Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế- Xã Hội Ảnh Hưởng Tới Cơ Cấu Kinh Tế Ở Tỉnh Điện Biên


tỉnh đã xác định các mặt hàng chủ lực để phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu mà tỉnh có lợi thế như chè, lúa gạo, thịt trâu, thảo quả, khoáng sản, vật liệu xây dựng… Công tác đào tạo, đào tạo tại chỗ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cũng đã được tỉnh quan tâm, coi là giải pháp lớn cho phát triển.

Tuy nhiên, cũng còn có những hạn chế, yếu kém:

Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, năng suất lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh. Sản xuất công nghiệp nhỏ bé. Nguồn thu ngân sách địa phương không ổn định. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Chất lượng một số công trình xây dựng cơ bản chưa đảm bảo, công tác quản lý, sử dụng sau đầu tư còn hạn chế. Chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu hiệu quả thấp.

Nguyên nhân yếu kém: do khó khăn vốn có của một tỉnh biên giới miền núi, vừa tách tỉnh, cơ sở vật chất phải xây dựng mới từ đầu. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội còn phụ thuộc vào nguồn đầu tư từ ngân sách trung ương, chưa huy động được nguồn vốn trong dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật, kinh tế xã hội còn yếu kém. Trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu. Hệ thống chính sách chưa hoàn thiện, chưa phát huy được nội lực. Trong những vấn đề trên thì hai rào cản lớn nhất cần tập trung ưu tiên tháo gỡ đó là hạ tầng cơ sơ và hoàn thiện hệ thống chính sách.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điên Biên

Qua việc phân tích đánh giá sơ bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Lai Châu, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Điện Biên như sau:


- Cần có quy hoạch phát triển tổng thể, đồng bộ ngay từ đầu trên cơ sở bám sát với thực tế. Lai Châu khi tách tỉnh về cơ bản phải xây dựng mới hoàn toàn về cơ sở hạ tầng kinh tế, quy hoạch các vùng, ngành, lĩnh vực kinh tế. Đây là khó khăn vì đòi hỏi nguồn đầu tư lớn từ ban đầu, nhưng đây cũng là điều kiện để tỉnh có quy hoạch tổng thể, đồng bộ, thống nhất với quy hoach vùng, tránh được sự chắp vá, vừa lãng phí vừa không hiệu quả. Tỉnh đã có đánh giá tổng thể về tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tranh thủ được và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách vào các chương trình, dự án, mục tiêu quốc gia đói với các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, dân cư váo sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Tính đến hết thời điểm 30/3/2009, hệ thống doanh nghiệp trên toàn tỉnh có: 454 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 3.598.266 triệu đồng và 244 chi nhánh và văn phòng đại diện.

- Cần lựa chọn ngành lĩnh vực ưu tiên đầu tư cho từng giai đoạn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình dự án nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, tiết kiệm vốn đầu tư. Có các chính sách khuyến khích đầu tư cụ thể, phù hợp với đặc thù của địa phương thu hút đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, coi hoàn thiện hệ thống chính sách là điểm đột phá cho phát triển, tăng cường chống tệ quan liêu tham nhũng, cải thiện môi trường đẩu tư. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhất là sản xuất khu vực nông nghiệp.

- Xác định những sản phẩm chủ lực để đầu tư phát triển đáp ứng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, hoạt động đối ngoại, thúc đẩy thương mại hàng hóa đối với các nước có chung đường biên giới, trên có sở bảo vệ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên - 6


Chương 2‌‌

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2010

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế ở tỉnh Điện Biên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên

- Vị trí địa lý kinh tế

Điện Biên là tỉnh miền núi cao, biên giới; có diện tích tự nhiên rộng 9.562,9 km2, 50% diện tích có độ cao trên 1000m so với mực nước biển, 70% diện tích có độ dốc 25 độ trở lên. Địa hình chia cắt, có nhiều sông, suối, là vùng đầu nguồn của sông Đà, sông Mã và sông Mê Công. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp với Lào. Trên tuyến biên giới Việt - Lào có 2 cặp cửa khẩu đó là: cửa khẩu chính Huổi Puốc - Na Son và cửa khẩu Quốc tế Tây Trang - Xốp Hùn; trên tuyến biên giới Việt - Trung, có cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú hiện đang hoàn tất các thủ tục để trình Chính Phủ hai nước cho phép thành lập cửa khẩu chính.

Điện Biên nằm cách thủ đô Hà Nội 500 km theo đường bộ, có cảng Hàng không Điện Biên Phủ đi Hà Nội và đã được Chính phủ cho phép mở đường bay tới một số nước trong khu vực như: Lào, Myanma, Cam Pu Chia.

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 106 xã, phường, thị trấn.

Là tỉnh có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, là đầu mối giao thông quan trọng giữa khu vực các tỉnh Tây Bắc, Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào và Vân Nam Trung Quốc.

- Đặc điểm về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng


Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 230C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700 - 2.500mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 85%. Số giờ nắng hàng năm bình quân từ 1.580 -1.800 giờ.

- Về tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên đất

Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 956.290 ha. Trong đó: diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có 711.230,9 ha, chiếm 74,37% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó đất sử dụng vào lâm nghiệp chiếm 61,7% diện tích đất tự nhiên (diện tích đất có rừng là khoảng

401.000 ha, chiếm 44% diện tích tự nhiên); đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 778 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất chưa sử dụng của Điện Biên còn rất lớn, với 225.594 ha, chiếm 23,6% tổng diện tích tự nhiên, cùng với khoảng 189.000 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng, tuy hầu hết là đất dốc chỉ thích hợp để phát triển sản xuất lâm nghiệp nhưng được xác định là nguồn tài nguyên quí giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Tài nguyên nước và thủy năng

Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều (toàn tỉnh có hơn 10 hồ lớn và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều trong tỉnh) nên nguồn nước mặt ở Điện Biên rất phong phú theo 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Sông Đà trên địa bàn Điện Biên có các phụ lưu chính là Nậm Ma, Nậm Bum, Nậm Pô, Nậm Mức... với tổng diện tích lưu vực khoảng 5.300 km2, chiếm 55% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Hệ thống sông Mã có các phụ lưu chính là sông Nậm Khoai thuộc huyện Tuần Giáo và sông Nậm Mạ thuộc huyện Điện Biên với diện tích lưu vực 2.550 km2. Đây là hệ thống sông lớn thứ hai của tỉnh.


Hệ thống sông Mê Kông có diện tích lưu vực là 1.650 km2 với các nhánh chính là sông Nậm Rốm, Nậm Núa.

Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm. Chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm.

+ Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên chưa được thăm dò đánh giá kỹ. Qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho thấy, Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu,... nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh. Sơ bộ cho thấy, các khoáng sản chính ở Điện Biên gồm có:

Sắt có phân bố rải rác ở các huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Mường Chà với quy mô nhỏ, chỉ ở mức điểm quặng và chưa xác định được trữ lượng. Chì - kẽm phân bố tập trung quanh huyện Điện Biên, Điện Biên Đông,

Tủa Chùa và thành phố Điện Biên Phủ, hiện nay có điểm quặng chì kẽm ở khu vực Tuần Giáo đang hoạt động.

Đồng qua khảo sát sơ bộ phát hiện mỏ đồng ở khu vực Chà Tở huyện Mường Chà với trữ lượng khá lơn nhưng chưa được thăm dò đánh giá cụ thể.

Nhôm và nhôm - sắt có triển vọng ở xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo với trữ lượng cấp P khoảng 40 - 50 triệu tấn.

+ Tiềm năng du lịch: được thiên nhiên ưu đãi với địa hình đa dạng, nhiều sông, hồ và những cảnh quan đẹp... Điện Biên các vùng sinh thái tự nhiên khá lớn để phục vụ và phát triển du lịch, như: hồ Pa Khoang, rừng nguyên sinh Mường Nhé, Mường Toong, rừng Mường Phăng, động Pa Thơm, hang Thẩm Púa, các điểm suối khoáng nóng Hua Pe, U Va (Điện Biên), bản Sáng (Tuần Giáo) tương lai có hồ thủy điện Sơn La... là một trong những điểm


du lịch hấp dẫn. Bên cạnh đó, Điện Biên còn có nhiều di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, tiêu biểu là các di tích như: Tháp Mường Luân, thành Tam Vạn, thành Bản Phủ, đền thờ Hoàng Công Chất và đặc biệt là cụm di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ... Đây là những tiềm năng quý để khai thác phát triển dịch vụ du lịch.

- Đặc điểm về dân số, văn hóa, nguồn nhân lực

+ Dân số toàn tỉnh hiện nay khoảng 493.007 người, trong đó nam chiếm 50,17%, còn nữ chiếm 49,83%. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,728% cao hơn mức trung bình của cả nước. Xét về không gian sinh sống thì toàn tỉnh tỷ lệ dân số sống ở nông thôn chiếm tới 84,84%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 51,6 người/km2. Toàn tỉnh có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống với các đặc điểm văn hóa truyền thống khác nhau tạo nên bản sắc văn hóa rất đa dạng đặc trưng của vùng Tây Bắc.

+ Hiện nay, số lao động đang làm việc trong các ngành của nền kinh tế là 260.471 người. Trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế có 26,90% số lao động đã qua đào tạo, trong đó trình độ trên đại học là 0,38%; trình độ cao đẳng, đại học là 7,14%; trình độ trung cấp là 11,60%; và trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 7,78%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,30% còn ở nông thôn số ngày làm việc trung bình trong năm là 306 ngày. Tuy nhiên, khó có thể thống kê chính xác tương đối mức độ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn (số liệu lấy tư niên giám thống kê tỉnh, năm 2009)

2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Điện Biên

- Đặc điểm các nguồn lực của tỉnh Điện Biên

+ Nguồn vốn

Như đã trình bày ở trên, vốn là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu


ngành kinh tế. Và vốn cũng là vấn đề khó khăn với hầu hết các nước đang phát triển. Tỉnh Điện Biên là tỉnh miên núi còn nhiều khó khăn, vốn đầu tư cho phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của nhà nước, các nguồn vốn trong dân chúng và các kênh khác không huy động được vì vậy vốn là vấn đề khó khăn rất lớn của tỉnh. Tổng vốn đầu từ năm 2009 hơn 5000 tỷ đồng, trong đó, 58,75% là nguồn vốn tư ngân sách nhà nước, vốn ngoài quốc doanh chiếm 27,29%. Với hạn chế về nguồn vốn như vậy, lựa chọn cơ cấu đầu tư hợp lí là nhân tố quyết định rất lớn đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách bền vững. Trong thời gian trước mắt Điện Biên không thể đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà chỉ nên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh mà tỉnh có lợi thế.

+ Nguồn lao động: Điện Biên có nguồn lao động tương đối dồi dào, 58% dân số trong độ tuổi lao động nhưng hầu hết lao động đang làm việc ở khu vực nông, lâm, chiếm hơn 80%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, chất lượng cũng còn rất hạn chế. Trình độ văn hóa dân cư còn thấp, hàng năm có khoảng hơn 14 nghìn học sinh phổ thông trung học, do rơi rụng qua các bậc học dưới. Tác phong làm việc của người lao động còn rất tùy tiện, nhất là lao động nông nghiệp, nông thôn.

Với số lượng và chất lượng nguồn lao động như vậy chưa thể phát triển những ngành đòi hỏi lao động có trình độ, tay nghề cao trong tương lai gần. Phát triển khu vực nông nghiệp hàng hóa hướng tới nền nông nghiệp chất lượng cao là phù hợp, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn lao động tạo bước đà cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

+ Nguồn tài nguyên


Tỉnh Điện Biên có diện tích đất đai lớn, diện tích đất đai bình quân trên đầu người vào khoảng 1,94 ha/người, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, bên cạnh đó với tình hình khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại nông, lâm sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao như lúa gạo đặc sản ở cánh đồng Mường Thanh, ngô, đậu tương ở Tuần Giáo, chè Tuyết Shan ở Tủa Chùa, Pú Nhi - Điện Biên Đông, Mường Phăng - huyện Điện Biên; cà phê ở Điện Biên, Mường Ảng, chăn nuôi đại gia súc ở địa bàn Mường Nhé, khu vực Si Pa Phìn huyện Mường Chà. Phát triển rừng sản xuất với các loại cây cao su, thông, cọ khiết, nguyên liệu gỗ ván dăm, bột giấy với diện tích quy hoạch 289 ngàn ha. Đặc biệt khu quy hoạch bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé với diện tích rừng nguyên sinh còn khá lớn với các loài động thực vật phong phú là tài nguyên quý để bảo tồn và xây dựng hình thành vườn quốc gia tại khu vực này. Đây là những lợi thế để khai thác, phát triển nền nông nghiệp đa dạng (lương thực, chăn nuôi, cây công nghiệp, rừng …) với chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến.

Tiềm năng phát triển sản xuất công nghiệp: Điện Biên có tài nguyên công nghiệp khoáng sản và thủy điện khá phong phú nhưng chỉ cho phép khai thác ở quy mô nhỏ, dẫn tới suất đầu tư khá cao, hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp này là tương đối khó khăn trong điều kiện hiện nay và trong cả giai đoạn trước mắt. Vì vây, việc khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp năng là chưa phù hợp. Tuy nhiên, với thuận lợi về đất đai cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, cùng với hệ thống giao thông được nâng cấp, hoàn thiện sẽ là những cải thiện đáng kể để nâng cao lợi thế cạnh tranh của Điện Biên trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản với các dự án tiềm năng về chế biến gạo đặc sản xuất khẩu gắn với canh tác trên cánh đồng Mường Thanh, chế biến các sản phẩm từ gỗ gắn với phát triển rừng nguyên liệu, chế biến các loại nông lâm sản khác như chè, cà phê, cao su...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022