội nguồn của con người trong xã hội rối ren và con người đang tìm cách vùng vẫy để thoát ra hoàn cảnh khốc liệt đó. Tái hiện lại một không khí xã hội miền Nam ngột ngạt, xáo trộn về dân cư, cùng những áp lực căng thẳng và lạc lòng trong nhịp sống đô thị, ở một khía cạnh nào đấy, các cây bút nữ thời kỳ này đã cho thấy tầm quan trọng của môi trường sống, không gian sống đối với việc lưu giữ và bảo vệ nền tảng đạo đức của con người cũng như những giá trị văn hoá dân tộc.

2.2.3. Vấn đề “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam sau năm 1975

Từ sau năm 1975, văn học sinh thái mới thực sự phát triển, tạo thành xu hướng đáng chú ý. Thế giới đương đại là “thế giới phẳng”, khoảng cách trên địa cầu được rút ngắn. Nhân loại nhanh chóng nhận được kết nối với nhau. Những nguy cơ của một nơi nào đó trên địa cầu cũng có thể là nguy cơ của toàn nhân loại. Một thảm họa tự nhiên ở bất kỳ nơi nào cũng đều dễ dàng trở thành thảm họa chung cho nhân loại. Do vậy, khi vấn đề cấp thiết đang được thế giới quan tâm là vấn đề môi trường sinh thái, phê bình sinh thái nổi lên như một trào lưu văn hóa thì văn học Việt Nam cũng có sự nhạy bén rò rệt. Dưới sự tác động của trào lưu tư tưởng tiến bộ như: Triết học sinh thái, thuyết giải phóng động vật, luân lý học tôn trọng sinh mệnh, luân lý học trái đất, thần học sinh thái, các thế hệ nhà văn Việt Nam thời kỳ đổi mới đã nhanh chóng tiếp thu, học hỏi, chọn lọc để đa dạng lối viết của mình, mặt khác, họ đều ý thức được tầm quan trọng của sinh thái đối với sự tồn vong của con người nói chung và đất nước nói riêng. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình trạng biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên ở mức báo động. Nên việc hình thành nên dòng văn học sinh thái là một sự “khớp nối” với thực tiễn nghiên cứu và sáng tác ở Việt Nam.

Giai đoạn đầu, văn xuôi sinh thái chủ yếu đề cập đến đề tài chiến tranh. Chiến tranh đi qua để lại những hậu quả lớn lao về người về kinh tế và đặc biệt là tổn thất lâu dài về môi trường mà con người không thể khắc phục ngay được. Những tác động âm thầm mà dai dẳng của chất độc dioxin đến khí hậu, nguồn nước, đất đai, những cánh rừng trơ trụi và đặc biệt nó đã để lại di chứng khủng khiếp cho con người. Có lẽ vì vậy mà các nhà văn nữ luôn trăn trở với đề tài này như là một sự thôi thúc trả một món nợ cho quá khứ. Vò Thị Hảo đề cập đến vấn đề này trong Người sót lại của Rừng Cười, Dây neo trần gian, Máu của lá; Vò Thị Xuân Hà với Đàn sẻ - ri bay ngang rừng, Ngọa sinh; Dạ Ngân với Trên mái nhà người phụ nữ; Bích Ngân với Thế giới xô lệch; Đoàn Minh Phượng với Và khi tro bụi... là những tác phẩm phản ánh những chấn thương,


những di chứng mà còn người phải hứng chịu thời hậu chiến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Càng về sau, các tác giả nữ càng quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội, những vấn đề nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh hậu quả của chiến tranh thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng khiến cho môi trường bị biến đổi. Quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã biến con người thành kẻ vô tâm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như một kẻ vô tri và mặc sức khai phá, thống trị. Đô thị hóa dẫn đến những vấn đề về ô nhiễm môi trường, tự nhiên bị đe dọa, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề của mặt trái văn minh đô thị với bao bộn bề ngổn ngang và tổn hại như rác thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính... Trước tình trạng đó, văn học nghệ thuật đã bắt đầu cất tiếng cho giới tự nhiên. Các nhà văn nữ đã có những tác phẩm coi tự nhiên là một sinh mệnh độc lập, bình đẳng, có ngôn ngữ riêng, có địa vị ngoài mọi quan niệm của con người như: Ả Ìa âu?, Tre nở hoa của Quế Hương, Con chó và vụ li hôn của Dạ Ngân, Lúa hát của Vò Thị Xuân Hà, Gió lẻ của Nguyễn Ngọc Tư... Ngoài những tác phẩm thể hiện sự yêu thương, tôn trọng của con người đối với tự nhiên, chống lại sự lợi dụng, chinh phục, khống chế, cải tạo, tước đoạt và tàn phá tự nhiên của con người, các nhà văn nữ còn hướng về những vẻ đẹp thôn quê như một chốn quay về để tâm hồn thanh thản và được bình yên.

Một số tác giả như: Đỗ Bích Thúy (Bóng của cây sồi, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Ngải đắng trên núi); Đoàn Lê (Chốn sơn khê, Giường đôi xóm Chùa, Trinh tiết xóm Chùa); Quế Hương (Cội mai lưu lạc, Chiếc lá hình giọt lệ); Trần Thanh Hà (Miền cỏ hoang, Sông ơi)... chú ý đi sâu khai thác những phức tạp trong đời sống con người ở nông thôn và thành thị từ hệ lụy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ẩn giấu trong mạch ngầm văn bản các cây bút nữ đã đưa ra những cảnh báo về vấn đề môi sinh: đất nông nghiệp sẽ ngày càng thu hẹp, các khu đô thị dần mọc lên, cuộc sống con người trở nên ngột ngạt trước sự bức tử của đô thị, họ cũng tự đánh mất chính mình và mang những thương chấn tâm hồn khi rời xa không gian làng quê yên bình.

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 10

Như vậy, ý thức sinh thái trong văn học Việt Nam sau 1975 nói chung, văn học nữ nói riêng bắt đầu từ dòng chảy văn học thời kì hậu chiến. Qua việc phơi bày những hậu quả, tổn thất nặng nề của chiến tranh với môi trường nhiều nhà văn nữ đã có những trang viết ám ảnh. Về sau, vấn đề sinh thái được tập trung rò nét ở dòng văn học đô thị. Từ việc phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, các tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề về môi trường và số phận cá nhân trong chỉnh thể sinh thái cũng như cảnh báo về nguy cơ


hủy hoại môi sinh dẫn tới việc mất cân bằng tự nhiên, khiến con người rời xa môi trường sinh thái, trở thành nạn nhân, công cụ của thương mại.

2.3. Xu hướng lồng kết vấn đề “sinh thái” với vấn đề “nữ quyền”

2.3.1. Xuất phát từ sự “khúc xạ” lý thuyết nữ quyền sinh thái ở phương Tây

Sự du nhập lý thuyết nữ quyền những thập niên tám mươi, chín mươi phù hợp với thực tiễn sáng tác và nghiên cứu ở Việt Nam đã tạo nên sự “trỗi dậy”, “bừng nở” của âm hưởng nữ quyền trong văn học. Diễn ngôn nữ quyền này không chỉ là ý thức về cái tôi cá thể, những khát vọng bảng năng mà nó còn vươn mình, móc nối với các lý thuyết liên ngành theo xu thế phát triển của thế giới như nữ quyền sinh thái. Các nhà văn nữ bộc lộ sự bất an về những vấn nạn môi trường, nỗi niềm cảm thông chia sẻ từ vị thế là nạn nhân của “nam giới trung tâm luận” và cả những khát khao hòa nhập kết nối với mẹ tự nhiên như một cách bảo tồn thiên tính... Nếu như vấn đề nữ quyền đã xuất hiện trong sáng tác của các nhà văn nữ Nam bộ đầu thế kỉ XX, thì mãi đến sau năm 1975 vấn đề sinh thái mới bắt đầu phát triển với những đặc trưng của tinh thần sinh thái hiện đại. Từ lúc manh nha hình thành, nhiều văn bản của văn học sinh thái đã phơi bày mối tương quan giữa vấn đề phân biệt giới tính và những vấn nạn về môi trường. Xu hướng lồng ghép những vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái và vấn đề nữ quyền thể hiện sự nắm bắt kịp thời xu thế phê bình văn học trên thế giới.

Xét ở bối cảnh khách quan, vấn đề giới tính luôn có sự liên quan mật thiết với vấn đề chủng tộc, giai cấp và môi trường. Giải quyết những vấn nạn sinh thái triệt để phải đi cùng với việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới. Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình trạng biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên cũng như tình trạng bất bình đẳng giới do hệ quả của tư tưởng trọng nam khinh nữ từ tư tưởng nho giáo, nên văn học Việt Nam cũng có sự nhạy bén với lý thuyết nữ quyền sinh thái. Thấy rò dấu ấn nữ quyền sinh thái đã manh nha phát triển trong văn xuôi nữ Việt Nam sau 1986, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu, khám phá một cách tiếp cận mới, qua đó kết nối văn học nước ta với những vấn đề thiết yếu của nhân loại về trách nhiệm mỗi con người trước khủng hoảng môi sinh và bất bình đẳng giới.

Có thể nói, sự hình thành dòng văn học nữ quyền sinh thái ở Việt Nam diễn ra sau muộn hơn trên thế giới. Khi cơ sở lý thuyết nữ quyền sinh thái trên thế giới tạo nên một khuynh hướng sáng tác và phê bình vững chắc cho nó, thì việc hình thành ý thức nữ quyền sinh thái trong văn học nữ Việt Nam đương đại thể hiện sự tiếp biến và thích ứng với sự hội nhập văn học trên thế giới. Song, sự du nhập lý thuyết này từ phương Tây đã


được “điều kiện hóa”, “khu vực hóa” và “dân tộc hóa” để phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam. Xét ở góc độ phát triển của vấn đề sinh thái ở nước ta, những lưu tâm của các học giả về lý thuyết này vẫn chưa sôi nổi như nhiều nước trên thế giới. Sự xuất hiện số lượng công trình công bố dường như vẫn là một sự “phản ứng chậm” và vẫn còn ở dạng “tiềm năng cần khai thác”. Có lẽ vì ở phương Tây quá trình đô thị hóa, tình trạng khai thác tự nhiên đến cạn kiệt diễn ra với tốc độ nhanh chóng khiến họ phải đối diện với tình trạng mất cân bằng và khủng hoảng môi trường tự nhiên từ rất sớm. Ở thời kì phục hưng, từ những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, người phương Tây cho rằng con người hoàn toàn có thể chinh phục, thống trị và điều khiển được tự nhiên: “con người đượ̣c sinh ra để “thống trị” thiên nhiên, làm chủ và sở hữu thiên nhiên” (Descartes). Quan niệm coi tự nhiên là khách thể, là đối tượng tiêu dùng được cũng cố vững chắc bởi phương pháp khoa học của Francis Bacon, thuyết cấu trúc của Lévi Strauss, triết học của René Descartes... Chỉ khi con người đối mặt với tình trạng phá vỡ hệ sinh thái, sự sống còn của của nhân loại bị đe dọa thì họ mới bắt đầu nỗ lực rà soát lại các tư tưởng khoa học trước đó, cũng như xét lại tư tưởng phân chia của chủ nghĩa nhị nguyên và chú ý tới sự gắn bó chặt chẽ mang tính chỉnh thế giữa nhân loại và thế giới phi nhân. Rơi vào bi kịch do chính mình tạo ra khiến con người thức tỉnh một cách mạnh mẽ, từ đó thái độ phản tư chủ nghĩa nhân loại trung tâm cũng như tìm hướng khắc phục cũng được thể hiện một cách quyết liệt. Trong khi đó, văn hoá Việt Nam vốn xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp nên trong tư tưởng triết học và văn học luôn thể hiện thái độ tôn trọng tự nhiên, coi con người là một phần của tự nhiên. Tất nhiên, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho thực tế đó không được êm đẹp mãi, nhưng quan điểm “vạn vật nhất thể” và lối sống “thuận thiên” vẫn còn dấu vết. Có lẻ vì vậy phê bình sinh thái ở Việt Nam “sinh sau đẻ muộn” hơn so với các nước phương Tây. Thái độ phản tư của các nhà văn về các vấn đề sinh thái cũng không gay gắt và quyết liệt như trong văn học phương Tây, tư tưởng sinh thái của họ chủ yếu được toát lên từ sự tìm kiếm sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Vấn đề xuất phát điểm của nữ quyền luận ở Việt Nam cũng có điểm gần gũi và điểm khác biệt so với văn hóa phương Tây. Mặc dù dưới sức ép của Nho giáo với tư tưởng trọng nam khinh nữ, diễn ngôn nam quyền đã lấn át và phủ bóng lên số phận nữ giới nói chung, song xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu, trong tiềm thức của người Việt vốn có cái nhìn trân trọng đối với nữ giới. Họ không chỉ sản sinh giống nòi dân tộc mà còn mang sức mạnh ở những giá trị khởi nguyên, kiến tạo vũ trụ (Nữ Oa vá trời, Lạc Long Quân - Âu Cơ...). Ở thời hiện đại, khi người phụ nữ được giải phóng ra khỏi hệ tư tưởng nho giáo thì cái nhìn ấy hơn lúc


nào hết được khúc xạ vào tư duy nghệ thuật của các nhà văn nữ, một cách mạnh mẽ, sâu sắc và vô cùng phong phú. Trong khi đó, ở phương Tây sự phụ thuộc của phụ nữ vào nam giới được xác tín một cách mạnh mẽ và sâu xa từ trong kinh thánh (Eva được tạo ra từ xương sườn của Adam). Các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản càng khẳng định thêm vị thế làm chủ của nam giới và sự phụ thuộc của nữ giới trong xã hội. Vậy nên, phong trào nữ quyền ở các nước phương Tây diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt hơn, thể hiện qua sự xuất hiện của những làn sóng nữ quyền với sự huy động lực lượng lớn, sức ảnh hưởng mạnh mẽ với tuyên ngôn, tôn chỉ, mục đích rò ràng. Bắt nguồn từ cách mạng tư sản cận đại cuối thế kỷ XVIII, đến nay, chủ nghĩa nữ quyền ở phương Tây đã có lịch sử phát triển hơn 200 năm. Còn ở Việt Nam chưa thực sự có phong trào nữ quyền theo những tiêu chí này. Dù có những lúc nữ quyền trở thành một trong những vấn đề trung tâm của văn học, thu hút đông đảo lực lượng sáng tác, nghiên cứu, luận bàn về nó (ví như nữ quyền đầu thế kỷ XX hoặc sau 1986) nhưng ở Việt Nam chưa có sự đề xuất tuyên ngôn, tôn chỉ, mục đích của phong trào nữ quyền một cách tập trung và hệ thống. Trong văn học, tinh thần nữ quyền cũng có sự biểu hiện khác nhau ở các nước phương Tây và Việt Nam, bởi sự nhìn nhận riêng về vị trí, vai trò, quyền lợi của người phụ nữ và truyền thống thể hiện hình tượng người phụ nữ trong văn chương mỗi khu vực là khác nhau.

Bắt nguồn từ điểm chung là sự thống trị tuyệt đối của chế độ phụ quyền, các nhà nữ quyền sinh thái đã kết hợp cả hai vấn đề này với nhau và cùng với nhiều vấn đề xã hội khác để giải quyết nguy cơ sinh thái và bất bình đẳng giới từ gốc rễ của nó. Mặt khác, những rủi ro, nguy hiểm từ sự hủy hoại môi trường mà phụ nữ phương Tây phải đối mặt (đã được chúng tôi nhắc đến trong kết nối thực nghiệm), họ đã có những phong trào hoạt động vì môi trường cụ thể như: Phong trào Chipko (Tiếng Hindi nghĩa là ôm cây) của phụ nữ ở miền Bắc Ấn Độ (1973); Phong trào Vành đai Xanh ở Kenya (một quốc gia tại vùng đông Châu Phi - 1977), hoặc các cuộc biểu tình ở Lầu năm góc của phụ nữ (1980). Từ thực tế đó, nhiều tác phẩm văn học ở Phương Tây đã giải quyết khá triệt để và toàn diện về mối liên hệ giữa nữ giới và tự nhiên từ logic chung của sự thống trị. Các nhà văn không chỉ mô tả, khảo sát mối quan hệ kép giữa môi trường sinh thái và sự sống còn của nữ giới mà các văn bản viết về tự nhiên của họ đã vẽ nên một đường thẳng rò ràng với văn bản của các nhà văn nam. Dòng văn học nữ quyền sinh thái góp phần không nhỏ trong bối cảnh tranh luận, trưng bày khái niệm nữ quyền sinh thái và hình thành lý luận riêng của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái. Trên thực tế, văn học nữ quyền sinh thái thực sự đã đạt được một hiệu ứng xã hội nhất định. Sáng tạo và phê bình văn học của các nhà văn nữ


quyền sinh thái đã liên tục thể hiện sự cấp bách và ý nghĩa sâu rộng của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái và thúc đẩy rất nhiều cho các phong trào môi trường và bình đẳng giới. Các văn bản tự nhiên của phụ nữ ở cả Anh và Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ

XIX. Có thể kể đến những tác giả tiểu biểu là như: Ursula K. Le Guin (1929), Marion Zimmer Bradley (1930), Mary Oliver (1935), Jean Auel (1936), Margaret Atwood (1939), Alice Walker (1944), Annie Dillard (1945), Octavia Butler (1947), Sue Monk Kidd (1948), Barbara Kingsolver (1955), Charlotte Perkins Gilman (1860), Nandini Sahu (1973)... Và những tác phẩm tiêu bểu của dòng văn học nữ quyền sinh thái trên thế giới như: Surfacing (Bề mặt) của Margaret Atwood – 1972; The Wanderground (Khu lang thang) của Sally Gearhart – 1979; The Gate to Women's Country (Cánh cổng đến đất nước phụ nữ) của Sheri Tepper – 1989; Always Coming Home (Luôn luôn về nhà) của Ursula K. Le Guin – 1985... Các văn bản trên có thể cung cấp nguồn cảm hứng và bằng chứng về ý thức phát triển của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái. Chứng tỏ một dòng văn học mang những đặc trưng của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái đang được hình thành và phát triển rầm rộ ở phương Tây.

Tiệm cận với lý luận phê bình và văn học thế giới, dòng văn học nữ quyền sinh thái ở Việt Nam tuy sinh sau đẻ muộn nhưng nó cũng thể hiện sự đáp ứng kịp thời xu thế chung của nhân loại. Mặt khác, sự hình thành dòng văn học này không phải là sự tiếp biến ở phần ngọn mà nó là một quá trình phát triển và vận động tự thân (như chúng tôi đã trình bày ở 2.1 và 2.2), chính vì thế nó mang nhiều màu sắc bản địa (sự áp chế của văn hóa nho giáo và chính sách thuộc địa). Sự du nhập lý thuyết nữ quyền vào những thập niên tám mươi, chín mươi có “khớp nối” phù hợp, “ăn ý” với thực tiễn sáng tác và nghiên cứu ở Việt Nam mới tạo nên được sự “trỗi dậy”, “bừng nở” của âm hưởng nữ quyền sinh thái trong văn học. Tuy nhiên, nó không thể hiện rò nét và mạnh mẽ như văn học nữ quyền sinh thái phương Tây. Chẳng hạn, trong văn học phương Tây, nỗi bất an sinh thái, sự phản tư chủ nghĩa dương vật trung tâm của các nhà văn nữ được thể hiện một cách mạnh mẽ và quyết liệt ở tư tưởng phê phán, lên án xã hội coi nam giới là trung tâm. Hơn thế, họ còn muốn cắt đứt mọi mối liên hệ, đoạn tuyệt với nam giới và chủ trương xây dựng một thế giới khác chỉ riêng của nữ giới thông qua những tiểu thuyết giả tưởng. Trong The Wanderground (Khu lang thang), Sally mô tả về những phụ nữ đã từ bỏ các thành phố do đàn ông cai trị để đến một nơi hoang dã trên đồi. Ở đó, họ lập nên một cộng đồng nữ giới, sống bình đẳng với nhau và hòa hợp với tự nhiên. Những người phụ nữ này mang một sức mạnh tâm linh – cái mà họ sử dụng để giao tiếp với nhau và với động vật, và để di


chuyển khắp thế giới. Hay trong Always Coming Home (Ursula K. Le Guin), nữ chính – Stone Telling kể lại hành trình bỏ trốn cùng với mẹ mình khỏi thành phố và người cha của mình. Hai xã hội trái ngược nhau được khắc họa rò nét, một bên là người Kesh có thể tự tổ chức một xã hội hòa bình, trong khi người Condor của thành phố thì cứng nhắc, gia trưởng, phân cấp, quân phiệt và bành trướng. Phần còn lại, Ursula K. Le Guin mô tả cuộc sống và xã hội của người Kesh, một nhóm người văn văn minh sống trong tương lai xa sau khi xã hội hiện đại sụp đổ (hậu tận thế), ở đó, không một nguồn văn hóa nào có thể gợi nhớ về cuộc sống văn minh trước ngày tận thế. Dấu hiệu duy nhất nền văn minh của chúng ta tồn tại trong thời đại của họ là các vật phẩm không thể phá hủy như xốp và máy tính... Kesh không làm gì ở quy mô công nghiệp, từ chối quản trị, không mở rộng dân số hoặc lãnh thổ của họ từ đó làm mất đi sự thống trị của con người đối với môi trường tự nhiên. Văn hóa của họ kết hợp săn bắn hái lượm và họ tự chối văn minh công nghiệp. Cuốn sách như một cuộc biểu tình chống lại nền văn minh đương đại, mà Kesh gọi là "Bệnh tật của con người". Trong khi đó, hành trình phản tư nam quyền thống trị của nhân vật nữ trong những tác phẩm văn học Việt Nam thường không mang tính lật đổ và tái thiết mà chỉ dừng lại ở mức phản kháng. Đoan trong Con chó và vụ li hôn, Diễm trong Đàn sẻ ri bay ngang rừng, Tú trong Tre nở hoa, Nương trong Cánh đồng tận, Em trong Gió lẻ... đều thực hiện những cuộc vượt thoát ra khỏi nam tính gia trưởng bằng sự kết nối với tự nhiên để xây dựng giá trị nữ tính của mình. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hình tượng nữ giới coi nhường nhịn, chịu đựng như là cách thức để được an ổn nên dường như khả năng phản kháng của họ cũng bị lịm tắt. Rút cuộc, sự phản kháng của họ là tự vẫn để chấm dứt cuộc đời lệ thuộc của mình (Chúa đất – Đỗ Bích Thúy), hoặc là kết liễu bản thể của mình để tồn tại trong số phận mà xã hội mong muốn (Lúa hát – Vò Thị Xuân Hà), trở thành một khối đá lạnh căm (Trong nước giá lạnh – Vò Thị Xuân Hà ), thậm chí còn đành đoạn tha hóa (Bóng của cây Sồi – Đỗ Bích Thúy)... Tuy nhiên, hầu hết những người phụ nữ bị đọa đày trong chiến tranh, bị áp chế bởi trật tự nam quyền gia trưởng, hà khắc nhưng vẫn bật lên vẻ đẹp của sự bao dung, vị tha, bản năng bảo vệ, chở che người khác đặc biệt là bảo vệ thiên nhiên.

Việc coi tự nhiên là công cụ, là đối tượng tiêu dùng từ thời đại khai sáng đã đẩy con người rơi vào những tấn bi kịch khốc liệt, nên trong các văn bản phương Tây, con người đã sớm bộc lộ khát vọng trở về với mẹ tự nhiên và ngày càng được thôi thúc mạnh mẽ. Nếu như dòng văn học sinh thái ở Việt Nam đến những năm 1980, 1990 mới hình thành một cách rò nét, thì ở văn học Phương Tây, khát vọng được này được thể hiện mãnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022