Mẫu Sơ Bộ Của Một Bảng Thống Kê Số Thứ Tự. Tên Bảng Thống Kê (Tiêu Đề Chung)

đích yêu cầu nghiên cứu phân tích. Vì vậy trường hợp này phải thực hiện ghép tổ để có được một số tổ thích hợp cần thiết. Nguyên tắc cơ bản thực hiện ghép tổ là dựa vào quy luật vận động nghiên cứu trong triết học là ―lượng biến dẫn đến chất biến‖. Phải phân tích sâu sắc về mặt lý luận khoa học kết hợp với phân tích đầy đủ thực tế tồn tại và xem xét đến mục đích, yêu cầu nghiên cứu đề ra để xác định lượng biến được tích tụ đến mức độ nào đó thì sẽ tạo ra một chất mới và phải được hình thành một tổ khác. Trên cơ sở phân tích như vậy sẽ xác định được số tổ cần thiết để chia. Ví dụ phân tổ dân cư theo độ tuổi lao động, hình thành được 3 tổ: tổ dân cư chưa đến tuổi lao động, tổ dân cư trong độ tuổi lao động, tổ dân cư ngoài độ tuổi lao động. Phân tổ dân cư theo tuổi học, hình thành một số tổ cần thiết đáp ứng mục đích xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ngành Giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu học của dân cư: tổ mầm non (tổ nhà trẻ, tổ mẫu giáo), tổ tiểu học, tổ trung học, tổ đại học.

b. Xác định khoảng cách tổ

Chỉ ứng dụng đối với loại phân tổ có khoảng cách tổ. Mỗi tổ có một phạm vi lượng biến. Mỗi phạm vi lượng biến có 2 giới hạn: giới hạn dưới và giới hạn trên. Cũng chính là 2 giới hạn của 1 tổ. Giới hạn dưới của tổ là lượng biến nhỏ nhất của tổ. Giới hạn trên của tổ là lượng biến lớn nhất của tổ. Phân tổ có 2 giới hạn của phạm vi lượng biến thuộc tiêu thức nghiên cứu được gọi là phân tổ có khoảng cách tổ.

Khoảng cách tổ là trị số chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của tổ: Khoảng cách tổ = Giới hạn trên – Giới hạn dưới

Có 2 loại khoảng cách tổ: Khoảng cách tổ bằng nhau và khoảng cách tổ không bằng nhau. Trên cơ sở này hình thành phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau và phân tổ có khoảng cách tổ không bằng nhau.

Phương pháp cụ thể áp dụng xác định khoảng cách tổ: Tùy thuộc vào loại hình phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau hay không bằng nhau mà áp dụng phương pháp phù hợp để xác định khoảng cách tổ.

- Trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ không bằng nhau: Các đơn vị tổng thể có sự khác nhau nhiều về chất và sự biến đổi về lượng diễn biến không đồng đều nhau. Do đó, việc xác định khoảng cách tổ dựa vào phương pháp phân tích sâu sắc thực tế tồn tại của hiện tượng nghiên cứu để xem xét lượng biến dao động đến mức độ nào thì các đơn vị tổng thể hiện tượng nghiên cứu sẽ có cùng hoặc gần giống nhau về tính chất, đặc trưng cơ bản từ đó sẽ xếp vào cùng một tổ. Nếu vượt quá giới hạn lượng biến này sẽ hình thành tổ khác. Khoảng lượng biến tạo thành một tổ chính là khoảng cách tổ.

- Trường hợp phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau: Các đơn vị tổng thể hiện tượng nghiên cứu không có sự khác biệt lớn về chất và đặc trưng cơ bản, nói cách khác có sự đồng nhất về chất; sự biến đổi về lượng trong các đơn vị tổng thể nhìn chung

diễn ra khá đồng đều, không có sự cách biệt lớn. Do đó phương pháp xác định khoảng cách tổ thực hiện theo công thức:

d = 2 1 Trong đó d Khoảng cách tổ x max Lượng biến lớn nhất của tiêu thức 1 (2.1)

Trong đó: d: Khoảng cách tổ

xmax: Lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ xmin: Lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ n: Số tổ dự định chia

Ví dụ 2.1: Xác định khoảng cách tổ của tiêu thức phân tổ doanh số bán hàng của ngành thương mại trong năm nghiên cứu với số liệu: lượng biến lớn nhất về doanh số bán hàng là 550 tỷ đồng và lượng biến nhỏ nhất về doanh số bán hàng là 310 tỷ đồng. Số tổ dự định chia là 8 tổ. Yêu cầu phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau và có giới hạn của tổ trước trùng với giới hạn của tổ sau:

Xác định khoảng cách tổ:

d = 30 tỷ đồng Phân 8 tổ theo yêu cầu Sắp xếp dãy phân phối lượng biến 8 2 = = 30 tỷ đồng

Phân 8 tổ theo yêu cầu:

Sắp xếp dãy phân phối lượng biến 8 tổ theo doanh số bán hàng:

Bảng 2.1. Hình thành 8 tổ theo doanh số bán hàng


Thứ tự tổ

Doanh số bán hàng

(lượng biến: xi), (đơn vị: tỷ đồng)

1

310 – 340

2

340 – 370

3

370 – 400

4

400 – 430

5

430 – 460

6

460 – 490

7

490 – 520

8

520 – 550

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nguyên lý thống kê kinh tế - 6

Chú ý: Trường hợp phân tổ không có giới hạn dưới của tổ đầu và giới hạn trên của tổ cuối, để tính được trị số giữa của 2 tổ này cần phải giả định trị số giới hạn còn thiếu của chúng. Phương pháp tính giả định trị số giới hạn còn thiếu của tổ là giả định khoảng cách tổ của chúng bằng với khoảng cách tổ liền kề với chúng. Lấy giới hạn có của tổ cộng thêm hoặc trừ đi khoảng cách tổ giả định.

2.2.5. Các hình thức tổng hợp thống kê

2.2.5.1. Tổng hợp từng cấp và tổng hợp tập trung

- Tổng hợp từng cấp là tổ chức tổng hợp tài liệu điều tra theo từng bước, từ cấp dưới lên cấp trên theo kế hoạch đã vạch sẵn. Cơ quan phụ trách tổng hợp các cấp tiến

hành tổng hợp tài liệu trong phạm vi được phân công sau đó gửi kết quả lên cấp cao hơn để tiến hành tổng hợp theo phạm vi rộng hơn. Theo trình tự như vậy, cuối cùng các tài liệu được gửi về trung ương, ở đây sẽ tiến hành tổng hợp lần cuối, tính ra các chỉ tiêu chung nêu rò tình hình của toàn bộ hiện tượng nghiên cứu. Tổng hợp từng cấp thường áp dụng trong báo cáo thống kê định kỳ và một số cuộc điều tra chuyên môn. Số liệu do từng cấp tổng hợp, mỗi cấp nói chung đều hiểu biết tình hình địa phương hoặc đơn vị mình, có thể tự kiểm tra phát hiện sai sót trong tài liệu điều tra. Mặt khác tổng hợp từng cấp tương đối gọn, phục vụ kịp thời cho yêu cầu về thông tin của từng cấp. Tuy nhiên, phạm vi tổng hợp từng cấp thường nhỏ, kết quả tổng hợp thường chỉ gồm một số chỉ tiêu nhất định.

- Tổng hợp tập trung là toàn bộ tài liệu điều tra được tập trung về một nơi để tiến hành tổng hợp từ đầu đến cuối. Trong tổng hợp tập trung, thường người ta phải sử dụng những phương tiện hiện đại để tính toán nhanh chóng và chính xác những chỉ tiêu phức tạp. Do đó, tổng hợp tập trung giảm bớt được nhiều công việc thủ công vất vả. Tuy nhiên, việc cung cấp kết quả tổng hợp để phục vụ cho các cấp dưới thường không nhanh.

Trên thực tế, người ta có thể kết hợp hai hình thức tổng hợp với nhau. Căn cứ vào yêu cầu nghiên cứu của các cấp, cơ quan tổng hợp trung ương giao cho các cấp tổng hợp một số chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu trước mắt. Sau đó gửi kết quả và toàn bộ tài liệu về cơ quan tổng hợp trung ương để tổng hợp theo kế hoạch đã định.

2.2.5.2. Tổng hợp thủ công và tổng hợp bằng máy

- Tổng hợp thủ công là hình thức tổng hợp giản đơn với việc sử dụng các công cụ thủ công như giấy, bút, thước kẻ,... Theo cách tổng hợp này người ta sử dụng tay, mắt,... để đếm và phân bổ từng biểu hiện của tiêu thức được tổng hợp. Trên cơ sở đó lập bảng tổng hợp thể hiện kết quả tổng hợp được. Như vậy, tổng hợp thủ công được thực hiện tương tự như việc kiểm phiếu trong một cuộc bầu cử. Tổng hợp thủ công đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất mất thời gian và nó không đáp ứng được các yêu cầu nghiên cứu khác nhau. Mỗi khi cần thay đổi tiêu thức phân tổ hay khoảng cách tổ người ta thường phải tổ chức tổng hợp lại. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hiện nay phương pháp tổng hợp này dường như không còn được sử dụng.

- Tổng hợp bằng máy là hình thức tổng hợp có sử dụng máy tính điện tử. Theo hình thức này, trước hết ta phải xây dựng được chương trình phần mềm nhập số liệu rồi nhập số liệu vào máy. Với việc sử dụng công cụ máy quét như hiện nay, việc nhập số liệu vào máy tính vừa tiết kiệm được thời gian, vừa đảm bảo độ chính xác cao. Tổng hợp bằng máy vừa nâng cao được độ chính xác, rút ngắn thời gian, lại vừa có thể đáp ứng được mọi yêu cầu khác nhau trong tổng hợp. Vì vậy, trong các cuộc điều tra hiện nay, người ta thường sử dụng hình thức tổng hợp này.

2.2.6. Trình bày dữ liệu thống kê

Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng của nó đối với giai đoạn phân tích thống kê, cần thiết phải trình bày kết quả tổng hợp theo một hình thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng sau này. Thông thường, người ta trình bày các kết quả tổng hợp bằng các bảng thống kê, đồ thị thống kê...

2.2.6.1. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu mẫu thông dụng nhất được thiết kế với một số cột, một số hàng để trình bày những kết quả tổng hợp thống kê biểu hiện bằng những con số cụ thể:

Cấu tạo của bảng thống kê gồm phần hình thức và phần nội dung:

- Hình thức bảng thống kê: Số thứ tự bảng, tên bảng, các tiêu đề: lượng biến (xi), tấn số (fi) hay tần suất (fi’), tần số tích lũy (SMe). Các cột dọc và các hàng ngang để trình bày số liệu, phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu. Các cột, hàng đều có tiêu đề phản ánh tên gọi chỉ tiêu, phản ánh nội dung nghiên cứu của cột và hàng của bảng thống kê. Bảng thống kê có thể có cột cộng, hàng cộng theo tổ, nhóm và tổng công dụng tổng thể nghiên cứu, có hàng ghi thứ tự cột để dễ theo dòi.

- Nội dung của bảng thống kê: gồm 2 phần chủ yếu, phần chủ đề và phần giải thích.Phần chủ đề đối với bảng giản đơn là trình bày các lượng biến của tiêu thức phân tổ hoặc trình bày các biểu hiện của tiêu thức thuộc tính. Đối với bảng kết hợp là trình bày tên gọi chủ thể hoặc các bộ phận chủ thể, cũng có khi là hệ thống chỉ tiêu, biểu hiện của tiêu thức thuộc tính nghiên cứu.Phần giải thích trình bày tần số, tần suất, chỉ tiêu giải thích hoặc tần số tích lũy… phù hợp với mục đích, yêu cầu, phân tích đề ra đối với đối tượng nghiên cứu.

Căn cứ theo cách xây dựng chủ đề của bảng có thể phân biệt các loại bảng: bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp. Bảng giản đơn trong đó kết cấu cột, hàng ít, nội dung giản đơn như chủ đề bảng là tiêu thức lượng biến hoặc tiêu thức thuộc tính; phần giải thích bảng gồm tần số hoặc tần suất và tần số tích lũy. Bảng kết hợp là bảng có quy mô lớn, chủ đề trình bày kết hợp nhiều tiêu thức lượng biến và thuộc tính; nhiều chỉ tiêu nghiên cứu; phần giải thích kết hợp nhiều tiêu chí như tần số, tần suất, tần số tích lũy và các chỉ tiêu giải thích…

Khi vận dụng xây dựng bảng thống kê nên quán triệt nguyên tắc: quy mô của bảng không quá lớn, không nên kết hợp quá nhiều chỉ tiêu, nhiều tiêu thức phân tổ. Vì như vậy sẽ rất khó nhận thức, đối chiếu các chỉ tiêu, phân tích và nhận xét về hiện tượng nghiên cứu.

Bảng 2.2. Mẫu sơ bộ của một bảng thống kê Số thứ tự. Tên bảng thống kê (tiêu đề chung)

Phần giải thích


Phần chủ đề

- Tần số, tần suất, tần số tích lũy

- Các chỉ tiêu theo yêu cầu phân tích

(a)

(b)

...

(1)

(2)

(3)

...

(…)

Cộng

- Tiêu thức phân tổ:

+ Lượng biến

+ Thuộc tính

- Tên chỉ tiêu

- Tổng thể, các bộ phận

- …









Cộng









2.2.6.2. Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc các đường nét hình học được sử dụng để miêu tả có tính quy ước các số liệu thống kê tổng hợp được, tính toán được. Hình vẽ đồ thị biểu thị khái quát đặc điểm chủ yếu và bản chất quá trình phát triển, xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Số liệu tổng hợp được mô tả trên đồ thị giúp người xem nhận thức một cách cụ thể, rò ràng có sức thuyết phục về xu hướng và quy luật phát triển biến động của hiện tượng nghiên cứu đồng thời thấy được mức độ phát triển hơn kém của các đơn vị trong tổng thể, mức độ phát triển cao thấp của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Đồ thị thống kê được thiết kế trình bày dưới nhiều hình vẽ khác nhau: hình tròn, hình khối, đường gấp khúc và với nhiều màu sắc nổi bật, đẹp thu hút người xem…


18

16

14

Tần 12

suất 10

8

6

4

2

0

Hình 2.1. Ví dụ đồ thị thống kê

TÓM TẮT CHƯƠNG


Điều tra thống kê là việc thu thập tài liệu về các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất.

Điều tra thống kê cần đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của một hoạt động thống kê nói chung là trung thực, chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Căn cứ vào tính liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra, có thể phân điều tra thống kê thành hai loại: Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên. Điều tra thường xuyên tiến hành thu thập tài liệu của các cá thể của tổng thể một cách liên tục, theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu thập các tài liệu của các cá thể trong tổng thể không liên tục, không gắn với quá trình phát sinh và phát triển của hiện tượng.

Tuỳ theo phạm vi, mục đích điều tra phản ánh toàn bộ hay một bộ phận của tổng thể có thể phân loại điều tra thành điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ. Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu về toàn bộ các cá thể của tổng thể, không bỏ sót bất cứ cá thể nào.Điều tra không toàn bộ là tiến hành điều tra thu thập tài liệu của một số cá thể được chọn ra từ tổng thể chung.

Để tổ chức tốt một cuộc điều tra đòi hỏi phải xây dựng được phương án điều tra thật chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể và toàn diện. Phương án điều tra là một văn kiện trong đó quy định rò những vấn đề cần được giải quyết và hiểu thống nhất trong suốt quá trình điều tra. Nó có tác dụng như một bản kế hoạch hướng dẫn điều tra. Nội dung của phương án điều tra luôn thay đổi cho phù hợp với mỗi cuộc điều tra. Nhưng nhìn chung mỗi phương án điều tra có những vấn đề cơ bản sau đây:

- Xác định mục đích của cuộc điều tra

- Xác định đối tượng điều tra và đơn vị điều tra

- Xác định nội dung điều tra

- Xác định phương pháp quan sát

- Quy định rò thời điểm và thời kỳ điều tra

- Thiết kế biểu mẫu điều tra và bản giải thích cách ghi biểu mẫu điều tra

Yêu cầu của điều tra thống kê là phải đảm bảo tính chính xác với mức độ tin cậy cao. Tuy vậy, trong thực tế điều tra đảm bảo được yêu cầu này không đơn giản do hiện tượng sai số thống kê. Sai số trong điều tra là mức chênh lệch giữa các giá trị của tiêu thức điều tra trên các cá thể với giá trị thợc tế của nó. Sai số làm ảnh hưởng chất lượng điều tra và chất lượng kết quả tổng hợp phân tích số liệu. Muốn hạn chế sai số đến mức thấp nhất thì phải tìm hiểu nguyên nhân phát sinh sai số.

Phântổthốngkêlàcăncứvàomột(hoặcmộtsố)tiêuthứcnàođó,tiếnhành phânchiacácđơnvịcủahiệntượngnghiêncứuthànhcáctổcó tínhchấtkhác nhau.

Phântổthốngkêlàmộttrongcácphươngphápquantrọngcủatổnghợpthống kê,đồngthờilàcơsởđểvậndụngcácphươngphápphântíchthốngkêkhác.Đâylà mộttrongnhữngphươngphápthườngđượcsửdụngtrong nghiêncứuthốngkê,nócó thểdụngtrongcả3giaiđoạn:điềutra,tổng hợpvàphântích.

Đểthựchiệnphântổthốngkê,cầnnắmvữngmộtsốnộidungchủyếusau:

- Kháiniệm

- Cácloạiphântổvàviệclựachọntiêuthứcphântổthốngkê

- Cácbướccủaquátrìnhphântổthốngkê

- Xácđịnhsốtổ

- Dãy sốphânphối. Khitrìnhbàydữliệuthốngkê,cóthểbiểudiễnbằngbảngthốngkêvàđồthị thốngkê.

Bảngthốngkêlà mộthìnhthứcbiểuhiệncáctàiliệuthốngkêmộtcáchcóhệ thống,hợplývàròràng,nhằmnêulêncácđặctrưngvềmặtlượngcủahiệntượng nghiêncứu.

Đồthịvàbiểuđồthốngkêlàcáchìnhvẽhoặcđườngnéthìnhhọcdùngđể miêutảcótínhchấtquyướccáctàiliệuthốngkê.Đồthịvàbiểuđồthốngkêsửdụng consốkếthợpvớiđườngnétvàmàusắcđểtrìnhbày vàphântíchcácđặctrưngsố lượngcủahiệntượng.Vìvậy,ngườixemkhôngmấtnhiềucôngđọcconsốmàvẫn nhậnthứcđượcvấnđề chủyếumột cáchđễdàng,nhanhchóng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Điều tra thống kê là gì ? Phân tích các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê.

2. Phân biệt các loại điều tra thống kê. Cho ví dụ minh họa.

3. Trình bày những nội dung chủ yếu của một phương án điều tra thống kê.

4. Sử dụng các loại câu hỏi để lập một phiếu điều tra đơn giản cho một cuộc điều tra liên quan đến chuyên môn của bạn.

5. Trình bày các loại sai số trong điều tra thống kê. Nguyên nhân dẫn đến sai số trong điều tra thống kê vàcác phương pháp khắc phục sai số trong điều tra thống kê.

6. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê.

7. Trình bày khái niệm tiêu thức phân tổ, các loại tiêu thức phân tổ. Cho ví dụ.

8. Trình bày các loại phân tổ thống kê.

9. Trình bày khái niệm, tác dụng và các hình thức trình bày dữ liệu thống kê.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022