Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 22


Nguyễn Bách Khoa đã có kết luận chưa mấy thuyết phục về Nguyễn Công Trứ như sau: “Tất cả khí chất của con người Nguyễn Công Trứ là ở những danh từ ấy (chơi, hành lạc, phong lưu, tài tình, trận cười… - DTT). Mà các danh từ này, xét cho kỹ, cũng chỉ tóm tắt có một chữ dâm” [202,tr.631].

Có thể nói, Nguyễn Bách Khoa là một nhà nghiên cứu rất có ý thức vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học của phương Tây. Trong các công trình của mình, ông luôn công khai rò ràng phương pháp nghiên cứu, luôn nhấn mạnh đến tính khoa học, chặt chẽ trong nghiên cứu. Tuy nhiên, do cá tính mạnh và quá tự tin nên khi thực hành các phương pháp qua thực tế các công trình nghiên cứu của mình, ông lại chưa thể hiện được tính khoa học chặt chẽ do ưa áp đặt, suy diễn chủ quan, vì thế, giá trị khoa học của các kết luận thường bị hạn chế, dễ bị phản bác.

3.1.4. Phương pháp tiểu sử

Phương pháp tiểu sử là một trong những phương pháp nghiên cứu văn học, theo đó, tiểu sử và nhân cách nhà văn được tìm hiểu để lý giải tác phẩm. Đây là phương pháp có phần nào cùng loại với phương pháp xã hội học sáng tác. Nhưng điểm khác nhau cơ bản ở hai phương pháp này là: phương pháp xã hội học sáng tác nghiên cứu nhà văn chỉ từ góc độ xã hội và trên bình diện xã hội, còn phương pháp tiểu sử lại quan tâm đến cả cuộc sống và những mối quan hệ riêng tư của nhà văn.

Phương pháp tiểu sử ra đời ở nước Pháp vào khoảng giữa thế kỷ XIX, với người khởi xướng là Sainte-Beuve (1804 - 1869) và Ferdinand Brunetière (1849 – 1906). Theo chủ trương của phương pháp này, nhà phê bình phải có thái độ của nhà khoa học. Tức là khi muốn nhận định một sự nghiệp, muốn cắt nghĩa một tác phẩm, nhà phê bình phải bắt chước nhà khoa học, phải đi tìm hiểu các sự kiện, các điều kiện đã giúp nhà văn vào việc tạo nên một tác phẩm, một sự nghiệp. Những điều kiện, dữ kiện đó chính là: hoàn cảnh xã


hội, địa lý, thời đại lịch sử, dòng họ, chủng tộc, thân thế, cuộc đời nhà văn... Ở Việt Nam, trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, có rất nhiều người sử dụng phương pháp tiểu sử. Trong số này, Trần Thanh Mại là người đầu tiên áp dụng phương pháp tiểu sử một cách hết sức tự giác.

Áp dụng phương pháp tiểu sử học, ở Trông giòng sông Vị (1935), Trần Thanh Mại đã có đề cập đến khung cảnh lịch sử, khung cảnh gia đình xã hội, đến cuộc đời Tú Xương, đến văn nghiệp Tú Xương.... Nhưng đọc kỹ tác phẩm, ta thấy nhiều lúc tác giả đã dùng tiểu sử của nhà thơ để làm mục đích chứ không phải là phương tiện để soi sáng tác phẩm. Và đó là cơ sơ để Vũ Ngọc Phan xếp ông vào nhóm những nhà văn viết truyện ký. Tuy nhiên, vấn đề phải đặt ra: Vũ Ngọc Phan và Trần Thanh Mại là hai nhà nghiên cứu theo hai trường phái khác nhau nên không tránh khỏi việc Vũ Ngọc Phan chưa nhìn nhận đúng phương pháp nghiên cứu của Trần Thanh Mại. Và điều quan trọng, chúng ta phải đặt công trình Trông giòng sông Vị vào hoàn cảnh lúc bấy giờ để đánh giá mới thấy rằng, dù có những hạn chế nhất định nhưng Trông giòng sông Vị đã tiến bộ rất nhiều so với những công trình ra đời trước nó.

Sáu năm, sau một thời gian suy nghĩ về phương pháp và tự tu nghiệp, cuốn Hàn Mặc Tử ra đời vào năm 1941, đó là một minh chứng cho sự tiến bộ rất nhiều trong việc áp dụng phương pháp tiểu sử ở Trần Thanh Mại. Trong lời tựa cuốn Hàn Mặc Tử, nhà nghiên cứu tuyên bố:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Với những phương pháp mới, xưa nay chưa từng có trong lịch sử văn học Việt Nam, tôi đã phân tích ra từng cử chỉ, từng tính tình của nhà thi sĩ, từng giai thoại trong đời người. Những cái ấy mà bề ngoài tưởng như vô bổ ích và chỉ để kéo dài cho dài dòng, tựu trung đều ăn nhập với nhau như những vòng của một sợi dây chuyền để mà ảnh hưởng đến cái đích của người viết cuốn sách muốn đi tới: cắt nghĩa thi phẩm


Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 22

nhà thơ (…). Không rò thấu hết những cái vặt vãnh thắc mắc trong đời một nhà thi sĩ thì không sao hiểu hết được thơ của người ấy (…). Khảo sát về đời thi sĩ Hàn Mặc Tử, tôi phải xét rò các thời đại chàng đã sống qua. Tôi phải viếng các xứ chàng đã ở, và sau cùng, tôi phải hỏi tất cả các người có liên lạc đến đời chàng. Và tôi nhận ra rằng học giả Tây phương tựu trung cũng không hành động ra ngoài phương pháp ấy [123,tr.25-26].

Đó là chủ trương về phương pháp nghiên cứu mà Trần Thanh Mại đã đặt ra trong Hàn Mặc Tử. Với quyết tâm sẽ làm cho bạn đọc thấy rò được mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, thấy rò cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ thiên tài Hàn Mặc Tử, Trần Thanh Mại đã không ngại cất công tìm đến những nơi mà Hàn Mặc Tử đã sống như: Đồng Hới, Huế, Qui Nhơn, nhà thương Quy Hòa, Phan Thiết...; ông đã nhiều lần gặp trực tiếp mẹ Hàn Mặc Tử để hỏi chuyện, những vấn đề liên quan đến nhà thơ, hỏi thăm những người bạn thân của Hàn Mặc Tử về thơ văn và những mối quan hệ bên ngoài của chàng, cũng như ông đã cố gắng tìm đọc thư từ, thơ văn mà Hàn Mặc Tử đã gửi cho em trai Trần Thanh Địch và cháu trai Trần Tái Phùng của ông. Điều này chứng tỏ, Trần Thanh Mại rất có ý thức về phương pháp tiểu sử mà mình sử dụng, mặc dù ông không gọi đích danh đó là phương pháp tiểu sử.

Trong Hàn Mặc Tử, nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích ba yếu tố bệnh tật, đàn bà tôn giáo và coi đó là bộ ba chi phối cuộc đời và thơ văn của thi sĩ. Ở từng yếu tố, ông đi sâu tìm hiểu mối quan hệ, ảnh hưởng giữa vấn đề mà mình đặt ra với sự nghiệp thơ ca của thi nhân. Chẳng hạn, ông dành hẳn một mục “Ảnh hưởng của bệnh trong thi văn Hàn Mặc Tử” để bàn về cuộc đời bệnh tật của nhà thơ. Ông đã viết:

Có nhiều tai nạn bất ngờ nó định đoạt cả chí hướng, công cuộc và sự nghiệp của một đời người. Nếu một buổi mai tốt trời kia, đi qua một


chiếc cầu sông cái, Blaise Pascal không suýt bị ô tô cán lên người, thì Cơ đốc giáo sẽ mất một người phụng sự đắc lực, và nguồn văn minh tư tưởng của thế giới sẽ thiệt thòi nhiều lắm. Lord Byron mà không có cái chân què thì nền thi ca nước Anh sẽ thiếu biết bao là nguồn cảm hứng thuần túy cao siêu? (…). Ấy là mới nói về ảnh hưởng của những sự tình cờ nho nhỏ đối với một đời người. Y học Âu Tây còn đề xướng lên một lý thuyết quan trọng hơn nữa. Theo thuyết lý ấy thì phần đông trong số vĩ nhân hoàn cầu, sở dĩ làm nên sự nghiệp, vì do ảnh hưởng của những chứng bệnh của họ (…). Nhưng mà cái tỉ dụ rò rệt nhất hẳn là bệnh suyễn kinh niên của nhà văn cận đại Marcel Proust. Nhờ ở cái bệnh, nó đóng đinh nhà văn suốt đời trên giường, Proust mới phát kiến ra thuyết “Thời gian”, nó là một trong những tòa tư tưởng lộng lẫy, cao siêu của nhân loại. Lấy riêng về cái trường hợp của thi sĩ Hàn Mặc Tử, thì ta phải nhận rằng thuyết ấy là đúng. Hàn Mặc Tử có mắc phải bệnh hoạn thì văn chương Việt Nam mới mở ra những còi trời lạ lùng mới mẻ [123,tr.57].

Trần Thanh Mại đã trình bày khá kỹ nguyên nhân mắc bệnh của Hàn Mặc Tử, quá trình chữa chạy và những trạng thái bệnh lý của nhà thơ. Ông cũng đã tìm và chỉ ra cho chúng ta thấy những mối quan hệ nhân quả giữa bệnh tật và thơ ca. Theo Trần Thanh Mại, nhờ có bệnh tật mà: “Từ nay Hàn Mặc Tử đã có một nguồn thi cảm mới, một nguồn thi cảm vô tận rút tự trong nguồn đau khổ vô tận của chàng. Thơ chàng náo lên với cơn máu bệnh. Trí chàng được nung nấu đến cái nhiệt độ cuối cùng trước khi nổ tan ra hơi khói, đưa tư tưởng chàng đến những biên thùy xa lạ, đầy trinh tiết và đầy thanh sắc” [123,tr.60]. Trần Thanh Mại cho rằng thơ và bệnh có mối quan hệ rất mật thiết, khi “Cơn bệnh hăng chừng nào thì mạch thơ mạnh chừng ấy”. Đó chính là lý do vì sao ta thấy trong tác phẩm Hàn Mặc Tử, có nhiều những từ ngữ


mang dấu hiệu của bệnh hủi, Trần Thanh Mại viết: Trong tác phẩm của Hàn, người ta nhặt nhan nhản những chữ tê dại, sượng sần, rùng rợn, da diết, đê mê,... Có nhiều câu rò rệt lắm: Tình đã húp , sao ý vẫn còn sưng

Sao giấy lại tháo mồ hôi ra thế ?

(Bức thư xanh - Xuân Như Ý )

Thịt da tôi sượng sần tê điếng Tôi đau rùng rợn đến vô biên

(Hồn là ai - Đau Thương)

Trong mối quan hệ giữa bệnh tật và thơ ca, Trần Thanh Mại cho rằng, trăng có ảnh hưởng đến bệnh phong, mỗi kỳ trăng sáng có thể có những tác động huyền bí nào đó đến bệnh cùi và lúc đó dường như bệnh nhân đau đớn hơn. Trần Thanh Mại vẫn biết: “Đây cũng là một vấn đề mà khoa học chưa nói được đến cái chữ cuối cùng” nhưng “Dẫu sao, riêng đối với thi sĩ Hàn Mặc Tử, thì ảnh hưởng của trăng đối với bệnh chàng đã là rò ràng chắc chắn lắm” [123,tr.67]. Bởi sau khi nghiên cứu tập thơ Đau thương gồm 50 bài, ông thấy hai phần ba tập thơ là nói đến trăng, còn lại một nửa thì nói về hồn, và một nửa thì nói về vấn đề khác. Tập thơ Xuân như ý Thượng thanh khí cũng hay nói đến trăng hồn. Cho nên ông khẳng định: “trăng” và “hồn” là hai cái luận đề yêu dấu của Hàn Mặc Tử, hơn thế là hai ám ảnh ghê gớm mà thi sĩ không thoát ly được. Biểu tượng trăng, hồn, máu mà trong đó trăng là chủ yếu, là những nhịp mạnh của thơ Hàn Mặc Tử đã được Trần Thanh Mại là người đầu tiên đề cập đến. Đó là một đóng góp của Trần Thanh Mại. Dù sau này, trong Hàn Mặc Tử anh tôi, Nguyễn Bá Tín đã phản bác lại bởi cho rằng, Hàn Mặc Tử bị ám ảnh bởi vầng trăng kì lạ ở động cát Sa Kì, nơi một lần thi sĩ sắp chết đuối thì thấy được Đức Mẹ hiển hiện trợ giúp ông, và cũng từ đó vầng trăng đã trở nên ám ảnh nhà thơ. Đó là lý do vì sao mà trong tác phẩm của Hàn Mặc Tử có nhiều biểu tượng về trăng. Nguyễn Bá Tín kết luận: “Tiếc thay, ông Mại đã để mất cái vòng xích của sợi dây chuyền vặt vãnh,


như ông đã nói, nên ông không thể hiểu biết hết cội rễ con trăng đã ảnh hưởng đến văn thơ Hàn Mặc Tử như thế nào” [123,tr.463]. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, tài liệu đưa ra đều có sức thuyết phục, nhưng cách lý giải của mỗi người khác nhau phải chăng cách cảm nhận của họ khác nhau.

Về yếu tố đàn bà, Trần Thanh Mại cũng đã sử dụng tiểu sử của Hàn Mặc Tử để chỉ ra những cái tên như Mộng Cầm, Mai Đình nữ sĩ, Thương Thương và coi họ là những nguồn cảm hứng cho thi ca của Hàn Mặc Tử. Yếu tố tôn giáo cũng được Trần Thanh Mại chứng minh rằng “Thánh mẫu Maria là đấng đáng cho chàng ca tụng”.

Nếu như ở Trông giòng sông Vị là một cuộc thử nghiệm chưa thỏa mãn thì trong Hàn Mặc Tử, Trần Thanh Mại đã nỗ lực và thành công trên lập trường cắt nghĩa khách quan để nghiên cứu thân thế và sự nghiệp thơ văn Hàn Mặc Tử. Quả thực, đọc công trình này, chúng ta thấy đây đúng là một cuốn khảo cứu tiểu sử văn học. Mọi sự kiện thi ca đều được tác giả gắn rất chặt với các sự kiện tiểu sử của nhà thơ. Tuy nhiên, trong số những nhận xét của Trần Thanh Mại cũng có ý kiến có phần chủ quan. Chẳng hạn việc ông khẳng định bệnh tật có ảnh hưởng đến tài năng của Hàn Mặc Tử; ảnh hưởng của “trăng” đến bệnh tật của thi nhân, mặc dù, ông vẫn công nhận đây là vấn đề “khoa học chưa nói được cái chữ cuối cùng”. Hoặc như chi tiết mẹ Hàn Mặc Tử vì uống rượu say do cha chàng làm công chức sở Tây đem rượu lậu bắt được về nhà mà sinh ra Hàn Mặc Tử thiếu tháng, đã bị Nguyễn Bá Tín (em ruột Hàn Mặc Tử) cho là “bịa” và đặc biệt là Quách Tấn (bạn nhà thơ) phản đối kịch liệt. Quách Tấn cho rằng, Trần Thanh Mại viết Hàn Mặc Tử đã có lỗi với Tử: cuộc đời Tử bị làm sai hẳn sự thật, bôi lọ gia đình Hàn Mặc Tử, nói “xấu” một người đàn bà để làm hại đến hạnh phúc gia đình của bà ta.

Sự việc trên cho thấy, phương pháp tiểu sử không phải là một phương pháp đơn giản, vì nó liên quan đến người thật việc thật, trong đó có những chi


tiết rất tế nhị mà người ta khó có thể biết được đúng sai khi có những ý kiến trái ngược. Ngoại trừ một vài ý kiến chủ quan hoặc không tán thành như vừa nêu, giới nghiên cứu đương thời đều xem đây là cuốn sách thành công của Trần Thanh Mại trước Cách mạng. Thanh Lãng thì khẳng định “Hàn Mặc Tử là một nỗ lực đã đi đến thành công” trong việc áp dụng phương pháp tiểu sử ở Trần Thanh Mại. Nguyễn Bá Tín trong Hàn Mặc Tử anh tôi cũng khẳng định: nhờ có cuốn Hàn Mặc Tử của Trần Thanh Mại mà “thơ anh Trí” được người đời rộng rãi biết đến. Đó chính là những giá trị đáng ghi nhận của Trần Thanh Mại trong việc áp dụng phương pháp tiểu sử vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam và đã góp phần làm phong phú bộ mặt của hoạt động nghiên cứu văn học đương thời trong quá trình hiện đại hóa văn học nước ta giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Tóm lại, với Trông giòng sông Vị Hàn Mặc Tử, Trần Thanh Mại đã đi từ bước khởi đầu đến những thành công đáng ghi nhận trong việc sử dụng phương pháp tiểu sử trong nghiên cứu văn học. Mặc dù, quan điểm chủ quan, tác giả đã cố gắng áp dụng phương pháp tiểu sử để nghiên cứu Tú Xương, nhưng trên thực tế, Trông giòng sông Vị, việc áp dụng phương pháp vẫn còn chung chung với bối cảnh xã hội, không khí thời đại, hoàn cảnh gia đình, tiểu sử, văn nghiệp Tú Xương. Hơn nữa, do tính mục đích vận dụng phương pháp quá rò và đôi chỗ áp dụng chưa nhuần nhuyễn nên phương pháp này chưa đem lại hiệu quả cao, chưa thực sự trở thành công cụ, phương tiện nghiên cứu mà mới chỉ dừng lại ở mục đích. Đến Hàn Mặc Tử, Trần Thanh Mại đã nhuần nhuyễn hơn khi sử dụng phương pháp tiểu sử để đào sâu vào cuộc đời, số phận tác giả nhằm rút ra phong cách thơ của Hàn Mặc Tử. Phương pháp này với Hàn Mặc Tử thực sự đã thuyết phục được người đọc về tính hiệu quả của nó trong cảm nhận những vấn đề chính của thơ Hàn Mặc Tử.


3.1.5. Phương pháp xã hội học mác - xít

Nghiên cứu bằng phương pháp xã hội học mác-xít cũng là một nét mới trong thành tựu chung của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Mầm mống và tiền đề của phương pháp này bắt nguồn từ những nhà tư tưởng, nhà văn hóa tiến bộ, tiên phong trong quá trình tiếp thu các luồng tư tưởng mới của phương Tây như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc…

Do ảnh hưởng của phong trào yêu nước và cách mạng diễn ra từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt là sự tác động trực tiếp từ sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương cùng với việc tiếp thu các luồng tư tưởng mới của phương Tây, trong đó có chủ nghĩa Mác - Lênin, mà hoạt động nghiên cứu văn học có bước phát triển mới và dần dần khẳng định sự ra đời của phương pháp nghiên cứu xã hội học theo tinh thần mác-xít. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc tranh luận, bút chiến, nhất là từ 1935 đến 1939 một cách sôi nổi. Ngoài ra, tư tưởng mác-xít còn được đưa vào Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ XX qua các bài báo và bài dịch thuật của Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Hải Triều

…, trong đó, có cuốn Duy tâm hay là duy vật (Hương Giang thư quán, Huế, 1935), Văn sĩ và xã hội (Hương Giang thư quán, Huế, 1937), và Chủ nghĩa mác- xít phổ thông (Thư xã Tư tưởng mới, Huế, 1938) của Hải Triều.

Thành tựu của xu hướng nghiên cứu xã hội học mác-xít là đã tập hợp được một lực lượng đông đảo những người có cùng quan điểm và chí hướng như: Hải Triều, Đặng Thai Mai, Phan Văn Hùm, Xích Điểu Trần Minh Tước, Bùi Công Trừng, Lâm Mộng Quang, Hải Thanh, Hải Khách … mà ở đó, phải ghi công đầu là Hải Triều và phát triển có định hướng rò rệt là Đặng Thai Mai.

Điều đáng lưu ý, trước khi có những thành tựu của xu hướng mác-xít này, đã xuất hiện một số quan niệm về văn học gắn với xã hội của các nhà văn

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí