Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 21


Có lẽ bạn đương chờ tôi phân ngôi thứ trong làng thơ xem ai nhất, ai nhì... Bạn sẽ thất vọng. Tôi chỉ ghi cảm tưởng xem thơ nên bài viết dài ngắn không chừng. Bạn cũng đừng so sánh thơ trích nhiều ít. Ai lại lấy số trang, số dòng mà định giá một nhà thơ? Có lẽ bạn đương chờ những bài nghiên cứu vô tư và khách quan. Bạn cũng sẽ thất vọng. Vô tư thì tôi đã vô tư hết sức, nhưng khách quan, không. Tôi vẫn có thể vờ bộ khách quan và mặc cho những ý riêng của tôi cái lốt y phục của mọi người. Nhưng việc gì phải khổ thế? Chạy đi đâu cũng không thoát cái tôi thì tôi cứ là tôi vậy. Hay dở tính trời [167,tr.367].

Vì vậy, tác giả đã để cho lòng mình xúc động cùng với những vần thơ mà mình nghiên cứu: “Có một lần viết về lịch sử phong trào Thơ Mới, tôi đã định bặm miệng - y như những nhà học giả tập sự. Nhưng chỉ được vài trang, vui buồn lại cứ theo ngòi bút hiện trên trang giấy. Tôi dửng dưng sao được?” [167,tr.367].

Thật vậy, trong suốt cuốn sách, ta thấy cảm xúc của tác giả cứ tuôn trào khi nghiên cứu thơ của các nhà Thơ Mới. Vì vậy, trong văn phong của Thi nhân Việt Nam, ta thường bắt gặp những câu cảm thán, những câu có từ biểu cảm, từ chỉ mức không xác định… bộc lộ thái độ và tâm hồn đồng cảm của người nghiên cứu trước các tác phẩm của mỗi tác giả Thơ Mới. Chẳng hạn: “Tôi ưa những vần thơ hiền lành và ít nói yêu đương” của Trần Huyền Trân, “Tôi cũng thấy thơ Nguyễn Xuân Huy hay lắm”, “Tôi đã được nếm cái thú thanh khiết ấy”; hoặc nhận xét về Xuân Diệu: trong tình yêu của người có cái gì rung rinh, lời văn cũng có vẻ chơi vơi, viết văn tựa trẻ con học nói, câu văn tuồng bỡ ngỡ. Nhà nghiên cứu cũng dường như coi trọng cảm xúc và linh hồn hơn là quan tâm đến lý trí khi thưởng thức thơ, vì vậy mà rất nhiều lần ông không nói “đọc thơ” mà gọi là “xem thơ”.

Thế giới Thơ Mới được Hoài Thanh miêu tả trong Thi nhân Việt Nam


một thế giới đầy âm thanh, màu sắc, bởi hàng loạt cách diễn đạt ví von hình ảnh khá đặc sắc và đắc dụng như: ngọn gió, cánh cửa, vị tướng quân, một góc trời, nanh vuốt, đám quân tàn, bạn tình - bộ đồ tang phục, bờ - đê, ngôi sao - hành tinh, vườn thơ - hoa nở, dòng sông - nước - bờ, con thiêu thân - lửa, con đường tăm tối, cái nhăn mặt Đông Thi - Tây Thi, cơn sóng gió, trời thực trời mộng, hoa hòe, tấm lụa; người thân yêu - nhà tranh - đêm bình yên, vầng sao đột hiện - trời thơ, viên tướng - đội quân Việt ngữ, áo đào tiên, luồng gió lạ, bông hoa mới nở; hồ - nước - lâu đài xương máu - ngọn núi - gió; y phục, con hổ, đại bàng, trẻ con học nói, người ngoại quốc,…[43, tr.41]. Ta còn thường bắt gặp những hình ảnh liên tưởng để đánh giá thơ như: “bức tranh đẹp”, “bức tranh xinh xinh”, “bức tranh xinh tươi”, “câu thơ đẹp”, “những vần thơ hiền lành”, “những vần thơ dễ thương”… Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhà nghiên cứu liên tưởng thấy “lúc nào hình như cũng thoảng thấy bóng một người đương khúc khích cười”; Xem thơ Thanh Tịnh, Hoài Thanh có “cái cảm giác trội nhất… là thấy một cái gì cứ dàn trải, dàn trải hoài mà lại lỏng. Có lẽ là một mặt hồ. Cũng chưa đúng. Hồ còn có bờ, và nước - âu cũng phải gọi là nước cứ chảy tràn lan”; hay đọc thơ Đông Hồ, ông lại hình dung và liên tưởng đến những “cái êm ái, cái mơn trớn, vuốt ve của ái tình”…

Quan điểm nghiên cứu lấy hồn mình để lắng nghe hồn người khác qua âm vang, chữ nghĩa của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam còn phát lộ năng lực thấu cảm của nhà nghiên cứu. Điều này ta thấy, Hoài Thanh đã nói đến nhiều lần trong công trình của mình. Chẳng hạn, Hoài Thanh cho rằng: muốn thưởng thức thơ Nam Trân thì “ta phải luyện tâm trí cho bình thản”, vì vậy ông lưu ý “Hãy xếp thơ Nam Trân lại những lúc lòng ta có chuyện xôn xao”; hoặc đối với thơ Lưu Trọng Lư, nhà nghiên cứu chân thành thổ lộ:

Trước sự đau thương của người bạn, tôi muốn im lìm kính cẩn. Tôi chỉ

biết, dầu có ưa thơ người này người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.


về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vấn trong trí tôi hằng tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai. Bởi vì thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta [167,tr.284].

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 21

Như vậy, việc áp dụng phương pháp trực giác trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân đã có được ưu điểm nhất định khi tác giả phát huy được óc nhạy cảm tinh tế của mình, làm cho những nhận xét và lời văn của ông thật ấn tượng và luôn có hồn. Tuy nhiên, tác giả cũng bộc lộ hạn chế cũng là hạn chế của phương pháp trực giác nói chung, là khi nghiên cứu tác phẩm, không chấp nhận các lý thuyết và phương pháp khoa học; trong khi “sự đồng cảm chỉ có thể coi là một điểm xuất phát, cần phải được bổ sung bằng việc phân tích về mặt kỹ thuật” [Tudor Vianu, “Emotie si creatie artistică”, Opera, Volum 7, Studii de Minerva, Bucuresti, 1978, tr.284 (Trích theo Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội)]. Do chỉ dựa vào mỗi trực giác để nghiên cứu, nên trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh chỉ chuyên đi nghiên cứu cái hay, cái đẹp, tránh nói đến cái dở, cái xấu. Vì thế, ông thường chỉ dừng lại ở việc đi tìm những nhãn tự, thần cú, những cảm giác. Và có lẽ vì thế, nhận xét về phương pháp “phê bình ấn tượng” (cách gọi của Đỗ Lai Thúy) của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam, Đỗ Lai Thúy đã cho rằng: “Phê bình Hoài Thanh, xét cho cùng, chỉ là một cuộc tham quan thẩm mỹ đi từ tâm hồn nhà thơ này đến tâm hồn nhà thơ khác qua những tác phẩm của họ trên cái xa lộ chung là tinh thần thời đại” [182,tr.6].

Mặt khác, với phương thức coi “Mỗi bài thơ hay là một cánh cửa mở cho tôi đi vào một tâm hồn” cũng ít nhiều bị hạn chế trong công tác nghiên cứu của Hoài Thanh, bởi nếu gặp “Những tâm hồn không lối vào, những tâm


hồn bưng bít, thì tôi còn biết gì mà nói. Chủ nhân không mở cửa, tôi đành chịu đứng ngoài” [167,tr.336] (có lẽ nói về các nhà thơ Hàn Mặc Tử, Nguyễn Xuân Sanh). Như vậy, vô tình Hoài Thanh cũng đã thừa nhận những giới hạn của phương pháp trực giác mà mình thực hành.

Tóm lại, dù còn một vài hạn chế nhất định, nhưng với những kết quả đạt được cho phép ta khẳng định sự thành công của Hoài Thanh trong việc vận dụng phương pháp trực giác để nghiên cứu Thơ Mới. Đây là sản phẩm của sự kết hợp giữa tri thức của một nhà khoa học uyên bác biết dung hòa tri thức khoa học Á - Âu cộng với tư chất thiên bẩm của người nghệ sĩ. Với phương pháp trực giác, Hoài Thanh đã rất thành công trong cảm nhận và đánh giá các tác giả thuộc trường phái lãng mạn của Thơ Mới, tuy nhiên cũng chính phương pháp này mà Hoài Thanh đã khá ngần ngại trong việc đánh giá các tác giả thuộc các trường phái tượng trưng, siêu thực (tiêu biểu như hiện tượng Hàn Mặc Tử, Bích Khê). Thành quả áp dụng phương pháp trực giác của Hoài Thanh dù đã gây nhiều tranh luận, nhưng qua bao thăng trầm của thời gian vẫn khẳng định giá trị, khiến cho Thi nhân Việt Nam cho đến tận bây giờ vẫn được sự yêu mến và trân trọng của đông đảo bạn đọc và các nhà nghiên cứu.

3.1.3. Phương pháp xã hội học

Phương pháp xã hội học là một phương pháp xuất phát từ phương Tây, có cội nguồn từ thời Aristote của Hy Lạp, nhưng với tư cách là một ngành khoa học thì đây vẫn là một bộ môn khá mới mẻ. Nguyễn Văn Dân trong Phương pháp luận nghiên cứu văn học (2004) cho rằng, người đầu tiên đặt ra tên gọi của phương pháp này là nhà triết học người Pháp Auguste Comte (1798 - 1857) qua công trình Cours de philosophie positive (là người sáng lập ra chủ nghĩa thực chứng, muốn áp dụng các phương pháp điều tra sự vật của vật lý học để khám phá các quy luật của xã hội con người) vào năm 1836 với tên ban đầu là “vật lý học xã hội” và sau đó gọi là “xã hội học”. Nhà triết học


và phê bình văn học người Pháp là Hippolyte Taine (1828 - 1893) cũng đã phát triển một phương pháp mang tính nhân học - xã hội học. Ông cho rằng mọi nhà văn và tác phẩm văn học đều chịu ảnh hưởng của ba yếu tố: chủng tộc, môi trường xã hội, thời đại lịch sử. Theo ông, đây chính là những yếu tố có vai trò quyết định đến tính chất và giá trị của tác phẩm văn học. Và để nghiên cứu các yếu tố đó, nhà nghiên cứu phải áp dụng các thành tựu của khoa học nhân văn như sinh lý học, tâm lý học, nhân chủng học và xã hội học. Trong quá trình giao lưu và hội nhập với văn học phương Tây ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, lý thuyết của Taine đã được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam áp dụng. Nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu nước ta thường kết hợp việc nghiên cứu hoàn cảnh xã hội với việc nghiên cứu thân thế tiểu sử, con người, sự nghiệp của nhà văn để tìm hiểu tác phẩm. Trường hợp nhà

nghiên cứu Nguyễn Bách Khoa là một ví dụ.

Trong các công trình Nguyễn Du và Truyện Kiều, Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Văn chương Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa đã tiếp thu nhiều lý thuyết khoa học của phương Tây, như lý thuyết nhân học - xã hội học của Hippolyte Taine (1828 - 1893), lý thuyết tâm lý của Jean Piaget (1896 - 1980), lý thuyết xã hội học - lịch sử của Gheorghi Valentinovich Plekhanov (1856 - 1918), lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud (1856 – 1939) để nghiên cứu. Nhưng ở Nguyễn Bách Khoa, nổi bật vẫn là việc vận dụng phương pháp xã hội học - lịch sử.

Áp dụng phương pháp này, trong Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Nguyễn Bách Khoa đã nghiên cứu kỹ Nguyễn Du ở các khía cạnh huyết thống, thân thế, thời đại, cá tính nhà văn và xã hội Truyện Kiều. Sau đó, ông phân tích tâm lý các nhân vật Kim Trọng, Từ Hải, Thúy Kiều để thấy mỗi nhân vật phản chiếu một khía cạnh tâm lý Nguyễn Du và triết lý của truyện là nhân sinh quan của tác giả. Tuy nhiên, do đồng nhất mô hình xã hội học văn


học với mô hình tâm lý theo quan niệm của Freud, nên các nhận định của Nguyễn Bách Khoa trở thành dung tục. Xét đến thân thế Nguyễn Du, lại thấy một cuộc đời thất bại. Xét đến cá tính Nguyễn Du, tác giả đoán định căn tạng đa cảm quá độ, luôn lo sợ hãi hùng, sống bằng ảo giác của thi nhân là do “bệnh thần kinh”, một thứ bệnh “không có sự tổn thương về khí quan” nhưng “căn tạng suy nhược”, do “bộ giao cảm thần kinh không khỏe khoắn”, “do căn tạng cảm xúc quá độ”. Cá tính ấy thể hiện trong văn chương thành “sự rung động thành thực và mãnh liệt, sự tưởng tượng dồi dào”, sự cảm xúc ủy mỵ và bi thương, sự cảm thông với đồng loại đau khổ và thần linh. Từ đó, ông kết luận về Nguyễn Du: “Ở Nguyễn Du, ta nhận thấy ý tưởng chỉ huy tư tưởng nhân quả, tình cảm nền móng là trạng huống đa sầu, con người bản năng khoái hoạt là bản năng tôn giáo và năng khiếu sáng tác là trí tưởng tượng ảo giác” [202,tr.203]. Nhận xét về Kiều, ông gọi nàng là “hạng đàn bà trụy lạc thời đó” và “tâm hồn ấy đã vì ảnh hưởng xấu của một giáo dục sát nhân mà trở nên ủy mỵ, ươn hèn, thỉnh thoảng lại liều lĩnh cuồng phóng, luôn luôn sợ hãi và trầm muộn” [202,tr.155]. Vì vậy, Nguyễn Bách Khoa kết luận về Kiều: “Tóm lại, Kiều là một người ốm yếu thần kinh. Vì ốm yếu nàng đã có một căn tính dâm đãng, trầm uất, sầu muộn, hoảng hốt, liều lĩnh, sợ hãi. Căn tính này cộng với cái lý tưởng thấp hèn về sự sống của nàng do giáo dục gây nên khiến nàng trở thành kẻ hèn nhát, ích kỷ, vụ lợi, vụ hèn, tham giàu sang, không chung thủy, thiếu đức độ nhân nghĩa” [202,tr.228]. Từ đó, tác giả kết luận về Truyện Kiều: “Một xã hội ốm, một đẳng cấp ốm, một cá tính ốm: tất cả Truyện Kiều là ở đó” [202,tr.276]. Ông còn cho rằng: với Truyện Kiều “Nguyễn Du đánh dấu cá tính mình, thân thế mình, đẳng cấp mình, thời đại mình”, nhưng “đó là một sinh hoạt cằn cỗi và sáo loạn, một tư tưởng nhát hèn và ủy mỵ, một tâm lý tùy thời và ích kỷ. Truyện Kiều là kết tinh của ba yếu tố suy đồi ấy” [202,tr.243]. Rò ràng ở đây, Nguyễn Bách Khoa đã suy diễn một


cách tùy tiện, cực đoan. Ưu điểm của nhà nghiên cứu trong Nguyễn Du và Truyện Kiều là viết có phương pháp, lập luận chặt chẽ, phân tích nhân vật sâu sắc, nhưng nhược điểm quan trọng của Nguyễn Bách Khoa là không thấy được thế giới nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ là những yếu tố đã làm cho tác phẩm Truyện Kiều và tác giả của nó trở thành bất hủ. Vì vậy, đương thời nhiều người đã cực lực phản đối “phương pháp khoa học” của Nguyễn Bách Khoa trong Nguyễn Du và Truyện Kiều như Đinh Gia Trinh, Lê Huy Vân... Sau này, Nguyễn Đăng Điệp trong bài nghiên cứu về Nguyễn Bách Khoa đã có nhận định tương đối thỏa đáng những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả công trình Nguyễn Du và Truyện Kiều như sau: “Có lẽ, đây là công trình vào loại công phu nhất và cũng thể hiện nhiều cái dở nhất trong hệ thống nghiên cứu văn học của Trương Tửu. Dở vì ông đã nhìn nhận văn học một cách cơ giới, cắt nghĩa tài năng của Nguyễn Du một cách vụng về và “bắt mạch” nhân vật như… một bác sĩ kém tay nghề” [179,tr.390].

Năm 1945, Nguyễn Bách Khoa tuyên bố tiếp tục áp dụng “phương pháp khoa học” để nghiên cứu Văn chương Truyện Kiều ở phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Ngay phần mở đầu, ông mạnh dạn khẳng định quan điểm nghiên cứu của mình: “Nếu chủ quan tôi phản chiếu đúng khách thể đang sinh thành thì nó là thuận tiến hóa. Nếu nó phản chiếu cái khách thể đang cản trở tiến hóa thì nó là phản động. Giá trị chủ quan của một cá nhân bị lệ thuộc vào sự nó thuận hay phản tiến hóa trong giai đoạn lịch sử của xã hội đương thời với cá nhân ấy” [202,tr.345-346]. Ở đây, quan điểm mác-xít đã được Nguyễn Bách Khoa tuyên bố áp dụng. Tuy nhiên, do quan niệm duy vật máy móc, nhà nghiên cứu cũng chỉ thấy: Truyện Kiều tán dương đẳng cấp sĩ phu đã hết vai trò tiến hóa, đầy tính chất bi ai, sầu oán, đầu hàng chiến bại, do đó nó chỉ có giá trị phản tiến hóa. Vì vậy, một lần nữa ông lại kết luận phủ nhận giá trị nội dung của Truyện Kiều: “Truyện Kiều chỉ là cái kết tinh của


những cái suy nhược trong cốt tinh Việt Nam” [202,tr.412]. Đánh giá văn thơ Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa cho rằng cái mà từ trước đến nay người ta vẫn khen nhất ở Truyện Kiều là thể thơ lục bát, thì theo ông nó cũng “chỉ là sản phẩm của một trạng thái nô lệ của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử (thời Bắc thuộc). Và ông nhấn mạnh: “Âm điệu lục bát tiến đến chỗ tuyệt diệu là một âm điệu báo tin sự diệt vong vậy” [202,tr.412]. Sau khi nghiên cứu về hình thức tác phẩm Truyện Kiều, ông kết luận rằng “Ý thức của nghệ sĩ quy định hình thức của tác phẩm thật là chặt chịa. Tôi thành thực hiến câu kết luận này cho sự suy nghĩ của những ai đã tưởng nhầm rằng giá trị một tác phẩm chỉ là một giá trị kỹ thuật, một giá trị về hình thức” [202,tr.411]. Và cuối cùng, tác giả Văn chương Truyện Kiều rút ra kết luận phủ nhận giá trị Truyện Kiều như sau: “Truyện Kiều là một thứ văn chương đã ở vị trí phản tiến hóa lúc đương thời của Nguyễn Du. Nó chứa chan một chất tàn héo, tiêu ma (chất thơ). Nó là kết tinh của một chặng đường suy đồi nhất trên tràng kỳ tiến hóa của cá tính Việt Nam. Cái đẹp của Truyện Kiều ngày nay chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được” [202,tr.416].

Trong cuốn Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1945), Nguyễn Bách Khoa vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp xã hội học để giải thích tâm lý và tư tưởng của nhà văn. Nguyễn Bách Khoa đặc biệt chú ý đến quy luật “phản tác động” lại hoàn cảnh của con người để làm sáng tỏ nhiều nét tâm lý của Nguyễn Công Trứ như: thái độ với cái nghèo, sự hành lạc, cái ngông… Theo tác giả, Nguyễn Công Trứ là “chứng nhân” của thời đại mình, còn tâm lý và tư tưởng của ông diễn ra trong thi ca - là tài liệu quí để biểu lộ trạng thái khách quan của thời đại. Đây có thể xem là tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần lập thuyết của nhà nghiên cứu và tác phẩm cũng đã đạt những giá trị đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do quá tin vào sự đúng đắn trong phương pháp nghiên cứu của mình, cộng với việc áp dụng thuyết phân tâm học một cánh tùy tiện,

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí